1. Ngô kiến thế gian vô giáo nhi hữu ái, mỗi bất năng nhiên (Có một kiểu cha mẹ không dạy dỗ con cái mà chỉ chiều chuộng, thường không cho đó là điều to tát lắm)
Nguyên văn: “Ngô kiến thế gian vô giáo nhi hữu ái, mỗi bất năng nhiên, ẩm thực vận vi, tứ kỳ sở dục, nghi giới phiên tưởng, ứng ha phản tiếu, chí hữu thức tri, vị pháp đương nhĩ, kiêu mạn dĩ tập, phương phục chế chi, chùy thát chí tử nhi vô uy, phẫn nộ nhật long nhi tăng oán, đãi ư thành trường, chung vi bại đức”.
Thấy rằng trên đời có một kiểu cha mẹ không dạy dỗ con cái mà chỉ chiều chuộng con cái, thường không rằng đó là điều to tát gì. Con cái muốn ăn, muốn làm gì thì tùy thích, không quản chế. Những lúc cần răn dạy thì lại khích lệ, những lúc dạy bảo nghiêm khắc thì lại vui cười. Đến khi con cái lớn hơn và hiểu chuyện thì chúng lại cho rằng đạo lý vốn dĩ là vậy. Cho đến việc chúng kiêu ngạo đã trở thành thói quen thì cha mẹ mới ngăn cấm. Lúc này dù có nóng giận dạy bảo, đánh đập nghiêm khắc cũng không lấy được sự tôn nghiêm, tức giận gay gắt hơn còn tăng thêm oán hận. Cho đến khi con cái trưởng thành thì chúng đã trở thành kẻ đạo đức bại hoại.
2. Giáo phụ sơ lai, giáo nhi anh hài (Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở còn mới về)
Ý nói rằng thực thi giáo dục đối với một người cần phải áp dụng đúng lúc và sớm nhất có thể.
3. Nhân sinh tiểu ấu, tinh thần chuyên lợi (Con người ta lúc còn nhỏ, dễ dàng chuyên tâm)
Nguyên văn: “Nhân sinh tiểu ấu, tinh thần chuyên lợi, trưởng thành dĩ hậu, tư lự tản dật, cố tu tảo giáo, vật thất cơ dã”.
Lúc còn nhỏ, con người ta dễ dàng chuyên tâm, khả năng tập trung cũng cao. Khi lớn lên thì tinh thần phân tán, không tập trung được như trước nữa. Vậy nên giai đoạn còn nhỏ là rất đáng quý, cần tận dụng tốt thời điểm này để thực thi giáo dục.
4. Phụ mẫu uy nghiêm nhi hữu từ, tắc tử nữ úy thận nhi sinh hiếu hĩ (Cha mẹ trước mặt con cái vừa uy nghiêm, vừa yêu thương thì con cái kính sợ, cẩn thận mà lại hiếu thuận)
Điều này là có thể tham khảo mà ứng dụng được. Cha mẹ trước mặt con cái nếu có thể giữ được sự thương yêu lại giữ được sự uy nghiêm thì con cái con cái sẽ kính cẩn, mà lại hiếu thuận với cha mẹ.
5. Nhân tại niên thiếu, thần tình vị định (Lúc niên thiếu thái độ, tinh thần còn chưa định hình)
Nguyên văn: “Nhân tại niên thiếu, thần tình vị định, sở dữ khoản hiệp, huân tứ đào nhiễm, ngôn tiếu cử động, vô tâm ư học, tiềm di ám hóa, tự nhiên tự chi, hà huống thao lữ nghệ năng, giảo minh dịch tập giả dã!”.
Con người ta lúc còn niên thiếu, tinh thần thái độ còn chưa định hình, khi qua lại thân mật với người khác sẽ chịu ảnh hưởng từ người đó. Từng lời nói cử chỉ của người ta, tuy không cố ý học nhưng sẽ vô hình trung làm theo mà không hay biết. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là như vậy.
6. Phu phong hóa giả, tự thượng nhi hành ô hạ giả dã (Việc giáo dục là thúc đẩy từ trên xuống dưới, là từ trước đến sau)
Nguyên văn: “Phu phong hóa giả, tự thượng nhi hành ô hạ giả dã, tự tiên nhi thi ô hậu giả dã, thị dĩ phụ bất từ tắc tử bất hiếu, huynh bất hữu tắc đệ bất cung, phu bất nghĩa tắc phụ bất thuận hĩ”.
Việc giáo dục là từ trên xuống dưới, từ trước đến sau. Cha không từ ái thì con sẽ khó được hiếu thuận, anh chị không thân thiện thì các em khó cung kính, chồng không nhân nghĩa thì vợ cũng không ngoan ngoãn dịu dàng được.
7. Nhiên tắc khả kiệm nhi bất khả lận dĩ, kiệm giả; tỉnh xa, kiệm nhi bất lận, khả hĩ (Tiết kiệm mà không keo kiệt bủn xỉn)
Việc tiết kiệm là hợp với lẽ thường, là việc không lãng phí. Còn keo kiệt là ngay trong những lúc cấp bách cần dùng cũng không chịu chi ra một đồng. Nếu có thể làm tiết kiệm mà không keo kiệt bủn xin, cho đi mà không hoang phí, như thế thật là quá tốt rồi.
(7 điều nằm trong rong cuốn cổ thư “Nhan thị gia huấn” (Gia huấn họ Nhan) của học giả nổi tiếng thời Nam Bắc triều Nhan Chi Thôi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét