Cả 6 người con của gia đình này đều học trong khối Ivy League danh giá, 4 người trong số đó tốt nghiệp Đại học Harvard.
Gia đình của ông Triệu Tích Thành được biết đến như là “gia đình Trung Quốc đầu tiên ở Mỹ”. Ông có 6 cô con gái, tất cả đều tốt nghiệp từ những trường đại học trong khối Ivy League danh giá bậc nhất ở xứ sở cờ hoa. Trong số những người con của ông, cô con gái lớn Triệu Tiểu Lan là người châu Á gốc Trung Quốc đầu tiên vào Nội các Mỹ (cơ quan tối cao ngành hành pháp của Chính phủ Mỹ), và là Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Mỹ.
Được biết, ông Triệu sinh ra trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, nhưng không vì hoàn cảnh khốn khó mà ông để cho những đứa con của mình thất học. Ông có những bí quyết dạy con rất độc đáo, biến chúng trở thành những người tài năng xuất sắc trong lĩnh vực của mình. Những bài học giáo dục con cái của ông được rất nhiều bậc cha mẹ hưởng ứng và học hỏi theo.
Gia đình được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ
Ông Triệu Tích Thành sinh năm 1928 tại Gia Định, Thượng Hải. Mặc dù cha của ông là hiệu trưởng của một trường tiểu học trong thị trấn nhưng gia đình ông không thuộc diện khá giả gì. Thế nhưng, cha của ông là người rất coi trọng giáo dục. Mặc dù vào những năm 1937, Thượng Hải rơi vào tình thế khó khăn nhưng cha ông nhất định không để con trai của mình thất học. Sau đó, ông đậu vào trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của giáo dục đã được cha ông truyền lại, ông tiếp tục kế thừa dạy dỗ lại con cái mình.
Trong thời gian học đại học, ông Triệu đã gặp người phụ nữ xinh đẹp và tốt bụng là bà Châu Mộc Lan. Khi ông đến Đài Loan và mất liên lạc với người thân lẫn bạn gái. Nhưng lúc này ông hiểu rằng dù bố mẹ mình không đến Đài Loan, bạn gái của ông vẫn sẽ đến. Với niềm tin như vậy, cả 2 cuối cùng đã gặp được nhau và nên duyên vợ chồng. Trong sự nghiệp, bà Châu luôn là người ủng hộ mạnh mẽ giấc mơ Mỹ của chồng. Bà không ngại hy sinh mọi thứ, trở thành một người toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, không phàn nàn mà nguyện trở thành người phụ nữ đứng sau chồng.
Ở tuổi 30, ông Triệu đã giành vị trí cao nhất trong kỳ thi Đặc nhiệm Đội trưởng Đài Loan và trở thành ứng cử viên trẻ nhất có thành tích tốt nhất trong lịch sử. Với mục tiêu duy nhất là đến được Mỹ, ông đã một mình đến New York học tập, ông làm cùng lúc 3 việc khác nhau nhưng vẫn không quên tập trung vào việc học.
Mặc dù cuộc sống ở Mỹ ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng cả gia đình đã cùng nhau học tiếng Anh và hòa nhập vào cuộc sống địa phương nhanh chóng. Sau 8 năm, ông Triệu bắt đầu kinh doanh riêng và đạt được những thành công nhất định. Vợ của ông trước kia không được học hành đến nơi đến chốn, nay mọi thứ đã ổn định nên bà quyết định học lên thạc sĩ, lúc đó ông Triệu đã 51 tuổi. Chính sự ham học hỏi của bố mẹ mà con cái của 2 người lúc nào cũng cảm thấy tự hào và noi gương theo.
Những yếu tố quyết định sự thành công trong việc giáo dục con cái
2 vợ chồng ông Triệu luôn tạo ra những cơ hội cho con cái phát huy được thế mạnh của bản thân. Nếu như không đến Mỹ, con gái lớn của 2 người sẽ không có cơ hội vào Nội các Mỹ. Và nếu như 2 vợ chồng không dẫn dắt, định hướng, giáo dục nghiêm khắc thì con cái khó có thể tạo tính kỷ luật, tự giác, nghiêm túc, tinh thần chịu khó, không sợ khó khăn. Những bài học giáo dục mà chúng ta có thể học hỏi từ gia đình ông Triệu là:
1. 2 vợ chồng làm tấm gương sáng cho con cái noi theo. Vợ chồng chăm chỉ học tập, làm việc, hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra bầu không khí ấm áp, môi trường sống tốt cho con cái. Trẻ em lớn lên trong tình yêu của gia đình sẽ mang lại ảnh hưởng tốt trong việc học tập, đạt được thành tích nổi bật.
2. Làm nổi bật những phẩm chất tốt của bản thân, từ đó dần dần ảnh hưởng đến suy nghĩ của con cái, khiến chúng có thêm động lực cố gắng phấn đầu được như bố mẹ mình.
3. Bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất để con cái học tập và phát triển, giúp chúng định hướng tương lai một cách rõ ràng.
4. Giáo dục tốt là món quà tốt nhất cho trẻ em.
Tóm lại quan trọng nhất là bố mẹ cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất, thúc đẩy con cái cố gắng, tự bản thân nỗ lực không ngừng. Việc khơi dậy sự thích thú, niềm vui trong học tập, sự ngưỡng mộ đối với bố mẹ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với việc thúc ép trẻ em học tập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét