Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Người có vận số tốt hay không, nhìn vào 5 điểm này sẽ thấy ngay


 - Vận số của 1 người được thể hiện rất rõ qua 5 đặc điểm này.

Đôi mắt
Đôi mắt có thể giúp chúng ta bao quát mọi thứ trên đời, ví dụ như nhìn thấy cây cối xanh tươi mơn mởn vào mùa xuân, thấy được sức sống căng tràn của vạn vật khi gặp tiết trời ấm áp…
Từng có câu: "Cuộc sống chưa bao giờ thiếu cái đẹp, chỉ là con người thiếu những đôi mắt phát hiện ra cái đẹp mà thôi."
Cần phải dùng đôi mắt để nhìn, phát hiện những ưu điểm và công sức của người khác, tích cực quan sát những điều đẹp đẽ trên thế giới, như thế lòng người mới rộng mở, mới tràn ngập niềm vui, sự biết ơn dành cho người, dành cho đời, cuộc sống như thế mới ngày càng trở nên hạnh phúc viên mãn. 
Và lẽ tự nhiên, lúc đó bạn sẽ thấy mình là người may mắn, là người tốt số!
Miệng
Mỗi người chúng ta nếu có thể nói nhiều hơn những lời tử tế, tốt đẹp, hẳn tất cả mọi người từ người nói đến người nghe đều sẽ cảm thấy vui vẻ. Không nói điều thị phi, lúc giao tiếp chuyện trò trước khi nói cần suy nghĩ đến cảm xúc của người nghe, như thế quan hệ giữa người với người sẽ trở nên thân thiết, gắn bó, gần gũi.
Cổ nhân nói: "Họa từ miệng mà ra" quả không sai. Nếu chỉ biết nói những điều xấu xa, thị phi, khó nghe, phúc báo sẽ vì thế mà bị tổn hại rất nhanh.
Mỗi chúng ta cần phải học cách ăn nói, qua lời ăn tiếng nói để tạo thêm duyên lành cho chính mình.
Đôi tai
Một người biết lắng nghe sẽ khiến đối phương tin cậy, có cảm giác được quan tam. Khi lắng nghe, việc tiếp xúc bằng ánh mắt cũng sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôi trọng.
Đứng ở góc độ đối phương để lắng nghe và cho họ những lời khuyên, những quan điểm đúng đắn sẽ đem đến cho họ cảm giác được thấu hiểu, được ủng hộ.
Chúng ta đều biết trong giao tiếp giữa người với người, "nghe" đóng một vai trò quan trọng. Một người có thói quen lắng nghe thường không gặp khó khăn trong việc giao lưu với người khác.
Vì thế, chúng ta cần hình thành thói quen lắng nghe, lắng nghe âm thanh của cuộc đời, âm thanh từ người khác và âm thanh của chính bản thân mình.
Tay chân
Tay chân hoạt bát nhanh nhẹn, làm việc liên tục, hào hứng, không than vãn, đó là đặc điểm của những người cần cù chịu khó. Họ biết rằng chỉ có lao động, làm việc mới khiến cuộc sống của trở nên đủ đầy, sung túc, ấm no.
Có nhiều lúc, chúng ta ngồi than thở sao cuộc sống vất vả mệt mỏi quá mà không biết rằng, những người thành công họ phải bỏ công sức, phải khổ sở hơn chúng ta gấp ngàn vạn lần.
Quang minh chính đại
Làm người đại khí, trước tiên là phải ngay thẳng đứng đắn, làm việc phải minh bạch rõ ràng. Người xưa có câu: “Ngẩng đầu không thẹn với trời, cúi đầu không ngượng với người”. Sống ở đời, làm người, làm việc nhất định phải ngay thẳng rõ ràng, không ngấm ngầm ‘chơi xấu’ người khác sau lưng.
Mà quang minh chính đại còn là có can đảm đối mặt với sai lầm của mình. Việc che giấu sai phạm của mình là một sai lầm của đại đa số mọi người. Sai lầm là không cần che giấu, mà nên tích cực sửa chữa. Bởi vì Thánh nhân từng có dạy rằng: “Quân tử phạm sai lầm cũng tựa như nhật thực, nguyệt thực vậy, mọi người đều nhìn thấy được, nếu dám sửa sai, mọi người đều thêm kính trọng họ”.
Quân tử làm việc ngay thẳng rõ ràng, xử sự chính trực, có phạm sai lầm cũng là không cố ý, việc làm rõ như ban ngày ai ai cũng đều nhìn thấy được, chứ không như một số người cứ ngấm ngầm vụng trộm làm việc xấu, khiến mọi người khó có thể phát hiện.











9 câu ngụy biện kinh điển, 97% người mắc phải: Bảo sao nghèo không ngóc đầu lên được

 - Bạn có biết tuy duy ngụy biện của người Việt Nam đang rất nặng và đó chính là điều hủy hoại tiền đồ của chúng ta?

Ngụy biện - trong tiếng Anh gọi là fallacy! Theo quan niệm thường thấy, đó là cách chúng ta đưa ra lý do để bào chữa cho những cái sai rõ rành rành của bản thân.
Chẳng ví dụ đâu xa, đó là vấn đề vứt rác bừa bãi. Có người quăng rác ra đường, bị nhắc nhở thì gân cổ lên: "Đầy người cũng làm vậy, có sao đâu?". Đó chính là một kiểu ngụy biện thường gặp.
Nhưng thực ra, ngụy biện là một phạm trù rộng hơn thế. Đó là những cách lập luận quanh co, phản logic nhằm khiến người khác phải hiểu sai sự thật. Tuy nghe có vẻ... đau não, nhưng nó lại không quá phức tạp, đâm ra nhiều lúc chúng ta đã ngụy biện mà không hề biết là mình ngụy biện.
Vấn đề ở đây là ngụy biện thì sao chứ? Trên thực tế, ngụy biện là một lỗi rất lớn trong tranh luận. 
Nó khiến con người ta tư duy theo lối mòn, lập luận thiếu sắc bén, vô căn cứ, hay... "cả vú lấp miệng em", và thường đuối lý mà không biết rằng mình đang đuối lý, để rồi cuối cùng nói những lời có phần xúc phạm người khác. 
Đó cũng chính là lý do chúng ta lại có thuật ngữ "anh hùng bàn phím", ám chỉ những thanh niên tay gõ ra toàn những lời lẽ thiếu căn cứ, mang tính xúc phạm là chủ yếu.
Và dưới đây sẽ là những kiểu ngụy biện mà nhiều người trong chúng ta rất hay sử dụng mà không hề hay biết.
1. “Nhìn lại mình đi rồi hẵng nói người khác”
Mình làm sai thì là sai rồi, cớ gì không nhận sai, không nói thẳng vào vấn đề “mình sai” mà lại quay qua tìm điểm yếu của đối phương? Việc này cũng giống như là khi nhận được góp ý: “Viết sai chính tả rồi kìa”, thì thay vì sửa sai, bạn lại bốp chát: “Thế mày chưa viết sai bao giờ à?”
2. “Nó bắt trộm chó thì cứ đánh cho nó chết”
Lập luận này đã khiến cho những kẻ trộm chó vốn không đáng phải chết lại bị giết chết bởi chính những người dân tưởng chừng “lương thiện”. “Ăn trộm chó” là sai, nhưng “giết người” cũng là sai. Hai sai không phải là một đúng, mà là sai lại càng sai.
3. “Có làm được gì cho đời đâu mà to mồm”
Người ta có làm được gì hay không thì là điều mình chưa biết, hơn nữa bạn đã “lạc đề” rồi. Vấn đề người ta nêu ra thì bạn không trả lời, không đưa ra luận điểm logic, mà lại đi đường vòng, chuyển qua công kích người khác.
4. “Làm được như người ta đi rồi hãy nói”
Lại một hình thức “lạc đề”. Luận điểm mà người ta đưa ra thì bạn không xoay quanh mà bàn luận, lại cứ phải công kích cá nhân người khác thì mới vừa lòng sao?
5. “Nếu không hài lòng thì biến ra chỗ khác”
Lời nói này không chỉ đánh lạc hướng vấn đề, mà còn rất bất lịch sự, chuyên dùng để làm người đối diện tức giận, chứ chẳng có một chút logic nào trong đó cả.
6. “Những người chân lấm tay bùn từ nhỏ mới là người cần cù chăm chỉ”
Câu khẩu hiệu vơ đũa cả nắm này đã từng xuất hiện ở Việt Nam trong quá khứ. Ví như chủ đất không nhất định là xấu, chủ doanh nghiệp cũng không nhất định là xấu, và người làm công ăn lương hay nông dân chắc gì đã là một người tốt cần cù chăm chỉ?
7. “Ai mà chẳng thế...Xã hội thiếu gì... Đầy người như thế...."
Vì đầy người vượt đèn đỏ nên tất nhiên tôi cũng phải vượt đèn đỏ? Vì người ta xả rác bừa bãi, nên tôi cũng xả rác. Vì người ta thế nọ nên tôi cũng thế kia. Bạn như một cái máy photocopy, làm theo mọi thứ của đám đông, bất cần biết hành vi đó đúng hay sai. 
8. Tại sao anh dám nói chúng tôi sai”
Kiểu lập luận chụp mũ này nghe đơn thuần ít ai nhận ra nó là một lời ngụy biển đẳng cấp. Khi là một cuộc tranh luận giữa các cá thể mà dùng các đại từ chung như “chúng tôi” thế này, thế kia… trong khi chưa có được sự thống nhất của tập thể, hoặc là tập thể không hề có chung quan điểm với người nói. 
Câu nói này không hề đưa ra một thứ logic nào, nhưng lại cắt ngang một cái giới tuyến, và tùy tiện chụp mũ cho những người khác cũng giống như mình. Rồi lấy cái số đông “chúng tôi” đó để lôi kéo, chèn ép và bịt miệng đối phương.
9. “Giả sử anh là họ thì anh có làm được không mà đã nói…”
Đặt mình vào vị trí người khác là một tiêu chuẩn người xưa dùng để tu sửa bản thân, hướng vào bản thân tìm lỗi, là một nét văn hóa rất độc đáo của phương Đông. Tuy nhiên câu nói đó chỉ sử dụng khi một người tự răn mình, chứ không phải là một câu nói dùng trong tranh luận. Việc sử dụng nó trong tranh luận không chỉ là sự bịt miệng những phê bình của người khác, không giải thích các luận điểm của người khác, mà còn chứng tỏ rằng chúng ta đang phá hoại và lãng quên văn hóa truyền thống của chính mình.









Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

10 Nhà Khoa Học Lỗi Lạc Nhất Trong Lịch Sử Nhân Loại

Để so sánh ai hơn ai thì quả là khập khiễng bởi mỗi người đều là những thiên tài trong lĩnh vực của họ nhưng dù sao danh sách thì phải có thứ tự. Vậy nên bài viết này xin gửi tới quý độc giả 10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử nhân loại. Bởi nhờ những nghiên cứu của họ mà xã hội của loài người mới được như ngày hôm nay.

1. Albert Einstein


Người đầu tiên trong danh sách là nhà vật lý Albert Einstein, ông sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái. Ông là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại và cũng là người phát triển thuyết tương đối. Đây được coi là thành tựu lớn nhất trong cuộc đời ông. Ông nhận được giải Nobel vật lý năm 1921. Trong suốt cuộc đời mình ông đã công bố hơn 300 bài báo khoa học cùng 150 đề tài ngoài khoa học. Có một điều thú vị rằng 3 tuổi Einstein mới biết nói và cho đến năm 8 tuổi - khi bắt đầu học đọc ông vẫn nói không thạo. Tuy nhiên ông lại bắt đầu mày mò với khoa học từ rất sớm, từ khoảng 10 tuổi ông đã bắt đầu mày mò làm các mô hình và thiết bị cơ học.

2. Isaac Newton

Isaac Newton đưa ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
Chắc chắn chúng ta không còn ai lạ lẫm gì với giai thoại quả táo rơi xuống đầu giúp Newton đưa ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân tại Anh sau đó được gửi lên thành phố để học tiếp trở thành một luật sư. Ngay từ đầu ngành học của ông là triết nhưng cùng lúc Newton cũng bị cuốn hút bởi toán học, quang học và cả thiên văn học.
Ông rất tài năng và đã đặt ra được những nền tảng cơ bản nhất cho vật lý mọi thời đại. Tuy nhiên ông không chỉ là một nhà vật lý tài năng mà còn là một nhà thiên văn học, triết học, toán học và giả kim. Những thành tựu ông để lại được coi là cực kì quan trọng, nền tảng của cơ học cổ điển của ông đã thống trị các quan niệm về vật lý khoa học trong suốt 3 thế kỉ tiếp theo thời kì đó. Trong toán học, ông cũng Leibniz đã cùng nhau phát triển phép tính vi phân và tích phân, ngoài ra Newton còn đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Nhiều đánh giá khác cho rằng, chính Newton chứ không phải Einstein mới là người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học.

3. Galileo Galilei

Galileo Galilei: Nhà thiên văn học đại tài
Trước thời đại của Newton khoảng gần 200 năm, nhà khoa học nổi tiếng nhất bấy giờ là Galilei. Ông là một nhà thiên văn học, vật lý học, toàn học và triết học người Ý. Ông đã có những đóng góp rất quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Về thiên văn, ông đã có những cải tiến cho kính thiên văn và là người ủng hộ chủ nghĩa Copernicus.
Sự chuyển động của các vật thể tăng tốc đều, được dạy ở hầu hết trong các khóa học về vật lý của các trường trung học và cao đẳng, đã được Galileo nghiên cứu trong chủ đề về chuyển động học. Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn.
Sự bênh vực của Galileo dành cho Chủ nghĩa Copernicus đã gây tranh cãi trong đời ông. Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristotle, và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa được chứng minh theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh. Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã.

4. Charles Robert Darwin

Charles Robert Darwin: Lý thuyết chọn lọc tự nhiên.
Darwin là một nhà nghiên cứu người Anh nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học. Chúng ta thường biết tới ông qua lý thuyết chọn lọc tự nhiên – lời giải thích chính yếu cho quá trình tiến hóa của con người. Đây được coi là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài. Cuộc đời ông dành cho khoa học, ông đã mất 5 năm đi vòng quanh thế giới để có thể nảy sinh và chứng minh được sự hợp lý trong công trình của mình. Ban đầu công trình này gây ra tranh cãi với giáo hội, tuy nhiên cuối cùng nó cũng được cả thế giới khoa học chấp nhận.

5. Aristotle

Aristole: Nhà khoa học cổ đại của Hy Lạp.
Tiếp tục trong danh sách là khoa học Hy lạp cổ đại Aristole. Lĩnh vực nghiên cứu của ông cũng được trải dài từ vật lý học, siêu hình học, lý luận học, ngôn ngữ học tới cả những vấn đề như thơ văn, kịch nghệ, âm nhạc… Ở thời điểm của mình, cùng với Platon và Socrates, ông là trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại. Lý thuyết về ngành động vật học của Aristoteles đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người Anh, Charles Darwin, đề cập tới Thuyết tiến hóa vào thế kỷ 19. Số lượng sách ông để lại cũng rất lớn với đủ các thể loại tuy nhiên số lượng còn lại đến bây giờ là rất ít.

6. Thomas Edison

Thomas Edition: Nhà phát minh lớn của nhân loại.

Không nhà khoa học nào trong lịch sử đạt được thành tựu được cấp bằng sáng chế với số lượng lên tới hơn 1000 sản phẩm như Edison. Ông không chi là một nhà sáng chế đại tài mà cũng là một thương nhân tài năng. Thực tế rằng có nhiều phát minh ý tưởng ban đầu không phải là của ông nhưng sau khi được ông thay đổi và sáng tạo lại đã thành công (điển hình là bóng đèn). Không những vậy nhiều công trình sáng tạo cũng là tác phẩm của nhiều người làm việc cho ông. Thời đi học, ông nổi tiếng với tính cách hiếu kì và sự… ốm yếu.

7. Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta

Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta: Người phát minh ra Pin điện đầu tiên trên thế giới.
Tiếp theo trong danh sách là một bá tước người Ý. Ngay từ nhỏ ông đã say mê khoa học tự nhiên, khi trưởng thành ông trở thành giảng viên vật lý và triết học tại quê hương. Từ sau những năm 1765, ông bắt đầu quan tâm đến hiện tượng tĩnh điện, nghiên cứu về nó và cho đến năm 1769 cuốn sách về tĩnh điện của ông đã được ra mắt: "Về sự hấp dẫn của điện" giải thich về một số hiện tượng tĩnh điện, vào năm 1776, ông là người đầu tiên phát hiện ra khí Methane. Sau đó một thời gian ông phát minh ra pin điện. Đơn vị điện thế Volt được đặt theo tên của ông.

8. Stephen Hawking

Stephen Hawking: Người phát triển lý thuyết kì dị hấp dân.
Sau Albert Einstein, người ta không hi vọng có thêm một thiên tài khoa học xuất chúng xuất hiện trong thế kỉ 20 nữa. Tuy nhiên Stephen Hawking đã xuất hiện và trở thành điểm sáng. Ông là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả của nhiều công trình khoa học tiêu biểu là lý thuyết kì dị hấp dẫn và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ. Hawking cũng nổi tiếng với việc viết những cuốn sách phổ biến khoa học trong đó ông thảo luận lý thuyết của ông cũng như vũ trụ học nói chung: cuốn “Lược sử thời gian”. Ông bị một căn bệnh hiểm nghèo và chỉ có thể giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói.

9. Louis Pasteur

Louis Pasteur: Nhà vi sinh học nổi tiếng của nhân loại.
Tiếp theo trong danh sách là một nhà khoa học nổi tiếng người Pháp – Louis Pasteur. Lĩnh vực của ông là vi sinh vật học. Có một điều thú vị rằng ông chưa bao giờ chính thức học y khoa mà ngành học của ông là Văn và Toán. Sau này ông có theo học cả hóa học, vật lý và thinh thể học. Nhà khoa học này có rất nhiều thành tự khoa học liên qan tới nhiều các lĩnh vực khác nhau như tinh thể học, phát hiện nấm men là tác nhân gây nên quá trình lên men, các công trình nghiên cứu về bia và rượu vang, một số bệnh của động vật (chứng nhiễm trùng, điều trị dự phòng bệnh dại). Ông cũng là thành viên của rất nhiều Viện Hàn lâm tại Pháp cũng như ở nước ngoài. Nhiều ngôi làng và đườnủg phố trên thế giới mang tên ông. Có thể nói tài năng và cống hiến của ông đã vượt qua biên giới địa lý và chính trị.

10. Jagadish Chandra Bose

Jagadish Chandra Bose: Là nhà vật lý, sinh vật học, thực vật học, khảo cổ học lừng danh tế giới.
Đây là một nhà khoa học Ấn Độ. Ông vừa là nhà vật lý, sinh vật học, thực vật học, khảo cổ học lừng danh tế giới. Ông đã có những thành công lớn đối với radio và lò vi sóng. Ông là một trong những nhà sáng lập Học viện Khoa học Quốc gia Ấn Độ, chủ tịch Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 14, là thành viên của Học viện Hoàng gia Anh, thành viên Học viện Khoa học Vienna (Áo), thành viên Hội Khoa học Phần Lan, vv… Ông được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sỹ vào năm 1917.






Những Sự Thật Khó Tin Về Nhà Tự Nhiên Học Charles Darwin

à một nhà khoa học lỗi lạc, nhà tự nhiên học lừng danh, cha đẻ của thuyết tiến hóa nhưng ít ai biết được rằng, người đàn ông này có tính thiếu quyết đoán, ngại kết hôn, bị nhiều tôn giáo ghét bỏ...
Charles Darwin: Cha đẻ của thuyết tiến hóa.
Ngại rửa chân
Ở tuổi 12, Darwin thú nhận trong một lá thư rằng mỗi tháng ông chỉ rửa chân tại trường đúng một lần do không có thứ gì để kỳ cọ.
Người cha khó tính
Cha của Charles, bác sĩ Robert Darwin, từng nghĩ rằng cậu con trai sẽ trở thành một người chẳng làm nên trò trống gì. Vì thế ông gửi Charles tới Đại học Edinburgh để học về thuốc. Nhưng anh chàng tỏ ra không hứng thú với nghề bác sĩ. Robert từng mắng con như sau: “Anh chẳng quan tâm tới bất cứ thứ gì ngoài việc chơi với chó, săn bắn và bẫy chuột. Cứ thế này thì anh sẽ trở thành nỗi ô nhục của chính bản thân anh và gia đình”.
Say sóng
Charles Darwin từng lênh đênh trên các đại dương trên chiếc tàu H.M.S. Beagle, nhưng ông lại bị say sóng. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến ông dành phần lớn thời gian trên đất liền, nhưng cũng nhờ vậy mà ông thu thập được nhiều bằng chứng khoa học hơn.
Rắc rối trước chuyến đi lịch sử
Nếu thiếu may mắn, có lẽ Charles đã không thể bước lên chiếc tàu đưa ông tới quần đảo Galapagos – nơi ông phát hiện bằng chứng về quá trình tiến hóa và bắt đầu nhận ra cơ chế của nó: chọn lọc tự nhiên. Ban đầu ông không phải là lựa chọn của thuyền trưởng Robert FitzRoy khi người này tìm kiếm nhà khoa học đi cùng để khảo sát bờ biển Nam Mỹ.
Con tàu Beagle đã giúp Darwin đến nhiều vùng khác nhau.
Sau đó, khi Charles (lúc ấy mới 22 tuổi) được mời, cha ông đã từ chối thẳng thừng. May thay, người bác của Charles đã thuyết phục Robert thay đổi ý định. Trong lúc đó thuyền trưởng FitzRoy lại hứa trao công việc cho một người bạn, nhưng anh này quyết định từ chối chỉ vài phút trước khi Charles tới để phỏng vấn. FitzRoy yêu cầu Charles ở cùng ông một tuần để xem tính cách của hai người có hợp nhau hay không.
Do dự với chuyện lập gia đình
Nhà khoa học tài ba này đã có một cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc cùng người bà con Emma Wedgewood. Hôn lễ của họ đã diễn ra vào ngày 29 tháng 1 năm 1839. Tuy nhiên một chi tiết không được nhiều người biết tới đó khi còn trẻ, Charles từng liệt kê những cái lợi và hại trong hôn nhân. Điều khiến ông lo ngại nhất là không có thời gian để đọc sách vào buổi tối nếu kết hôn. Nhưng Charles cũng nhận thấy nếu lập gia đình, ông sẽ có một người để chia sẻ mọi lo lắng và sinh con. Sau khi xem xét thấu đáo, ông kết luận: Nên kết hôn. Định lý đã được chứng minh.
Darwin đã cùng vợ sống hạnh phúc bên nhau suốt 43 năm cho đến khi ông mất vào năm 1882. Họ đã có với nhau mười mặt con. Cuộc hôn nhân của ông được ví như lời giải nhiệm mầu phá vỡ niềm tin cho rằng tình yêu và công việc không thể cùng tồn tại.
Không quyết đoán
Charles trì hoãn việc xuất bản cuốn “Nguồn gốc muôn loài” hơn hai thập kỷ do lo ngại người ta sẽ phản đối nó.
Suýt mất trắng thành quả
Vào cuối những năm 50 của thế kỷ 19, Charles hay tin Alfred Russel Wallace – nhà tự nhiên học người Anh – cũng tìm ra lý thuyết tiến hóa giống như học thuyết của ông. Điều này khiến Charles đẩy nhanh tiến độ xuất bản cuốn “Nguồn gốc muôn loài”. Các nhà khoa học thuộc Hội Linnean đã xem xét công trình của cả hai người vào tháng 7/1858 để quyết định xem ai tìm ra thuyết tiến hóa trước. Cuối cùng họ tuyên bố Charles thắng vì ông trình bày lý thuyết một cách chi tiết hơn.
Mất mát to lớn trong gia đình
Charles và vợ có tới 10 con, nhưng hai người qua đời khi mới sinh và ba người khác mất trước khi được 11 tuổi. Nhà tự nhiên học cũng nổi tiếng vì sự quan tâm đối với các con.
Từ tín đồ Cơ đốc thành người ủng hộ thuyết bất khả tri
Charles Darwin khi còn trẻ.
Charles theo đạo Cơ đốc trong phần lớn cuộc đời. Thậm chí ông từng học tại Đại học Cambridge để trở thành một thầy tu trước khi thực hiện chuyến đi trên tàu Beagle. Nhưng trong khoảng thời gian còn lại, ông tự coi mình là tín đồ của thuyết bất khả tri, chứ không phải người vô thần.
Người mắc nhiều bệnh lạ
Trong cuộc đời mình Darwin đã mắc rất nhiều căn bệnh liên quan tới thể chất. Ông không khỏe có lẽ do trong quá trình bôn ba đã trải qua đủ các căn bệnh, môi trường cũng như gặp phải nhiều gian nan. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng ông không chỉ có vấn đề thể chất mà tinh thần cũng có bệnh.
Ông thường xuyên thư từ cho bạn bè và tâm sự rằng mình bị ám ảnh bởi một số cảnh tượng kinh khủng và điều này thường diễn ra vào ban đêm. Ông thường thấy mình gặp phải tai nạn lớn. Trong một bức thư gửi tới người bạn thân là tiến sĩ Hooker, Darwin đã viết: “ Tôi không thể ngủ được và bất kì điều gì tôi làm ban ngày lại quay trở lại ám ảnh tôi vào ban đêm, chúng lặp lại sống động vô cùng.” Ông còn luôn bị hoang tưởng rằng mình sẽ vượt qua bệnh tật, không ngừng quan trọng hóa ngoại hình và luôn cho mình là quá xấu xí. Ông luôn cần những câu nói an ủi, sự đảm bảo từ những người xung quanh để giảm bớt căng thẳng. Theo người viết tiểu sử về Darwin, ông bị chứng loạn thần kinh do hồi bé đã không thể bộc lộ được sự đau buồn khi mẹ mất dẫn tới ức chế thần kinh.
Darwin đã từng bị phản đối bởi nhiều tôn giáo
Tôn giáo thường có nhiều vấn đề và quan niệm mà đi khác với con đường của khoa học, nhất là trong thời kì ngày xưa khi mà mọi vấn đề khúc mắc của thế giới đều được giải thích qua các truyền thuyết. Các nhà khoa học theo đó đã luôn có một khoảng thời gian bị các tôn giáo (đặc biệt là các tôn giáo độc thần) ghét bỏ. Charles Darwin cùng những nghiên cứu của ông cũng đã đối mặt với những phản ứng tiêu cực từ Kitô giáo, đạo Tin Lành, Do Thái giáo và Hồi Giáo. Hung hăng nhất trong số đó là vài hệ phái bảo thủ của đạo Tin Lành.
Thích được thử nhiều mùi vị món ăn
Ngay từ thời học đại học, Darwin đã tham gia một nhóm gọi là Câu lạc bộ ẩm thực Glutton mà ở đó các thành viên sẽ tới mỗi tuần để “thử” các món ăn kì lạ, những món ăn thường mà chẳng ai muốn ăn. Có lẽ đây cũng là một phần trong niềm đam mê với tự nhiên, hoang dã của ông.
Nguồn cảm hứng của Karl Marx
Karl Marx lại xem chúng là một câu chuyện ngụ ngôn cho đấu tranh giai cấp.
Trong khi học thuyết Darwin xã hội coi lý thuyết của Darwin như một cách để biện minh cho sự tham lam và áp bức thì Karl Marx lại xem chúng là một câu chuyện ngụ ngôn cho đấu tranh giai cấp. Nhà triết học nổi tiếng người Đức đã thấy rằng Nguồn gốc các loài của Darwin là cơ sở sinh học của chủ nghĩa xã hôi. Ông nói rằng cuộc đầu tranh và tồn tại của các loài khẳng định sự tồn tại của đấu tranh tầng lớp mà ông thấy xảy ra trong xã hội. Một tầng lớp cũng giống như một sinh vật, chiến đấu để tồn tại trong một môi trường thù địch, áp bức và bóc lột. Rõ ràng là với cả hai phía, học thuyết Darwin đều có những ảnh hưởng khá quan trọng.
14. Tìm hiểu về động đất
Trong các ghi chép của mình, ông đã miêu tả rằng sự tàn phá ở đây là những cảnh tượng khủng khiếp nhất mà tôi từng trông thấy. Ông đã quan sát hậu quả của trận động đất và phần đất bờ biển của Chile đã bị đẩy cao lên, đặt biệt là khu vực đảo Santa Maria cao lên tận 3 mét so với độ cao ban đầu. Darwin tiến hành tập hợp các tài liệu từ việc quan sát của mình và một số lời khai của người dân để xây dựng lại một số vấn đề trước và trong trận động đất. Sau nhiều tuần điều tra, ông đã phát hiện ra rằng có thể các trận động đất được gây ra bởi một chuỗi các núi lửa dọc theo bờ biển Chile. Những núi lửa này đã phun trào ngay trước khi trận động đất xảy ra.
Đảo Ascension
Cách đây 200 năm ở phía nam Đại Tây Dương, có một hòn đảo núi lửa nhỏ, bị cô lập cách khoảng 1600km ngoài khơi bờ biển châu Phi. Đó chính là đảo Ascension. Từ khi được phát hiện ra vào năm 1501, đây hoàn toàn là một đảo không người ở, hoàn toàn khô cằn và thiếu sức sống.
Thực trạng đảo Ascension ngày nay.
Trên đường về, từ Beagle đi ngang qua Ascension, Ascension đã gợi được cảm hứng và sự tò mò từ Darwin. Ngay sau khi trở về nước Anh, ông và người bạn thân John Hooker đã lên kế hoạch để biến hòn đảo khô cằn thiếu sức sống trở thành một“nước Anh thu nhỏ”. Dưới sự giúp đỡ của Hải Quân Hoàng Gia Anh, cả hai đã bố trí cho rất nhiều các loài thực vật khác nhau từ khắp thế giới được trồng trên đảo. Việc này bắt đầu từ năm 1850 và tiếp tục mỗi năm sau đó.
Tới những năm 1870, hòn đảo đã trở nên xanh hơn đáng kể. Các loài thực vật thường không được thấy ở cạnh nhau cũng đã lần đầu tiên mọc cạnh nhau trên đảo Ascension. Và các cây này cuối cùng sẽ lấy được nước ngọt từ không khí, giải quyết vấn đề nguồn cung cấp nước của đảo. Trong khi các hệ sinh thái thường cần hàng triệu năm để phát triển thị hệ sinh thái nhân tạo trên đảo này chỉ cần vài thập kỉ nhờ dự án của Darwin và bạn ông.




Những Câu Chuyện Về Cuộc Đời và Phát Minh Của Khoa Học Gia Cổ Đại Acsimet

Một người có lòng yêu nước nồng nàn và có nhiều phát minh về công hiến cho nhân loại, trong hơn 2000 năm qua, nhờ một phần đóng góp của ông mà xã hội loài người mới có những thành tựu khoa học tiên tiến như hôm nay. Ông chính là Acsimet.
Acsimet: Khoa học gia của Hy Lạp cổ đại.
Tiểu sử
Acsimet (284 - 212 trước Công nguyên) - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại. Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Năm 7 tuổi ông học khoa học tự nhiên, triết học, văn học. 11 tuổi ông đi du học Ai Cập, là học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn tại thành phố Cyracuse, xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống hiến hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học.
Acsimet có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực Vật lý, Toán học và Thiên văn học.
  • Vật lý, ông là người đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng ruộng Ai Cập, là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao, là người đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước.
  • Toán học, Acsimet đã giải bài toán về tính độ dài của đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt ông đã tính ra số Pi bằng cách đo hình có nhiều góc nội tiếp và ngoại tiếp.
  • Thiên văn học, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì sao.
Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng về phòng làm việc mà quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca! Ơrêca" (Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi!). Trong cuộc chiến tranh của Hy Lạp chống quân xâm lược Rôma, Acsimet đã sáng chế ra nhiều loại vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang học để đốt thuyền giặc. Thành Xicacudo đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn xâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thù đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường.
Acsimet là người yêu nước thiết tha:
Trong giai đoạn cuối đời mình, ông đã tham gia bảo vệ quê hương chống lại bọn xâm lược La Mã .Ông đã lãnh đạo việc xây dựng các công trình có kỹ thuật phức tạp và chế tạo vũ khí kháng chiến. Hơn hai nghìn năm đã trôi qua từ khi Acsimet bị quân La Mã giết hại, song người đời vẫn mãi ghi nhớ hình ảnh một nhà bác học thiết tha yêu nước, đầy sáng kiến phát minh về lý thuyết cũng như về thực hành, hình ảnh một con người đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học, cho tổ quốc đến tận giờ phút cuối cùng.
Tượng Acsimet.

Những công trình ông tìm ra:

  1. Công thức tính diện tích và thể tích hình lăng trụ và hình cầu.
  2. Số thập phân của số Pi. Năm -250, ông chứng minh rằng số Pi nằm giữa 223/7 và 22/7
  3. Phương pháp tính gần đúng chu vi vòng tròn từ những hình lục giác đều nội tiếp trong vòng tròn.
  4. Những tính chất của tiêu cự của Parabole
  5. Phát minh đòn bẩy, đinh vis Acsimet (có thể do Archytas de Tarente), bánh xe răng cưa.
  6. Chế ra máy chiến tranh khi Cyracuse bị quân La Mã vây.
  7. Chế ra vòng xoắn ốc không ngừng của Acsimet (có thể do Conon de Samos)
  8. Tính diện tích parabole bằng cách chia ra thành tam giác vô tận
  9. Nguyên lý Thủy tĩnh (hydrostatique), sức đẩy Acsimet, Trọng tâm Barycentre
  10. Những khối Acsimet (Solides Acsimet)
  11. Những dạng đầu tiên của tích phân.
Nhiều công trình của ông đã không được biết đến cho đến thế kỷ XVII, thế kỷ XIX. Pascal, Monge và Carnot đã làm công trình của họ dựa trên công trình của Acsimet.

Tác phẩm ông đã viết về:

  1. Sự cân bằng các vật nổi
  2. Sự cân bằng của các mặt phẳng trên lý thuyết cơ học
  3. Phép cầu phương của hình Parabole
  4. Hình cầu và khối cầu cho Toán. Tác phẩm này xác định diện tích hình cầu theo bán kính, diện tích bề mặt của hình nón từ diện tích mặt đáy của nó.
  5. Hình xoắn ốc (đó là hình xoắn ốc Acsimet, vì có nhiều loại xoắn ốc)
  6. Hình nón và hình cầu (thể tích tạo thành do sự xoay tròn của mặt phẳng quanh một trục (surface de révolution), những parabole quay quanh đường thẳng hay hyperbole
  7. Tính chu vi đường tròn (Ông đã cho cách tính gần đúng của con số Pi mà Euclide đã khám phá ra.
  8. Sách chuyên luận về phương pháp để khám phá Toán học. Sách này chỉ mới được khám phá ra vào năm 1889 tại Jérusalem.
  9. Về trọng tâm và những mặt phẳng: đó là sách đầu tiên viết về trọng tâm barycentre (ý nghĩa văn chương là "tâm nặng")
Acsimet - Tôi đã phát hiện ra rồi
Một hôm Quốc vương sứ cổ Hy Lạp muốn làm một chiếc vương miện mới và thật đẹp. Vua cho gọi người thợ kim hoàn tới, đưa cho anh ta một thỏi vàng óng ánh yêu cầu anh ta phải làm nhanh cho vua chiếc vương miện.
Không lâu sau vương miện đã được làm xong, nó được làm rất tinh vi và đẹp, Quốc vương rất hài lòng và đội lên đi đi lại lại trước mặt các đại thần. Lúc đó có tiếng thì thầm: "Vương miện của bệ hạ đẹp quá nhưng không biết có đúng đều là vàng thật không?" Quốc vương nghe xong liền cho gọi người thợ kim hoàn tới, hỏi: "Chiếc vương miện ngươi làm cho ta có đúng là toàn bằng vàng không?"

Người thợ kim hoàn bỗng đỏ mặt, cúi xuống thưa với vua rằng: "Thưa bệ hạ tôn kính, số vàng Người đưa con đã dùng hết, vừa đủ không thừa cũng không thiếu, nếu không tin bệ hạ cho cân lại thử xem có đúng nặng bằng thỏi vàng Người đưa cho con không ạ."
Các đại thần đem vương miện ra cân thử, quả là không thiếu, vua đành phải thả người thợ kim hoàn về. Nhưng vua biết rằng lời nói của người thợ kim hoàn ấy khó có thể tin được vì rằng anh ta có thể dùng bạc để thay vàng với trọng lượng tương đương mà nhìn bề ngoài không thể phát hiện ra được.
Quốc vương buồn phiền và nói chuyện này nói với Acsimet, Acsimet nói với Quốc vương: "Đây quả là bài toán khó, con xin giúp người làm rõ chuyện này."
Về đến nhà, Acsimet cân lại vương miện cùng thỏi vàng, đúng là trọng lượng bằng nhau. Ông đặt chiếc vương miện lên bàn ngắm nghía và suy nghĩ đến mức người phục vụ gọi ăn cơm mà vẫn không biết.
Ông nghĩ: "Vương miện nặng đúng bằng thỏi vàng, nhưng bạc lại nhẹ hơn vàng, nếu như trong vương miện có trộn lượng bạc nặng đúng bằng lượng vàng lấy ra, như vậy chiếc vương miện này phải lớn hơn chiếc vương miện làm hoàn toàn bằng vàng. Làm thế nào để biết được thể tích của chiếc vương miện này và thể tích của chiếc vương miện làm toàn bằng vàng cái nào lớn, cái nào nhỏ? Chẳng lẽ phải làm một chiếc nữa, như vậy thì thật tốn công tốn sức." Acsimet lại nghĩ: "Đương nhiên có thể nấu lại chiếc mũ này và đúc thành vàng thỏi để xem nó còn to bằng thỏi vàng cũ không, nhưng như vậy chắc chắn nhà vua không đồng ý, tốt nhất là phải nghĩ ra cách gì khác để so sánh thể tích của chúng. Nhưng cách gì đây?"
Acsimet tìm ra cách đo thể tích khi đang tắm.
Acsimet thông minh bỗng trở lên trầm lặng, ông vắt óc suy nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm ra cách. Ông thường lặng lẽ ngồi cả buổi, mọi người nói ông "đang buồn".
Một hôm Acsimet đi tắm, vì mải suy nghĩ để nước chảy đầy bồn tắm, sắp tràn cả ra ngoài. Ông bước vào bồn tắm, nước tràn ra ngoài, ông càng chìm người vào bể nhiều thì nước càng tràn ra ngoài nhiều. Acsimet như bừng tỉnh, mắt bỗng sáng lên, ông nhìn nước tràn ra ngoài bể và nghĩ rằng: Số nước tràn ra có thể bằng với thể tích phần cơ thể của ông chiếm trong bể nước không? Ông rất vui, lập tức cho đầy nước vào bồn tắm và lại bước vào bồn, sau đó lại làm lại một lần nữa. Đột nhiên, ông bỗng chạy ra ngoài vỗ tay reo lên: "Tôi đã phát hiện ra rồi, phát hiện ra rồi!" mà quên cả mặc quần áo.
Ngày thứ hai, Acsimet đã làm thực nghiệm trước mặt Quốc vương và các đại thần và có cả người thợ kim hoàn để mọi người cùng xem. Ông thả vương miện và thỏi vàng cùng trọng lượng vào hai dụng cụ đựng nước có thể tích bằng nhau được chứa đầy nước, sau đó thu nước tràn ra vào hai bình đựng. Kết quả cho thấy nước ở bên vương miện tràn ra nhiều hơn bên thả thỏi vàng rất nhiều.
Acsimet nói: "Mọi người đều đã nhìn thấy. Rõ ràng là vương miện chiếm chỗ ở trong nước nhiều hơn so với thỏi vàng, nếu như vương miện đều là vàng thì lượng nước tràn ra ở hai bên sẽ bằng nhau, cũng tức là thể tích của chúng bằng nhau".
Người thợ kim hoàn không còn gì để thanh minh được nữa, Quốc vương bực tức trừng phạt anh ta. Nhưng cũng rất rui vì Acsimet đã giúp vua giải được bài toán khó này.