Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

Bản chất ác độc nhất của nhân tính con người: Thích suy diễn, giỏi áp đặt! Đừng biến bản thân thành nạn nhân của ĐỊNH KIẾN


Bản chất ác độc nhất của nhân tính con người: Thích suy diễn, giỏi áp đặt! Đừng biến bản thân thành nạn nhân của ĐỊNH KIẾN

Ngoài kia, sẽ có người trân trọng yêu thích chúng ta, có người lại chỉ trích trách mắng chúng ta. Liệu điều có thể chứng tỏ được bản chất một con người tốt hay xấu hay không?

Thời đại sống nhanh và cạnh tranh lên ngôi, chúng ta có quá ít thời gian để từ từ tìm hiểu về bản chất của mỗi sự vật, con người xung quanh. Do đó, vô hình chung, thói quen suy diễn, lấy cái nhìn của mình áp đặt lên người khác lại càng phổ biến trong đại đa số.
Tác giả cuốn "Vươn lên hoặc bị đánh bại" Lý Thượng Long, người Trung Quốc, từng kể rằng: Có lần ông đi tàu điện ngầm, cầm trên tay cuốn "Phong nhũ, phì đồn" (hiểu theo nghĩa đen là: "Mông to, ngực nẩy"). Những người xung quanh vừa liếc nhìn tiêu đề, lập tức lắc đầu quay đi trong sự khinh bỉ.
Ánh mắt họ dường như đang lên án một cách vô hình rằng: "Ấy vậy mà có người dám cầm loại sách bậy bạ này để đọc ở nơi công cộng."
Thực chất, cuốn "Phong nhũ, phì đồn" được dịch ra tên "Báu vật của đời", nói về sự sinh, sự chết và sự sống thông qua cuộc đời một người phụ nữ nhà quê để khái quát cả giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc. Đây là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn, ngay khi vừa xuất bản năm 1995 đã trở thành một hiện tượng và được trao giải cao nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc về truyện trong năm đó.
Một lần khác, Lý Thượng Long lại cầm trong tay cuốn sách "Hy vọng luôn luôn ở đó" tới phòng nghỉ của giáo viên. Một nhà giáo đi qua, liếc nhìn đầu sách rồi nói với giọng đùa cợt rằng: "Không ngờ ông cũng đọc thể loại hạt giống tâm hồn này nhỉ."
Điều mà vị giáo viên đó không biết là, "Hy vọng luôn luôn ở đó" là một cuốn sách kể về lịch sử Campuchia đau thương và khốc liệt vào thời Khmer Đỏ của nhà báo Patricia McCormick, tên gốc là "Never Fall Down". Cháy trong câu chuyện là tinh thần bảo vệ hòa bình, bảo vệ quốc gia của một dân tộc.
Bản chất ác độc nhất của nhân tính con người: Thích suy diễn, giỏi áp đặt! Đừng biến bản thân thành nạn nhân của ĐỊNH KIẾN - Ảnh 1.
Thông qua câu chuyện nhỏ, người ta nhận ra rằng: Nếu không thật sự hiểu rõ, đừng suy diễn, cũng đừng "bình loạn". Áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác một cách vô cớ là hành động ác ý nhất của con người. Chúng ta không thể dùng tư duy của mình để đặt vào hoàn cảnh của người khác, cũng như không thể dùng định kiến bề ngoài để nhận xét bản chất bên trong của bất cứ hiện tượng hay sự vật gì.
Giống như điển tích khi xưa của Trang Tử và Huệ Tử, hai vị triết gia nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cùng dạo chơi trên cầu sông Hào. Trang Tử nói: "Cá du ra chơi thong thả, đó là niềm vui của cá."
Huệ Tử đáp: "Bác không phải cá, sao biết được niềm vui của cá?"
Trang Tử nói: "Bác không phải tôi, sao biết tôi không biết niềm vui của cá?"
Huệ Tử nói: "Tôi không phải bác, không biết bác đã đành. Nhưng bác vốn không phải cá, thì hẳn là bác không biết được niềm vui của cá."
Trang Tử nói: "Vẫn là câu cũ. Bác hỏi tôi sao biết được niềm vui của cá, thế là bác đã biết tôi biết mà hỏi tôi. Tôi thì biết điều đó ở trên sông Hào này."
Khi không hiểu về người khác, chúng ta đừng dễ dàng đưa ra bất cứ kết luận nào. Mỗi con người đều sống trong một thế giới của riêng mình, trải qua những chuyện khác nhau, đối mặt những vấn đề khác nhau, và có lối tư duy chẳng ai giống ai hoàn toàn.
Bản chất ác độc nhất của nhân tính con người: Thích suy diễn, giỏi áp đặt! Đừng biến bản thân thành nạn nhân của ĐỊNH KIẾN - Ảnh 2.
Có thể thế giới của bạn là một chiến thuyền hoa rộng lớn, có ăn có uống, của ngon vật lạ, có rất nhiều những người may mắn tương tự xung quanh. Nhưng cũng có người không giống vậy, thế giới của họ chỉ là một chiếc bè gỗ, ba chìm bảy nổi, lênh đênh giữa những cơn sóng lớn không biết ngày mai sẽ ra sao. Do đó, bạn đừng bao giờ hỏi họ rằng: "Tại sao không sống chậm lại, ngẩng đầu nhìn ngắm cảnh biển tuyệt đẹp xung quanh?"
Hoàn cảnh khác biệt sẽ tạo nên khác biệt về tính cách, dẫn tới khác biệt về cuộc đời. Chúng ta chỉ cần tập trung năng lượng và thời gian vào sự khác biệt của chính mình, không cần tìm cách đồng hóa tất cả mọi người như nhau. Khi bạn hiểu mình, hiểu người, bạn sẽ nhận ra bản thân không có quyền phán xét người khác.
Ngoài kia, sẽ luôn có người trân trọng bạn, cũng luôn có người chỉ trích và phê bình bạn. Nhưng vì cách suy nghĩ và sở thích mỗi người mỗi khác, không đánh giá người khác là một kiểu tu dưỡng thì không để bản thân sống trong sự đánh giá của người khác chính là một kiểu rèn luyện. Đừng biến bản thân mình hay bất cứ ai trở thành nạn nhân của miệng lưỡi định kiến.






Hãy để trường đời dạy cho bạn 7 bài học này, không thành công cũng thành nhân!

Trường đời sẽ dạy cho chúng ta biết, trắng chưa chắc đã là trắng, mà đen cũng chưa chắc đã là đen.


Trong trường học, chúng ta mất tiền học phí, bù lại luôn có thầy cô hướng dẫn chúng ta từng ly từng tí. Trong trường đời, chúng ta không phải nộp ra một đồng nào, nhưng sẽ chẳng có ai ân cần gặng hỏi "Có chỗ nào các em chưa hiểu không?".
Trong trường học, ta biết rõ cái gì là đúng, cái gì là sai, câu nào được điểm, câu nào bị trừ. Còn trong trường đời, chúng ta nhiều lúc phải đưa ra những quyết định quan trọng mà chẳng có cách nào để ta biết được thế nào là trắng, thế nào là đen.
Vì lẽ đó, cuộc sống thực tế chưa bao giờ có điểm 10 hoàn hảo. Có chăng từ đó, chúng ta chỉ học được những kỹ năng và phương pháp sống còn để dễ dàng thích nghi và linh hoạt với cuộc đời hơn. Những điều sau đây sẽ giúp chúng ta trưởng thành phần nào nếu biết nhớ lấy và áp dụng:
1. Anh kính tôi một thước, tôi nhường anh một trượng
Mạnh Tử nói: "Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình". 
Biết tôn trọng người khác là yêu cầu tối thiểu của làm người. Thực sự làm được tôn trọng người khác, chính là một loại cảnh giới, một loại mỹ đức. Dù giàu hay nghèo, dù yếu hay mạnh, dù hèn hay sang, thì đó cũng là một con người. Mà đã là con người thì cần nhận được sự tôn trọng tối thiểu. 
Một người khi kết giao với người khác, nếu như có thể hiểu về họ, tôn trọng họ, vậy thì người đó cũng sẽ được người khác hiểu về mình và tôn trọng lại mình gấp trăm lần.
Hãy để trường đời dạy cho bạn 7 bài học này, không thành công cũng thành nhân!  - Ảnh 1.
2. Lòng dạ rộng lớn, bao dung và thứ tha
Nhà văn người Anh nổi tiếng Robert Browning từng có câu rằng: "Good to forgive, best to forgive". Bỏ qua sai lầm của người khác là sự khoan dung, đồng thời, quên đi sai lầm đó chính là sự rộng lượng với chính mình. 
Trong cuộc sống của một người, chúng ta không chỉ cần bao dung với bạn bè và người thân xung quanh, mà hãy thứ tha cho cả những lỗi lầm của bản thân mình.
Hãy nhớ rằng, ở đời ganh ghét, chẳng được chi, thù hận hại nhau, chẳng được gì, xã hội bao la, người mỗi tính, bao dung rộng lượng, bớt sầu bi.
3. Những gì mình không muốn thì đừng áp đặt vào người khác
Tục ngữ có câu nói "Muốn ăn gắp bỏ cho người" để chỉ những kẻ thích quanh co lẩn tránh, không dám nói hay dám làm gì một cách thẳng thắn mà phải tìm mọi cách lòng vòng, cố gắng giành lấy ích lợi về mình. Thế nhưng, những người có thói quen này lại không biết rằng, vật họp theo loài, người chơi theo nhóm. Những người ôm lòng ích kỷ, vụ lợi giống nhau sẽ tự thu hút lấy nhau.
Gieo nhân nào, gặt quả nấy. Nếu chúng ta muốn thường xuyên gặp được những điều may mắn và tốt lành, kết giao với những quý nhân tốt bụng thì trước tiên, bản thân chúng ta cũng phải trở thành một người như vậy.
4. Quân tử khiêm tốn, ôn nhuận như ngọc
Người ta đánh giá ngọc quý bằng 9 loại phẩm đức thì quân tử cũng được răn dạy tuân theo 9 loại chuẩn tắc: thị tư minh, thính tư thông, sắc tư ôn, mạo tư cung, ngôn tư trung, sự tư kính, nghi tư vấn, phẫn tư nan, kiến đắc tư nghĩa. (Có nghĩa là: nhìn phải nhìn cho rõ; nghe phải nghe cho thấu hiểu; thái độ phải giữ sự ôn hòa; dung mạo cần giữ sự khiêm tốn; lời nói cần phải đủ trung thành; làm việc hành sự cần phải đủ cung kính nghiêm túc; gặp điều nghi vấn cần tìm hiểu ngay; khi giận dữ cần tự hỏi hậu họa để lại; đạt được ích lợi cần phải hợp với đạo nhân nghĩa.)
Đó chính là lý do mà cái đức của bậc quân tử được so sánh ngang với ngọc quý. Người có bản lĩnh không chỉ là người thông minh, mà còn phải biết đối nhân xử thế, bình tĩnh vững vàng, tinh tế và kiên trì, không vô tâm, nhưng đủ tự trọng.
Hãy để trường đời dạy cho bạn 7 bài học này, không thành công cũng thành nhân!  - Ảnh 2.
5. Tốt với người khác, chính là tốt với chính mình
Các mối nhân duyên từ gặp mặt cho tới quen biết là do số phận. Nhưng sau này, có hòa hợp và thân thiết với nhau hay không là do hành động của chính mình quyết định. Khi ta giúp người làm điều tốt, dù phúc chưa tới, họa vẫn ở rất xa. Khi chúng ta làm ác với người khác, dù họa chưa tới, phúc đã biến mất. Đôi khi, giúp người cũng là giúp chính mình.
6. Một giọt ân tình, trả ơn gấp bội
Trong lễ tốt nghiệp năm 2014 tại trường Đại học Yale, hiệu trưởng Peter Shalovy đã chia sẻ: "Những người trong tâm luôn ôm giữ niềm cảm ơn thường rất ít đố kỵ với người khác. Họ có năng lực thích ứng tốt hơn rất nhiều trong cuộc sống, biết cách đối mặt với nhiều khó khăn."
Lòng cảm ơn sẽ giúp bạn mở ra một cánh cửa có sức mạnh thần kỳ, khơi dậy tiềm năng vô hạn của bạn. Điều chào đón bạn sẽ là những cơ hội thành công ngày càng nhiều hơn, tốt hơn.
7. Làm người khiêm tốn, làm việc năng nổ
Khiêm tốn trong cách làm người có nghĩa là từng lời ăn tiếng nói, hành động đối nhân xử thế của mỗi chúng ta cần tuân thủ một khuôn thước kỷ luật, vừa vững vàng, vừa tỉnh táo để không vì tự đắc mà quên mất mình là ai.
Làm việc năng nổ là luôn duy trì tiêu chuẩn cao, hiệu suất cao, mục tiêu cao, thái độ cao và chí hướng cao trong công việc, không vì e dè, sợ hãi mà quên mất lý tưởng của bản thân, đánh mất cơ hội vươn lên phát triển.