Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Áo lụa Hà Đông

NGUYÊN SA


"Bài thơ tình lụa trắng" là bài nổi tiếng nhất của Nguyên Sa.

Lụa giúp làm nên thơ, rồi thơ đưa lụa vào trời thơ, đẹp duyên quá!
(Thu Tứ)


Áo lụa Hà Đông


Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa

Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt

Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Ðể anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại

Ðể anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng

Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Ðông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.

Nhớ Bắc

HUỲNH VĂN NGHỆ


“Mở cõi” là chuyện nhân loại nơi nơi đều làm. Làm “giỏi” nhất là Tây, thứ hai là Tàu, còn Việt chẳng biết đáng đứng thứ mấy mươi. Tây chẳng những chưa bao giờ thốt lấy nửa lời áy náy về “thành tích” mang liên thanh đại bác tàu đồng đi “làm” của mình, mà còn thỉnh thoảng mặt dày mày dạn động đến cái sự nghiệp “mang gươm” bé nhỏ của ta. Đáng lẽ nó vừa mở miệng thì lập tức cho nó luôn một trận thật dữ dằn, đằng này lại có những người Việt Nam (điển hình sống ở nước ngoài) cúi đầu tỏ ra ăn năn, cắn rứt!!!!!!

“Từ độ…”. Cũng lâu lắm rồi. Thế mà vẫn “trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”. Vẫn nghe quan họ “xen nhịp” vọng cổ, vẫn nhớ màu vải đỏ mỗi lần “phảng phất hương sầu riêng”. Quý hóa quá, Huỳnh Văn Nghệ.
(Thu Tứ)


Nhớ Bắc


Ai về Bắc, ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương

Vẫn nghe tiếng hát trời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng...

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa linh quy hỡi
Bao giờ mang kiếm trả dân ta? 

Dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc

"Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lee Seungman(tên Hán Việt: Lý Thừa Vãn) là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng tử nhà Lý Việt Nam Lý Long Tường. Vào Ngày 6 tháng 11 năm 1958, ông viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này ông đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt.

Theo gia phả ông là Hậu duệ đời thứ sáu của Lý Dương Côn là Lý Nghĩa Mẫn/Lee Ui Min (một họ Lý gốc Việt khác) trở thành nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Hàn Quốc."
Họ Lý gốc Việt ở Cao Ly



Theo trang lichsuvn.info

Cụ tổ của dòng họ Lý Tinh Thiện là Lý Dương Côn, con nuôi của vua Lý Nhân Tông, em vua Lý Thần Tông (1128-1138).

Vua Lý Nhân Tông không có con nên đã nhận con của các thân vương trong hoàng tộc làm con nuôi.

Khi vua Lý Thần Tông băng hà, thái tử Thiên Tộ còn ẵm ngửa, triều thần muốn tôn con của Thành Quảng hầu là Lý Dương Côn lên nối ngôi. Nhưng vợ của vua Lý Thần Tông là Cảm Thánh Thái hậu, nhờ có tình nhân là Đỗ Anh Vũ giúp đỡ, đã loại hết các địch thủ, âm mưu giết hết tông tộc của các thân vương.

Bấy giờ Kiến Hải vương Lý Dương Côn đang là đô đốc thủy quân, bèn đem gia tộc xuống chiến thuyền chạy sang Cao Ly và định cư ở vùng Tinh Thiện (...)

Nhiều hậu duệ của Lý Dương Côn làm quan to trong các triều đại ở Hàn Quốc. Chẳng hạn, đời thứ 2 là Lý Lan làm đến chức Kim tử Quang lộc đại phu Lễ nhi phán thư. Đời thứ 3 là Lý Mậu Trinh làm đến chức Khuông Tĩnh đại phu Chính đường văn học. Đặc biệt là hậu duệ đời thứ 6 Lý Nghĩa Mẫn được phong Đại Tướng quân, Tây Bắc bộ binh mã sứ… Công lao của ông đối với Cao Ly cũng được thể hiện trong một bộ phim dã sử do đài truyền hình KBS (Hàn Quốc) thực hiện, trong đó nói rõ Lý Nghĩa Mẫn là dòng dõi hoàng tộc nhà Lý ở Đại Việt.

Theo trang vi.wikipedia.org

Lý Nghĩa Mẫn (Yi Ui Min) dòng dõi hoàng tộc nhà Lý nước Đại Việt

Năm 1150, đô đốc thủy quân Kiến Hải vương Lý Dương Côn (con nuôi vua Lý Nhân Tông) đã cùng tông tộc dùng thuyền sang Cao Ly tỵ nạn, để tránh bị giết trong cuộc tranh giành ngôi báu. Lý Nghĩa Mẫn chính là hậu duệ của Lý Dương Côn.

Năm 1170, tướng Jeong Jung Bu (Trịnh Trọng Phu) lật đổ vua Nghị Tông rồi lập Minh Tông lên thay. Lý Nghĩa Mẫn phò tá Jeong Jung Bu đem quân dẹp các cuộc nổi dậy chống đối.

Năm 1173 ông được thăng làm Đại tướng quân.

Năm 1174 thăng làm Thượng tướng quân.

Năm 1178 giữ chức Tây Bắc bộ Binh mã sứ.

Năm 1179, một võ quan là Gyeong Dae Seung (Khánh Đại Thăng) làm cuộc chính biến, giết chết Jeong Jung Bu, lên nắm quyền.

Năm 1181 Lý Nghĩa Mẫn từ quan vì bị nghi kỵ là đồng đảng với Jeong Jung Bu, lúc này ông đang giữ chức Hình bộ Thượng thư.

Sau khi Gyeong Dae Seung chết, vua Myeong Jong (Minh Tông) trao cho Lý Nghĩa Mẫn chức tể tướng và ông giữ nhiệm vụ này trong 14 năm (1183-1196).

Năm 1196, võ tướng Choe Chung Heon (Thôi Chung Hiếu) đảo chính, giết chết Lý Nghĩa Mẫn và ba con trai là Lý Chính Thuần, Lý Chí Vinh, Lý Chí Quang.

Theo trang baobacninh.com.vn

Không biết tự bao giờ, người dân làng Báng (phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn ngày nay) đã truyền nhau lời sấm: “Bao giờ rừng Báng hết cây, Tào Khê hết nước Lý nay mới về”... để nói về sự ra đi tưởng chừng không có ngày trở về của dòng họ Lý năm 1226 (...)

Tháng 3 năm 1994 ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của Lý Long Tường đã từ Hàn Quốc tìm về quê cha đất tổ (...)

Lời sấm truyền nay đã trở thành hiện thực! Rừng Báng xanh ngút ngàn năm xưa nay đã nhường chân cho cánh đồng quanh năm xanh lúa màu. Con sông Tào Khê thuở nào nay đã cạn (...) dấu tích (...) những dãy ao nằm bao bọc, che chở cho làng (...)

Lý Long Tường sinh vào năm 1174, là hoàng tử con vua Lý Anh Tông (1138-1175), em vua Lý Cao Tông và là chú vua Lý Huệ Tông (1211-1224) (...)

Lý Long Tường lớn lên khi nhà Lý (1009-1225) đang suy tàn (...) đã cùng một số tôn thất nhà Lý (...) vượt biển (...) đến (...) huyện Ung Sơn, nước Cao Ly (CHDCND Triều Tiên ngày nay). Nương náu ở Trấn Sơn phía nam phủ thành (...) Mục đích ra đi của Lý Long Tường là để giữ việc thờ cúng tổ tiên như trường hợp Vi Tử đời Ân đã làm, nên ông đặt hiệu là Tiểu Vi Tử và nơi ở là Vi Tử Động.

Năm 1253, đế chế Mông Cổ tiến công xâm lược Cao Ly (...) Lý Long Tường đã đứng ra tổ chức kháng chiến, cùng với quan quân trong phủ và nhân dân chiến đấu dũng cảm. Sau 5 tháng, quân giặc thất bại thảm hại phải xin hàng. Vua Cao Ly khen ngợi, cho đổi Trấn Sơn là Hoa Sơn, phong tặng Lý Long Tường tước Hoa Sơn Quân, cấp đất làm thái ấp để phụng thờ tổ tiên. Sai dựng cửa gọi là Thụ Hàng Môn, lập bia ghi công trạng. Lúc đó ông đã khoảng 80 tuổi.

Sau khi đến Cao Ly (...) Lý Long Tường sinh được hai người con trai. Con cả làm quan ở Hwang Hae-Đô, tỉnh Hway Hae, lập nên 13 chi. Người con thứ lập nghiệp ở An Đông, Kyuong Shang-Đô, tỉnh Kyuong Shang, lập nên 3 chi. Như vậy, hậu duệ của (...) Lý Long Tường ở Hàn Quốc có 16 chi chính (...)

Con cháu dòng họ Lý Hoa Sơn (...) nhiều người thành đạt. Có người đỗ tiến sỹ, có người giữ chức cao như Nghệ văn quán đại đề học, Lễ tào tham nghị, Giám tu quốc sử, Thượng thư hữu bộc xã, nhiều người văn chương nổi tiếng một thời (...)

Hoa Sơn có một quả núi gọi là Quảng Đại Sơn, trên đỉnh có một nền đá bằng phẳng. Tương truyền rằng, Lý Long Tường thường lên đó ngóng trông về phương nam, thương nhớ quê nhà. Ngọn núi đó vì thế mang tên “Vọng Quốc Đàn” (...)

Theo trang tuoitre.vn

Báo chí Sài Gòn trước năm 1975 đã đưa tin tổng thống Đại Hàn Dân Quốc lúc bấy giờ là Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) khi sang Nam VN (ngày 6-11-1958) đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt.

Dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc thừa nhận cựu tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Ban Ki Moon đương kim Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là người gốc Việt Nam

Ngày 31.10, ông Đỗ Văn Tâm – Chủ tịch xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) xác nhận thông tin Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon từng về xã thăm nhà thờ họ Phan Huy. Chính quyền xã đã cắt cử công an xã phối hợp với lực lượng công an, quân sự huyện Quốc Oai đảm bảo an ninh cho chuyến thăm của ông Ban Ki-Moon.
Ông Phan Huy Thanh, Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy cho biết, vào khoảng 16h ngày 23.5.2015, ông Ban Ki-Moon cùng vợ và một số cán bộ theo đoàn đã xuống thăm nhà thờ họ Phan Huy (Thôn Thụy Khuê, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội).
Tại đây, ông Ban Ki-Moon đã để lại những dòng lưu bút.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 1
Lưu bút của ông Ban Ki-Moon viết tại nhà thờ họ Phan Huy và bản dịch của dòng họ này
Theo bản dịch của dòng họ Phan Huy, lưu bút có nội dung: "Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan. Cám ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản ngôi nhà thờ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng thư ký của Liên Hợp Quốc. Tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên". Đoạn lưu bút ký tên Ban Ki-Moon và được dòng họ Phan Huy dịch là "Phan Cơ Văn".
Trước đó, từ ngày 22 đến 23.5, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông Ban Ki-moon kể từ khi nhậm chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2007.
Năm 2010, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã đến Hà Nội tham dự Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc - ASEAN.
Những hình ảnh chuyến thăm của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc do gia đình ông Phan Huy Thanh - Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy - cung cấp:
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 2
Khoảng 16h ngày 23.5, đoàn xe chở ông Ban Ki-Moon về đến lối vào nhà thờ dòng họ Phan Huy.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 3
Trong chuyến thăm này, ông Ban Ki-Moon cũng đưa phu nhân cùng đi.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 4
Ông Ban Ki-Moon đứng trước ban thờ dòng họ Phan Huy.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 5
Ông Ban Ki-Moon dâng hương trên bàn thờ dòng họ Phan Huy.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 6
Ông Ban Ki-Moon xem cuốn Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 7
Ông Ban Ki-Moon xem Thế thứ đồ dòng họ Phan Huy tại nhà thờ họ.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 8
Ông Ban Ki-Moon đặt bút viết những dòng lưu bút.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 9
 Lưu bút của ông Ban Ki-Moon viết tại nhà thờ họ Phan Huy.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 10
Ông thân thiện bắt tay những người trong dòng tộc Phan Huy và người dân quanh đó.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 11
Ông Ban Ki-Moon vui vẻ bắt tay một cậu bé.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 12
Ông giang tay bế một cháu nhỏ đang đứng ở bức tường bên cạnh.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 13
Đại diện dòng họ Phan Huy tặng sách Lịch triều hiến chương loại chí cho ông Ban Ki-Moon.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 14
Ông Ban Ki-Moon và phu nhân chụp ảnh lưu niệm với đại diện dòng họ Phan Huy.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 15
Dòng họ Phan Huy là dòng họ nổi bật về văn chương và khảo cứu với những nhân tài. TS Phan Huy Ôn, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Phan Huy Sảng đều là nhà thơ, nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 16
Nhà thờ họ Phan Huy ở thôn Thụy Khuê, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội có lịch sử hơn 200 năm và được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 17
Ông Phan Huy Thanh, Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy kể về truyền thống dòng họ và chuyến thăm của ông Ban Ki-Moon.
tong thu ky lhq viet gi khi ve tham nha tho ho phan huy? hinh anh 18
Tấm ảnh chụp chung giữa ông Ban Ki-Moon và đại diện dòng họ được phóng to và treo trang trọng gần tấm bia của nhà thờ.
Ông Ban Ki-Moon sinh ngày 13.6.1944, tốt nghiệp trường Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), chuyên ngành quan hệ quốc tế, sau đó ông có bằng thạc sĩ về quản trị công tại trường Đại học Harvard (Mỹ).
Ông Ban Ki-Moon có vợ và 3 con. Ngoài tiếng Hàn Quốc, ông nói tiếng Anh và Pháp.
Ông trở thành Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ 1.1.2007. Trước đó, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc.
Ông đã có nhiều nỗ lực và đóng góp trong việc thúc đẩy vai trò của Liên Hợp Quốc trên cả ba trụ cột là hòa bình-an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người.
Tài liệu tự tay ông Ban Ki Moon, cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao Đại Hàn và
đương kim Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc xác nhận gốc Việt Nam, cháu 7 đời
của sử gia Phan Huy Chú thời vua Minh Mạng và cùng họ hàng với cựu Thủ
Tướng Phan Quang Đán thời VNCH.
Xem bút tự của ông Ban Ki Moon khi vào làm lễ ở nhà thờ họ Phan tại
Sài Gòn trong chuyến viếng thăm Việt Nam tháng 9-2015, attach dưới.
Hy-Văn


Ban Ki Moon

Tôi cảm thấy vinh hạnh viếng thăm và bày tỏ lòng thành kính của tôi đối với Cụ Tổ Phan Huy Chú và những Hương Linh khác của dòng tộc họ Phan.
Chân thành biết ơn quý Bác đã duy trì và gìn giữ Nhà Thờ Họ Phan này, bản thân tôi là một trong những người hậu duệ mang họ Phan, hiện đang giữ chức Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, tôi tự hứa với bản thân rằng tôi sẽ cố gắng làm theo lời dạy của Tổ Tiên Ông Bà.
Nay cung kính,
Ban Ki Moon
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc
Phan Cơ Văn
 

Ban Ki Moon2

Ban Ki-moon (phát âm theo IPA: [pɑn gi mun] tiếng Việt : Phan Cơ Văn ) ; sinh 13 tháng 6 năm 1944 tại Chungju, Hàn Quốc) hiện là Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc thứ 8. Trước khi giữ chức Tổng thư ký, ông từng là Bộ trưởng Ngoại giao của Hàn Quốc, một vị trí ông nắm từ tháng 1 năm 2004. Vào 13 tháng 10 năm 2006, ông được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc bầu làm Tổng Thư kí kế nhiệm ông Kofi Annan.[1]
Có Thông tin cho rằng ông là Hậu duệ của Danh Nhân Phan Huy Chú người Việt Nam [2]Ban nhận bằng cử nhân về ngành quan hệ quốc tế từ Đại học Quốc gia Seoul vào năm 1970 và bằng Thạc sỹ Quản lý công (Master of Public Administration) từ Trường Đào tạo Nhà nước John F. Kennedy tại Đại học Harvard vào năm 1985.

Ban đã lập gia đình và có một con trai và hai con gái.Thêm vào tiếng Hàn là tiếng mẹ đẻ, Ban thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp.
Là một học sinh trung học trong những năm đầu của thập kỉ 1960, Ban gặp Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy ở Washington D.C. sau khi thắng một cuộc thi tiếng Anh tổ chức bởi Hội chữ thập đỏ Mỹ, sau đó ông quyết tâm trở thành một nhà ngoại giao.

Sự nghiệp
Ban Ki-moon với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz
Vị trí đầu tiên ở nước ngoài của Ban sau khi tham gia ngành ngoại giao Hàn Quốc là đến New Delhi. Sau khi làm việc trong Vụ Liên Hiệp Quốc tại Bộ ngoại giao, ông phục vụ như là Bí thư thứ nhất tại Phái đoàn quan sát thường trực của Hàn Quốc tại Liên hiệp quốc ở New York City. Theo sau đó ông nắm chức Vụ trưởng Vụ Liên hiệp quốc. Ông đã nhận nhiệm vụ hai lần tại tòa Đại sứ Hàn Quốc ở Washington D.C.. Giữa hai nhiệm vụ này ông là Tổng Giám đốc cho Vụ quan hệ Hoa Kỳ trong năm 1990-1992. Ông được thăng lên chức Thứ trưởng về Hoạch định chính sách và các Tổ chức Quốc tế năm 1995. Sau đó ông được bổ nhiệm Cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống vào năm 1996, và nhận chức Thứ trưởng vào năm 2000. Vị trí gần đây nhất của ông là Cố vấn về các vấn đề ngoại giao cho Tổng thống Roh Moo-hyun.
Trong khi là Đại sứ ở Áo, Ban được bầu là Chủ tịch của Ủy ban trù bị cho Tổ chức Hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân hoàn toàn (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty Organization, CTBTO PrepCom) trong năm 1999. Trong quá trình Hàn Quốc chủ tọa phiên họp thứ 56 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào năm 2001, ông là chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội đồng.
Ban đã tích cực tham gia các vấn đề liên quan đến quan hện giữa hai miền Triều Tiên. Vào năm 1992, ông là Phó chủ tịch của Ủy ban hỗn hợp về kiểm soát hạt nhân Nam Bắc Triều Tiên, theo sau sự kí kết của Nam và Bắc Triều Tiên về Bản Thông cáo chung của việc Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Vào tháng 9 năm 2005, với nhiệm vụ Bộ trưởng ngoại giao, ông giữ vai trò lãnh đạo trong những cố gắng về ngoại giao để kí kết bản thỏa thuận chung giải quyết các vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên tại Vòng thứ nhất Đàm phán 6 bên tổ chức ở Bắc Kinh.
Ứng cử viên Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Vào tháng 2 năm 2006, Ban tuyên bố ứng cử thay thế Kofi Annan làm Tổng thư kí Liên hiệp quốc vào cuối năm 2006. Đây là lần đầu tiên một người Hàn Quốc tranh cử chức Tổng thư kí.[6]
Ban dẫn đầu trong bốn lần bầu cử sơ khởi do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức vào 24 tháng 7, 14 tháng 9, 28 tháng 9 và 2 tháng 10.
Vào lần bỏ phiếu không chính thức ngày 2 tháng 10, Ban nhận 14 phiếu thuận và 1 "không ý kiến" từ 15 thành viên Hội đồng bảo an, đoàn Nhật bản là quốc gia duy nhất không đồng ý hoàn toàn. Quan trọng hơn, Ban là người duy nhất thoát một phiếu chống, trong khi mỗi trong 5 người còn lại đều nhận ít nhất là một phiếu chống từ 5 năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an — Cộng hòa nhân nhân Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ.[7] Sau khi bỏ phiếu, Shashi Tharoor, người thứ hai, rút lui[8] và Đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ nói với các phóng viên là "khá rõ từ kết quả bỏ phiếu hôm nay là Bộ trưởng Ban Ki-moon là ứng cử viên mà Hội đồng bảo an sẽ đề nghị lên Đại Hội đồng (General Assembly)."[9]

Wikinews-logo.svg
Wikinews có các tin tức ngoại ngữ liên quan đến bài:
Ban Ki-Moon elected as next UN Secretary General
Vào 9 tháng 10, Hội đồng Bảo an chính thức chọn Ban như là người được đề cử. Vào 13 tháng 10, Tổng Hội đồng gồm 192 thành viên đã thông qua một nghị quyết, bằng biểu quyết, bổ nhiệm Ban làm Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Những người đầu tiên rời Châu Phi tới Châu Á trước Châu Âu

neanderthal-dna-in-humans
Các dòng di cư sớm thời tiền sử bắt đầu khi Người đứng thẳng (Homo erectus) di cư lần đầu tiên ra khỏi châu Phiqua hành lang Levantine và Sừng châu Phi tới lục địa Á-Âu khoảng 1,8 Ma BP (Ma/Ka BP: Mega/Kilo annum before present, triệu/ngàn năm trước).
Cuộc di cư có thể bắt nguồn từ sự phát triển của ngôn ngữ (hay ngôn ngữ sơ khai, theo giả thuyết của Fischer).[1]Việc bành trướng của H. erectus khỏi châu Phi được tiếp nối bởi Homo antecessor vào châu Âu khoảng 800 Ka BP, sau đó là Homo heidelbergensis khoảng 600 Ka BP, tại đây có thể họ đã tiến hóa thành người Neanderthal.[2]
Người hiện đại, Homo sapiens, tiến hóa tại châu Phi cho tới 200 Ka BP và tiến vào Cận Đông khoảng 125 Ka BP.[3]Từ Cận Đông, những người này mở rộng về phía đông tới Nam Á vào khoảng 50 Ka BP, và tiếp tục tới Úc khoảng 40 Ka BP,[4] khi lần đầu tiên H. sapiens đặt chân đến các vùng đất H. erectus chưa bao giờ đến. H. sapiens tới châu Âukhoảng 40 Ka BP, và cuối cùng thay thế người Neanderthal. Họ tới Đông Á vào khoảng 30 Ka BP.
Thời điểm bắt đầu của cuộc di cư tới Bắc Mỹ vẫn chưa thống nhất; nó có thể vào khoảng 30 Ka BP, hay sau đó, khoảng 14 Ka BP. Cuộc di cư tới các đảo thuộc Polynesia ở Thái Bình Dương bắt đầu vào khoảng năm 1300 TCN và kết thúc vào khoảng năm 900 sau CN. Tổ tiên của người Polynesia được cho là rời Đài Loan vào khoảng 5,2 Ka BP.

Người tiền sử (trước Homo sapiens)

Những thành viên đầu tiên thuộc chi Người, như Homo ergasterHomo erectus và Homo heidelbergensis, di cư khỏi châu Phi trong suốt thế Pleistocen sớm, có lẽ là do kết quả của Chiếc Bơm Sahara, khoảng 1,9 Ma BP, tỏa đi hầu hết Cựu Thế giới và tiến xa nhất tới Đông Nam Á. Thời điểm bắt đầu cuộc di cư khỏi châu Phi trùng với sự xuất hiện của Homo ergaster trong các mẫu hóa thạch, con người lần đầu tiên đi đứng bằng hai chân, khoảng 0,5 Ma sau sự xuất hiện của chi Người và các công cụ đầu tiên của Thời đại đồ đá cũ. Các địa điểm chính của cuộc di cư sớm khỏi châu Phi là Riwat tại Pakistan: 1,9 Ma BP, Ubeidiya tại Levant: 1,5 Ma BP, và Dmanisi tại Kavkaz: 1,7 Ma BP.
Homo di cư đến Trung Quốc vào khoảng 1 Ma BP,[5] sớm nhất là 1,66 Ma BP theo các công cụ đồ đá tìm thấy tại lòng chảo Nihewan.[6] Còn các công cụ đồ đá tìm thấy tại Xiaochangliang có niên đại khoảng 1,36 Ma.[7] Các địa điểm khảo sát nhân chủng học tại Xihoudu (西侯渡), tỉnh Sơn Tây cho thấy những bằng chứng sớm nhất của việc sử dụng lửa của người đứng thẳng, có niên đại vào khoảng 1,27 Ma.[5]
Đông Nam Á (Java) được di cư đến vào khoảng 1,7 Ma BP (Meganthropus). Tây Âu được di cư đến lần đầu tiên vào khoảng 1,2 Ma BP (Atapuerca).[8]
Bruce Bower[cần dẫn nguồn] cho rằng người đứng thẳng có thể đã biết đóng bè vượt biển, một lý thuyết vấp phải nhiều phản đối.[9]

Các cuộc di cư của Homo sapiens sapiens

Homo sapiens sapiens được cho là đã xuất hiện tại Đông Phi vào khoảng từ 200 đến 100 Ka BP. Homo sapiens idaltu, được tìm thấy tạiTrung Awash, Ethiopia, sống vào khoảng 160 Ka BP[10], là chủng người hiện đại cổ xưa nhất được biết đến.
Từ đó họ mở rộng ra khắp thế giới. Một cuộc di cư khỏi châu Phi qua Bán đảo Ả Rập khoảng 60 Ka BP đưa người hiện đại tới lục địa Á-Âu, một nhóm nhanh chóng định cư tại vùng duyên hải quanh Ấn Độ Dương còn một nhóm di cư về phía bắc tới các dãy núi vùng Trung Á.[11]
Các tuyến di cư là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận và nghiên cứu. Công nghệ gen đã cung cấp một cách tiếp cận tới vấn đề này.

Hành trình di cư của nhân loại không thể tin được

The Incredible Human Journey là một tài liệu khoa học tài liệu năm tập và cuốn sách kèm theo, được viết và trình bày bởi Alice Roberts. Nó lần đầu tiên được phát sóng trên truyền hình BBC vào tháng Năm và tháng 6 năm 2009 tại Anh. Nó giải thích một bằng chứng cho lý thuyết về sự di cư của con người sớm ra khỏi châu Phi và sau đó trên toàn thế giới, hỗ trợ thuyết Out of Africa. Lý thuyết này cho rằng tất cả con người hiện đại có nguồn gốc từ người Homo sapiens châu Phi hiện đại về mặt giải phẫu hơn là từ ngườiHomo neanderthalensis Trung Đông cổ hơn, người Homo neanderthalensis châu Âu cổ hơn hoặc là từ người Homo pekinensis Trung Quốc bản địa. Và người Homo sapienschâu Phi hiện đại không giao phối với loài khác của chi Homo. Mỗi tập phim liên quan đến một lục địa khác nhau, và hàng loạt các tính năng cảnh quay về vị trí trong mỗi châu lục đặc trưng. Tập đầu tiên phát sóng trên BBC Two vào ngày Chủ nhật 10 tháng 5 năm 2009.
Ra khỏi châu Phi:Trong tập đầu tiên, Roberts giới thiệu ý tưởng rằng phân tích di truyền cho thấy rằng tất cả con người hiện đại có nguồn gốc từ châu Phi. Cô đến thăm di chỉ Omo ở Ethiopia, đó là nơi phát hiện mẫu vật con người hiện đại sớm nhất.
Châu Á: Trong tập thứ hai, Roberts đi đến Siberia và thăm một cộng đồng dân bản địa bị cô lập, người Evenki vẫn còn sinh sống nhờ vào săn bắn tuần lộc. So sánh cách sống của họ nơi lạnh giá khắc nghiệt, khác biệt với châu Phi ấm áp, cô tự hỏi làm thế nào người châu Phi cổ đại có thể thích nghi được với khí hậu Bắc Á rất băng giá và tại sao người châu Á trông rất khác với người châu Phi.
Sau đó, Roberts khám phá có một luận thuyết thay thế cho luận thuyết "Ra khỏi châu Phi". Đó là giả thuyết "Nguồn gốc đa vùng của người hiện đại" đã đạt được sự hỗ trợ từ một vài nhóm nhà khoa học ở Trung Quốc. Theo lý thuyết này, người Trung Quốc có nguồn gốc từ người Homo erectus bản địa chứ không phải từ Homo sapiens châu Phi như sự tiến hóa của các dân tộc khác. Roberts đã đến thăm hang động Zhoukoudian (Chu Khẩu Điếm), nơi đã phát hiện Người vượn Bắc Kinh, thuộc loài Homo erectus được cho là tổ tiên của người Trung Quốc. Người Trung Quốc tin tưởng mãnh liệt rằng họ có nguồn gốc khác với các dân tộc khác. Roberts thấy rằng những đặc tính vật lý của người Trung Quốc hiện đại và trong hộp sọ hóa thạch, như xương gò má rộng, hình dạng hộp sọ và những răng cửa hình xẻng là các đặc điểm không có trong hầu như tất cả mọi người khác. Có lẽ do điều kiện địa lý. Bà cũng thấy rằng các công cụ bằng đá được tìm thấy ở Trung Quốc có vẻ nguyên thủy hơn so với các nơi khác, và suy luận rằng chúng đã được sản xuất chỉ từ Homo erectus bản địa. Tuy nhiên, bà cho rằng các bằng chứng từ sọ chỉ để tham khảo. Bà phỏng vấn một nhà khảo cổ học Mỹ, người trình bày giả thuyết rằng người Trung Quốc cổ đại sử dụng tre thay cho đá, để giải thích sự vắng mặt của công cụ bằng đá tinh vi, mặc dù chưa có bằng chứng khảo cổ học hỗ trợ cho giả thuyết này. Cuối cùng, Roberts phỏng vấn nhà di truyền học Trung Quốc Jin Li (Lý Tiến), người điều hành một nghiên cứu lấy mẫu ADN hơn 12.000 cá thể sống rải rác khắp Trung Quốc từ 160 nhóm dân tộc. Nghiên cứu ban đầu đưa ra giả thuyết rằng người Trung Quốc hiện đại tiến hóa từ người Homo erectus bản địa ở Trung Quốc nhưng thực tế kết luận rằng người dân Trung Quốc đã không tiến hóa như vậy mà cũng di chuyển từ châu Phi đến như phần còn lại của dân cư thế giới.

Bên trong châu Phi

Tổ tiên chung gần nhất của toàn bộ loài người theo hướng mẹ, gọi là bà Eve ti thể, có lẽ sống vào khoảng 120-150 Ka BP,[12] vào thời kỳ Homo sapiens idaltu, có thể ở Đông Phi.[13]
Một nghiên cứu quy mô về đa dạng gen châu Phi dẫn đầu bởi Tiến sỹ Sarah Tishkoff chỉ ra người San có sự đa dạng gen lớn nhất trong số 113 mẫu nghiên cứu, cho thấy họ có thể là một trong 14 "nhóm dân số cổ đại." Nghiên cứu cũng chỉ ra quê hương của loài người hiện đại nằm ở Tây Nam châu Phi, gần ranh giới biển giữa Namibia và Angola.[14]
Khoảng 100 - 80 Ka BP, ba nhánh chính của Homo sapiens tách ra. Nhóm mang chi ty thể L0 (mtDNA) / A (Y-DNA) tiến xuống Nam Phi (tổ tiên của những người Khoisan(Capoid)), Nhóm mang chi L1 (mtDNA) / B (Y-DNA) định cư ở Trung và Tây Phi (tổ tiên của người người Pygmy tây), còn nhóm mang chi L2L3, cùng các mtDNA khác ở lại Đông Phi (tổ tiên của những người nói tiếng Niger-Congo và Nilo-Sahara). (xem L-mtDNA)

Di cư khỏi châu Phi

Theo thuyết nguồn gốc châu Phi của loài người, một nhóm nhỏ mang chi mtDNA L3 sống ở Đông Phi đã di cư theo hướng đông bắc, có lẽ là để tìm kiếm thức ăn hay tránh các điều kiện sống khắc nghiệt, vượt Biển Đỏ vào khoảng 70 Ka BP, và bắt đầu tiến trình xâm chiếm phần còn lại của thế giới. Theo một số tác giả, dựa trên thực tế rằng chỉ những hậu duệ của nhóm mang chi mtDNA L3 sống ở bên ngoài châu Phi, chỉ có một nhóm người rời châu Phi trong một cuộc di cư đơn lẻ tới một địa điểm định cư trên bán đảo Ả-rập.[15] Từ điểm định cư đó, một số học giả nói tới khả năng có một vài làn sóng mở rộng theo thời gian. Ví dụ, Wells cho rằng một số người di cư sớm đã đi dọc bờ biển phía nam châu Á, vượt khoảng 250 km [155 dặm] đường biển (có lẽ trên những chiếc thuyền hay bè đơn giản[16]), và tiến vào Úc khoảng 50 Ka BP.Thổ dân Úc (Aborigine), theo Wells, là hậu duệ của làn sóng di cư đầu tiên ra khỏi châu Phi.[17]
Khoảng 50 Ka BP thế giới bước vào thời kỳ băng hà cuối cùng, nước bị đóng băng, vì thế mực nước biển thấp hơn nhiều. Ngày nay tại Cổng Grief, Biển Đỏ rộng khoảng 12 dặm (20 km) nhưng 50 Ka BP nó hẹp hơn nhiều, còn mực nước thấp hơn khoảng 70m. Mặc dù nó chưa bao giờ được nối liền, có thể có những hòn đảo ở giữa để có thể đến được bằng bè đơn giản. Các di chỉ sinh hoạt tuổi 125 Ka cho thấy bữa ăn của người tiền sử tại Eritrea bao gồm đồ hải sản bắt ở ven biển. Đây có thể coi là bằng chứng cho thấy loài người đã vượt Biển Đỏ trong quá trình tìm kiếm nguồn thức ăn ở các bờ biển mới.

Nam Á và Úc

Một số bằng chứng về gen chỉ ra có 2 luồng di cư ra khỏi châu Phi. Tuy nhiên các nghiên cứu khác cho rằng thực tế chỉ một luồng di cư diễn ra, tiếp theo là việc tách ra đi lên phía bắc của một nhóm nhỏ. Tại Tây Á, những người tiến về phía nam (chọn tuyến đường phía nam) mở rộng từ thế hệ này đến thế hệ khác quanh bờ biển Ả-rập và Ba Tư cho đến khi họ tới Ấn Độ. Một trong các nhóm đi về phía bắc (người Đông Á thuộc nhóm thứ hai này) tiến sâu vào lục địa[18] đến châu Âu, và cuối cùng thay thế người Neanderthal. Họ cũng đã tiến vào Ấn Độ từ Trung Á. Nhóm đầu tiên đi dọc bờ biển phía nam châu Á, tới Úc vào khoảng giữa 55 và 30 Ka BP,[4] theo hầu hết các tính toán là từ 46 đến 41 Ka BP.
Trong suốt thời kỳ đó, mực nước biển thấp hơn rất nhiều và phần lớn vòng đảo Đông Nam Á là một vùng đất lớn gọi là thềm Sunda. Những người di cư có thể đã tiếp tục đi theo đường bờ biển đông nam cho đến khi tới eo biển giữa Sunda và Sahul, lục địa rộng lớn tạo nên Úc và New Guinea ngày nay. Tại đó, khu vực rộng nhất là ở đường Weber, rộng khoảng 90 km,[19] điều này cho thấy những người di cư đã có các kỹ năng đi biển. Những người cổ như Người đứng thẳng không thể tới được Úc, mặc dù họ đã băng qua eo Lombok và tới được Flores.
Nếu các niên đại là chính xác, Úc có thể được định cư khoảng 10 Ka trước châu Âu. Điều này là có khả năng vì loài người có xu hướng tránh các vùng lạnh phía bắc và thích các vùng nhiệt đới ấm áp giúp họ dễ thích nghi giống như ở châu Phi quê hương. Một bằng chứng nữa cho việc con người xâm chiếm Úc châu là vào khoảng 46 Ka BP, tất cả động vật khổng lồ châu Úc nặng hơn 100 kg đã tuyệt chủng. Tim Flannery và những người khác cho rằng người di cư là nguyên nhân của sự tuyệt chủng này.[20] Rất nhiều động vật đã quen với việc sống không bị săn đuổi và dễ dàng bị tấn công (điều cũng xảy ra sau này ở châu Mỹ).
Trong khi một số tiến vào Úc, số khác tiếp tục tiến về phía đông dọc theo bờ biển Sunda, rồi ngược lên đông bắc vào Trung Quốc và cuối cùng là Nhật Bản, hình thành nên một dải định cư dọc theo bờ biển. Dải định cư bờ biển này để lại dấu vết trong các mtDNA thừa kế từ nhóm M, và trong nhóm C nhiễm sắc thể Y. Sau đó, có thể họ đã tiến sâu vào đất liền và tiếp xúc với những giống người cổ như H. erectus. Các nghiên cứu vềgen hiện tại cũng chỉ ra rằng Úc và New Guinea được định cư bởi một nhóm đơn lẻ đến từ châu Á chứ không phải bởi nhiều làn sóng. Chiếc cầu đất liền kết nối New Guinea và Úc bị chìm vào khoảng 8 Ka BP, ngăn cách dân cư giữa 2 vùng đất.[21][22]
Một nghiên cứu gần đây cho thấy người ở phía nam Trung Quốc và Đông Nam Á có chung 1% số gen vớingười Denisova, một giống người đã tuyệt chủng. Điều đó có nghĩa người Denisova từng giao phối với tổ tiên của người hiện đại tại châu Á.[23]

Châu Âu

Châu Âu được cho là được định cư bởi những người di cư đến từ ranh giới phía tây bắc của Trung Á và Trung Đông. Khi những người hiện đại đầu tiên đến châu Âu, những người Neanderthal đã định cư ở đó. Có tranh luận về thuyết hòa huyết giữa người hiện đại và người Neanderthal, và hầu hết bằng chứng cho thấy điều này có xảy ra nhưng chỉ ở mức độ nhỏ. Những cư dân người hiện đại và người Neanderthal cùng chung sống trong nhiều khu vực như ở bán đảo Iberia hay ở Trung Đông, và việc hòa huyết đó có thể đã bổ sung nguồn gen Neanderthal vào người hiện đại Thời đại đồ đá cũ.
Một khác biệt quan trọng giữa châu Âu với phần còn lại của thế giới là vĩ độ bắc. Các bằng chứng nhân chủng học gợi ý rằng, người Neanderthal hoặc Cro-Magnon, đã tới vùng cực bắc nước Nga khoảng 40 Ka BP.[24]
Khoảng 22 Ka BP, 10 Ka sau sự tuyệt chủng của người Neanderthalthời kỳ băng hà cuối cùng đã khiến các dư dân vùng bắc bán cầu di cư tới một số địa điểm trú ẩn cho đến cuối thời kỳ này. Những cư dân này, dù sống cùng người Neanderthal hay không, được cho là đã tồn tại trong những địa điểm trú ẩn này suốt thời kỳ băng hà cuối cùng và sau đó lan tỏa ra toàn bộ châu Âu, nơi những cư dân cổ ở đây được cho là con cháu họ. Một quan điểm khác là cư dân châu Âu hiện đại là hậu duệ của di dân thời kỳ đồ đá mới ở Trung Đông. Tranh luận xung quanh nguồn gốc người châu Âu nhìn chung là cuộc tranh luận giữa phát tán văn hóa với phát tán nhân chủng. Các bằng chứng nhân chủng vàgen ủng hộ mạnh mẽ thuyết phát tán nhân chủng, cho rằng họ là hậu duệ của một nhóm cư dân phát tán từ Trung Đông trong suốt 12 Ka sau đó. Tuy nhiên, một khái niệm vềgen gọi là Thời Gian tới Tổ Tiên Chung Gần Nhất, hay TMRCA thường được sử dụng để ủng hộ thuyết phát tán văn hóa thay vì phát tán nhân chủng.[25]

Cuộc di cư của người Cro-Magnons vào châu Âu

Người Cro-Magnon được cho là người hiện đại đầu tiên ở châu Âu. Họ tiến vào lục địa Âu-Á từ Bán đảo Ả Rập khoảng 60 Ka BP, với một nhóm nhanh chóng định cư quanh vùng duyên hải Ấn Độ Dương và một nhóm di cư lên phía bắc tới các dãy núi vùng Trung Á.[11]
Một chuỗi ADN ty thể từ hai người Cro-Magnon tại hang Paglicci, Italy, có niên đại từ 23 Ka đến 24 Ka (Paglicci 52 and 12), đã xác định mtDNA là Nhóm N, mẫu điển hình thuộc nhóm sau,[26] nhóm đi sâu vào lục địa và là tổ tiên của những người Đông và Bắc Á (người "Mông Cổ"), Kavkaz, một bộ phận lớn của cư dân Trung Đông và Bắc Phi. Cuộc di cư từ khu vực Biển Đen vào châu Âu bắt đầu khoảng 45 Ka BP, có lẽ dọc theo hành lang sông Danube. Khoảng 20 Ka BP, toàn bộ châu Âu đã được định cư. Xác người cổ đầu tiên được bảo quản hoàn hảo là người băng Ötzi, từ 5 Ka BP, thuộc K1 mtDNA.
Sự di cư của người hiện đại vào châu Âu, dựa trên mô phỏng của Currat & Excoffier (2004)[27]
Cho tới 37,5 Ka BP
Cho tới 35 Ka BP
Cho tới 32,5 Ka BP
Cho tới 30 Ka BP

Cạnh tranh với người Neanderthal

Việc mở rộng được cho là bắt đầu từ 45 Ka BP và có lẽ mất khoảng 15 Ka để lan tỏa khắp châu Âu.[18][28]
Trong suốt thời gian này người Neanderthal dần dần bị thay thế. Vì phải mất một thời gian dài để chiếm toàn bộ châu Âu, có lẽ người hiện đại và người Neanderthal đã liên tục tranh giành lãnh thổ. Người Neanderthal có thân hình to lớn và chắc chắn hơn nên có lẽ mạnh mẽ hơn người hiện đại Homo sapiens. Do đã sống ở châu Âu 200 Ka họ cũng thích ứng tốt hơn với thời tiết lạnh. Tuy nhiên người hiện đại, gọi là người Cro-Magnon, với kỹ thuật và ngôn ngữ tốt hơn cuối cùng đã thay thế toàn bộ người Neanderthal, nơi cuối cùng họ sống là trên bán đảo Iberia. Sau khoảng 30 Ka BP, các di chỉ hóa thạch của người Neanderthal biến mất, cho thấy họ đã bị tuyệt chủng. Những cư dân cuối cùng đã sống quanh hệ thống hang động trên bờ biển hướng về phía nam eo Gibraltar, từ 30 đến 24 Ka BP.[a]
Những người theo thuyết nguồn gốc đa vùng của người hiện đại tin rằng người châu Âu là hậu duệ của người Neanderthal chứ không phải là những người Homo sapiens di cư. Số khác cho rằng người Neanderthal đã hòa huyết với người hiện đại. Vào năm 1997 các nhà nghiên cứu đã tách ADN ty thể từ một xác người Neanderthal 40 Ka tuổi. Khi so sánh với ADN người hiện đại, các chuỗi có sự khác nhau rõ rệt, chỉ ra rằng theo ADN ty thể, người châu Âu hiện đại không phải là hậu duệ của người Neanderthal, và cũng không có sự hòa huyết.[29] Một số nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu autosomal ADN để tìm kiếm sự hòa huyết với người Neanderthal.[30] Một số allele của một số gen autosomalnhư allele H2 của gen MAPT đã được chú ý, vì chúng chỉ có ở người châu Âu. Nhưng từ sự vắng mặt autosomal ADN trong người Neanderthal, các nhà khoa học kết luận rằng điều này chỉ là giả thuyết.[31]
Một số nhà nhân chủng học nghi ngờ rằng người Neanderthal và người Homo sapiens không thể lai tạo được với nhau. Vì người Neanderthal và người châu Âu đã chia sẽ cùng một không gian định cư trong suốt 20 Ka, nhưng không có một hóa thạch xương nào được tìm thấy có các tính chất lai giữa hai loài.[32]
Ngày nay (cho tới năm 2010), các bằng chứng về gen cho thấy việc hòa huyết (của người Neanderthal) với người Homo sapiens sapiens (người hiện đại) đã diễn ra từ khoảng 80 đến 50 Ka BP tại Trung Đông, kết quả là người châu Phi hạ Sahara không có ADN Neanderthal còn người Kavkaz và châu Á có từ 1% đến 4% ADN Neanderthal.[33]

Trung và Bắc Á

Các nhóm ty thể AB và G hình thành từ 50 Ka BP, và những người thuộc nhóm này lần lượt tiến vào SiberiaTriều Tiên và Nhật Bản khoảng 35 Ka BP. Một số bộ phận nhóm cư dân này cũng di cư tới Bắc Mỹ.

Châu Mỹ

Việc những người Paleo-Indian di cư tới và xâm chiếm châu Mỹ, bao gồm các mốc thời gian chính xác cũng như các tuyến đường, đang là chủ đề của các cuộc nghiên cứu và thảo luận.[35] Theo lý thuyết truyền thống thì những người di cư tới cầu qua eo Bering nối đông Siberia và Alaska ngày nay vào khoảng 40 - 17 Ka BP,[36] khi mức nước biển thấp hơn nhiều do thời kỳ băng hà cuối cùng.[35][37] Những người này được cho là đã theo chân những đàn thú khổng lồ Thế pleistocene dọc theo hành lang đất liền nối giữa các tảng băng Laurentide và |Cordilleran.[38] Một tuyến khác là, bằng đường bộ hay sử dụng thuyền nguyên thủy, họ đã di cư xuống bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương tới Nam Mỹ xuống tận Chile.[39] Bằng chứng của tuyến thứ hai là do nước biển đã dâng hàng trăm mét theo sau kỷ băng hà.[40]
Các nhà nhân chủng học cho rằng những người di cư Paleo-Indian rời khỏi Beringia (đông Alaska), khoảng từ 40 đến 16,5 Ka BP.[41][42][43] Khoảng thời gian này là nguồn gốc của nhiều cuộc tranh luận và kéo dài nhiều năm. Một số ít kết luận được đồng tình là nguồn gốc từ Trung Á, cùng sự di cư mở rộng ra châu Mỹ suốt khoảng thời gian kết thúc thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng 16 - 13 Ka BP.[36][44]
  1. ^ Có giả thuyết đưa ra là virus cúm mà người hiện đại mang theo đã gây ra bệnh cho người Neanderthal, và vì khí hậu lạnh nên họ không chống đỡ được. Hiện tượng giống như khi người châu Âu xâm nhập châu Mỹ đã gây ra bệnh cúm cho thổ dân Nam Mỹ sau này


Hộp sọ 28.000 năm tuổi của người hiện đại Homo sapien tìm thấy ở Dordogne, Pháp tại viện bảo tàng ở Paris, Pháp, ngày 14/10/2015.
Hộp sọ 28.000 năm tuổi của người hiện đại Homo sapien tìm thấy ở Dordogne, Pháp tại viện bảo tàng ở Paris, Pháp, ngày 14/10/2015.
47 chiếc răng người được khai quật tại một hang động ở miền nam Trung Quốc cho thấy loài người chúng ta có thể đã tới Trung Quốc cách nay 80.000 đến 120.000 năm trước, sớm hơn nhiều so với những kết luận của các học thuyết được nhiều người tin tưởng.Bản đồ các dòng di cư sớm thời tiền sử theo ADN ty thể. Các con số thể hiện là Ka BP. (underdiscussion)
Cuộc nghiên cứu mà kết quả được đăng tải hôm thứ tư trên tạp chí khoa học Nature cho thấy những chiếc răng tại động Phúc Nham ở tỉnh Hồ Nam chứng tỏ người hiện đại đã có mặt ở miền nam Trung Quốc sớm hơn ở Địa Trung Hải hoặc Châu Âu từ 30.000 đến 70.000 năm.
Bà Maria Martinon-Torres, một nhà nghiên cứu của trường University College London và là đồng tác giả của cuộc khảo cứu, cho biết giới khoa học lâu nay vẫn tin là người hiện đại rời Phi Châu cách nay chỉ 50.000 năm, nhưng cuộc khảo cứu này cho thấy sự di chuyển đó xảy ra sớm hơn nhiều.
Hiện chưa rõ tại sao người hiện đại tới Đông Á sớm hơn nhiều như vậy trước khi tới Châu Âu. Bà Martinon-Torres cho rằng loài người hiện đại có thể đã không thể chiếm được một chỗ đứng ở Châu Âu cho tới khi người Neanderthals ở đó sắp bị tuyệt chủng.

Thời tiết ở Châu Âu thời Băng giá có lẽ cũng dựng lên một chướng ngại đối với những người đã thích nghi với thời tiết ở Phi Châu.