Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Gia đình TQ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, 6 người con đều tốt nghiệp những trường danh giá bậc nhất

Cả 6 người con của gia đình này đều học trong khối Ivy League danh giá, 4 người trong số đó tốt nghiệp Đại học Harvard.

Gia đình của ông Triệu Tích Thành được biết đến như là “gia đình Trung Quốc đầu tiên ở Mỹ”. Ông có 6 cô con gái, tất cả đều tốt nghiệp từ những trường đại học trong khối Ivy League danh giá bậc nhất ở xứ sở cờ hoa. Trong số những người con của ông, cô con gái lớn Triệu Tiểu Lan là người châu Á gốc Trung Quốc đầu tiên vào Nội các Mỹ (cơ quan tối cao ngành hành pháp của Chính phủ Mỹ), và là Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Mỹ.
Được biết, ông Triệu sinh ra trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, nhưng không vì hoàn cảnh khốn khó mà ông để cho những đứa con của mình thất học. Ông có những bí quyết dạy con rất độc đáo, biến chúng trở thành những người tài năng xuất sắc trong lĩnh vực của mình. Những bài học giáo dục con cái của ông được rất nhiều bậc cha mẹ hưởng ứng và học hỏi theo.
Gia đình TQ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, 6 người con đều tốt nghiệp những trường danh giá bậc nhất - 1
Gia đình được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ
Ông Triệu Tích Thành sinh năm 1928 tại Gia Định, Thượng Hải. Mặc dù cha của ông là hiệu trưởng của một trường tiểu học trong thị trấn nhưng gia đình ông không thuộc diện khá giả gì. Thế nhưng, cha của ông là người rất coi trọng giáo dục. Mặc dù vào những năm 1937, Thượng Hải rơi vào tình thế khó khăn nhưng cha ông nhất định không để con trai của mình thất học. Sau đó, ông đậu vào trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của giáo dục đã được cha ông truyền lại, ông tiếp tục kế thừa dạy dỗ lại con cái mình.
Gia đình TQ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, 6 người con đều tốt nghiệp những trường danh giá bậc nhất - 2

Trong thời gian học đại học, ông Triệu đã gặp người phụ nữ xinh đẹp và tốt bụng là bà Châu Mộc Lan. Khi ông đến Đài Loan và mất liên lạc với người thân lẫn bạn gái. Nhưng lúc này ông hiểu rằng dù bố mẹ mình không đến Đài Loan, bạn gái của ông vẫn sẽ đến. Với niềm tin như vậy, cả 2 cuối cùng đã gặp được nhau và nên duyên vợ chồng. Trong sự nghiệp, bà Châu luôn là người ủng hộ mạnh mẽ giấc mơ Mỹ của chồng. Bà không ngại hy sinh mọi thứ, trở thành một người toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, không phàn nàn mà nguyện trở thành người phụ nữ đứng sau chồng.
Gia đình TQ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, 6 người con đều tốt nghiệp những trường danh giá bậc nhất - 3
Ở tuổi 30, ông Triệu đã giành vị trí cao nhất trong kỳ thi Đặc nhiệm Đội trưởng Đài Loan và trở thành ứng cử viên trẻ nhất có thành tích tốt nhất trong lịch sử. Với mục tiêu duy nhất là đến được Mỹ, ông đã một mình đến New York học tập, ông làm cùng lúc 3 việc khác nhau nhưng vẫn không quên tập trung vào việc học.
Mặc dù cuộc sống ở Mỹ ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng cả gia đình đã cùng nhau học tiếng Anh và hòa nhập vào cuộc sống địa phương nhanh chóng. Sau 8 năm, ông Triệu bắt đầu kinh doanh riêng và đạt được những thành công nhất định. Vợ của ông trước kia không được học hành đến nơi đến chốn, nay mọi thứ đã ổn định nên bà quyết định học lên thạc sĩ, lúc đó ông Triệu đã 51 tuổi. Chính sự ham học hỏi của bố mẹ mà con cái của 2 người lúc nào cũng cảm thấy tự hào và noi gương theo.
Những yếu tố quyết định sự thành công trong việc giáo dục con cái
2 vợ chồng ông Triệu luôn tạo ra những cơ hội cho con cái phát huy được thế mạnh của bản thân. Nếu như không đến Mỹ, con gái lớn của 2 người sẽ không có cơ hội vào Nội các Mỹ. Và nếu như 2 vợ chồng không dẫn dắt, định hướng, giáo dục nghiêm khắc thì con cái khó có thể tạo tính kỷ luật, tự giác, nghiêm túc, tinh thần chịu khó, không sợ khó khăn. Những bài học giáo dục mà chúng ta có thể học hỏi từ gia đình ông Triệu là:
Gia đình TQ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, 6 người con đều tốt nghiệp những trường danh giá bậc nhất - 4
1. 2 vợ chồng làm tấm gương sáng cho con cái noi theo. Vợ chồng chăm chỉ học tập, làm việc, hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra bầu không khí ấm áp, môi trường sống tốt cho con cái. Trẻ em lớn lên trong tình yêu của gia đình sẽ mang lại ảnh hưởng tốt trong việc học tập, đạt được thành tích nổi bật.
2. Làm nổi bật những phẩm chất tốt của bản thân, từ đó dần dần ảnh hưởng đến suy nghĩ của con cái, khiến chúng có thêm động lực cố gắng phấn đầu được như bố mẹ mình.
3. Bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất để con cái học tập và phát triển, giúp chúng định hướng tương lai một cách rõ ràng.
4. Giáo dục tốt là món quà tốt nhất cho trẻ em.
Tóm lại quan trọng nhất là bố mẹ cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất, thúc đẩy con cái cố gắng, tự bản thân nỗ lực không ngừng. Việc khơi dậy sự thích thú, niềm vui trong học tập, sự ngưỡng mộ đối với bố mẹ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với việc thúc ép trẻ em học tập.


Từng là học sinh cá biệt, 7 năm "lột xác" trở thành doanh nhân, thạc sĩ ĐH danh tiếng nhất nước Mỹ

Chàng trai này đúng chuẩn "con nhà người ta", tài và sắc đều không thể chê vào đâu được, nhưng ít ai biết được trong quá khứ, anh từng là học sinh cá biệt.

Trong cuộc sống, chúng ta có lẽ đã nghe nhiều câu chuyện về những đứa trẻ học giỏi, vượt lên số phận. Những người như vậy thường là tấm gương sáng mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng muốn con cái mình noi theo. Có một chàng trai như vậy, vượt lên số phận, quyết tâm làm lại cuộc đời mình, khiến cho bao người phải ngưỡng mộ. Chàng trai này tên là Lý Tháp Nguyên.
Lý Tháp Nguyên sinh năm 1991, tại một thị trấn nhỏ ở miền Nam Trung Quốc. Năm 18 tuổi, anh được nhận vào Đại học Yale danh giá. Vào thời điểm ấy, anh là sinh viên năm nhất đầu tiên ở Phúc Kiến, Trung Quốc bước chân vào ngôi trường hàng đầu thế giới này. Ở tuổi 23, anh được Diễn đàn kinh tế thế giới bầu chọn là "Thanh niên xuất sắc". Sau khi tốt nghiệp ĐH Yale, anh vào công ty Goldman Sachs và trở thành một nhà phân tích. Sau đó, để theo đuổi nước mơ của mình, anh đã rời công ty và tạo ra một ứng dụng du lịch và trở thành giám đốc điều hành ở tuổi 24. Việc học của anh không dừng lại đó, năm 25 tuổi, anh quyết định học thạc sĩ kinh doanh tại trường Đại học Harvard.
Từng là học sinh cá biệt, 7 năm "lột xác" trở thành doanh nhân, thạc sĩ ĐH danh tiếng nhất nước Mỹ - 1
Ngoài thành tích trong học tập, anh còn là một doanh nhân và tác giả khi cho ra mắt cuốn sách truyền cảm hứng có tên là "Tốt hơn hết là vượt qua". Anh còn được Forbes Trung Quốc bầu chọn là 1 trong 30 người trẻ có tầm ảnh hưởng năm 2019.
Tuổi thơ từng là một học sinh cá biệt
Ít ai biết được Lý Tháp Nguyên từng là một cậu bé rất bình thường, thành tích học tập kém, nổi loạn, thành phần cá biệt trong lớp. Thế nên đối với những ngôi trường nổi tiếng như Yale hay Harvard, anh chỉ có thể đứng nhìn từ rất xa.
Anh sinh ra trong một gia đình có cha mẹ li dị, mẹ anh là giáo viên tiếng Anh tại trường Đại học Sơn Đông, sau đó chuyển đến Hạ Môn làm trong ngành truyền thông. Có thể nói rằng quá trình anh đạt được thành công như bây giờ có công rất lớn từ người mẹ của mình. Anh và mẹ không đơn thuần chỉ là mối quan hệ mẹ con với nhau, mà giữa họ giống như người bạn. Do đó, anh có thể chia sẻ thoải mái với mẹ mình về những dự định của bản thân.
Từng là học sinh cá biệt, 7 năm "lột xác" trở thành doanh nhân, thạc sĩ ĐH danh tiếng nhất nước Mỹ - 2
Ngay từ khi học tiểu học, suốt 6 năm, mẹ của anh không cho con trai mình học thêm bất kỳ môn nào. Bà luôn tâm niệm rằng đừng bao giờ tạo gánh nặng học hành lên một đứa trẻ. Sau khi vào cấp 3, anh bắt đầu tích cực tham gia các hoạt động xã hội và bố mẹ cũng không can thiệp quá nhiều vào chuyện học hành của anh.
Trong một cuộc phỏng vấn, anh từng chia sẻ rằng rằng lúc nhỏ từng xem tin tức về cuộc sống của sinh viên đang theo học tại ĐH Yale. Lúc đó, anh cảm thấy rất sốc và quyết tâm thay đổi việc học của mình. Trong đầu anh luôn suy nghĩ : "Tại sao người khác có thể làm được mà mình thì không thể?".
Quyết tâm thay đổi cuộc đời của mình
Với câu hỏi này, Lý Tháp Nguyên bắt đầu đặt mục tiêu đậu vào trường Yale và nghiêm túc học hành chăm chỉ. Thế nhưng, con đường học tập không phải dễ dàng, anh cảm thấy mình càng học càng đuối sức và càng đi xa khỏi mục tiêu.
Từng là học sinh cá biệt, 7 năm "lột xác" trở thành doanh nhân, thạc sĩ ĐH danh tiếng nhất nước Mỹ - 3
Lúc này, việc học trên trường và ý định tham dự kỳ tuyển sinh đại học trong nước khiến anh cảm thấy quá tải. Anh quyết định từ bỏ và dồn toàn lực vào mục tiêu ĐH Yale. Trước tiên, anh xác định là phải vượt qua kỳ thi TOEFE và SAT. Anh nhớ lại vào thời gian đó, anh học mọi lúc mọi nơi, từ trên giường, trên bàn, thậm chí cả lúc đi tắm hay đi vệ sinh. Thế nhưng, phương pháp học tập sai khiến những kiến thức học được hôm qua đã sớm bị quên ngay sau đó.
Anh sớm nhận ra phương pháp học tập của mình không khoa học, nếu cứ tiếp tục học như thế này thì dù có chăm chỉ đến mấy cũng không thể đậu ĐH Yale. Anh nghĩ về lại những sai lầm của mình và quyết tâm tìm ra mộ cách học phù hợp nhất với bản thân, chỉ có như vậy thì anh mới có cơ hội được đặt chân tới ĐH Yale.
Không có phương pháp học tốt nhất, chỉ có phương pháp học phù hợp nhất
Sau một bản tóm tắt, Lý Tháp Nguyên nhanh chóng tìm ra cách học phù hợp với bản thân. Các phương pháp anh chọn bao gồm đọc chuyên sâu 5 phút, đọc 5W2H, ghi chú Cornell... Cuối cùng, nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ và cách học đúng đắn, anh đã đạt được 2.200 điểm trong kỳ thi SAT, TOEFL được 116/120. Ngay sau đó, anh đã nhận được thư chấp nhận từ ĐH Yale và hoàn thành giấc mơ ban đầu của mình.
Sau khi đọc được câu chuyện của Lý Tháp Nguyên, nhiều người thấy rằng không quá khó để trở nên xuất sắc trong con đường học tập. Nếu tìm ra một phương pháp học tập phù hợp với bản thân, nỗ lực, kỷ luật nghiêm túc, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể cải thiện được tình hình học tập của mình.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Chúng ta hay than phiền chênh lệch giàu nghèo quá bất công, nhưng thực tế đó lại là động lực thúc đẩy sự phát triển



Với sự phân hóa giàu nghèo, con người mới có động lực làm việc để vươn lên, lan truyền cảm hứng và tăng thu nhập cho mọi người xung quanh. Nếu không có 1% số người giàu trên thế giới, liệu mọi người còn cần cố gắng làm việc để làm gì?

    Chúng ta hay than phiền chênh lệch giàu nghèo quá bất công, nhưng thực tế đó lại là động lực thúc đẩy sự phát triển

    Vấn đề bất bình đẳng thu nhập đang trở thành vấn đề nóng trong vài năm trở lại đây tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, thu hút sự tranh luận đông đảo của các chuyên gia cũng như tổ chức quốc tế.
    Số liệu năm 2013 cho thấy khoảng 1% dân số người Mỹ kiểm soát 40% tài sản và 25% thu nhập của cả nước.
    Thậm chí những tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Tổ chức Hợp Tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều có cái nhìn bi quan về bất bình đẳng thu nhập cũng như phân chia giàu nghèo trong xã hội.
    Tuy nhiên, hiện ngày càng nhiều những ý kiến cho rằng bất bình đảng thu nhập không liên quan mấy đến tăng trưởng kinh tế, hoặc thậm chí đóng vai trò tích cực cho sự phát triển đất nước.
    Chính OECD cũng đã phải thừa nhận lại một thực tế mới mà họ đã từng sai lầm, rằng chính sự tăng trưởng bất bình đẳng xã hội là một trong các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
    Bất bình đẳng- nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo
    Bất bình đẳng thu nhập không phải hoàn toàn tiêu cực như nhiều người vẫn nghĩ. Trên thực tế, chính bất bình đẳng thu nhập là động lực thúc đẩy sáng tạo cũng như tạo nên nhiều cơ hội làm giàu cho người dân.
    Trong quá trình thương mại hóa những phát minh mới, sự bất bình đẳng thu nhập là điều hiển nhiên nhưng chính điều này sẽ thu hút thêm các nhà sáng chế, doanh nhân tìm kiếm hướng đi mới để vươn lên làm giàu.
    Hãy nhìn Steve Jobs hay Thomas Edison, những người sáng tạo ra các phát minh mới và tự đưa bản thân lên tầng lớp người giàu. Liệu bao nhiêu người trong số chúng ta muốn được như họ?
    Hiển nhiên, những tấm gương như vậy thúc đẩy mọi người sáng tạo hơn nữa và lẽ dĩ nhiên là bất bình đẳng xã hội cũng đi theo.
    Vô hình chung, những doanh nhân lớn, nhà sáng tạo vĩ đại như Jobs hay Edison đã tạo ra hàng triệu việc làm cũng như khiến hàng triệu người thoát khỏi tầng lớp nghèo hay trung lưu. Ngay cả những người bình thường nhất cũng phải thừa nhận việc ông Jobs hay Edison có thu nhập cao hơn so với người khác là điều hiển nhiên khi họ khiến nhiều người giàu lên theo.
    Sự bất công trong xã hội chả liên quan gì đến bất bình đẳng thu nhập
    Một số chuyên gia ủng hộ việc xóa bỏ bất bình đẳng thu nhập có quan điểm rằng những người giàu có là do được hưởng lợi từ sự thiếu minh bạch trong quản lý hay những lỗ hổng của nền kinh tế.
    Tuy nhiên, những tỷ phú làm giàu nhớ bán tháo tài sản hay tận dụng lỗ hổng trong luật pháp để làm giàu bất chính không thể đại diện cho vấn đề bất bình đẳng thu nhập. Chúng dính dáng đến đạo đức kinh doanh hơn là thực tế phân chia thu nhập trong xã hội.
    Việc những người ủng hộ chống độc quyền và phân chia lại tài sản, chia của người giàu cho người nghèo không hề dựa trên tính logic của kinh tế học mà chỉ thuần túy lợi dụng cảm xúc của người dân trong xã hội. Trên thực tế, nguồn vốn và tài sản sẽ chảy về nơi tạo ra hiệu suất cao nhất và những người tận dụng được lỗ hồng trong quản lý của chính phủ để làm giàu không phải do lỗi của yếu tố bất bình đẳng thu nhập mà là do cơ chế chính sách của quốc gia đó.
    Thêm nữa, chính phủ sẽ là người phân phối lại sự chênh lệch thu nhập trong xã hội thông qua các khoản thuế và hỗ trợ nên việc những người nghèo không nhận được những gì họ muốn là do cơ chế quản lý nhà nước chứ không dính dáng gì đến việc những người giàu, những người làm việc hiệu quả có thu nhập nhiều hơn.
    Bên cạnh đó, giáo sư kinh tế đoạt giải Nobel, ông Joseph Stiglitz vào năm 2011 đã cho rằng bất bình đẳng thu nhập là nguyên nhân khiến kinh phí cho giáo dục, y tế cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng giảm sút do nguồn vốn chảy nhiều vào túi người giàu.
    Mặc dù vậy, thực tế cho thấy chính những tỷ phú giàu nhất nước Mỹ như J.P Morgan, Andrew Carnegie, John D.Rockefeller... lại là những người chi nhiều tiền đầu tư nhất cho các trường học, bệnh viện tại Mỹ. Hiện con số 1% những người giàu nhất vẫn đang tiếp tục đổ tiền vào các quỹ đầu tư cho giáo dục, y tế,
    Thêm vào đó, việc chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng hay giáo dục không liên quan mấy đến phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh trong xã hội. Đây là vấn đề của chính phủ và ngân sách chứ không phải của những người giàu.
    Thậm chí, một minh chứng rất rõ ràng rằng dù phân hóa giàu nghèo tại Mỹ ngày một tăng nhưng lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ ngày một đông hơn. Báo cáo của tờ Economist năm 2010 cho thấy số lượng phong hàm giáo sư hàng năm tại Mỹ đã đạt mức 64.000 người, tăng gấp đôi so với năm 1970.
    Dù bị coi là quốc gia có sự bất bình đẳng thu nhập nhiều nhất trên thế giới nhưng Mỹ lại là nguồn lực đóng góp nhiều tri thức cũng như có hệ thống giáo dục thuộc loại tốt nhất thế giới. Nghiên cứu của Spectator cho thấy có 24/30 trường đại học tốt nhất thế giới nằm tại Mỹ.
    Không phải bất bình đẳng thu nhập, sự nghèo đói mới là vấn đề gây bức xúc dư luận
    Hãy tưởng tượng CEO của Yahoo, bà Marissa Ann Mayer với mức thu nhập 36,6 triệu USD trong 6 tháng đầu tiên tại vị ở cạnh 1 hàng xóm có thu nhập chỉ 200.000 USD mỗi năm. Trong trường hợp này, việc bà Mayer có mức thu nhập cao gấp 366 lần so với người hàng xóm không gây nên quá nhiều phẫn nộ và phản đối trong xã hội.
    Tuy nhiên, nếu người hàng xóm thu nhập 200.000 USD/năm này ở cạnh 1 người chỉ có thu nhập 546 USD/năm thì mọi chuyện lại khác. Xã hội bắt đầu lên án sự bất bình đẳng, sự bất công, bảo vệ người nghèo và kẻ yếu...
    Rõ ràng, bất bình đẳng thu nhập không phải nguyên nhân cho những chỉ trích hiện nay cũng như cho tình trạng tăng trưởng giảm tốc của kinh tế thế giới. Chính sự nghèo đói, bần cùng của một bộ phận tầng lớp trong xã hội mới là nguyên nhân dẫn đến những bất bình, chỉ trích của các chuyên gia.
    Trên thực tế, sự bất bình đẳng trong thu nhập trong nhiều trường hợp lại là yếu tố giảm thiểu tình trạng nghèo đói khi thúc đẩy mọi người làm việc, sáng tạo và làm giàu.
    Ví dụ như Trung Quốc, nước này có tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập khá thấp vào năm 1981 nhưng nền kinh tế cũng khá nghèo nàn. Mọi người không có động lực làm việc nhiều khi ai cũng thu nhập như ai.
    Đến khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa, nhiều doanh nhân có cơ hội làm giàu khiến bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Dẫu vậy, tỷ lệ nghèo đói lại giảm đi bởi chính những doanh nhân tiên phong này tạo nên nhiều việc làm cũng như là động lực để những lớp doanh nhân trẻ noi theo vươn lên làm giàu.
    Giáo sư Stiglitz cho rằng những quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập cao sẽ chậm tăng trưởng hơn so với các nước còn lại. Tuy vậy, số liệu của ngân hàng thế giới (World Bank) cho thấy không có mối liên hệ rõ ràng giữa tăng trưởng GDP và gia tăng bất bình đẳng thu nhập.
    Sơ đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập của 114 quốc gia năm 2000 và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000-2014 của các nước này. Theo đó, một số quốc gia có bất bình đẳng thu nhập cao lại tăng trưởng mạnh hơn những nước có tỷ lệ phân hóa giàu nghèo thấp.
    Rõ ràng, không có một minh chứng cụ thể nào cho thấy bất bình đẳng thu nhập gây hại cho tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, chính yếu tố này mới là động lực cho sự phát triển. Hãy nhìn sự giàu có của Thung lũng Silicon đã làm giàu cho các siêu thị quanh đó cũng như bang California như thế nào.
    Với sự phân hóa giàu nghèo, con người mới có động lực làm việc để vươn lên, lan truyền cảm hứng và tăng thu nhập cho mọi người xung quanh. Nếu không có 1% số người giàu trên thế giới, liệu mọi người còn cần cố gắng làm việc để làm gì?




















    Người nghèo rốt cuộc thiếu cái gì? Bên ngoài là thiếu tiền, thực chất bên trong thiếu 3 thứ

    Người xưa nói “tài đức không xứng với địa vị, sớm muộn cũng diệt vong”, đạo lý về tiền bạc thực ra cũng y như vậy. Người nghèo muốn trở thành người giàu, thiếu tiền chỉ là bên ngoài, bên trong thực chất thiếu ba điều quan trọng này.

    Người xưa nói “tài đức không xứng với địa vị, sớm muộn cũng diệt vong”, đạo lý về tiền bạc thực ra cũng y như vậy. Người nghèo muốn trở thành người giàu, thiếu tiền chỉ là bên ngoài, bên trong thực chất thiếu ba điều quan trọng này.

    Người nghèo rốt cuộc thiếu cái gì? Bên ngoài là thiếu tiền, thực chất bên trong thiếu 3 thứ
    So với người giàu, người nghèo rốt cuộc thiếu cái gì? Bên ngoài là thiếu tiền, nhưng thực ra không phải như vậy, bởi lẽ ngay cả khi bạn vứt một đống tiền cho người nghèo, họ cũng sẽ không biết làm sao sử dụng cho tốt số tiền này để biến mình trở thành một người giàu có thực sự, cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo. Cứ nhìn những người trúng xổ số, bỗng nhiên giàu có sau một đêm, có bao nhiêu người có được kết cục tốt đẹp sau cùng? Người xưa nói "tài đức không xứng với địa vị, sớm muộn cũng diệt vong", đạo lý về tiền bạc thực ra cũng y như vậy.
    Vì vậy, người nghèo muốn trở thành người giàu, thiếu tiền chỉ là bên ngoài, bên trong thực chất thiếu ba điều quan trọng này.
    Người nghèo rốt cuộc thiếu cái gì? Bên ngoài là thiếu tiền, thực chất bên trong thiếu 3 thứ - Ảnh 1.
    1. Thiếu mục tiêu
    Sau khi phỏng vấn hàng trăm người giàu ở Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người "tay trắng làm nên", từ nghèo khó trở nên giàu có đều có một điểm chung: họ có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống. Vì có mục tiêu rõ ràng, nên ngay cả khi trải qua khó khăn hoặc thậm chí là thất bại, họ vẫn ngoan cường chọn bắt đầu lại từ đầu.
    Còn người nghèo, vừa hay ngược lại, dù họ có nỗ lực, thậm chí liều mình nỗ lực, nhưng nhiều khi nó chỉ là quán tính, chỉ là vì sinh tồn hoặc chỉ là vì để trở nên có tiền, thứ họ thực sự thiếu mà một mục tiêu cuộc sống rõ ràng, nói cách khác, những nỗ lực của họ thường là mù quáng. Dưới tiền đề này, dù họ có trở nên có tiền thì tư duy của họ vẫn dừng lại ở giai đoạn nghèo, rất khó để trở thành một người giàu thực sự, ngược lại rất dễ trở thành một nhóm tưởng giàu nhưng thực ra lại là "nghèo bận rộn".
    Thiết lập được mục tiêu cuộc đời, sẽ không bao giờ gọi là quá muộn để bắt đầu, bất luận hiện tại bạn có nghèo ra sao, chỉ cần có thể bắt đầu từ bây giờ, lập ra một mục tiêu thật rõ ràng, nỗ lực của bạn sẽ không lãng phí vô ích.
    Người nghèo rốt cuộc thiếu cái gì? Bên ngoài là thiếu tiền, thực chất bên trong thiếu 3 thứ - Ảnh 2.
    2. Thiếu học tập
    Quan trọng hơn cả việc trở nên có tiền đó là đầu tư vào bản thân, nâng cao bản thân.
    Trong thời đại công nghệ bùng nổ, tri thức không ngừng thay đổi như hiện này, càng là người giàu, họ càng ý thức được tầm quan trọng của tri thức và công nghệ. Vì vậy, so với tiền, họ coi trọng việc không ngừng cải thiện bản thân thông qua học tập hơn. Để theo kịp tốc độ phát triển xã hội, họ coi việc học là một thói quen, một sứ mệnh thiêng liêng và một lối sống cao cấp, trong quá trình học tập, họ không ngừng cải thiện năng lực tổng thể và rèn luyện khả năng đối phó với các tình huống phức tạp.
    Ngược lại, người nghèo thường không có cái gọi là ý thức về nguy cơ, họ thường cho rằng mục đích của học tập chỉ là để sinh tồn, họ bị động, tiêu cực, mù quáng, không biết suy nghĩ, gió chiều nào che chiều nấy, ca thán hoàn cảnh xã hội tạo ra cái nghèo của họ, oán thân trách phận mà không có chí tiến thủ, ngày này qua ngày khác lặp lại công việc như một cái máy, trước giờ không có cảm giác nguy cơ cho tới khi nguy cơ khiến họ lâm vào đường cùng. Còn người giàu, mục đích học tập của họ là để không ngừng thay đổi, phát triển bản thân, họ chủ động, tích cực, nhiệt tình, vui vẻ với sự tò mò, với việc đi sâu tìm hiểu bản chất sự việc, thích suy nghĩ và không ngừng nâng cao giá trị bản thân.
    Người nghèo rốt cuộc thiếu cái gì? Bên ngoài là thiếu tiền, thực chất bên trong thiếu 3 thứ - Ảnh 3.
    3. Thiếu EQ
    Trong mắt của một người giàu thực sự, EQ so với IQ, quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ nâng cao EQ có thể đem lại quan hệ và cơ hội. Trong mắt người nghèo, EQ lại là đại diện cho sự giảo hoạt, tâm cơ, bụng dạ, họ muốn có tiền nhưng không xem trọng việc bồi dưỡng EQ, vì vậy hầu như không có bất kì mối quan hệ xã giao nào, chỉ dựa vào một mình lăn lội.
    Trong xã hội hiện đại, quan hệ xã hội là một nhân tố vô cùng quan trọng, rất nhiều người giàu thậm chí còn xem sự giàu có trong xã giao chính là tài sản, họ có ý thức kết giao với những người bạn có nền tảng và trình độ khác nhau. Muốn có được một mạng lưới xã giao rộng lớn, EQ là điều kiện tiên quyết đầu tiên, nó giúp bạn để lại ấn tượng tốt về sự khéo léo và thoải mái trong mắt người khác.
    Ngoài ra, xã hội hiện đại là xã hội hợp tác, người nghèo muốn trở nên giàu có, chỉ dựa vào bản thân, rất nhiều chuyện nhiều khi khó mà thành công được, còn nếu có thể hợp tác tốt đẹp với người khác, rất nhiều chuyện tưởng chừng như vô cùng khó khăn lại trở nên thuận buồm xuôi gió. Cũng giống như một cái ốc vít, chất lượng dù tốt tới đâu cũng vô dụng nếu không được gắn vào máy móc để phát huy tác dụng. Muốn hợp tác tốt đẹp với người khác, EQ cao cũng là một điều kiện tiền đề như vậy.




    Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

    Nước quá trong thì không có cá, người soi xét quá thì không có tri âm


    Nếu như bạn là một thánh nhân, thì người khác trong mắt bạn đều là người ưu tú, nhìn trái nhìn phải đâu đâu cũng thuận mắt.
    Nuoc qua trong thi khong co ca, nguoi soi xet qua thi khong co tri am

    Trong một quán nước nọ có mấy người đang đàm luận với nhau, một người nói: “Thời buổi hiện nay thật khó tìm người giỏi làm thuê cho mình, chỉ hơi có chút năng lực là làm mấy ngày liền nhảy đi tìm chỗ khác tốt hơn”.
    Một người khác nghe vậy thì bèn thẳng thắn đáp lại: “Nếu như làm người mà chỉ để ý đến khuyết điểm của người khác thì bản thân chỉ như cái thùng rác. Còn nếu chỉ chú trọng tới ưu điểm của người khác thì mình giống chư chiếc đĩa ngọc tụ hợp nhân tài”.
    Sống ở đời ai mà không có lỗi lầm, ai mà không từng phạm phải sai sót? Nếu có thể lấy khoan dung độ lượng mà đối đãi với mọi người thì chúng ta sẽ biết ứng xử như thế nào khi người khác có khuyết điểm hoặc phạm phải sai lầm.
    Đạo lý là như vậy, nhưng lại có rất nhiều người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp không hiểu được điều này. Có một vị cao nhân tu Đạo từng nói rằng: “Nếu như bạn là một thánh nhân, người khác trong mắt bạn đều là người ưu tú, nhìn trái nhìn phải đâu đâu cũng thuận mắt. Nếu bạn là một người tiểu nhân, người khác trong mắt bạn chỉ toàn là khuyết điểm, nhìn đâu cũng thấy chướng tai gai mắt. Chỉ có người mang tâm đại từ bi thì nhìn núi non, sông nước, hoa cỏ, muôn loài đâu đâu cũng thấy đáng yêu”.
    Nước trong thì không có cá, người xét nét quá thì không ai gần. Đây là câu thành ngữ được bắt nguồn từ “Hán thư – Đông Phương Sóc truyện”. Ý nói rằng nước mà sạch quá thì cá không thể nào sinh tồn được, người mà yêu cầu người khác nghiêm khắc quá thì cũng không ai có thể làm bạn. Ví như so đo tính toán với khuyết điểm hoặc sai phạm của người khác quá thì cũng không thể nào giữ người tài bên mình được.
    Nhân vô thập toàn, con người thì không thể nào không có khuyết điểm. Khổng Tử đến ngoài bảy mươi tuổi nói rằng: “Thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ”, ý rằng tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình trạng rất hoàn hảo về cách xử sự và xử thế, vậy nên khi đó ý muốn tùy theo tâm, cũng không còn đi ra ngoài khuôn phép nữa.
    Một người quản lý mà yêu cầu cấp dưới việc gì cũng hoàn hảo như tuổi 70 vậy thì mấy ai có thể dùng được. Đây cũng chính là sai lầm nghiêm trọng nhất mà một người lãnh đạo phạm phải. Vì vậy, trong đối nhân xử thế phải nghiêm khắc với bản thân, khoan dung độ lượng với người khác.
    Trong lịch sử từng có rất nhiều câu chuyện của các bậc cao nhân khoan dung độ lượng cho lỗi lầm của người khác nổi tiếng xưa nay. “Sở Trang tuyệt anh” là một trong số đó, đây cũng là một trong những ví dụ điển hình nổi tiếng về sự khoan dung cho người khác nhất.
    Sở Trang Vương một hôm cho bày yến tiệc linh đình, thiết đãi các đại thần. Trong tiệc, gió lớn nổi lên bỗng thổi tắt hết đèn nến. Khi ấy, một quan viên lợi dụng đêm tối, kéo áo chọc ghẹo cung nữ của nhà vua. Người cung nữ ấy nhanh tay giật đứt giải mũ của ông này rồi tâu lên Sở Trang Vương, sau đó muốn thắp đèn nến lên, tìm xem ai là người đã chọc ghẹo mình và xử tội.
    Đùa giỡn ái cơ của vua có nghĩa là làm nhục đến nhà vua. Đó là hành vi đại nghịch và coi thường đạo lý vua tôi. Nhưng, Trang Vương nghĩ một lát rồi cao giọng nói to lên:
    “Khoan hãy châm nến! Hôm nay trẫm muốn cho các khanh được vui vẻ sảng khoái. Không cần phải mũ áo thật chỉnh tề, mọi người hãy giật đứt hết các giải mũ thì mới vui?”.
    Văn võ bá quan ngơ ngác, nhưng lệnh vua nào ai dám trái, thế là các đại thần văn võ đều giật đứt giải mũ của mình! Nhân thế, người trêu ghẹo cung nữ kia không bị lộ mặt nữa.
    Hai năm sau, nước Sở đánh nhau to với nước Tấn. Qua năm trận kịch chiến, quân Sở có một võ tướng liều mình, tả xung hữu đột, không màng sống chết, luôn đi tiên phong. Quân Sở nhờ vậy thường thắng luôn. Sau này Sở Trang Vương lấy làm lạ, bèn cho gọi đến hỏi ngọn ngành.
    Người ấy bèn thưa: “Thần chịu nghĩa xưa, đội ơn dày của bệ hạ đã tha cho tội khi quân. Vốn mong muốn liều chết để báo đền ân đức bệ hạ, đến nay thần mới có dịp. Thần là Tưởng Hùng, là người năm xưa trêu ghẹo cung nữ của bệ hạ trong tiệc rượu”.
    Sở Trang Vương quả thực có lòng hào hiệp, bụng dạ cũng không chút hẹp hòi, nhỏ nhen. Nếu không tha thứ cho Tưởng Hùng lỗi lầm trên bàn rượu đêm hôm ấy thử hỏi lấy ai là kẻ tiên phong, xông vào mũi tên hòn đạn mà chiến đấu hết mình cho ông đây?
    Từ điển cố này có thể thấy, là một người lãnh đạo khi đối nhân xử thế phải có sự linh hoạt, không nên cứng nhắc quá. Tục ngữ có câu “Nhân vô thập toàn”, đối nhân xử thể cần nên bao dung cho người khác. Khổng Tử từng nói: “Trị đại quốc như phanh tiểu tiên” đại ý rằng, cai trị một nước lớn cần phải như người nấu con cá nhỏ, không nên thường xuyên xáo động. Nếu như một đoàn thể mà có quy định hà khắc quá thì khiến cho thành viên bị gò bó, không có không gian tự do thoải mái phát triển, cuối cùng không thể tồn tại bền vững, giống như cá nhỏ mà bị lật qua lật lại sẽ nát thành nhiều mảnh.
    Vậy nên, mỗi chúng ta đừng khiến mình trở thành ‘tiểu nhân’, trong mắt chỉ nhìn thấy khuyết điểm của người khác. Hãy mở lòng bao dung và thân thiện, bạn sẽ thấy thế giới này vẫn có bao điều tốt đẹp và luôn chào đón bạn.

























    "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm": Nhà càng sạch chứng tỏ gia chủ càng thành công

    Những người thành công thường có môi trường sống gia đình ngăn nắp, sạch sẽ; ngược lại, những người thất bại thường sống trong ngôi nhà lộn xộn, bẩn thỉu. Nơi bạn đang sống phản chiếu hình ảnh của chính bạn. Cuộc sống bạn ra sao, căn phòng/ngôi nhà của bạn thế đó.

      "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm": Nhà càng sạch chứng tỏ gia chủ càng thành công
      01
      Trong một lần về thăm quê nhà, Triệu Lệ - một nhà nghiên cứu giáo dục của Trung Quốc – phát hiện ra một hiện tượng khá thú vị: sân nhà của những người nghèo luôn bừa bộn, bụi bặm còn sân nhà của những người giàu luôn gọn gàng, sạch sẽ.
      Từ đó, cô chợt suy nghĩ về mối quan hệ giữa môi trường sống với kinh tế gia đình: "Liệu có phải người giàu không lo cơm áo gạo tiền sẽ có thời gian dọn dẹp nhà cửa không? Hay nhà sạch giúp cho người ta trở nên giàu có? Liệu có phải người nghèo bận lo kiếm cơm mỗi ngày nên bớt thời gian dọn dẹp nhà cửa không? Hay vì họ không chịu dọn dẹp nhà cửa nên kinh tế gia đình bị ảnh hưởng?"
      Sau khi cô tìm đọc một số tài liệu, Trường kinh doanh Harvard đã giúp cô "khai sáng" những thắc mắc cá nhân. Qua nhiều năm nghiên cứu, Trường kinh doanh Harvard kết luận: "Những người thành công thường có môi trường sống gia đình ngăn nắp, sạch sẽ; ngược lại, những người thất bại thường sống trong ngôi nhà lộn xộn, bẩn thỉu. Nơi bạn đang sống phản chiếu hình ảnh của chính bạn. Cuộc sống bạn ra sao, căn phòng/ngôi nhà của bạn thế đó."
      Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm: Nhà càng sạch chứng tỏ gia chủ càng thành công - Ảnh 1.
      02
      Có một câu chuyện truyền miệng thế này:
      Cô gái bán hoa thấy thương cảm người ăn xin bên vệ đường nên đã tặng anh bông hoa duy nhất còn sót lại. Được tặng một bông hoa đẹp, người ăn xin quyết định đi tìm một chiếc lọ. Về tới nhà, anh ta cắm hoa vào một cái chai nhưng sau một hồi chiêm ngưỡng, anh nhận ra hoa đẹp không thể cắm vào một cái chai bẩn thỉu thế này.
      Anh quyết định đi rửa sạch chai và sau một hồi chiêm ngưỡng bông hoa, anh lại thấy chiếc bàn quá bẩn. Anh bắt đầu lau dọn bàn.
      Sau đó, anh tiếp tục nhận ra căn phòng của mình quá lộn xộn trong khi đang có một lọ hoa đẹp và một chiếc bàn sạch sẽ. Anh bắt tay vào dọn dẹp phòng cho sạch sẽ, ngăn nắp. Căn phòng trở nên sáng sủa và ấm áp lạ thường. Nụ cười chưa kịp nở trên môi thì nhìn vào gương, anh thấy mình thật nhếch nhác, bẩn thỉu.
      Nghĩ rồi, anh đi tắm, cạo râu, mặc quần áo sạch. Thấy mình trở nên tươm tất, gọn gàng, anh cảm thấy vô cùng yêu đời. Quyết định lớn lao hơn cả, anh sẽ không ngồi lề đường ăn xin nữa mà đi xin việc. Cùng với những cố gắng của mình, sau đó, anh đã trở thành chủ một doanh nghiệp lớn.
      Bỏ một chút ít thời gian để dọn dẹp nhà cửa, bạn sẽ thu về những năng lượng tích cực cho bản thân. Một môi trường sống lộn xộn, bừa bộn sẽ khiến cho bạn trở nên tiêu cực và khó kiềm chế những cảm xúc không tốt ra ngoài, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Còn một môi trường sống trong lành, sạch sẽ giúp con người trở nên lạc quan hơn, bởi thế những khó khăn sẽ dễ dàng được giải quyết.
      Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm: Nhà càng sạch chứng tỏ gia chủ càng thành công - Ảnh 2.
      03
      Vũ Tề - một blogger nổi tiếng Trung Quốc – thậm chí đã quay video về việc cô dọn dẹp nhà cửa và vứt những thứ không dùng đến nữa. Video này thậm chí đã thu hút tới 1,1 triệu like. Không ít người bày tỏ rằng nhìn thấy bản thân mình trong video đó.
      Còn về bản thân Vũ Tề, vì cô cảm thấy không gian nhà ngày càng chật chội vì những đồ đạc, vật dụng mình mua về như cây lau nhà không sử dụng, nhiều ốp điện thoại không dùng đến, nhiều túi xách mua về chỉ vì đợt khuyến mãi cuối năm, những vỉ thuốc hết hạn hay những bộ quần áo không còn phù hợp với phong cách của cô ở thời điểm hiện tại…
      Sau khi dọn dẹp, nhìn lại, cô nàng nhận ra những đồ đạc vô dụng như vậy chiếm đến nửa diện tích căn phòng cô đang ở.
      Cô tự mình thừa nhận: "Vứt bỏ một thứ vô dụng, tôi có nhiều không gian sống hơn. Vứt bỏ một thứ dư thừa, tôi bớt đi gánh nặng. Mọi người cũng nên từ bỏ những thứ không cần thiết để có được một nơi ở sạch sẽ và rồi chúng ta dễ dàng tạo ra những bước đột phá và phát triển mới".
      "Có 3 thứ trong cuộc sống chúng ta cần phải từ bỏ: đó là những thứ bản thân không mong muốn, không phù hợp và cảm thấy khó chịu"Vũ Tề cho hay. 
      Kết thúc video của mình, cô nàng blogger nổi tiếng Trung Quốc chia sẻ: "Giờ đây, tôi đã có một căn phòng sạch sẽ, thơm tho với hoa tươi và nắng ấm bên ngoài. Bước chân vào nhà, tôi cảm thấy thật thư giãn và thoải mái, tôi cũng cười nhiều hơn nữa. Với tôi, có lẽ đây là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất cuộc đời".
      Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm: Nhà càng sạch chứng tỏ gia chủ càng thành công - Ảnh 3.
      Ảnh cut màn hình từ video của blogger Vũ Tề.
      Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm: Nhà càng sạch chứng tỏ gia chủ càng thành công - Ảnh 4.
      Ảnh cut màn hình từ video của blogger Vũ Tề.
      04.
      Một nhà xã hội học từng chia sẻ: "Ngôi nhà sẽ bộc lộ tính cách thật nhất của một con người".
      Quả thật như vậy, sự lộn xộn dễ dàng gây cho bạn sự cáu bẳn, khó chịu không đáng có. Đi làm về trong trạng thái mệt mỏi, lại thấy nhà cửa bừa bộn, hiếm có ai cảm thấy dễ chịu chút nào. 
      Dọn dẹp nhà cửa, đối với nhiều người, giống như dọn rác trong não. Tâm trí được dọn sạch, trí tuệ bỗng nhiên được hanh thông, mọi sự trôi chảy. Một môi trường gọn gàng cho thấy rõ tư duy logic và cách thức tổ chức của bạn.
      Nhiều người lầm tưởng làm sạch nhà cửa chỉ là một công việc lao động chân tay đơn giản, nhưng thực tế nó chứa đựng sự khôn ngoan trong cuộc sống.
      Người tích cực ắt hẳn sẽ giữ ngôi nhà của mình sạch đẹp, người yếu thế viện cớ trăm điều mà không biết thành bại trong đời hay không còn dựa vào môi trường sống.

      Viết tặng bản thân đang ngày một già đi...

      Thời gian giống như một bánh xe, đông qua hè đến, quay tới quay lui, đi tới đi lui rồi vô tình mài phẳng sự sắc sảo của con người. Chớp mắt một cái đã bước vào tuổi trung niên, sự điên cuồng, phù phiếm của tuổi trẻ biến thành ly rượu, cô đọng lại thành quá khứ...Viết tặng bản thân đang ngày một già đi... - Ảnh 2.
      Thời niên thiếu, không hiểu nhân tình thế thái, mặc ý tùy tiện, vấn vương hồng trần, đã từng làm tổn thương người khác và cũng từng bị người khác tổn thương; tuổi trung niên, ra ngoài xông pha, vì miếng cơm manh áo bận bận rộn rộn, trong sự gập ghềnh khó khăn, dần dần học được cách trân trọng và kiên cường hơn; đợi đến khi dần dần già đi, trải qua khó dễ trăm điều, mới dần dần nhìn thấu nhân sinh, học cách từ bi, mưa gió bão bùng chỉ là chuyện nhỏ, đơn giản mới là đẹp nhất.
      Càng già càng hiểu ra, càng thật càng thiệt thòi, càng tức giận càng hại bản thân. Con người vốn dĩ nóng nảy, nông nổi, quá nhiều người sống trong thế giới của bản thân, nghe không lọt tai lời nói của người khác, nếu bạn tức giận, ngay lập tức sẽ bị người khác nắm được yếu điểm. Con người vốn dĩ hư vinh, nghe không vào những đánh giá chê bai, nếu không biết thay đổi, không khéo léo, tùy tiện đi đánh giá người khác, vậy thì thứ bạn nhận lại được cuối cùng sẽ chỉ là sự không vui.
      Con người sống trên đời, không cần phải vội cũng không cần phải quá rắn, học cách mềm mỏng, học cách bình tĩnh, trầm ổn, im lặng là vàng, trong yên tĩnh, mới có thể cho thấy sự cao quý về nhân phẩm, mới hưởng thụ được vẻ đẹp của thế gian. 
      Đôi khi, bạn cảm thấy mình nhìn thấu được tất cả, nhưng bạn cần biết rằng, bạn sẽ không bao giờ có thể đoán được lòng người. Xã hội tàn khốc, thế sự phức tạp, thế gian này luôn tồn tại những sự vật sự việc mà bạn không hề ngờ tới. Học cách khiêm tốn, sống tới già học tới già. Con người, cả đời này, nhìn không hết, nghĩ không hết, chỉ cần thản nhiên. Cạnh quá sắc dễ bị mài nhẵn, lúa quá nặng dễ phải cong eo. Đừng vội vàng ra vẻ ta đây, suy nghĩ 10 giây trước khi nói, quá tự cho mình là thông minh sẽ bị người khác đố kị, dẫn tới họa vào thân. Khiêm tốn là mỹ đức, giả hồ đồ là trí tuệ. Học cách buông bỏ và lùi lại. Buông bỏ là tự tại, lùi một bước là trời rộng sông dài.
      Con người sở dĩ phiền não, đó là bởi chấp niệm quá nhiều, muốn có quá nhiều, dục vọng sẽ chỉ hủy hoại những bước đi ổn định của bạn, khiến bạn đánh mất đi chính mình. Sống ở đời, quan trọng là quá trình chứ không phải kết quả. Rất nhiều thứ mất đi rồi là mất đi rồi, chỉ cần đã từng có thôi là được rồi. Đi mệt rồi thì dừng lại nghỉ ngơi, uống chút nước, không đi nổi nữa thì không phải cố, tiền hết rồi có thể kiếm lại, chỉ cần người còn thì nhất định sẽ còn cơ hội.
      Sống ở đời, không có gì có thể mua được sức khỏe và niềm vui. Thản nhiên mà sống, nhìn cuộc đời thoáng ra một chút. Thay vì đắm chìm giữa nơi phồn hoa đô thị, ồn ào huyên náo, chi bằng một mình một phương, hòa mình vào với thiên nhiên sông nước. Thản nhiên là tuyệt mỹ, tư tưởng thoáng là một thế giới mới. Đừng quan tâm tới cách nhìn của người khác, nghe theo tiếng nói nội tâm, vui vẻ ngày nào hay ngày nấy, đích đến cuối cùng của con người suy cho cùng vẫn là chính mình, thản nhiên mà sống, khổ của mình tự mình biết, vui của mình tự mình hay. Không vì già đi mà u sầu, không vì mất đi mà buồn bã, đói rồi thì ăn cơm, buồn ngủ thì đi ngủ, thấy mình không thông minh thì chăm chỉ học hỏi, làm tốt những chuyện đơn giản nhất, bạn sẽ học được thế nào mới thực sự là "sống".
      Viết tặng bản thân đang ngày một già đi, chúng ta bắt đầu trở nên sợ hãi, nhưng lại không biết mình đang sợ hãi cái gì, dường như chúng ta không mất đi bất cứ thứ gì, nhưng lại giống như đang mất hết tất cả.
      Viết tặng bản thân ngày một già đi, đừng sợ khó khăn, cũng đừng sợ cô đơn. Đời người vốn dĩ là quá trình giao lưu giữa mình và chính bản thân mình, rồi bạn sẽ gặp được mình ở phiên bản tốt nhất, và cũng sẽ có được niềm hạnh phúc ấm áp nhất. Những người vui vẻ mới được hạnh phúc, yêu thương người khác mình mới được yêu, mỗi một người lương thiện đều sẽ được thế giới đối xử dịu dàng.
      Viết tặng bản thân đang ngày một già đi, thực ra chúng ta vẫn có thể rất tốt rất tốt, dù chỉ có một mình, chúng ta vẫn có thể kiên trì thứ mình kiên trì, lựa chọn thứ mà mình lựa chọn, làm điều mà mình muốn làm. Xem bộ phim mà chúng ta thích, nghe bài hát chúng ta thấy hay, yêu những người xung quanh, theo đuổi thứ mình mong muốn, chỉ là đừng tùy tiện bỏ cuộc.
      Viết tặng bản thân đang ngày một già đi, hãy bắt đầu hành trình du lịch mà mình luôn ao ước, có lẽ sẽ có người đồng hành, cũng có thể chỉ có một mình, nhưng đường của mình phải tự mình bước đi, ước mơ vẫn phải tự mình hoàn thành, chỉ là vẫn hi vọng bạn có người đồng hành ở bên.
      Viết tặng bản thân đang ngày một già đi, khi tôi nhìn thấy mặt tĩnh lặng của mình, có lẽ tôi đã thực sự già rồi, cũng có thể tôi chỉ đang trở nên chín chắn hơn. Thích chưa chắc đã là vĩnh cửu, thứ bạn muốn trân trọng chưa chắc đã thuộc về bạn, đồng hành với bạn tới cuối cùng chưa chắc đã là thứ bạn muốn, nhưng bất kể ra sao, thản nhiên mà sống, đơn giản mà sống, đó mới là điều đáng quý nhất!

      8 câu chuyện mà nhà quản lý nên đọc: 8 phương thức tư duy đỉnh cao

      Để có thể phát hiện ra những thay đổi nhỏ trong xu hướng, bạn phải “dừng lại”, suy nghĩ từ những góc độ khác nhau, và học hỏi là cách tốt nhất để khám phá ra những thay đổi.

      8 câu chuyện mà nhà quản lý nên đọc: 8 phương thức tư duy đỉnh cao

      1. Người mù cầm đèn lồng

      Một chàng trai mù đến chơi nhà một người thân, vì lúc anh ta ra về là trời tối nên người họ hàng tốt bụng thắp cho anh một chiếc đèn lồng để đi đường cho tiện. Người họ hàng nói: "Trời tối rồi, đường tối, cháu cầm theo cái đèn lồng đi cho đỡ tối!".
      Chàng trai mù nói: "Chú rõ ràng biết cháu mù, còn đưa cho cháu đèn lồng, chú đang trêu cháu đúng không".
      Người họ hàng nói: "Cháu tư duy như thế là rất hạn hẹp. Đường không chỉ có mình cháu đi, còn có nhiều người qua lại, cháu cầm đèn lồng, người khác nhìn thấy cháu, vậy thì họ sẽ không đụng phải cháu".
      Chàng trai mù nghe xong gật gù công nhận.
      Bài họcTư duy hạn hẹp là tư duy theo quan điểm cá nhân, tư duy tổng thể là khi bạn đặt mình vào một môi trường, hoàn cảnh tổng thể đi suy nghĩ. Khi tư duy một cách có hệ thống, bạn sẽ phát hiện ra, hành động của bạn luôn có sự tương tác với người khác.

      2. Quả trứng của Christopher Columbus

      Sau khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ, nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, rằng Columbus chỉ làm được điều này nhờ vào may mắn. Tại một bữa tiệc, có một nhà quý tộc đã hỏi Columbus: "Ngài Columbus, tất cả chúng ta đều biết rằng nước Mỹ ở ngay đó, và ngài chỉ là tình cờ bước được lên đó! Nếu chúng tôi đi, chúng tôi nhất định cũng sẽ tìm thấy thôi."
      Đối mặt với câu hỏi làm khó mình, Columbus không hề hoảng loạn. Ông nhanh nhẹn nhặt một quả trứng trên bàn, và nói với mọi người, "Thưa quý vị, ở đây ai có thể đặt được quả trứng đứng thẳng trên bàn? Ai có thể làm điều này?". Mọi người ai cũng háo hức thử, nhưng lần lượt ai nấy đều thất bại. Columbus khẽ mỉm cười, ông cầm quả trứng và hích nhẹ một cái, quả trứng ngay lập tức đứng thẳng.
      Columbus sau đó nói: "Đúng vậy, chỉ đơn giản như vậy thôi. Phát hiện ra châu Mỹ quả thực không khó, cũng dễ như việc làm cho quả trứng đứng thẳng trên bàn vậy. Nhưng xin hỏi các vị, trước khi tôi chưa làm được, đã có những ai làm được?".
      Sáng tạo về bản chất là một thái độ cởi mở, là sự nghênh đón một tư tưởng mới, quan điểm mới, thay đổi mới, nó cũng cho thấy góc độ mới khi nhìn nhận vấn đề. Nhiều khi, mọi người sẽ nói "Đấy mà là sáng tạo ư? Thực ra tôi cũng biết!".
      Bài họcKhi ai đó chứng kiến một việc đã được làm rồi, họ sẽ thấy dễ. Tuy nhiên, nếu một hiện tượng chưa từng được giải đáp, việc tìm đến kết quả là hành trình gian nan. Cũng giống như vậy, sáng tạo thực ra chỉ đơn giản như vậy, quan trọng là bạn có dám nghĩ, dám hành động hay không.
      8 câu chuyện mà nhà quản lý nên đọc: 8 phương thức tư duy đỉnh cao - Ảnh 1.

      3. Hiện tượng con ếch

      Có người đã làm một thí nghiệm như sau, họ đặt một con ếch vào nồi nước nóng, khi con ếch gặp phải sự thay đổi mạnh mẽ, nó ngay lập tức nhảy ra, phản ứng rất nhanh chóng. Nhưng khi đặt con ếch vào nước lạnh rồi từ từ làm ấm nước, bạn sẽ thấy rằng con ếch lúc đầu bơi trong nước rất thoải mái. Ngay cả khi nhiệt độ của nước trong nồi dần tăng lên, nó cũng không hề hay biết, vẫn cảm thấy ấm áp và vui vẻ. Khi nhiệt độ tăng lên tới 70 - 80 độ, con ếch bắt đầu cảm thấy bị đe dọa và muốn nhảy ra ngoài, nhưng đã quá muộn. Bởi vì chân nó không nghe lời nó nữa, nó không thể nhảy lên được, chỉ đành chấp nhận bị luộc chết.
      Bài học:
      Thứ nhất, những thay đổi trong môi trường có thể quyết định thành công và thất bại của chúng ta. Những thay đổi trong môi trường đôi khi xảy ra một cách vô hình, chúng ta phải luôn chú ý, tìm hiểu, thận trọng và hoan nghênh những thay đổi để không bị quá muộn.
      Thứ hai, môi trường quá thoải mái, an toàn chính là thời điểm nguy hiểm nhất. Một lối sống giống như thói quen có thể là lối sống nguy hiểm nhất đối với bạn. Hãy không ngừng đổi mới, phá vỡ mô hình cũ và tin rằng mọi thứ đều có thể được cải thiện.
      Thứ ba, để có thể phát hiện ra những thay đổi nhỏ trong xu hướng, bạn phải "dừng lại", suy nghĩ từ những góc độ khác nhau, và học hỏi là cách tốt nhất để khám phá ra những thay đổi.

      4. Số phận của thợ xây

      3 người thợ xây đang xây một bức tường. Có người đi qua hỏi "Các anh đang làm gì vậy?".
      Người thứ nhất tức giận trả lời: "Không nhìn thấy à, xây tường."
      Người thứ hai mỉm cười nói: "Chúng tôi đang xây một tòa nhà cao tầng".
      Người thứ ba đang ở bên ngân nga, anh mỉm cười rạng rỡ, vui vẻ nói: "Chúng tôi đang xây một thành phố mới."
      10 năm sau, người thứ nhất đang xây một bức tường ở một công trình khác, người thứ hai ngồi trong văn phòng thiết kế công trình, anh trở thành một kĩ sư; người thứ ba là ông chủ của hai người kia.
      Bài học: Công việc trông có vẻ tầm thường trong tay bạn lúc này thực ra là sự khởi đầu của một doanh nghiệp lớn, nhận thức được điều này có nghĩa là bạn có thể tạo ra được một doanh nghiệp lớn.
      8 câu chuyện mà nhà quản lý nên đọc: 8 phương thức tư duy đỉnh cao - Ảnh 2.

      5. Mua thuốc lá

      A. đi mua thuốc lá, giá 29 đồng, nhưng anh ta không mua diêm, còn nói với người bán hàng rằng: "Nhân tiện tặng luôn một bao diêm nhé", người bán hàng không đồng ý.
      B. đi mua thuốc lá, thuốc lá 29 đồng, anh ta cũng không có bao diêm, nhưng anh ta nói với người bán hàng rằng: "Ông bớt cho tôi 1 đồng nhé", người bán hàng đồng ý, vậy là anh ta dùng 1 đồng để mua bao diêm. Đây là hiệu ứng cận biên tâm lý đơn giản nhất.
      Kiểu thứ nhất: Người bán hàng cho rằng mình chỉ kiếm được tiền ở một sản phẩm, còn sản phẩm khác thì không. Chỉ số cảm giác kiếm tiền là 1.
      Kiểu thứ hai: Người bán hàng cho rằng mình kiếm được tiền ở cả hai sản phẩm, chỉ số cảm giác kiếm tiền là 2. Tất nhiên tâm lý sẽ có khuynh hướng nghiêng về loại thứ hai.
      Cũng như vậy, kiểu tâm lý này thể hiện ở các chiêu mua 1 tặng 1 ngoài đời thường, khách hàng cho rằng mình không phải trả tiền cho một món đồ nào đó, nghĩa là mình hời, thực ra đều là hiệu ứng tâm lý cận biên đang tác quái.
      Bài họcTrong cuộc sống, cùng một sự việc nhưng cách làm khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Vì vậy, con người sống ở đời, thay đổi góc suy nghĩ và phương thức tư duy là điều rất quan trọng.

      6. Cậu bé thông minh

      Có một cậu bé, một hôm, mẹ dắt cậu tới một cửa hàng tạp hóa mua đồ, ông chủ nhìn thấy cậu bé đáng yêu nên đã bóc một gói kẹo mút, muốn cậu bé lấy kẹo ăn, nhưng cậu bé không làm gì cả, sau một hồi nói mãi, ông chủ bèn tự mình bốc một nắm kẹo cho vào túi áo cậu bé. Sau khi về đến nhà, mẹ cậu bé hỏi cậu vì sao không tự lấy kẹo mà phải để ông chủ bốc cho như vậy, câu bé đáp: "Bởi vì tay con nhỏ, còn tay ông chủ to, để ông chủ lấy thì nhất định sẽ được nhiều hơn!"
      Bài họcĐây là một cậu bé thông minh, cậu bé biết giới hạn của bản thân, điều quan trọng hơn là cậu cũng biết người khác mạnh hơn mình. Phàm là chuyện gì không thể chỉ dựa vào sức mình, hãy học cách dựa vào người khác một cách kịp thời, đây là một loại khiêm tốn, càng là một sự thông minh.
      8 câu chuyện mà nhà quản lý nên đọc: 8 phương thức tư duy đỉnh cao - Ảnh 3.

      7. Hai hòa thượng

      Có hai hòa thượng sống ở hai ngôi chùa trên hai ngọn núi liền kề. Giữa hai ngọn núi có một con suối, hai hòa thượng mỗi ngày sẽ xuống suối lấy nước vào cùng một khoảng thời gian. Cứ như vậy, 5 năm đã trôi qua. Bỗng một ngày, vị hòa thượng ở ngọn núi bên trái không xuống núi lấy nước, vị hòa thượng ở ngọn núi bên phải nghĩ: "Hay ông ấy ngủ dậy muộn" và không nghĩ ngợi gì nhiều. Sang tới ngày thứ hai, vị hòa thượng kia vẫn không đi lấy nước, ngày thứ 3 cũng vậy, cứ như vậy liền một tháng, vị hòa thượng còn lại bắt đầu nghĩ "hay ông ấy bệnh rồi."
      Vậy là ông trèo sang ngọn núi bên cạnh để thăm người bạn của mình. Khi trông thấy ông bạn đang tập thái cực quyền ở trong chùa, vị hòa thượng rất tò mò hỏi: "Đã 1 tháng liền ông không xuống núi lấy nước rồi, không lẽ ông không cần uống nước à?", vị hòa thượng kia vừa chỉ vào một cái giếng vừa đáp: "5 năm nay, mỗi ngày sau khi tập quyền xong, tôi đều đào cái giếng này."
      Bây giờ, tôi có thể lấy nước trong giếng này mà không cần xuống núi nữa, và tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho thái cực quyền.
      Bài họcChúng ta thường quên mất khoảng thời gian sau giờ làm đi đào cho mình một cái giếng, bồi dưỡng cho mình năng lực chuyên môn ở một lĩnh vực nào đó. Nếu biết tận dụng thời gian thì chúng ta có thể giống như vị hòa thượng ở ngọn núi bên trái, đợi khi chúng ta lớn tuổi rồi, chúng ta không những vẫn có nước uống, uống một cách nhàn nhã mà còn có nhiều thời gian dành cho sở thích của mình hơn.

      8. Học cách từ bỏ

      Có hai người hẹn nhau lên núi tìm những viên đá đẹp nhất, trong khi A nhặt đầy một túi thì B lại chỉ chọn viên đá mà anh cho là đẹp nhất. A cười B: "Sao cậu lại chỉ nhặt một viên vậy?". B nói: "Đá đẹp tuy có rất nhiều, nhưng tớ chỉ cần một viên đẹp nhất thôi là đủ rồi". A cười không nói gì. Trên đường xuống núi, A thấy túi đá quá nặng, cuối cùng, để giảm bớt gánh nặng, A đành phải bỏ bớt đi từng viên đá một, xuống được tới nơi, trong túi chỉ còn lại đúng một viên đá.
      Bài họcTrong cuộc sống, có rất nhiều rất nhiều thứ đáng để hoài niệm, nhưng đôi khi, chúng ta phải học cách từ bỏ.