Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Đình Bảng nghìn năm hương Cổ Pháp

A- A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút 
Hàng ngàn năm trước, những chiếc cổng làng ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) đều khắc sâu hàng chữ “Lý nhân vi mỹ” như một phương châm sống. Có lẽ vì thế mà ngôi làng cổ này chất chứa những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc, vô cùng thú vị.

Thủy đình ở làng Đình Bảng, nằm bên cạnh rừng báng
Thủy đình ở làng Đình Bảng, nằm bên cạnh rừng báng
1. Nếu gọi theo địa giới hành chính thì Đình Bảng đã trở thành một phường của TX. Từ Sơn năm 2009. Thế nhưng người làng cũng như khách thập phương vẫn quen với tên gọi là làng Đình Bảng. Cũng như bao phố thị khác, Đình Bảng ken kín nhà cao tầng, ô tô nhộn nhịp… Duy chỉ cốt cách cư dân làng cổ thì không thể lẫn với ai.
Khi tôi hỏi đường đến đình làng, một bà cụ bán nước gọi đứa cháu dặn trông hàng rồi dò dẫm dẫn thẳng đến sân đình. Nhiệt tình, tận tụy một cách kỳ lạ lắm.
Anh hùng lao động (AHLĐ), Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn, một người con của đất Đình Bảng luôn là người phù hợp nhất để gặp mỗi khi muốn tìm hiểu về mảnh đất này. Ngoài 75 rồi nhưng ông Thìn có thể nói say sưa cả ngày không chán nếu chủ đề là Đình Bảng. Hệt như một pho sử sống, vanh vách, làu làu từng chi tiết một của ngôi làng từ thuở sơ khai cho đến tận bây giờ.
Ông là một trong hai người Đình Bảng vinh dự nhận danh hiệu AHLĐ cùng với Nguyễn Thế Tùng, kiến trúc sư của cầu Chương Dương (Hà Nội), nhưng tuyệt nhiên vị giáo già không hề nói về mình cho dù thỉnh thoảng tôi khơi chuyện.
Lý do thì giản dị, đáng quý vô cùng: Tôi là người Đình Bảng. Mà đã là người Đình Bảng thì không ai lại không nằm lòng câu "Lý nhân vi mỹ". Đó cũng là phương châm sống của người làng từ ngàn đời nay. Những gì mà làng, người làng Đình Bảng có được ngày hôm nay cũng là nhờ "Lý nhân vi mỹ" cả.
Cái tên làng Đình Bảng đặc biệt từ tên gọi cho đến địa giới hành chính lẫn văn hóa, lịch sử. Làng nằm giữa ngã ba sông. Sông Đuống, sông Tiêu Tương, sông Thiên Đức. Ở khu di tích Đồng Gio của làng, các nhà khảo cổ khai quật được những mảnh gốm có hình Thần Nông từ thời Việt Cổ.


AHLĐ, NGND Nguyễn Đức Thìn kể về làng Đình Bảng
Tự cổ, làng có tên là Kẻ Báng vì dân cư sống giữa một rừng báng rậm rạp, một thời là thắng tích xứ Đông Ngàn. Thời Bắc thuộc, tên của làng là hương Diên Uẩn rồi đổi thành hương Cổ Pháp. Nhưng nói về Đình Bảng có lẽ nên bắt đầu từ ngày 8/3/974, ở thời khắc vua Lý Thái Tổ ra đời. Thời khắc mà ông Thìn nói rằng đã gắn bó với vận mệnh ngôi làng từ bấy đến nay.
Khi nhà vua ra đời làng vẫn còn tên là Cổ Pháp, đến khi triều Lý kết thúc, triều Trần thế thay thì cái tên Đình Bảng ra đời. Khi ấy, để ngăn hậu duệ họ Lý học cao, nhà Trần đề ra thông lệ cấm người họ Lý thi cử, đổi luôn tên làng thành Đình Bảng.
Những người mang họ Lý trong làng đã đổi thành nhiều họ khác nhau vừa để duy trì dòng giống, vừa tham gia thi cử. Vì thế mới có câu: "Đình Bảng bảng vẫn ghi tên/ Nhờ lòng cả nước xây nền tam vua".
Điều đặc biệt nhất, từ xa xưa Đình Bảng đã lưu truyền câu “nhất làng, nhất xã, nhất khoảnh tre”. Có nghĩa là Đình Bảng vừa là tên làng, vừa là tên xã được bao bọc bởi những khoảnh tre trồng xung quanh.
Làng cũng là xã, không theo cách phân định hành chính thông thường. Ở 9 góc làng người ta xây 9 chiếc cổng. Trên các cổng đều đề câu “Lý nhân vi mỹ” làm lẽ sống, đi vào đi ra đều phải ngước mà nhìn. Nội dung nôm na là người làng quê vua Lý là những người làm việc thiện, sống đẹp.
Ông Thìn kể một câu chuyện đơn giản nhưng lại là minh chứng rõ ràng cho phong cách sống của người Đình Bảng: Từ xa xưa dân làng này đã rất năng động. Làm ruộng, buôn bán, làng nghề thủ công... hệt như hai câu thơ Nguyễn Khôi đã viết: "Anh về vui với cày bừa/Để em tay nải gió đưa phương trời".
Đàn ông Đình Bảng đảm việc nhà, đàn bà Đình Bảng cày bừa cũng giỏi. Người Đình Bảng nhà nào cũng nông công thương. Dân làng có nghề nhuộm vải thâm mang vào tận Nam Bộ bán cho dân trong ấy may quần áo bà ba: "Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về Đình Bảng với anh thì về/ Đình Bảng có lịch có lề/ Có ao tắm mát có nghề nhuộm thâm".
Ví như mẹ tôi, mỗi tháng bà đều mang vải thâm của gia đình nhuộm, đi tàu vào tận Sài Gòn để bán. Mỗi lần bà dẫn khách buôn về nhà, bố tôi không hề ghen mà còn trầm trồ khen vợ đảm.
Người Đình Bảng là vậy. Cùng trong một ngõ, nhà này có khách đến mua hàng hóa, nhà kia chúc mừng, không hề đố kị. Họ chỉ thòng một câu, nếu các bác mua bên kia chưa đủ thì mời sang nhà em. Vải nhà em cũng tốt lắm ạ. Đó không phải là "Lý nhân vi mỹ" thì là gì?
2. Cốt cách người Đình Bảng quả thật khiến người ta phải nể trọng. Cũng theo lời kể ông Thìn, cái thời loạn lạc, giao triều, nhiều người họ Lý lưu lạc khắp mọi miền, sang tận Triều Tiên, tận các nước Châu Âu thành lập những vùng đất mới.
Quý thay, cuối cùng họ đều tìm về với làng Đình Bảng. Trong ngôi nhà lưu niệm nằm trong di tích Đền Đô, hàng ngàn bức ảnh, những di vật khắp năm châu bốn bể được con dân Đình Bảng gửi về đã nói lên điều đó.
Hoàng tử Lý Dương Côn, em trai vua Lý Thần Tông sang Triều Tiên cư trú tạo thành dòng họ Lý Tinh Thiện, có ông Lý Nghĩa Mẫn làm thừa tướng nước này tới 14 năm ở thế kỷ thứ 12. Hay như bác học Lê Quý Đôn, tương truyền cũng gốc gác họ Lý ở Đình Bảng, tổ tiên vì loạn lạc di cư xuống Thái Bình?

Phiến đá Trường Sa gửi tặng làng Đình Bảng
Người Đình Bảng tha hương nổi tiếng nhất có lẽ là Hoàng tử Lý Long Tường, đi sang Cao Ly năm 1226. Ông được Vua Kojong phong làm tướng quân, cho lập bia ghi ơn công trạng tại nơi quân Nguyên Mông đầu hàng (gọi là “Thụ hàng môn”), đổi tên ngôi làng ông sống thành Lý Hoa Sơn.
Trong gia phả dòng họ Lý ở làng Lý Hoa Sơn vẫn lưu truyền: Dù được vua sở tại trọng thị, lập chiến công hiển hách nhưng Lý Long Tường vẫn không nguôi nỗi nhớ về quê cha đất tổ. Ông cho xây dựng một ngôi đình kiểu Đại Việt để thờ các vị vua Lý.
Vào cuối đời, ông hay lên đỉnh núi Quảng Đại, ngồi nhìn về phương Nam xa xăm mà lệ tuôn trào vì nỗi nhớ quê. Chỗ đó bây giờ gọi là "Vọng quốc đàn". Hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán, các hậu duệ họ Lý lại về Hoa Sơn dự lễ tế tổ, gióng lên chín tiếng trống tượng trưng cho chín đời vua triều Lý để mọi người tưởng nhớ quê hương.
Trải qua mấy trăm năm, các hậu duệ họ Lý ly hương đã có nhiều người tìm đường quay trở về cố hương. Báo chí Sài Gòn trước năm 1975 đã đưa tin tổng thống Đại Hàn dân quốc lúc bấy giờ là Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) khi sang Nam Việt Nam (ngày 6/11/1958) đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt.
Năm 1994, khi Đình Bảng đang kỷ niệm ngày sinh Vua Lý Thái Tổ thì ông Lý Xương Căn, cháu đời thứ 26 của Lý Long Tường dẫn theo nhiều con cháu họ Lý ở Hàn Quốc về đây lễ úp mặt xuống điện đền khóc xin nhận tình thương dân tộc, tổ tiên.
Ông Căn đã ghi vào sổ lưu niệm tại đền Lý Bát Đế rằng: “Cháu chắt xin thề nguyện không làm điều gì tổn thương đến vong linh tổ tiên bằng cả tinh thần và sứ mệnh đặc biệt”.
Khi dự lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình năm ấy, được gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười, ông Lý Xương Căn đã tặng Tổng Bí thư tấm liễn có dòng chữ: “Tuy sống nơi xa vạn dặm. Nhưng lòng vẫn luôn hướng về Việt Nam”. Rồi những họ Lý lưu lạc ở Pháp, Mỹ Anh... lần lượt tìm về. Quả thật là: "Người Đình Bảng khắp chân trời góc bể/ Thì tâm hồn vẫn gửi gắm đôi quê".
3. Từ thế kỷ thứ VIII, Đình Bảng đã là đất Phật. Bây giờ vẫn vậy. Người ta nói vui rằng, ngoài bánh phu thê, bánh gio và củ mài thì đặc sản thú vị nhất của Đình Bảng phải là đền đài miếu mạo.


Đền Đô Chiều trong khu di tích Đền Đô, người Đình Bảng thường tụ họp múa hát. Làng có CLB hát chèo, CLB quan họ, CLB hát tuồng, có phường vật, có CLB cờ người... Những điển tích, câu chuyện về làng qua từng giai đoạn được tái hiện. Các dòng họ cử người tham gia các đội văn nghệ, lấy những câu chuyện về ngôi làng để răn dạy con cháu mình.
Thời chiến tranh, những di tích, đền đài ở Đình Bảng nhiều lần bị san phẳng, chỉ còn đống đổ nát, nhưng rồi các thế hệ dân làng Đình Bảng lầm lũi dựng lại.
“Làng quê nhất định phải có đình, đền, chùa, lễ hội mới có tiếng gọi cội nguồn, mới giữ được cốt cách con người. Mất đi những giá trị văn hóa ấy thì mất hết”, ông Thìn bảo thế.
Như thời Pháp thuộc, Đền Đô, nơi thờ tự 8 vị vua Triều Lý từng bị san phẳng để làm bãi tập, Chùa Cổ Pháp, nơi Lý Thái Tổ chào đời bị đập phá tan hoang làm đồn bốt, đến như khu rừng báng gắn bó tự ngàn đời cũng bị san bằng phẳng.
Cứ tưởng, với sức vóc của một ngôi làng thì những giá trị lịch sử ấy khó lòng mà lấy lại. Vậy mà 25 năm trước, một ngày, người làng Đình Bảng đứng lên hô hào xây lại đền chùa, xây dựng lại các di tích lịch sử.
Ban đầu chỉ là góp sức lao động, một vài viên gạch, viên đá của dân trong làng. Dần dà Nhà nước có chính sách đầu tư nhưng theo tỷ lệ "Nhà nước đầu tư 1 thì nhân dân công đức 9". Toàn bộ khu di tích lịch sử ở làng Đình Bảng, ngoài công trình Thủy đình do Bộ Tài chính đầu tư, 5 cửa rồng do Thủ đô Hà Nội xây, võ chí do Bộ Quốc phòng tài trợ thì tất tần tật nhờ vào sự đóng góp của người dân. Ít nhất cũng hơn 100 tỷ đồng.
Rồi cả rừng báng, thắng tích một thời của phủ Đông Ngàn mất dấu gần 100 năm nay cũng được người Đình Bảng tìm lại. Người tìm được là thiếu tướng Nguyễn Quang Bắc, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), con trai của nguyên Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo (Nguyễn Đức Nguyện).
Phải mất mấy năm trời, thiếu tướng Bắc mới tìm được khoảng 300 cây báng từ khắp mọi miền về trồng trên quê cha đất tổ.
Bây giờ, những hàng cây báng đang xanh tươi trong khuôn viên Đền Đô vẫn được BQL di tích tận tụy trông nom, tưới bón hàng ngày cùng với sự đoàn kết, đồng lòng chung sức của các thế hệ người dân Đình Bảng, chắc chắn chẳng bao lâu nữa, một rừng báng sẽ lại xanh tốt rậm rạp trên quê hương các vua Lý...
Ông Thìn nói với tôi những câu chuyện ấy không phải để khoe cốt cách người Đình Bảng. Quả thật, khoe để làm gì khi cả ngàn năm nay ngôi làng này đã "hữu xạ tự nhiên hương" rồi?


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=961211#ixzz3q9WkZQvO
doc tin tuc xaluan.com
BÍ ẨN CỦA BÁT QUÁI

Như đã biết, 64 quẻ Dịch dựa trên sự thành lập của Bát Quái. Cố giáo sư Nguyễn Hoàng Phương đã viết: "Dịch là bài toán hiểm trở nhất" tức cách thành lập nội dung của quẻ Dịch. Tuy nhiên, có 2 loại Dịch là Tiên Thiên Dịch - Phục Hy Dịch và Hậu Thiên Dịch - Chu Dịch, trong đó cái Quái của Tiên Thiên Bát Quái cũng là của Hậu Thiên Bát Quái, nhưng khác phương vị... Do vậy, khi tìm hiểu Tiên Thiên Bát Quái thì không thể không quay lại Hậu Thiên Bát Quái. Kinh Dịch tạo ra bởi các bậc Thánh nhân, nội dung là Thánh triết.

Bát Quái Tiên Thiên theo một vị trong Cao Đài (tham khảo: "Trước cửa Không rồi mối Đạo thông")
dlcd-056.png

dlcd-062.gifdlcd-063.gif   dlcd-079.gifdlcd-076.png

Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng biến hóa vô cùng
dlcdq2008.png

VUTRU.jpgHOANHDO.jpg

Hậu Thiên Bát Quái

Hậu Thiên Bát Quái là quy luật tương tác từ Mặt trời (trong mối tương quan với các hành tinh) tới Địa cầu và vạn vật sinh sống trên đó trong quá trình vận động trong cùng một Hệ quy chiếu (một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành). Cách dễ hiểu nhất đấy chính là quy luật xuân, hạ, thu, đông trên Địa cầu. Địa cầu lúc này như một "Điểm" chịu tương tác có quy luật từ "Mặt trời to lớn" phát ra. Trong khi đó, Địa cầu với từ tường của mình, định hình nên quy luật vận động Hà đồ - Lạc thư, để từ đó chúng ta có công thức Hậu Thiên Bát Quái phối "Hà đồ của Địa Cầu".

Tương tác từ Mặt trời (mặt) tới Địa cầu (điểm)
vutru242435474.jpg?width=500

Bốn mùa trên Địa cầu
11_28_2014_10_36_41_AM_Trai%20dat%20quan

Riêng đối với Dương lịch, cách trình bày trên so với Âm lịch là không tương đương, do hiện tượng tuế sai 25.920 năm, cho nên ngày xưa cần xác định ngày Đông Chí theo Âm lịch để xây dựng lịch hàng năm, với điều chỉnh "canh khắc" theo hiện tượng tuế sai. Lịch sử tôn giáo phương Tây và một số nước phương Đông thì ngày 25 tháng 12 hàng năm là ngày giáng sinh của thần Mặt Trời Vạn Thắng.

Ai về nhắn họ Hy Hòa
Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài) trống canh.

"Hậu Thiên Bát Quái" phối "Hà đồ của Địa cầu"
164h.jpg

Cũng do nhận thức quy luật của thực vật (Cây Đời Sống) trên Địa cầu tuân thủ rõ ràng quy luật tương tác của Hậu Thiên Bát Quái: xuân, hạ, thu, đông, do vậy người xưa đã xây dựng được công thức Địa chi tương ứng, ở đây cũng tuân thủ nguyên lý sinh - vượng - mộ và mộ -> là hành Thổ đặc trưng (Sửu - Mùi, Thìn - Tuất), hành Thổ này có mục đích chuyển tiếp từ hành này sang hành khác.

Địa Chi (phát triển từ Hậu Thiên Bát Quái và quy luật sinh sống của thực vật: xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng)
dh2.jpg

LIEMTANG.jpg

Ở đây, điểm chuyển tiếp là điểm đầu của các cung Sửu, Mùi, Thìn, Tuất. Vấn đề này dựa trên vùng tương tác trên mặt Địa cầu từ ánh sáng mặt trời. Địa cầu tự thân vận động quay quanh trục hướng về điểm Cực bắc tạo một góc 23.5 độ so với trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo, đồng thời cũng di chuyển trên quỹ đạo xung quanh Mặt trời trên mặt phẳng Hoàng đạo. Tuy nhiên, từ trường bắc - nam của Địa cầu lại lệch so với trục quay Địa cầu 12.3 độ, do vậy trục từ trường chỉ còn lệch so với trục vuông góc Hoàng đạo 11.2 độ. Qua hình ảnh Nhật Nguyệt đồng tranh chúng ta sẽ nhận ra bốn điểm chuyển tiếp đầu của hành Thổ chính là trục ngang Hoàng đạo (điểm đầu cung Thìn - Tuất) và trục đứng vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo (điểm đầu cung Sửu - Mùi).


Truchoangdao.jpg
Đối với La kinh, do định phương vị từ trường để xác định tương tác theo Hậu Thiên Bát Quái tới vị trí trên mặt Địa cầu, cho nên chỉ dùng Bát Quái chứ không phải phân chi tiết theo Địa chi. Địa chi là khi áp dụng cho cây xanh, động vật, con người thôi, cần có vùng đệm hành Thổ, chống "Shock", sau này thiên bàn Tử vi dùng từ Địa chi, ngay cả trong Đông y cũng vậy.

La kinh phong thủy
lakinhlacthu.jpg?t=1215056983


Từ trường nam châm bên cạnh la bàn có kim chỉ Nam
khaosatB_nc_thang_1.jpg

Độ lệch trục từ trường Địa cầu so trục quay Địa cầu (trục địa lý)
3_8522_6632913183225312500.JPG


Nhật nguyệt đồng tranh qua trục vuông góc với mặt phẳng Hoàng đạo
167h.jpg

Đối với đường Bạch đạo - quỹ đạo của Mặt trăng, thì có độ lệch so với mặt phẳng Hoàng đạo khoảng 5.0 độ.

Hoàng Đạo (năm) - Quỹ đạo Mặt trời: Đạo là Rồng tức Rồng Vàng.
Bạch Đạo (tháng) - Quỹ đạo Mặt trăng: Rồng Trắng. Kinh đô Bạch Long tại bộ Phong Châu của nước Văn Lang.
Xích Đạo (ngày) - Quỹ đạo Địa cầu: Rồng Đỏ.
Thần Đạo, Nhân Đạo (giờ) - Quỹ đạo của Con Người: Rồng Đen.

Từ đó, khi chúng ta phối hợp Hậu Thiên Bát Quái với Hà đồ - Lạc thư của Địa cầu và công trình trên mặt Địa cầu thì phải đặt phương Bắc lên trên, còn đối với Hậu Thiên Bát Quái với Hà đồ của cây xanh, động vật, con người thì phải đảo ngược lại tức phương Nam ở trên (đây là công thức áp dụng từ trước tới nay) dựa trên La kinh phong thủy như đã viết ở các bài trên.

La kinh phong thủy 24 sơn hướng và Bát Trạch
BCungViet07.jpg

Các trục quy ước tên gọi
Trục Khảm - Ly gọi là trục Định Vị (từ trường), trục Chấn - Đoài gọi là trục Sinh - Tử.
BQQuymonViet02.jpg

Mặt khác, chúng ta cũng đã biết Địa cầu di chuyển trên quỹ đạo xung quanh Mặt trời không phải là một đường liên tục, mà là một đường dích dắc như hình Sin, thực trạng này là hiện tượng Chương Động trong thiên văn, ngoài thực trạng trục Trái đất quay một góc nhỏ sau 25.920 năm (tuế sai) lại trở về vị trí cũ, đây là hiện tượng Tiến Động. Do hiện tượng Tiến Động mà thời xưa, có lúc quốc gia này lễ hội mùa xuân lại rơi vào mùa hè, lễ hội mùa thu lại rơi vào mùa đông mà không biết tại sao. Từ hiện tượng này, mà người xưa xác định được quy luật tương tác Huyền không phi tinh trên Hà đồ của Địa cầu.

Hiện tượng Chương Động
volgyesi13057.jpg

Theo Huyền không phi tinh: quy tắc nam phi nghịch, nữ phi thuận để xác định Cung phi của cá nhân. Tuy nhiên, khi dùng Huyền không phi tinh cho Công trình trên Địa cầu hay chính là cho Địa cầu thì phi tinh thuận hay nghịch? Trường khí Huyền không phi tinh này bao trùm Hệ mặt trời, thì Mặt trời là Dương còn Địa cầu là Âm, do vậy khi quán xét tương tác này cho một "ngôi gia" hay đánh giá một châu lục trong một năm thì dùng quy tắc Phi Thuận. Chúng ta cần nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này, tất nhiên Phi tinh trên công thức Hà đồ chứ không phải Lạc thư.

Cũng từ quy luật của Huyền không phi tinh theo năm mà người xưa xác định được Cung Phi mỗi cá nhân, từ đó xác định được sự tương ứng của bộ môn từ trường Địa cầu - Bát Trạch. Cung Phi theo Huyền không phi tinh là quy luật lớn ngoài Hệ mặt trời, vượt ra khỏi thuộc tính theo bảng Lục thập hoa giáp quy ước tương tác trong Hệ mặt trời trên Địa cầu theo các nguyên tắc: "ngũ vận lục khí", "sinh - vượng - mộ", "khởi mốc Giáp Tý hành Kim - Vận khí khắc Thiên can trong quy tắc chủ thể nhận tương tác từ khách thể: "khắc - sinh - hòa - bị sinh - bị khắc".

Chu kỳ Vận khí (mệnh người) theo Lục thập hoa giáp (đổi Tốn Khôn)
LacthuHG05.jpg



Gia đình cũng là một đơn vị quy ước nhận tương tác theo công thức Hậu Thiên Bát Quái. Chú ý, Hậu Thiên Bát Quái là công thức tính tương tác từ Mặt trời, và ngay cả những tác tác có quy luật lớn khác, nhưng vì quá lớn nên không tính vì Hệ mặt trời hay Địa cầu đã nằm ngay trong một "Hành" trong thời gian dài rồi (gọi là bị "nhúng", chẳng hạn Hệ mặt trời trước 2013 bị "nhúng" trong trường khí của cung Song Ngư).

Quy ước 8 thành viên của một gia đình này "giống" hoạch quái của Tiên Thiên Bát Quái nhưng quy ước theo Hậu Thiên Bát Quái, hoặc theo Huyền không phi tinh như định hình cung phi của một con người để quan xét theo Bát Trạch căn nhà, do vậy cần phản quán xét kỹ ý nghĩa hơn nữa.

265.jpg

ĐẾN ĐÂY THÌ Ý NGHĨA CỦA CÔNG THỨC HẬU THIÊN BÁT QUÁI ĐÃ RÕ, TUY NHIÊN CHÚNG TA CHƯA BÀN ĐẾN "HOẠCH QUÁI" (tùy theo hệ quy chiếu thiên văn lớn dần trong quy ước Chủ thể và Khách thể để cùng có quy luật Hậu Thiên Bát Quái nữa, "Đồng thanh tương ứng, đồng Khí lương cầu").

BÍ ẨN CỦA 4 HÀNH MỘ SỬU, MÙI, THÌN, TUẤT TRÊN 12 CUNG ĐỊA CHI CHỨNG TỎ 12 CUNG HOÀNG ĐẠO THIÊN VĂN TÂY PHƯƠNG BỊ "KHÓA" HAY "BÍ" Ở ĐIỂM NÀY.

KHI ĐÃ RÕ, THÌ CÁCH VẬN DỤNG NGÔN TỪ RẤT CHÍNH XÁC ĐỐI VỚI SỰ PHỐI HỢP QUÁN XÉT CÁC TỔ HỢP TƯƠNG TÁC TRONG HOẶC NGOÀI HỆ QUY CHIẾU, CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ...

- Từ đó, chúng ta nhận định Vũ Trụ Vô Cùng có từ trường không??? Đây là câu hỏi tối quan trọng! Nếu có, nó sẽ bắt buộc mọi thứ trong nó tuân thủ từ trường nay!
- Vũ Trụ đã quay hết một vòng của chính nó? Hay đạt cực đỉnh 1/2 vòng rồi tan rã.
- Sự phân biệt, đối đãi Âm Dương (Dương)/ Ngũ Hành (Âm) luôn phải có quy ước về chủ thể và khách thể, thuộc hệ quy chiếu tương tác nào chẳng hạn Hệ mặt trời đối với chủ thể con người, hệ quy chiếu sinh lý nội tại của con người đối với chính "con người đó"...
- Thể phách (khi sống và sau khi chết) mô phỏng Con người vẫn tuân theo Hà đồ của Con người đó.
- Hệ quy chiếu có thể là Vũ trụ toàn thể.

Offroad là gì?

Xe offroad   
Có nhiều loại xe địa hình, còn được biết đến với cái tên “xe bụi” (dirt-bike), được thiết kế đặc biệt cho mục đích chạy đường địa hình (off road). So sánh với các xe chạy trên đường bằng, động cơ xe địa hình thường nhỏ hơn, nhẹ hơn, có các ống giảm xóc dài hơn, khoảng sáng gầm xe lớn hơn và cấu trúc chắc chắn với bộ khung nhẹ hơn và không lắp thêm các tấm ốp để tránh gây hỏng vỡ khi xe bị đổ. Kích thước bánh xe lớn hơn với bánh trước có đường kính thường tới 21 in, bánh sau là 18 in. Lốp xe địa hình thường có gai to và chúng thường được khóa chặt vào vành bằng bộ khóa lốp (rim lock).

Vậy Offroad là gì?
Offroad là đi vào những khu vực không có đường lớn, thường chỉ có đường mòn dành cho người đi bộ với địa hình gập ghềnh hiểm hóc, một bên là đường mòn ven núi vừa đủ bánh xe máy, phía bên dưới là vực thẳm, sông sâu hoặc những con đường đá chông chênh… đòi hỏi người cầm lái phải thực sự có kinh nghiệm và tay lái “lụa” nếu không sẽ gặp nhiều bất trắc và hiểm nguy.


Có người đã ví: đi Offroad là “một đi không trở lại”, đủ thấy được tính chất và mức độ nguy hiểm của những cung đường mà bạn đã chiến thắng bằng sức khoẻ, lòng quả cảm, trí thông minh, pha chút mạo hiểm và may mắn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không tiếp tục đi được nữa, bạn cũng có thể quay trở lại con đường cũ với bao “ấm ức”.

Quả thật, để đến được với những con đường quốc lộ rộng rãi, thênh thang. Bạn hãy bắt đầu bằng những cung đường cấp phối đá hộc to như chiếc mũ cối, trơn trợt khi trời mưa hay những con đường nhỏ cắt ngang rừng, những con suối cuộn nước không có cầu bắc qua hay ngập bùn lầy là chuyện bạn luôn gặp trên đường. Không có đường thì mở đường cho xe qua, không đi được thì bê xe, khuân xe. Có những mét đường phải mất đến hàng tiếng đồng hồ mới qua được, thậm chí phải thất bại quay về.

“Offroad” là phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt”, là những con đường mà trong suy nghĩ của bạn phải chinh phục bằng được, không phải cài “số lùi”. Để vượt qua được nó đòi hỏi trí tuệ và sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết, cách thức làm việc theo nhóm và nhiều kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết khác. Trải qua các chuyến đi, dù thành công hay thất bại đều để lại cho bạn thật nhiều kỷ niệm, cảm xúc sâu sắc và khó quên.

Nếu thành công, bạn sẽ cảm thấy trong mình có một sức mạnh tiềm tàng để trong cuộc sống, công tác mỗi lần gặp khó khăn thách thức, bạn hãy nghĩ lại những cung đường mình đã chinh phục thành công từ đó để có niềm tin, dũng khí vượt lên phía trước.

Nếu thất bại, cũng là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời, rồi bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc, hay suy nghĩ thật nhiều những nguyên nhân… để rồi bạn bỗng hét lên sung sướng Ơrêka… Ơrêka cho chuyến chinh phục nó lần sau một cách thành công mỹ mãn… Vậy là bạn đã chiến thắng chính mình!

Long Vũ Khúc






Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Cô gái “canh cua rau đay” và chuyện học sinh phải giỏi toàn diện

(Dân Việt) Cô gái “canh cua rau đay” Phạm Thị Quyên có thể không phải là học sinh giỏi toàn diện nhưng lại là kỹ sư tốt. Không thiếu những học sinh giỏi toàn diện sau khi ra trường không biết mình phải làm gì…
Mấy ngày qua, dư luận vẫn chưa hết nóng vì câu chuyện gameshow “Ai là triệu phú” (phát sóng tối 22.11 trên VTV3), nữ kỹ sư Phạm Thị Quyên tốt nghiệp trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã phải dùng đến sự trợ giúp ở ngay 2 câu hỏi đầu tiên được coi là dễ ợt: “El Nino là gì?” và “Người ta thường nấu canh cua với rau gì?”
 co gai “canh cua rau day” va chuyen hoc sinh phai gioi toan dien hinh anh 1
Cô kỹ sư Phạm Thị Quyên bó tay với câu hỏi được cho là dễ ợt!
Người xem đã được một phen cười hả hê khi thấy cô kỹ sư trẻ với đôi mắt ngơ ngác: “Ôi! Mới câu đầu tiên sao khó thế? Cháu chưa nghe đến từ này bao giờ? Cháu nghĩ đó là một loại sữa!”. Đến câu hỏi về canh cua, cô gái trẻ lại trả lời rất hồn nhiên: “Ôi! Cháu chưa nấu canh cua bao giờ. Cháu có ăn rồi nhưng không biết trong ấy người ta cho cái gì?”
Ngay sau những tiếng cười sảng khoái, cộng đồng mạng lao vào một cuộc “ném đá” không thương tiếc đối với cô gái trẻ. Người khắt khe cho rằng cô kỹ sư đã 24 tuổi nhưng thiếu kỹ năng sống, giống “gà công nghiệp”, người ta phán đoán cô chắc phải được nuông chiều từ bé, không phải động chân tay vào công việc bếp núc?
 Hả hê xong, nhiều người quay sang chỉ trích cách giáo dục của nhà trường: “Không biết họ dạy cho cô những gì? Nói rộng ra, học sinh đang học được gì trong trường học? Một nền giáo dục khiến cho một kỹ sư không biết...nấu canh cua với rau đay là nền giáo dục kiểu gì đây?”
Đám đông xúm vào “ném đá” Quyên không hề biết rằng, cô kỹ sư trẻ là cô gái duy nhất theo học khoa ô tô của trường ĐH Công nghiệp. Thay bằng không biết nấu canh cua với rau đay, cô giỏi hơn rất nhiều nam sinh viên trong khoa với việc chui vào gầm ô tô, bắt vít, sửa máy cho các thể loại ô tô.
Trong khi không ít cử nhân cứ nhận bằng là...gia nhập đội quân thất nghiệp hùng hậu hơn 225.000 người mỗi năm, thì cô gái nhầm El Nino với sữa lại đỗ ngay vào một tập đoàn danh tiếng của Nhật với mức lương mơ ước. Và trong khi dư luận đang rào rào buông lời chỉ trích thì cô kỹ sư trẻ lại tung tẩy ở đất nước khắt khe bậc nhất thế giới về lựa chọn lao động là Nhật Bản để theo đuổi những dự án khó nhằn của công ty mình.
Cô gái “canh cua rau đay” dường như không chỉ đơn thuần là nạn nhân của lối tư duy đám đông, phong trào “ném đá” cộng đồng hay thói quen của những “anh hùng bàn phím”. Cô là nạn nhân của cả đám đông đang bị “lỗi hệ thống” - hậu quả của một quá trình dài lâu và được hun đúc trong những cái khuôn thành tích mang tên: “Học sinh giỏi toàn diện - đã giỏi tức là cái gì cũng phải giỏi”.
Bất kỳ ai từng ngồi trên ghế nhà trường cũng từng không thoát nổi ước mơ: Trở thành học sinh giỏi toàn diện. Để được công nhận là học sinh giỏi toàn diện, người đó phải được ít nhất 8’ trong học bạ cuối năm ở tất cả các môn học từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và tất nhiên không ngoại trừ cả mỹ thuật, giáo dục công dân, thậm chí...thể dục, văn nghệ.
Tôi đã từng chứng kiến một cô bạn cùng lớp, là lớp trưởng, cô biết ăn nói, có uy với các bạn và tất nhiên học rất giỏi. Hầu như tất cả các môn học cô đều được trên 9', riêng các môn Toán, Lý, Hóa luôn được 10'. Nhưng đáng tiếc, cô lại là người có sức khỏe không tốt, rất yếu ớt và  thỉnh thoảng lại ngất “bất thình lình” do huyết áp thấp. Chính vì điều này, điểm môn thể dục của cô luôn thấp, thường xuyên không vượt qua điểm 4. Giáo viên chủ nhiệm không chấp nhận “để mất” một học sinh giỏi toàn diện trong lớp mình nên đã đề nghị giáo viên thể dục “đặc cách” nâng điểm của cô trong học bạ. Và cuối năm nào cũng vậy, cô lớp trưởng yếu ớt không vượt qua điểm 4 vẫn đương nhiên trở thành học sinh giỏi toàn diện với 8' môn thể dục.
Việc đòi hỏi sự toàn diện ở một học sinh giỏi còn khiến không ít người rơi vào bi kịch: Giỏi thì giỏi thật mà chẳng biết giỏi gì. Nhiều học sinh “trót” làm học sinh giỏi toàn diện, sau 12 năm chăm chỉ ngoan ngoãn làm thợ học, thợ thi, dành giải này, giải nọ nhưng khi chọn trường, chọn nghề thì không biết mình có sở trường, sở đoản gì, nên theo học cái gì? làm cái gì trong tương lai? Và lúc này cái danh “Học sinh giỏi toàn diện” trở thành một mê cung hết sức nhảm nhí, khiến cho người có được cái danh đó không biết sử dụng chính bản thân mình vào việc gì cho hợp lý, chỉ vì... cái gì cũng giỏi.
 co gai “canh cua rau day” va chuyen hoc sinh phai gioi toan dien hinh anh 2
Hiện "cô gái rau đay" Phạm Thị Quyên đang đầu quân cho một tập đoàn của Nhật Bản.
Nhận ra bất hợp lý này, gần đây ngành giáo dục đã thay đổi mục tiêu đào tạo theo hướng: Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Cụm mỹ từ này, nói đơn giản tức là người học sẽ được học đạo đức để sống tốt, học kỹ năng để sống an toàn và đặc biệt là được phát triển tiềm năng, điểm mạnh của bản thân mình để sống hạnh phúc.
Để đi đến được đích này, đã có nhiều động thái: Từ việc chỉ được thi các môn bắt buộc, hiện, học sinh đã được thi các môn tự chọn; từ việc đánh đồng khen thưởng: Học sinh tiên tiến, học sinh giỏi....hiện, đã có những tờ giấy khen từng mặt như: “Có năng khiếu về môn Toán; Học tốt môn Mỹ thuật...”
Tuy nhiên, để một xã hội đã quen với việc khen một đứa trẻ đạt điểm cao ở tất cả các môn chuyển sang khen một đứa trẻ chỉ hát rất hay mà học văn hóa cực dốt thì những cải cách, đổi mới trong giáo dục còn là cả một quá trình lâu dài và đầy gian nan.
Tôi chợt nhớ lại lời của GS Toán học Ngô Bảo Châu: “Giáo dục không có chức năng đào tạo ra những con người giống nhau, không thể đào tạo ai ai cũng thành một mẫu người chung. Phương pháp giáo dục mang tính nhân bản nhất là làm sao mỗi người phát triển được tài năng vốn có của mình”.

Những “biết tuốt” dở hơi

VOV.VN -Người Việt Nam ta còn không hiểu được câu “nhân vô thập toàn”, lúc nào cũng mướt mải trong bi kịch tìm bằng được những viên ngọc không vết...
Cô kỹ sư nọ chơi “Ai là triệu phú” trên VTV3 không biết El Nino và canh X nấu với nguyên liệu Y, liệu có phải chuyện lớn? Xin thưa, chả có gì là lớn, chưa đến mức nghiêm trọng. Thời đại google, không biết thì tra, không nấu được món canh đó thì đi ăn nhà hàng, nếu mình đủ tài để kiếm sống, thu nhập đủ để ăn món đó ở nhà hàng. Thời đại bình quyền, đừng bắt nữ nhân phải biết hết các món ăn. Đã để họ tham gia công tác, hoạt động xã hội, thì khó học hết cả nữ công gia chánh kiểu cũ. Nơ-ron thần kinh, thời gian, sao đủ.
Mặt khác, đó không phải là cô ấy không biết, mà là chưa biết. Chưa chuyển thành đã trong thời đại này rất dễ, chỉ cần hỏi “ông Gúc”. Quan trọng hóa chuyện đó, coi những người không biết những điều đó là kém cỏi, là tàn dư của lối tư duy cũ, cứ đòi người ta phải biết tuốt, biết tuốt mới là giỏi giang. Xin thưa, cuộc đời có bao nhiêu mà hững hờ, nạp hiểu biết trên trời dưới biển vừa thôi. Cô gái ấy nếu rỗng kiến thức của công việc cô ấy đang làm thì mới đáng chê trách.
nhung biet tuot do hoi  hinh 1
 Cô gái bị "ném đá" vì không biết El Nino là gì, không biết nấu canh cua. 
Chưa biết canh cua nấu với rau đay, nhưng có khi cô ấy lại biết nhiều món khác thì sao? Chưa biết El Nino, lĩnh vực ngoài chuyên môn của cô ấy, nhưng cô ấy lại biết về từ thông, về bán dẫn, thì sao? Chưa biết El Nino vì không phải chuyên ngành của cô ấy, nhưng giờ cô ấy sẽ tra và biết. Biết tuốt làm gì. Thời đại google, biết tuốt khéo lại thành ra dở hơi. Shelork Holmes, thám tử lừng danh, biết mọi thứ cho công việc của mình, nhưng kiến thức chính trị thì rất kém. Vậy anh ta là người không thông minh chăng? Hay đa phần chúng ta kém thông minh hơn anh ấy?
Người Việt Nam ta còn không hiểu được câu “nhân vô thập toàn”, lúc nào cũng mướt mải trong bi kịch tìm bằng được những viên ngọc không vết, tìm bằng được sự toàn mỹ. Cứ lấy những games show như “Đường lên đỉnh Olympia” làm thước đo tài năng. Đó là trò chơi thôi, ai đọc nhiều, nhớ gạo nhiều lĩnh vực thì thắng. Chả có ích gì cho khoa học, nếu ta cố gắng để cái gì cũng biết như thế. Mà nói với người nước ngoài là “Tớ đoạt giải “Đường lên đỉnh Olympia” nên được học bổng sang đây”, người ta trố mắt đấy, vì chả biết đỉnh Olympia là ở đâu – ai đọc “Thần thoại Hy Lạp” cũng biết là chả có đỉnh nào là đỉnh Olympia cả, chỉ có đỉnh (núi) Olympus (tiếng ta dịch là Ô-lanh-pơ, Ô-lim-pơ, qua ngả tiếng Pháp). Olympia là đồng bằng. Leo “lên” một mảnh đất bằng!
Chính vì tư duy coi những người biết tuốt, biết cả những thứ chả cần biết, là vĩ đại, mà dẫn đến trường học bắt học cả những kiến thức vô bổ (vô bổ vì ra đời sẽ không dùng đến). Nếu các em ấy không theo ngành cần toán, thì học đạo hàm, tích phân làm gì. Nếu các em ấy không theo ngành văn thì cần biết năm sinh của ông Vũ Đào, tác giả truyện ngắn “Cái vườn đá” làm gì. Các em không biết được hết các thứ thì lại kêu giời lên là các em học lệch. Thời gian đâu, đầu óc đâu mà nhồi hết các kiến thức trong sách giáo khoa phổ thông, tất yếu phải quay cóp, học trò quay cóp, giáo viên làm ngơ. Để các em còn tốt nghiệp mà ra đời sống chứ, không có tấm bằng tốt nghiệp phổ thông thì lại siêu khó tìm việc. Công việc thì lại chả liên quan đến đạo phân, tích hàm…
Nếu cần thì sau này ra đời các em tự bồi bổ thêm qua các kênh khác, chứ sao lại bắt các em nhớ đủ thứ, để thỏa mãn tư duy rằng, biết đủ thứ mới là tài giỏi. Trước đây, có lần một tạp chí gọi là Kiến thức Ngày nay tổ chức thi “kiến thức” cho độc giả. Người đoạt giải nhất là một anh bán báo. Nghề chỉ có mỗi việc ngồi bán báo, tranh thủ đọc thôi mà. Hẳn anh ta tài hơn Sơ-lốc Hôm? Khi còn nhỏ, đọc báo Việt Nam, biết tin các cuộc thăm dò ở Anh, Pháp, Mỹ… cho thấy tỷ lệ thanh niên các nước đó không biết nước A ở châu B, tỉnh C có khoáng sản D… thấp (đó là sự thật), tôi lấy làm khinh họ lắm, hả hê rằng mình có tri thức hơn hẳn họ, rằng nước mình văn minh hơn hẳn nước họ!
Cứ đằng thẳng ra, bắt các em học hết, thì thời gian đâu để các em học kỹ năng sống? Thời gian đâu các em học bơi để chống đuối nước? (tất nhiên có những cháu làm được hết các thứ, nhưng đó là siêu thiểu số thôi).
Cải cách giáo dục, giảm mạnh việc dạy thêm tốn tiền và thời gian tâm lực của trẻ em và gia đình, là việc không khó làm: Cắt giảm 50% lượng “kiến thức” trong sách giáo khoa hiện nay (nhiều hơn càng tốt), khi các em lên cấp 3, có định hướng nghề nghiệp. Phân ban là rất nên. Cắt giảm những tích phân, đạo hàm đối với các em theo nghề phi tự nhiên, cắt giảm những số liệu ngày tháng năm lịch sử cụ thể với các em theo nghề tự nhiên. Nhớ cơ học làm gì, học để làm người, để thành nhân, không phải để thành cuốn từ điển bách khoa. Cắt giảm như thế, để trẻ em chỉ cần đầu tư ít thời gian cũng học được hết. Như thế các em sẽ không phải đi học thêm, hoặc rất ít. “Kiến thức” (tôi cho vào nháy nháy vì đa phần là những thứ vô bổ, hoặc tra cứu dễ dàng) ít thế, thì cầu học thêm giảm đi, cung cũng sẽ giảm. Các thầy cô giáo nào muốn ép học sinh đi học thêm cũng sẽ khó hơn,vì học sinh đáp ứng được yêu cầu bài vở một cách dễ dàng. Trẻ có thêm thời gian chơi, chơi cũng chính là học: đến bảo tàng, ra sân vận động… Đó là việc nền giáo dục cần làm./.
Tạ Quang Đông

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Việt sử Xứ Đàng Trong: ​Sự biến đổi y phục người Đàng Trong

Người Đàng Trong qua tranh vẽ xưa  /// Ảnh: T.L

Xem Ô châu cận lục viết năm Ất Mão (1555), đời Mạc Phước Nguyên, tức trước khi ông Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa không lâu, ở hai phủ Tân Bình, Triệu Phong có làng cách mặc còn theo kiểu Chăm.
Từ khi Nguyễn Hoàng vào Thuận, Quảng, người Việt vào đông thêm và y phục, khí dụng, phong tục cố nhiên là y theo kiểu họ đã sống ở bắc.
Tương truyền rằng Chính Lộc Khê hầu (Đào Duy Từ) trong khi bày mưu định kế chống cự với họ Trịnh, đã khuyên chúa Hy Tông bắt dân thay đổi tập tục cho khác hẳn dân bắc, như bỏ nón thượng, đội nón chóp, bỏ quần màu đen, mặc quần màu nâu, đàn bà bỏ áo bốn thân mà mặc áo 5 thân gài khuy, bỏ tóc bao mà búi tó, bỏ váy để mặc quần. Đến đời chúa Thế Tông, năm Giáp Tý, lên ngôi vương thay đổi mũ áo các quan và bắt nhân dân cũng phải cải cách y phục.
Phủ biên tạp lục chép: “(Hiểu vương) xưng vương hiệu, lấy thể chế áo mũ trong “tam tài đô hội” làm kiểu, hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng quần áo y như Bắc quốc (Trung Quốc) để tỏ sự biến đổi... nhưng khiến phụ nữ đều mặc áo ngắn, hẹp tay như áo đàn ông thì Bắc quốc không như thế. Trải hơn 30 năm, người ta đều tập quen, quên cả tập cũ...”.
Sau khi Hoàng Ngũ Phúc chiếm Thuận Hóa, đặt nha môn Trấn Vũ, tháng 7 năm Bính Thân (1776), hiểu dụ nhân dân rằng: “Y phục bản quốc vốn có chế độ, địa phương này từ trước cũng tuân theo quốc tục. Nay kính vâng thượng đức, dẹp yên biên phương, trong ngoài như nhau, chính trị và phong tục phải được tề nhất. Nếu còn có người mặc quần áo kiểu người khách (Trung Quốc) thì nên đổi theo thể chế của nước nhà. Đổi may y phục theo tục nước mà thông dụng vải, lụa, duy có quan chức mới dùng xen the, là, trừu, đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng thì đều không được theo thói cũ tiếm dùng. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hẹp tùy ý. Áo thì từ hai bên nách trở xuống phải may kín liền, không cho xẻ hở. Duy đàn ông muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc cũng cho. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh lạt hay vải đen, vải trắng, tùy nghi. Còn các hạng về viền cổ kết lót thì đều theo như hiểu dụ năm trước mà chế dùng”. Nhưng chỉ năm sau Tây Sơn chiếm Thuận Hóa, chính quyền Lê - Trịnh không còn, chắc là nhân dân lại dùng y phục kiểu cũ.
Theo Lê Quý Đôn, người Thuận Hóa sống xa hoa: “Thuận Hóa thanh bình lâu ngày, công tư đều giàu có, y phục dùng đồ tươi đẹp. Lại trải qua thời Hiểu vương (Nguyễn Phước Khoát) hào hoa, phóng túng, bắt chước nhau trở thành phong tục, y phục gấm vóc, chiếu nệm bằng mây hoa, phú quý phong lưu, đua nhau khoe đẹp [...] Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, gối dựa dọc hàng ôm lò hương, uống trà ngon trong chén sứ bịt bạc, nhổ ống nhổ thau, đĩa bát dùng trong ăn uống không có gì là không của Trung Quốc, một bữa ăn ba bát lớn. Đàn bà, con gái đều mặc áo sa, là, tơ, lụa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ quá lắm”. Có lẽ ở đây tác giả Phủ biên tạp lục chỉ phong tục ở thành Phú Xuân là nơi đã trở thành phồn hoa từ đời chúa Thế Tông, chứ các nơi khác ở Quảng Nam và trong dân gian thì không thể xa hoa như vậy được.
Ở đất Gia Định, người Việt mới đến kiết cư, lập nghiệp đông đúc từ đời chúa Hiển Tông, cuối thế kỷ 17. Sách Gia Định thông chí chép: “Gia Định là đất phương Nam của nước Việt. Khi mới khai thác, lưu dân nước ta cùng người kiều ngụ như Đường (Trung Quốc), người Cao Miên, người Tây dương, người Phú Lang Sa (Pháp), người Hồng Mao (Anh), Mã Cao (người Tây ở Macau đến), người Đồ Bà, ở lẫn lộn, nhưng về y phục, khí cụ thì người nước nào theo tục nước ấy. Người Việt vẫn theo tập tục của Giao Chỉ... Quan chức thì đội khăn cao sơn, mặc áo phi phong, mang giày bì đà, sĩ thứ thì búi tóc, đi chân trần, con trai con gái đều mặc áo ngắn tay, bâu thẳng, may kín hai nách, không có quần, con trai thì dùng một miếng vải cột từ lưng thẳng xuống dưới háng, quanh lên đến rốn, gọi là cái khố, đội nón lớn, hút bình điếu, ở nhà thấp, trải chiếu ngồi dưới đất, không có bàn ghế. Vua Thế Tông cải định sắc phục của quan văn, quan võ, tham chước các đời Hán, Đường, Minh mà chế ra, còn y phục, gia thất, khí dụng của sĩ thứ thì đại lược như thể chế đời Minh, bỏ hết tục xấu Bắc Hà mà làm một nước y quan văn hiến vậy”.
(Theo Việt sử: Xứ Đàng Trong 1558 - 1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam), NXB Khoa học Xã hội 2016)