Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

Bậc thầy mưu trí Trang Tử chỉ dạy 9 chữ "Mắt không nhìn - Tai không nghe - Tâm không nghĩ": Hiểu thấu trước năm 35 tuổi, ai ai cũng làm nên nghiệp lớn

Bậc thầy mưu trí Trang Tử chỉ dạy 9 chữ "Mắt không nhìn - Tai không nghe - Tâm không nghĩ": Hiểu thấu trước năm 35 tuổi, ai ai cũng làm nên nghiệp lớn

Những câu nói tưởng chừng giản đơn của Trang Tử nhưng trải qua nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị lớn khiến chúng ta phải suy ngẫm.


Sống trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động dữ dội, Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc. Một người "thà chịu kéo lê cái đuôi trong bùn" để giữ nhân cách và bản lĩnh, tâm hồn thanh sạch của mình giữa vô vàn tạp loạn xã hội, một Đạo gia "phóng nhiệm", "tài tử", "ngông" và đầy sáng tạo. Ông để lại rất nhiều bài học lớn ẩn sâu trong vài câu nói mà chỉ những người thật sự chiêm nghiệm và đào sâu mới có thể chạm tới ý nghĩa thật sự của chúng.
01.
Cách tốt nhất để chống lại sự cám dỗ chính là không tiếp cận nó. Mắt không nhìn, tai không nghe, tâm không nghĩ. Thần hình hòa hợp, hình mới trường sinh. Trong thận trọng, ngoài kín kẽ, hiểu nhiều dễ thua.
Câu nói này có thể hiểu như sau: Hạn chế nhìn mọi thứ bằng mắt, nghe mọi thứ bằng tai và suy xét quá nhiều bằng tâm trí. Khi ấy, tinh thần của bạn sẽ hòa hợp với hình thức và hình thức sẽ phát triển lâu bền. 
Hãy đối xử với chính bản thân một cách thận trọng, không chịu ảnh hưởng từ những yếu tố tác động bên ngoài. Giữ tâm trí kiên định và hiểu rõ gốc rễ thất bại của vấn đề.
Lão Tử nói: "Ngũ sắc làm cho mắt người ta nhìn không thấy; ngũ âm làm cho tai người ta nghe không ra; ngũ vị khiến người tê lưỡi, mất cảm giác; rong ruổi săn bắn, khiến tâm người nổi loạn, thứ khó được khiến người gây trở ngại cho chính mình."
Chính vì vậy, cách tốt nhất chống lại mọi cám dỗ chính là không tiếp cận nó. Làm người mà chú trọng theo đuổi cảm giác kích thích bản thân, cuối cùng sẽ gây hại chính mình, làm cho ngũ quan mất đi năng lực vốn có của nó. 
Làm người mà phóng túng dục vọng bản thân chính là cái sai lớn trong những sai lầm, không chỉ là hại thân mà còn khiến cho con người ta chìm đắm hưởng lạc, quên đi ý chí cầu tiến. 
Nếu tránh xa và không biết, không hiểu về những cám dỗ khát vọng bản thân mong muốn, chúng ta còn có thể giữ tâm sáng như gương, có mất cũng không loạn, có được cũng không tham. 
Có bảo vệ cẩn thận nhận thức trung thực về bản chất bên trong, chúng ta mới không bị ảnh hưởng bởi các hình thức khác nhau của thế giới bên ngoài. Cái gọi là kiến ​​thức và kinh nghiệm đôi khi dễ khiến chúng ta đánh mất bản chất và tránh xa sự thật.
Bậc thầy mưu trí Trang Tử chỉ dạy 9 chữ Mắt không nhìn - Tai không nghe - Tâm không nghĩ: Hiểu thấu trước năm 35 tuổi, ai ai cũng làm nên nghiệp lớn - Ảnh 1.
02.
02.
Con đường duy nhất đạt tới cảnh giới tự do chính là vô vi. Lấy vô vi để vật tự biến hóa. Bỏ qua hình thể, bỏ qua thông minh, bỏ qua vạn vật, giải phóng tâm thần.
Vô vi là trạng thái buông lỏng, để mọi thứ tùy theo tự nhiên, chính tự nhiên sẽ đẩy vạn vật tự sinh sôi, tự biến hóa. Hãy quên đi hình thể, từ bỏ trí thông minh, quên lãng cái tôi bên trong và cả ngoại vật bên ngoài để hòa mình với tự nhiên.
Con người tồn tại dưới một hình thể nhất định, hành xử lấy mình làm trung tâm và có nhận thức về vạn vật khách quan xung quanh dựa trên mức độ thực dụng và giá trị lợi ích của chính mình. 
Cái tôi ấy sẽ trở nên nặng nề và phá hủy sự vận chuyển vốn có của tự nhiên, đồng thời bị ảnh hưởng bởi tâm lý yêu - ghét cá nhân. Do đó, Trang Tử chủ trương quên đi sự tồn tại của hình thức và tâm trí, cũng chính là quên đi cái tôi của bản thân, loại bỏ mọi suy nghĩ về thị phi đúng sai để giải phóng tâm hồn và tinh thần hoàn toàn tự do.
03.
Phước lành lớn nhất trong cuộc đời là để mọi thứ tự nhiên. Vạn vật đều có gốc rễ, có vận mệnh, biến hóa tới đâu rồi cũng về với cội nguồn, cả đời không thay đổi.
Cho dù mọi thứ sinh ra khác biệt thì bản chất tự nhiên của chúng đều giống nhau và không hề thay đổi, đều đi từ sinh đến tử, lại từ ngọn về nguồn. Con người đến từ thiên nhiên và cuối cùng sẽ trở về với thiên nhiên. 
Sự sống và cái chết là quy luật tự nhiên của đất trời. Mọi người ai rồi cũng sẽ già nua và qua đời, mà không chỉ như vậy, rất nhiều người trẻ tráng niên cũng bất ngờ đối diện với cái chết mà không hay biết. Do đó, cuộc đời vốn không có gì cần so đo hay làm khó.
Sinh mạng tồn tại như ngày đêm luân phiên, bốn mùa vận hành. Chúng ta chỉ có thể thuận theo tự nhiên. Khi cuộc sống còn tồn tại thì còn trân trọng mọi thứ và nỗ lực hết mình.
04.
Lý do duy nhất khiến con người đau khổ chính là vật chất. Vượt qua vật chất, tự do tự tại, hòa hợp tạo hóa, tiêu dao đất trời.
Chỉ có người không có dục vọng, không có nhu cầu vật chất mới là kẻ mạnh nhất trên đời. Giữa thiên địa, giữa cuộc sống, con người cũng chỉ là một phần của vạn vật tự nhiên. 
Con người không phục vụ vật chất, cũng không phụ thuộc vật chất, thoát khỏi sự trói buộc do vật chất đem lại mới có thể du dương tự tại, tiêu dao tự đắc, làm kẻ tôn quý nhất giữa đất trời.
Cho dù có nhiều của cải và danh tiếng đến mấy mà không biết buông bỏ, có nhiều lại muốn nhiều hơn, tham lam vô độ không biết điểm dừng, đó chính là vướng mắc cuộc đời. Sống mà bị phụ thuộc mới là cuộc sống khốn khổ nhất.


























Mạnh Tử dạy 10 điều, khẳng định việc khó nhất trên đời là tu khẩu nghiệp!

Mạnh Tử dạy 10 điều, khẳng định việc khó nhất trên đời là tu khẩu nghiệp!

Những quan niệm nhân sinh sâu sắc, mang đậm tính triết lý được Mạnh Tử đúc kết cả đời dưới đây thực sự là món quà quý dành tặng cho tất cả chúng ta.


1. Người có thực tài là người khiêm tốn
Mạnh Tử nói: "Kỳ vi nhân dã tiểu hữu tài, vị văn quân tử chi đại đạo dã, tắc túc dĩ sát kì khu nhi dĩ hĩ."
Nghĩa là: "Làm người chỉ biết khôn vặt, không thiểu được đạo lý lớn của bậc quân tử, dễ dẫn đến họa sát thân".
Cổ nhân có câu "đại trí giả ngu", càng là người tài trí thì càng nên tỏ ra khiêm tốn. Ngược lại, những kẻ chỉ có chút tài mọn, hay giở thói khôn vặt nhưng luôn tỏ vẻ tài giỏi để bản thân có được sự chú ý.
Những người này nếu được giao nhiệm vụ quan trọng thì không đủ khả năng đảm nhiệm, chỉ biết khua chiêng gõ trống tạo thanh danh, kỳ thực rất dễ làm hỏng việc lớn, bị người đời căm ghét, từ đó tự mang tới cái họa cho bản thân mình.
Mạnh Tử dạy 10 điều, khẳng định việc khó nhất trên đời là tu khẩu nghiệp! - Ảnh 1.
Khiêm tốn chính là đức tính của người có thực tài, khoe khoang chính là điểm yếu chí mạng của những kẻ kém cỏi. (Ảnh minh họa).
2. Nhớ kỹ những điều "không được làm"
Mạnh Tử nói: "Nhân hữu bất vi, nhi hậu khả dĩ hữu vi." Nghĩa là: "Người ta phải biết có những điều không được làm, rồi sau mới biết có những điều được làm."
Tựu chung lại, nguyên tắc của thành công là nắm rõ và tránh xa những điều gì không được làm, không thể làm và không nên làm.
Những điều không được làm là việc xấu, việc gây hại cho bản thân và người khác. Điều đầu tiền trước khi bắt tay vào một công việc nào chính là hiểu được hậu quả của những điều xấu, sau đó học cách tránh xa điều đó.
Cần khắc cốt ghi tâm rằng, có những việc tưởng chừng vô hại nhất thời, nhưng lại tiềm tàng cái hại to lớn cho mai sau.
Ngược lại, những điều được làm là việc tốt, có ích cho mình, cho người. đối với việc có lợi, ta cần cân nhắc xem điều nào nên làm trước, điều nào nên làm sau, chớ vì lòng tham với cái lợi trước mắt mà đánh mất lợi ích lâu dài, bền vững.
3. Làm việc lớn phải biết chọn thời thế
Mạnh Tử nói: "Khả dĩ sĩ tắc sĩ, khả dĩ chỉ tắc chỉ, khả dĩ cửu tắc cửu, khả dĩ tốc tắc tốc."
Nghĩa là: "Nên làm quan thì hãy làm quan, nên từ chức thì hãy từ chức, nên tiếp tục làm việc thì hãy tiếp tục làm việc, nên rời đi thì hãy rời đi."
Là bậc thánh nhân coi trọng chữ "Thời", Mạnh Tử cho rằng:
"Ai không đáng là vua thì không phụng sự, ai không đáng là dân thì không sai khiến.
Thời bình thì ra làm quan, thời loạn thì ở ẩn, đó là Bá Di. Phụng sự kẻ không đáng làm vua, sai kiến kẻ không đáng là dân; thời bình cũng ra làm quan, thời loạn cũng ra làm quan, đó là Y Doãn.
Lúc có thể làm quan thì làm quan, có thể dừng việc quan thì dừng, lúc có thể làm quan lâu thì lâu, lúc có thể làm quan mau thì mau, đó là Khổng Tử".
Nhận định về những bậc thánh nhân ấy, Mạnh Tử cũng ca ngợi: "Khổng Tử có đức tùy thời của bậc thánh nhân."
Trong thời hiện đại, cách nói của Mạnh Tử chính là biểu hiện của sự linh hoạt, nhạy bén, biết người biết ta, biết thời thế.
Mạnh Tử dạy 10 điều, khẳng định việc khó nhất trên đời là tu khẩu nghiệp! - Ảnh 2.
Cổ nhân có câu "thời thế tạo anh hùng". Ngày nay, người biết tận dụng thời thế chưa chắc đã trở thành anh hùng, nhưng người đi ngược thời thế thì khó có cơ hội thành công. (Ảnh minh họa).
4. Cung kính đúng người, tiết kiệm đúng cách
Mạnh Tử nói: "Cung giả bất vũ nhân; kiệm giả bất đoạt nhân."
Nghĩa là: "Người cung kính không khinh bỉ người; người tiết kiệm không chiếm lấy của người."
Không ít người vẫn thường cho rằng, cung kính là thái độ tự hạ mình để tôn kính bậc trên; tiết kiệm là sự căn cơ, thận trọng trong việc chi tiêu, không hoang phí tiền bạc.
Ở đây, Mạnh Tử đã mở rộng ý nghĩa cho hai đức tình này. Theo ông, cung kính là không khinh bỉ người khác, tôn trọng người khác mà không phân biệt thứ bậc trên dưới. Còn tiết kiệm không đơn thuần là ki cóp, mà là không chiếm lấy những của cải không thuộc về mình.
Bởi vậy, sự cung kính, cần kiệm không phải là dáng điệu bên ngoài với những lời lẽ quan cách hay sự tích cóp cá nhân, mà chính là thái độ chân thành, tôn trọng người khác về cả con người lẫn tài sản của họ.
5. Tự trách mình trước khi trách người
Mạnh Tử nói: "Hành hữu bất đắc giả, giai phản cầu chư kỷ. Kỳ nhân chính nhi thiên hạ quy chi."
Nghĩa là: "Hành động mà chẳng đạt, đều phải quay lại tìm nguyên nhân ở mình."
Gặp khó khăn thì than trời, gặp thất bại thì đổ lỗi cho người khác, đó không phải là cách hành xử của bậc quân tử.
Mỗi khi làm bất cứ việc gì mà không thu được thành quả như ý, trước nhất ta nên nhìn vào chính bản thân mình để tìm ra nguyên nhân, đi từ nguyên nhân chủ quan tới suy ra nguyên nhân khách quan.
Tự nhìn thẳng vào lỗi lầm của mình trước khi trách cứ người khác, sau đó phân tích để tìm ra nguyên nhân, không ngừng nỗ lực sửa sai, thay đổi, đó mới là cách để đứng lên sau thất bại và vươn tới thành công.
Mạnh Tử dạy 10 điều, khẳng định việc khó nhất trên đời là tu khẩu nghiệp! - Ảnh 3.
6. Luôn giữ lẽ "toàn vẹn trước sau"
Mạnh Tử nói: "Vu bất khả dĩ nhi dĩ giả, vô sở bất dĩ; vu sở hậu giả bạc, vô sở bất bạc dã. Kì tiến nhuệ giả, kì thoái tốc."
Nghĩa là: "Một người dừng lại ở lúc không nên dừng, vứt bỏ toàn bộ cố gắng của bản thân, người như thế thì việc gì cũng có thể từ bỏ được; không coi trọng người nên coi trọng mà đối xử lạnh nhạt coi thường, người như vậy thì đối với người nào, việc gì cũng đều có thể coi thường lạnh nhạt. Người như vậy, lúc khởi đầu hăng hái tiến về phía trước bao nhiêu thì lúc gặp khó khăn cũng sẽ lui về phía sau nhanh bấy nhiêu."
Các bậc thánh nhân như Khổng Tử hay Mạnh Tử đều coi trọng việc toàn vẹn trước sau. Bởi vậy, Mạnh Tử khuyên chúng ta không nên coi nhẹ bất cứ việc gì. Nếu một lần bỏ dở việc giữa chừng, e rằng từ đó về sau khó có động lực để hoàn thành việc gì khác.
Toàn vẹn sau trước không chỉ là phương châm làm việc mà còn là châm ngôn trong cách đối nhân xử thế của Mạnh Tử. Khi đối xử với người khác, bạn chớ nên coi nhẹ bất cứ ai. Dùng thiện tâm đối đãi với mọi người trong mọi hoàn cảnh sẽ thu về cho bạn nhiều điều quý giá.
7. Hãy giữ cho mình cái tâm trẻ thơ
Mạnh Tử nói: "Đại nhân giả, bất thất kỳ xích chi tâm giả dã." Nghĩa là: "Bậc đại nhân là người không đánh mất cái tâm trẻ thơ của mình".
Theo "Tứ thư bình giải", "tâm trẻ thơ" trong quan niệm của Mạnh Tử chính là "thiên mệnh" trong sách Trung dung, là "minh đức" trong sách Đại học. Đó là "tính bản thiên" được Trời phú bẩm cho con người khi mới thành thai.
Phàm là con người cũng có được "thực thể" này. Người quân tử, bậc đại nhân ngay cả khi đã về già vẫn giữ lại cho mình cái tâm trẻ thơ ấy. Họa chăng chỉ có kẻ tiểu nhân thì đánh mất bởi những toan tính nhỏ mọn về danh lợi, dục vọng.
8. Chuyện khó nhất trên đời chính là tu khẩu nghiệp
Mạnh Tử nói: "Ngôn nhân chi bất thiện, đương như hậu hoạn hà?"
Nghĩa là: "Nói về những điều không tốt của người, sẽ nhận lấy tai vạ về sau biết dường nào?"
Mạnh Tử cho rằng, khi "bóc mẽ" những điểm xấu của người khác dù vô tình hay cố ý, ta sẽ trở thành đối thủ, thậm chí bị coi như kẻ thù "không đội trời chung" của người đó. Bởi vậy, họ tất nhiên sẽ tìm cách trả đũa, hãm hãi ta.
Sống ở đời, khó tu nhất chính là "khẩu nghiệp". Để tránh gặp phải mối họa từ miệng mà ra, ta buộc phải chú ý lời ăn tiếng nói của mình. Không dùng lời nói để tổn thương người khác sẽ giúp ta thêm bạn, bớt thù.
Mạnh Tử dạy 10 điều, khẳng định việc khó nhất trên đời là tu khẩu nghiệp! - Ảnh 4.
9. Đừng đánh giá người khác dựa trên sự thành - bại
Mạnh Tử nói: "Hữu bất ngu chi dự; hữu cầu toàn chi hủy." Nghĩa là: "Có người chẳng biết lo liệu mà được khen; có người tìm sự hoàn toàn mà bị chế nhạo."
Trong cuộc sống, có không ít kẻ thiếu thực tài nhưng phất lên nhờ gặp thời, lại có không ít trang anh hùng vì sinh lầm thời mà rơi vào bi kịch. Bởi vậy, cổ nhân mới có câu: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên"
"Tứ thư bình giải" cho rằng, có không ít yếu tố làm nên thành công, cũng có vô số nguyên nhân dẫn đến thất bại mà con người dù không ngoan đến đâu cũng không thể phân tích thấu đáo được. Vì vậy, chúng ta không nên lấy sự thành bại để đánh giá một người mà chỉ nên luận cái tài cái thiện của người ấy mà thôi.
10. Thuận lợi cũng là một loại thử thách
Mạnh Tử nói: "Phụ chi dĩ hàn ngụy chi gia, như kì tự thị khảm nhiên, tắc qua nhân viễn hĩ."
Nghĩa là: "Đem tài sản của hai nhà Hàn Ngụy cho một người, người ấy lại vẫn khiêm tốn, không tự mãn thì phẩm chất của anh ta vượt xa những người bình thường."
Chúng ta đều biết rõ khó khăn chính là thách thức, nhưng ít ai nhìn ra rằng sự thuận lợi cũng là một loại thử thách.
Điều đó cũng tương tự như việc càng đạt được những thành tích cao, thì bản thân lại càng khó bước tiếp để vượt qua cái bóng thành công của chính mình. Nếu dừng chân trước thành công quá sớm, e rằng cả đời cũng không thể chạm tới thành tựu.











Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Những câu nói kinh điển đáng suy ngẫm của thủ tướng Anh Winston Churchill


Winston Leonard Spencer-Churchill (30/11/1874-24/1/1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia.
Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ.
Dưới đây là 29 câu nói kinh điển rất đáng suy ngẫm của ông:
1. Thành công là đi hết từ thất bại này tới thất bại khác mà vẫn không đánh mất nhiệt huyết.
2. Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong nguy cơ, người bi quan nhìn thấy nguy cơ trong mỗi cơ hội.
3. Tiếp tục kiên cường, không phải vì chúng ta thực sự mạnh mẽ, mà đó là bởi chúng ta không còn lựa chọn nào khác.
4. Đừng thử đi làm điều mà bạn thích, hãy thích điều mà bạn đang làm.
5. Khi ngẫm lại tất cả những phiền não, tôi đã nhớ lại câu chuyện về một người già, trước khi mất, ông nói: phiền não trong cuộc sống có rất nhiều, nhưng phần lớn những chuyện chúng ta lo lắng lại chẳng bao giờ xảy ra.
6. Nếu bạn cứ dừng lại ném đá vào mỗi con chó đang sủa với bạn, vậy thì bạn mãi mãi sẽ không bao giờ tới được đích.
7. Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sự sẽ đối mặt với bạn.
8. Thành công không phải là đích, thất bại cũng không phải là kết thúc, chỉ có dũng khí mới là vĩnh hằng.
9. Nếu cứ lưỡng lự, vướng víu giữa quá khứ và hiện tại, chúng ta sẽ mất đi tương lai.
10. Mức độ tức giận của một người về một chuyện nào đó cho thấy giá trị của người đó.
11. Bạn quay lại nhìn càng xa, thì nhìn về phía trước càng xa.
12. Không có bạn bè vĩnh cửu, không có kẻ địch vĩnh hằng, chỉ có lợi ích là trường sinh bất lão.
13. Con diều bay ngược chiều gió chứ không phải thuận chiều gió mà bay.
14. Nếu hôm nay không làm được cái gì đó nhiều hơn hôm qua, vậy thì ngày mai còn có ý nghĩa gì.
15. Tôi không có đường, nhưng tôi biết phương hướng tiến về phía trước.
16. Một trong những cái giá vĩ đại nhất chính là trách nhiệm.
17. Mục đích của chúng ta là gì? Là thắng lợi! Bất chấp mọi giá để đạt được thắng lợi!
18. Tinh thần đáng quý nhất của một người đó là không sợ hãi.
19. Đời người tốt nhất là nên có cho mình một niềm vui chính đáng nào đó, dù không giàu có thì cũng vui vẻ.
20. Khi chúng ta quỳ xuống, những nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ được sinh ra. Khi chúng ta không biết phản kháng, nô lệ sẽ được sinh ra.
Khi chúng ta không biết hoài nghi, những kẻ lừa đảo sẽ xuất hiện. Khi chúng ta quá nuông chiều, những kẻ cầm thú sẽ được sinh ra.29 câu nói kinh điển đáng suy ngẫm của thủ tướng Anh Winston Churchill: Bạn không đối mặt với hiện thực, hiện thực sẽ đối mặt với bạn

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

3 phép lịch sự tối thiểu cha mẹ cần giáo dục con ngay từ nhỏ

Bản in

GIA ĐÌNH

Thứ Bảy, 30/11/2019 19:45

3 phép lịch sự tối thiểu cha mẹ cần giáo dục con ngay từ nhỏ

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.
"Măng non dễ uốn", nếu không muốn con bị mọi người xung quanh khó chịu, cha mẹ hãy dạy con 3 phép lịch sự tối thiểu sau.
Biết nói lời "cảm ơn" và "xin lỗi"
Từ khi con bắt đầu tập nói, cha mẹ hãy dạy con phải nói "cảm ơn" khi được giúp đỡ, và "xin lỗi" khi mắc sai lầm. Đừng nghĩ rằng, con còn nhỏ, giáo dục những nếp sống như vậy là quá nặng nề.
"Cây non dễ uốn", nên nhớ gia đình là điểm khởi đầu quyết định trẻ có nên người hay không. Nếu cha mẹ chủ động nói những lời này làm gương cho con, con sẽ tự giác làm theo mà không cần thúc ép. Thậm chí còn xem đó là niềm vui, hào hứng thực hiện.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần dạy con sự quan tâm và thấu hiểu. Đừng dành những phần ngon nhất cho con, mà hãy dạy con dành tặng cho mình và mọi người xung quanh.
Lịch sự trong bữa ăn
Cha mẹ nên nhớ, miếng ăn là miếng nhục. Dù trẻ còn nhỏ, nhưng cách ứng xử của trẻ trên bàn ăn cũng phần nào thể hiện bộ mặt của bạn. Vậy nên, khi con còn nhỏ, cha mẹ hãy dạy con một số nguyên tắc cơ bản: Không phát ra tiếng động lớn, không dùng quần áo lau miệng, ăn chậm nhai kỹ, không văng thức ăn ra bàn,...
Đừng nghĩ làm vậy là gò bó sự sáng tạo của con, bởi nếu cha mẹ không ứng phó kịp thời, sẽ biến con thành người bỗ bã, tham ăn tục uống, như vậy còn tai hại hơn nhiều.
Không chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác
Cha mẹ đừng nghĩ: Con còn nhỏ, không biết gì mà khi thấy con chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác, lại nghĩ đó là chuyện bình thường mà không uốn nắn con.
Nên nhớ, phép lịch sự khi nói chuyện là giáo dục căn bản. Dù với người lớn hay bạn bè, cũng phải lịch sự, đợi người khác nói xong mới được nói, nếu có ý kiến gì phải xin phép đàng hoàng.
Cha mẹ cũng nên lưu ý, khi con nói chuyện với bạn, cũng hãy biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con. Như vậy, trẻ sẽ biết tôn trọng và lắng nghe người khác





































Chuyện ít biết về vị tiến sĩ gốc Việt phát minh ra máy ATM

Cha đẻ phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng là người gốc Việt tên Đỗ Đức Cường. Ông là tác giả của trên 50 phát minh sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank- Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ.



Ít ai biết rằng, người phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng là người Việt Nam: ông Đỗ Đức Cường. Ông là tác giả của trên 50 phát minh sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ.
Đỗ Đức Cường sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Những năm tuổi thơ nghèo khó. Các anh chị em lần lượt chết vì đói, 6 tuổi ông cũng đã chết hụt một lần và sống lại ngay kề miệng huyệt.
 chuyen it biet ve vi tien si goc viet phat minh ra may atm hinh anh 1
Cha đẻ phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng là người gốc Việt- Đỗ Đức Cường (người đang trình bày về máy ATM).
Sau này ông luôn tự nhủ: “Phải làm giàu, không chỉ bản thân mình giàu có mà mọi người cũng phải giàu có, vì khi mình nghèo thấy số phận hẩm hiu quá!” Có lẽ đó chính là một dấu ấn góp phần tạo nên ý chí vươn lên mạnh mẽ của ông.
Ông Đỗ Đức Cường khởi đầu sự nghiệp học hành tại trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Sau đó, ông chuyển sang học ngành Kỹ cơ khí tại Đại học Phú Thọ (Đại học tổng hợp).
Năm 1963, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam, ông là người có chỉ số thông minh cao nhất. Ông được cấp học bổng sang Nhật học tại Đại học Osaka.
Tại Nhật, ông vừa đi học vừa đi làm cho công ty Toshiba, sau đó phía Mỹ biết được tài năng của ông và mời ông sang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Theo như ông Cường, công việc chính của ông lúc bấy giờ là làm thế nào để ngân hàng phổ biến hơn với mọi người.
Gặp Giám đốc ngân hàng Citibank (Mỹ) trong một buổi ca nhạc do ông tổ chức, ngay lúc đó ông nhận được một lời mời đến Citibank cùng đề nghị: “Dùng kĩ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng”.
Ông Đỗ Đức Cường đưa ra 20 câu hỏi buộc ông chủ của Citibank phải thừa nhận 20 cái sai của ngân hàng và từ chối lời mời làm việc. Sự nhiệt tình, thẳng thắn cùng lời cam kết sẽ ủng hộ ông “lội ngược dòng” của Tổng giám đốc đã thuyết phục ông gia nhập Citibank. Mục tiêu của ông là “bình dân hoá dịch vụ ngân hàng” để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng.
Trong thời gian này, ông đồng phát minh ra máy ATM. Đó chính là một bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.
Nói về ông Đỗ Đức Cường, ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á nhận xét: "Tiến sĩ Cường không chỉ là nhà chuyên môn mà là nhà chiến lược với tư duy làm việc rất đặc biệt. Trên hết, ông ấy làm việc vì cái tâm với trách nhiệm lớn mà không hề tư lợi, chúng tôi cảm nhận và hiểu được tấm lòng muốn cống hiến, đóng góp cho quê hương của mình".
Ông Đỗ Đức Cường còn được biết đến như một chuyên viên thông thạo nhiều lĩnh vực khác như y học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, v.v… Hiện tại, ông còn đang giữ vị trí Đại sứ thiện chí Liên hợp quốc, một vị trí mà nhiều ngôi sao quốc tế khác đang giữ như Emma Watson, Selena Gomez hay Shakira.
Trở về Việt Nam năm 2003, hiện cha đẻ phát minh ra ATM - ông Đỗ Đức Cường là cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Công thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Taxi Mai Linh, Bảo hiểm Bảo Việt...