Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Chuyện Hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ từ Hàn Quốc trở về

Cuối năm 1225, nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý từ tay Lý Chiêu Hoàng mới 8 tuổi. Thái sư Trần Thủ Độ lấy cớ tổ nhà Trần là Trần Lý (sinh ra Trần Tự Khánh và Trần Thừa là bố của Trần Thái Tông), vậy nên họ Lý phải đổi ra họ Nguyễn.
Thực chất, việc phải đổi ra họ Nguyễn vì Trần Thủ Độ muốn dân chúng quên họ Lý đi. Trần Thủ Độ còn lập mưu giết hàng loạt tôn thất nhà Lý để trừ hậu họa. Từ đó nhà Lý vắng bóng trên vũ đài chính trị. Thế nhưng nhân dân Kinh Bắc lại truyền nhau câu ca rằng: “Bao giờ rừng Báng hết cây/Tào khê hết nước, Lý nay lại về”. Câu ca tưởng như một lời than vô vọng, vì biết bao giờ rừng hết cây, sông hết nước. 

Thật không ngờ thời gian dâu bể, lại có ngày rừng Báng hết cây, biến thành ruộng lúa. Không những sông Tào Khê hết nước mà cả sông Tiêu Tương chảy qua làng Cổ pháp, nơi sản sinh ra câu chuyện tình buồn giữa anh Trương Chi và cô Mỵ Nương con quan Thừa tướng, cũng biến thành một dãy ao tù.

Năm 1994, có một vị khách từ Hàn Quốc (Cao Ly quốc ngày xưa) đã tìm về đền Đô, giới thiệu mình là Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 26 của Hoàng thúc Lý Long Tường, và là đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ về bái yết tổ tiên. Thế là sau 768 năm, người Kinh Bắc đã giải được câu sấm truyền.

Sáu tháng sau, Lý Xương Căn về đền Đô lần thứ hai cùng đoàn đại biểu của Hội hữu nghị văn hóa Hàn-Việt đến tưởng niệm Hoàng tử Lý Long Tường. Đến tháng 3-1995, Lý Xương Căn về đền Đô lần thứ 3, chuẩn bị trước cho đoàn hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc về dự hội đền Đô vào ngày rằm tháng 3 âm lịch. Trong dòng người trẩy hội đền Đô năm ấy đã có mặt 48 vị hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc. Ông Lý Tượng Hiệp, trưởng tộc họ Lý ở Hoa Sơn đã dâng bộ gia phả đã ghi chép cẩn thận từ cụ tổ Lý Long Tường đến nay. Trong trang đầu bộ gia phả ghi trang trọng dòng chữ: “Sinh tại Hàn, hồn tại Việt”.

Hoàng tử Lý Long Tường là con trai thứ bảy của vua Lý Anh Tông và bà hiền phi Lê Mỹ Nga. Ông là một vị đô đốc hải quân có tài thao lược. Sau khi nhà Lý mất ngôi, biết không thể tránh khỏi những cuộc tàn sát, năm 1226, ông đã đem gia quyến và các đồ thờ cúng, áo long bào, vương miện và thương phương bảo kiếm từ đời vua Lý Thái Tổ, cùng với sáu ngàn quân, xuất phát từ cảng Vân Đồn đi tị nạn.

Đoàn thuyền vượt biển tránh bão, ghé vào đảo Đài Loan. Con trai ông là Lý Đăng Hiền bị ốm vì say sóng không đi tiếp được, ông để con trai cùng 200 tùy tùng ở lại đảo rồi tiếp tục đi. Đoàn thuyền đã dạt vào bờ biển phía tây nước Cao Ly (gần Pusan ngày nay), được nhà vua và nhân dân Cao Ly hết sức giúp đỡ. Truyền thuyết còn kể rằng đêm hôm trước vua Cao Ly nằm mơ thấy một con chim Phượng hoàng bay đến đậu ở bờ biển phía tây, hôm sau thì được tin Hoàng tử nước Đại Việt tên là Lý Long Tường xin tỵ nạn. 

Vua Cao Ly cấp cho ông và tùy tùng một vùng đất lớn, lập Lý Hoa thôn, hay còn gọi là Lý Hoa trang. Tại đây ông cho xây một ngôi đình làng y như kiểu đình làng ở quê hương. Hàng năm vào dịp tết và hội, người Lý Hoa thôn dù đi làm ăn xa khắp lãnh thổ Cao Ly cũng trở về làng ăn tết, cũng có “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” như phong tục Đại Việt. 

Khi dân làng cúng lễ dâng hương tại đình thì vị tiên chỉ mở Quốc phả ra đọc cho con cháu nghe về nguồn gốc của người Lý Hoa thôn. Ba hồi chuông, trống âm vang trong không khí thiêng liêng. Sau khi dâng hương, người dân Lý Hoa thôn khấn vái, đầu phủ phục trước đình, hướng về phương Nam cố quốc. Phong tục ấy được nối tiếp đời đời qua nhiều thế hệ.

Năm 1232 quân Mông Cổ xâm lược Cao Ly, Lý Long Tường đã lãnh đạo tướng sỹ gia thuộc và nhân dân địa phương đẩy lùi quân Mông Cổ do đại hãn Oa Khoát Đài chỉ huy. Sử còn ghi rằng ông thường cưỡi ngựa trắng xông pha chiến trận nên quân dân gọi ông là Bạch mã tướng quân.

Đến năm 1252 Mông Cổ lại sang xâm lược lần thứ hai. Lúc này Mông Cổ rất mạnh do họ đã chiếm được miền bắc Trung Quốc, triều đình Cao Ly không đương nổi sức mạnh của giặc phải lánh ra đảo Giang Hoa. Lý Long Tường lại lãnh đạo quân dân địa phương kiên trì chiến đấu, ông sử dụng binh pháp Đại Việt, đánh cho quân giặc nhiều trận thua đau. Quân Mông Cổ bày mưu ám sát ông, chúng giả vờ giảng hòa, tặng ông năm hòm vàng bạc châu báu lớn để làm lễ vật, nhưng chúng cho thích khách núp ở bên trong để khi mở hòm ra là ám sát. 

Đoán biết âm mưu của giặc, ông cho người khoét lỗ hòm rồi đổ nước sôi vào, cả năm tên thích khách bị “luộc” chín, sau đó ông cho xe trả quân giặc. Quân Mông Cổ vì thế phải xin được rút về nước và lập đàn thề không xâm lược Cao Ly. Nơi quân Mông Cổ đầu hàng được gọi là Thụ hàng môn, vua Cao Ly cho dựng bia tại đây để ghi nhớ công tích của Lý Long Tường. Vua cũng phong ông là Hoa Sơn tướng quân, dòng họ của ông vì thế gọi là họ Lý Hoa Sơn. Gia phả còn ghi rằng, ông thường lên đỉnh núi trông về cố quốc phương Nam mà khóc, nơi ấy vì thế gọi là “Vọng quốc đàn”.

Hậu duệ của Lý Long Tường là một danh gia vọng tộc ở Hàn Quốc, từng nhiều đời làm quan to trong triều, được ca ngợi là những người trung nghĩa. Khi triều đại ở Cao Ly thay đổi, trong họ có hai vị hiền sĩ về quê quy ẩn, không ra làm quan với triều đại mới, giữ lòng trung với vua cũ, được sử sách Cao Ly ngợi khen là tiết liệt. Đặc biệt trong dòng họ có Tổng thống Lý Thừa Văn-vị Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc. 

Trong chuyến viếng thăm Sài Gòn ngày 6-11-1958 ông đã nói: “Tổ tiên tôi là người Việt Nam đấy”. Câu nói này hồi đó được báo chí Sài Gòn đăng tải rầm rộ trên trang nhất. Ông là cháu đời thứ 25 của Lý Long Tường.

Năm 2000, ông Lý Xương Căn đã đưa cả gia đình gồm: cụ thân sinh (Lý Khánh Huân), vợ và 3 con về Hà Nội sinh sống. Cậu con trai út ông đặt tên là Lý Quốc Việt, cái tên rất có ý nghĩa.

Năm 2003, Chủ tịch tập đoàn tài chính Golden Bridge (tức Cầu Vàng) Lý Tường Tuấn, một hậu duệ của Lý Long Tường sang Việt Nam, về đền Đô bái yết tổ tiên. Năm 2006, ông thành lập văn phòng đại diện ở Hà Nội. Năm 2008 ông được vinh danh là một trong những nhà tài trợ lớn nhất châu á. 

Con cháu họ Lý Hoa Sơn ở Hàn Quốc hiện có tới 4.000 người. Mới đây các nhà sử học Hàn Quốc còn phát hiện một dòng họ Lý khác, đó là dòng Lý Dương Côn, cũng là một hoàng tử nhà Lý, vượt biển đến Hàn Quốc trước Lý Long Tường 76 năm. Đời thứ 6 của dòng họ này có Lý Nghĩa Mẫn, từng làm thừa tướng Cao Ly suốt 14 năm. Kỳ diệu thay, sức sống ngàn năm của dòng họ Lý, cũng là sức sống trường tồn của dòng giống tiên rồng Đại Việt.

Người Việt Nam ta có câu: “Phúc đức tại mẫu” phải chăng chính sự nhân nghĩa, bao dung, sáng láng, sự “khoan, giảm, an, lạc” trong cai trị, vương triều Lý đã để lại phúc đức cho cháu chắt đến tận bây giờ.

Về lời tiên tri Thái Tổ Lý Công Uẩn lên ngôi vua

Sử sách còn ghi lại nhiều giai thoại liên quan đến những lời tiên tri về chuyện Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập nên triều Lý hùng cường với quốc gia Đại Việt vững mạnh ở thế kỷ XI – XIII. Qua sách sử, chúng tôi xin tóm ghi lại một số giai thoại thú vị thời đó.
1. Người được cho là có dự cảm sớm nhất đối với sự ra đời của nhà Lý trong lịch sử nước Việt là thiền sư Định Không - đệ tử đời thứ 7 của thiền phái Diệt Hỷ. Được biết, thiền sư Định Không là người họ Nguyễn, ở làng Cổ Pháp, phủ Thiên Đức (hiện nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Tượng Thiền sư Vạn Hạnh (Nguồn ảnh: Internet)

Ông nổi tiếng là người am hiểu thế, số. Trong sách Thiền Uyển tập anh cho rằng, ngay từ thời điểm năm 785 đến 804, tức hơn 200 năm trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thiền sư Định Không đã dự cảm được việc triều nhà Lý xuất hiện trong lịch sử. Câu chuyện mang màu sắc huyền bí này lại gắn liền với ngôi chùa Quỳnh Lâm (tức chùa Đài hay còn gọi là chùa Lục Tổ, ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi tiếng đất Kinh Bắc.
Tương truyền, khi tiến hành xây chùa Quỳnh Lâm, lúc mới đào đất đắp nền đã phát hiện 1 cái ly hương và 10 cái khánh. Sau đó, sư sai người đem xuống sông rửa sạch.
Một cái khánh bị rơi xuống tận đáy sông. Thiền sư Định Không cho rằng đây là điềm báo tốt, liền nói với mọi người: Chữ thập, chữ khẩu hợp thành chữ cổ. Chữ thuỷ, chữ khứ hợp thành chữ pháp. Chữ thổ chỉ làng ta ở nên sư quyết định đặt tên làng mình từ Diên Uẩn thành Cổ Pháp.
Sau đó, sư tụng rằng:
Hiện ra pháp khí/ Mười hai chuông đồng
Họ Lý làm vua/ Ba phẩm thành công.
2. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 1-a) có đoạn chép như sau:  Thái Tổ hoàng đế họ Lý, húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang (nay là đất Tiên Sơn, Bắc Ninh), mẹ người họ Phạm, đi chơi chùa Tiên Sơn (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), có thai với thần nhân, sinh ra vua vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (năm 974). Việc này, cứ như sử cũ mà xét, thì đã có sự báo trước một cách rất ngộ nghĩnh.
Cũng sách đã dẫn ở trên (tờ 1-b) chép rằng: Trước ở viện Cảm Tuyển, chùa Ứng Thiên Tâm (châu Cổ Pháp) có con chó con mới sinh, sắc trắng, lông có đốm đen, kết thành hình hai chữ thiên tử. Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất (năm con chó), đất ấy sẽ sinh ra thiên tử. Vua sinh năm Giáp Tuất, sau lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm.
Tượng vua Thái Tổ Lý Công Uẩn (Nguồn ảnh: Internet).

3. Theo sách Thiền Uyển tập anh, cây gạo làng Diên Uẩn do thiền sư Đinh La Quý trồng ở chùa Châu Minh, thuộc hương Cổ Pháp vào năm 936 thời Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ.
Năm 1009, sau 73 năm tồn tại, cây gạo làng Diên Uẩn bị sét đánh nhưng không chết. Theo ghi chép của các bộ sử như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tại chỗ sét đánh trên thân cây có bài thơ sấm mà sau này có ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng tác giả chính là sư Vạn Hạnh.
Việt sử lược, bộ sử cổ nhất Việt Nam, chép nội dung bài thơ có 8 câu như sau:
Thụ căn diểu diểu/ Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc/ Thập bát tử thành
Chấn cung kiến nhật/ Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian/ Thiên hạ thái bình
Các sách sử đời sau như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép thêm 2 câu nữa (Đông A nhập địa/ Mộc dị tái sinh) vào trước câu Chấn cung kiến nhật, thành bài thơ gồm 10 câu. Bài thơ được người đời sau cắt nghĩa:
Câu 3: chữ Hòa (禾) + chữ đao (刀) + chữ mộc (木) ghép lại thành chữ lê (黎); lạc (落) nghĩa là rụng, mất. Câu 3 tiên đoán nghĩa cây đổ, nhà Tiền Lê mất.
Câu 4: chữ thập (十) + chữ bát (八) + chữ tử (子) ghép lại thành chữ lý (李);  thành (成) nghĩa là nên. Câu 4 tiên đoán nhà Lý thay nhà Lê.
Câu 5: chữ Đông (東) ghép với chữ A (阿) thành chữ Trần (陳). Câu 5 tiên đoán họ Trần làm vua.
(…)
Tổng quát, bài thơ được giải mã mang nội dung tiên đoán việc nhà Lý nối nghiệp nhà Tiền Lê, cũng như tên các triều đại kế tục tiếp theo trong lịch sử Việt Nam suốt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX, từ khi nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam hình thành ổn định tới khi kết thúc thời kỳ phong kiến.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

TRUNG DUNG CHI ĐẠO - 中庸之道



天命之謂性,率性之謂道,修道之謂教。道也者,不可須臾離也;可離,非道也。是故君子戒慎乎其所不睹,恐懼乎其所不聞。莫見乎隱,莫顯乎微。故君子慎其獨也。喜怒哀樂之未發,謂之中;發而皆中節,謂之和。中也者,天下之大本也;和也者,天下之達道也。致中和,天地位焉,萬物育焉。

PINYIN

tiānmìng zhī wèi xìng,lǜ xìng zhī wèi dào,xiūdào zhī wèi jiào。dào yě zhě,bùkě xū yú lí yě;kě lí,fēi dào yě。shì gù jūnzǐ jiè shèn hū qí suǒ bù dǔ,kǒngjù hū qí suǒ bù wén。mo jiàn hū yǐn,mo xiǎn hū wēi。gù jūn zǐ shèn qí dú yě。xǐ nù āiyuè zhī wèi fā,wèi zhī zhōng;fā ér jiē zhōng jié,wèi zhī hé。zhōng yě zhě,tiānxià zhī dà běn yě;hé yě zhě,tiān xià zhī dá dào yě。zhì zhōnghé,tiāndì wèi yān,wànwù yù yān。

PHIÊN ÂM

Trung Dung chi đạo
Thiên mạng (mệnh) chi vị Tính ,suất tính chi vị Đạo ,tu đạo chi vị Giáo . Đạo dã giả , bất khả tu du li dã ;khả li ,phi Đạo dã . Thị cố quân tử giới thận hồ kì sở bất đổ ,khủng cụ hồ kì sở bất văn . Mạc hiện hồ ẩn ,mạc hiển hồ vi . cố quân tử thận kì độc dã . Hỉ nộ ai lạc chi vị phát ,vị chi trung ;phát nhi giai trung tiết ,vị chi hoà . Trung dã giả ,thiên hạ chi đại bản dã ;hoà dã giả ,thiên hạ chi đạt đạo dã . Trí trung hoà , thiên địa vị yên , vạn vật dục yên .

Lễ ký: Trung dung

Tác giả – Tác phẩm

Trung dung ban đầu là một thiên trong sách Lể ký (thiên thứ 31), sau được Trình Di và Chu Hi tách riêng ra cho nhập vào bộ Tứ thư, nội dung chủ yếu trình bày thuyết tính thiện của con người và thuyết trung dung “không thái quá không bất cập” trong suy nghĩ, hành động. Đoạn trích trên đây là đoạn đầu trong sách Trung dung, bàn về lẽ trung hòa cốt tủy của đạo trung dung.

DỊCH NGHĨA

Trung dung
Cái trời phú cho gọi là Tính, noi theo tính gọi là Đạo; tu sửa cho hợp Đạo gọi là Giáo. Đạo, là cái không phút nào có thể rời, có thể rời được là không phải Đạo.
Cho nên, người quân tử răn dè thận trọng giữ đạo ở những lúc không ai trông thấy, sợ sệt rời khỏi đạo ở những lúc không ai nghe. Không gì hiện rõ bằng chỗ ẩn giấu, không gì rõ ràng bằng sự việc nhỏ nhặt, cho nên người quân tử phải thận trọng khi ở một mình.
Mừng giận buồn vui lúc chưa phát ra, gọi là Trung; phát ra đều trúng tiết, gọi la Hòa. Trung, là gốc lớn của thiên địa; Hòa là chỗ đạt đạo của thiên hạ.
Đạt đến cảnh giới Trung và Hòa thì mọi vật trong trời đất đều ở đúng ngôi thứ, muôn vật trong trời đất đều được sinh sôi nẩy nở.
Trần Văn Chánh dịch

TỪ NGỮ

Thiên mệnh: cái trời phú cho người
Suất: noi theo
Tu du: giây phút, chốc lát
Giới: đề phòng, phòng bị, dè chừng
Đổ: trông thấy
Khủng cụ: lo sợ, sợ sệt
Trúng tiết: phù hợp tiết độ

NGỮ PHÁP

chi vị: gọi đó là, gọi là. Đây là cụm từ quen dùng, một hình thức đảo đại từ tân ngữ 之 ra phía trước động từ 謂 vị
dã giả …dã : dùng trong một kết cấu định nghĩa (chữ dã biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau), dịch “là …vậy”

hồ : (a) giới từ chỉ nơi chốn, dùng như (ư), dịch là “ở chổ”. (b) giời từ dùng trong kết cấu so sánh, cũng dùng như 於 (ư), dịch là “hơn, bằng”

Mâu thuẫn-矛盾



人有鬻矛無盾者。譽其盾之堅莫能陷也。俄而又譽其矛,曰:“吾矛之利,物無不陷也”。人應曰:“以子之矛,陷子之盾,何如?”。其人弗能應也。

 Mâu thuẫn

Nhân hữu dục mâu dữ thuẫn giả. Dự kỳ thuẫn chi kiên, vật mạc năng hãm dã. Nga nhi hựu dự kỳ mâu, viết: “Ngô mâu chi lợi, vật vô bất hãm dã”. Nhân ứng viết: “Dĩ tử chi mâu, hãm tử chi thuẫn, hà như?”. Kỳ nhân phất năng ứng dã.
【Hàn Phi Tử: Thuyết lâm】

Tác giả – Tác phẩm

Bài nầy trích trong sách Hàn Phi Tử, thiên “Thuyết lâm”.

TỪ NGỮ

• dục 鬻: bán
• thuẫn 盾: cái mộc (để đỡ)
• Dự 譽: khen ngợi, ca tụng, khoe
• Hãm 陷: xuyên thấu (đâm thủng)

NGỮ PHÁP

• Nga nhi俄而: chẳng mấy chốc, chẳng bao lâu (thì) (cụm từ quen dung)
• Vô bất 無不: không gì không (cụm từ quen dung)
• Hà như 何如: thế nào? (cụm từ quen dung để hỏi)

DỊCH NGHĨA

Mâu thuẫn
Có người bán mộc và giáo. (Anh ta) khen mộc của mình rắn (đến) không vật nào có thể đâm thủng. Chẳng bao lâu, (anh ta) lại khen cây giáo của mình rằng: “Độ bén nhọn của cây giáo tôi, không vật nào (nó) không đâm thủng”. Có người ứng lời nói: “(Anh thử) dung cây giáo của anh đâm vào mộc của anh, thì thế nào?” Người ấy không trả lời được.
 mauthuan

Trần Văn Chánh dịch

Chính Khí ca – Tống – Văn Thiên Tường

正氣歌 -文天祥


天地有正氣, 
雜然賦流形, 
下則為河岳, 
上則為日星, 
於人曰浩然, 
沛乎塞蒼冥, 
皇路當清夷, 
含和吐明庭, 
時窮節乃見, 
一一垂丹青。 
在齊太史簡, 
在晉董狐筆, 
在秦張良椎, 
在漢蘇武節, 
為嚴將軍頭, 
為嵇侍中血, 
為張睢陽齒, 
為顏常山舌, 
或為遼東帽, 
清操厲冰雪, 
或為出師表, 
鬼神位壯烈, 
或為渡江楫, 
慷慨吞胡羯, 
或為擊賊笏, 
逆豎頭破裂。 
是氣所磅礡, 
凜烈萬古存, 
當其貫日月, 
生死安足論, 
地維賴以立, 
天柱賴以尊, 
三綱實系命, 
道義為之根。 
嗟予遘陽九, 
隸也實不力, 
楚囚纓其冠, 
傳車送窮北, 
鼎鑊甘如飴, 
求之不可得, 
陰房闃鬼火, 
春院閟天黑, 
牛驥同一皂, 
雞棲鳳凰食, 
一朝蒙霧露, 
分作溝中瘠, 
如此再寒暑, 
百沴自僻易, 
哀哉沮洳場, 
為我安樂國, 
豈有他謬巧, 
陰陽不能賊, 
顧此耿耿在, 
仰視浮雲白, 
悠悠我心憂, 
蒼天曷有極! 
哲人日已遠, 
典刑在夙昔, 
風簷展書讀, 
古道照顏色。 


Chính khí ca -Văn Thiên Tường


Thiên địa hữu chính khí 
Tạp nhiên phú lưu hình 
Hạ tắc vi hà nhạc 
Thượng tắc vi nhật tinh 
Ư nhân viết hạo nhiên 
Bái hồ tắc sương minh 
Hoàng lộ đương thanh di 
Hàm hoà thổ minh đình 
Thời cùng tiết nãi kiến
Nhất nhất thuỳ đan thanh 
Tại Tề thái sử giản 
Tại Tấn Đổng Hồ bút 
Tại Tần Trương Lương chuỳ 
Tại Hán Tô Vũ tiết. 
Vi Nghiêm tướng quân đầu 
Vi Kê thị trung huyết 
Vi Trương Tuy Dương xỉ 
Vi Nhan Thường sơn thiệt 
Hoặc vi Liêu Đông mạo 
Thanh tháo lệ băng tuyết 
Hoặc vi xuất sư biểu 
Quỷ thần khấp tráng liệt 
Hoặc vi độ giang tiệp 
Khẳng khái thôn Hồ Hiệt 
Hặc vi kích tặc hốt 
Nghịch thụ đầu phá liệt 
Thị khí sở bàng bạc 
Lẫm liệt vạn cổ tồn 
Đương kỳ quán nhật nguyệt 
Sinh tử an túc luân 
Địa duy lại dĩ lập 
Thiên trụ lại dĩ tôn 
Tam cương thực hệ mệnh 
Đạo nghĩa vi chi căn. 
Ta dư cấu dương cứu 
Lệ dã thực bất lực 
Sở tù anh kỳ quan 
Truyền xa tống cùng bắc 
Đỉnh hoạch cam như di 
Cầu chi bất khả đắc 
Âm phòng khích quỷ hỏa 
Xuân viện bí thiên hắc 
Ngưu ký đồng nhất tạo 
Kê thê phượng hoàng thực 
Nhất triêu mông vụ lộ 
Phân tác câu trung tích 
Như thử tái hàn thử 
Bách lệ tự tích dịch 
Ai tai thư như trường 
Vi ngã an lạc quốc 
Khởi hữu tha mậu xảo 
Âm dương bất năng tặc 
Cố thử cảnh cảnh tại 
Ngưỡng thị phù vân bạch 
Du du ngã tâm bi 
Thương thiên hạt hữu cực 
Triết nhân nhật dĩ viễn 
Điển hình tại túc tích 
Phong thiềm triển thư độc 
Cổ đạo chiếu nhan sắc. 


Bài hát chính khí (Người dịch: Hoàng Tạo) 


Trời đất có chính khí 
Tỏa ra cho muôn loài 
Là sông núi dưới đất 
Là trăng sao trên trời 
Đầy rẫy cả vũ trụ 
Khí hạo nhiên của người 
Gặp cảnh đời bình trị 
Triều thịnh vang lời vui 
Khi cùng, tiết tháo rõ 
Sử xanh ghi đời đời. 
Ở Tề, sách Thái Sử 
Ở Tấn, bút Đổng Hồ 
Ở Tần, chùy Bác Lãng 
Ở Hán, cờ họ Tô 
Đầu Nghiêm thách trước giặc 
Máu Kê trên áo vua 
Răng Trương công chửi địch 
Lưỡi Kiều Khanh mắng thù. 
Hoặc là mũ Liêu Đông 
Vẻ băng tuyết phau phau 
Hoặc là biểu “Ra quân” 
Lẫm liệt quỷ thần sầu 
Hoặc qua sông gõ nhịp 
Khảng khái nuốt quân Hồ 
Hoặc giật hốt đánh giắc 
Phường tiếm nghịch toang đầu. 
Khi ấy tràn ngập tới 
Oai nghiêm muôn thuở còn 
Khi đã vượt nhật nguyệt 
Sống thác chuyện con con! 
Khuôn đất nhờ đó vững 
Cột trời nhờ đó còn 
Ba giường được gìn giữ 
Đạo nghĩa có gốc nguồn. 
Xót ta gặp vận ách 
Tướng sĩ thực hèn nhát 
Dải mũ buộc thân tù 
Xe chở lên cực bắc 
Ninh nấu cũng cam lòng 
Còn để ta mong mãi 
Phòng sâu ma lập lòe 
Viện xuân thành ngục tối! 
Ngựa giỏi nhốt cùng trâu 
Chuồng gà, phượng nhặt thóc 
Thân này khi gió sương 
Đành rãnh ngòi lăn lóc 
Thế mà hai năm qua 
Tránh xa bao khí độc 
Thương ôi! Chỗ lội lầm! 
Lại sống yên tối sớm 
Phải đâu khôn khéo gì 
Âm dương không dám phạm 
Vằng vặc tấm cô trung 
Ngẩng nhìn mây trắng nổi 
Buồn thay! Nỗi lòng ta 
Trời xanh cao vòi vọi! 
Thánh hiền khuất lâu rồi 
Khuôn phép vẫn không mất 
Hiên gió mở sách coi 
Gương xưa soi trước mặt.