Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Ý nghĩa hoành phi câu đối trong văn hóa tâm linh

rong phòng thờ cúng gia tiên của mỗi gia đình người Việt đều dành một không gian trang trọng nhất để treo những bức hoành phi câu đối. Đây là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt từ xưa đến nay.

hoanh-phi-cau-doi
Bộ cuốn thư câu đối bằng đồng
Thời xưa, những bức hoành phi câu đối, cuốn thư câu đối được sơn son thếp vàng, sơn đen chữ đỏ hoặc vàng hay chữ khảm gỗ xà cừ, ngày nay chất liệu đồng đã dần thay thế vì tính ưu việt của nó như có độ bền cao hơn, chạm khắc hoa văn tinh xảo hơn.

* Ý nghĩa bức hoành phi

hoanh-phi-duc-luu-quang
Bức hoành phi Đức- Lưu- Quang
Chữ viết trên hoành phi đều mang ý nghĩa  tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, ca tụng công đức của tổ tiên, ghi lại những lời răn dạy con cháu, hoặc thể hiện ước nguyện cầu mong sự bình an, thái bình.
Một số câu đề trên bức hoành phi thờ cúng tổ tiên như  :
+ Đức Lưu Quang ( Đức độ sáng mãi )
+ Phụng Tổ Đường ( phụng thờ tiên tổ)
+ Mộc Bản Thủy Nguyên ( cây có gốc, nước có nguồn)
+ Vạn Cổ Anh Linh ( muôn thuở linh thiêng)
+ Ẩm Hà Tư Nguyên ( uống nước nhớ nguồn )
+ Quang Tiền Thùy Hậu ( gương sáng người trước, để phúc người sau)
+ Tổ Củng Tôn Bồn ( Tổ tiên gây dựng, con cháu đắp bồi)…
hoanh-phi-phung-to-duong
Bức hoành phi Phụng- Tổ- Đường
* Ý nghĩa của đôi câu đối
Ở hai cột phía trước bàn thờ hoặc trên tường có treo mỗi bên một câu đối. Cũng như bức hoành phi ,ngoài dùng để trang trí, câu đối còn ghi lại những lời dạy về giá trị đạo đức truyền thống của tổ tiên, ca ngợi công đức của dòng họ gia tộc hoặc cầu mong thái bình, thịnh vượng.

cau-doi
Câu đối bằng đồng
Một số mẫu câu đối hay và ý nghĩa :
Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh
----------------------------------
Phúc sinh phú quý gia đình thịnh
Lộc tiến vinh hoa tử tôn hưng
----------------------------------
Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh
Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh
------------------------------------
Tiên tổ thiên niên phù hậu duệ
Tử tôn hậu thế vọng tiền nhân…


- Được treo ở những nơi tôn nghiêm, hoành phi – câu đối luôn đi đồng bộ và là một chỉnh thể trong lối chơi chữ được nhiều người ưa chuộng.  Hoành phi câu đối vừa mang tính chất nghi lễ, vừa có giá trị về nghệ thuật.. Trong thuật phong thủy thì việc treo hoành phi câu đối trong nhà cũng mang đến cho gia chủ nhiều niềm vui và may mắn.
cau-doi-mai-hoa-rong
Bộ cuốn thư câu đối mai hoa rồng được chạm trổ đầy tinh xảo
Những năm gần đây, nhiều đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ của các dòng họ được trùng tu, tôn tạo hoặc xây mới ngày càng nhiều. Ngoài các hạng mục xây dựng thì  không thể thiếu hoành phi, câu đối, với ý nghĩa góp phần làm trang trọng hơn không gian thờ cúng.

Ý Nghĩa Của Bộ Hoành Phi Câu Đối Trên Bàn Thờ Gia Tiên

Ngày xưa, những gia đình có người làm quan, địa chủ, nhà giàu thường treo những bức hoành phi câu đối bằng đồng hoặc bằng gỗ trên bàn thờ gia tiên trong gia đình, nơi trang trọng, tôn kính nhất trong gia đình. Những gia đình nghèo, không có tiền thì thường dùng những tấm cót, nẹp lại rồi dán những tấm giấy đỏ có viết đại tự lên đó. Cho đến ngày nay, cuộc sống đã thay đổi, con người hiện đại hơn nên hoành phi câu đối cũng được thay đổi để phù hợp với những ngôi nhà xây theo kiến trúc hiện đạ, hoặc những ngôi nhà với kiến trúc cổ. Vậy làm thế nào để chọn được bộ hoành phi câu đối phù hợp với ngôi nhà của mình? Xin chia sẻ bài viết này cho người đọc cách chọn hoành phi câu đối cho ngôi nhà của mình. Với những ngôi nhà xây theo phong cách hiện đại, những ngôi nhà ống, biệt thự hay nhà trần thì thường nên treo những bộ hoành phi câu đối vuôngBởi ngôi nhà của mình được thiết kế theo phong cách hiện đại, có nhiều góc vuông, đường thẳng. Khi treo vào nó sẽ hòa chung với không gian của ngôi nhà.làm sao cho cân đối với kiến trúc ngôi nhà. Còn với những ngôi nhà xây dựng theo lỗi kiến trúc cổ, nhà mái ngói, có những cột bằng gỗ lim đỡ xà nhà thì treo bức đại tự cuốn thư là cực kỳ hợp lý. Đôi câu đối bán nguyệt được thiết kế để treo trên hai cây cột gỗ. Khi nó không gian ngôi nhà mới toát lên được cái dáng dấp cổ kính, truyền thống, không hề mang một chút hiện đại nào.
Sau khi đã chọn được kiểu dáng bức hoành phi câu đối, điều cần lưu ý tiếp theo đó là chữ viết trên đó. Không phải tùy tiện mà có thể treo hoành phi câu đối theo ý thích của cá nhân được. Mỗi chữ trên hoành phi hay đôi câu đối đều cần phải lựa chọn cho phù hợp. Có loại chỉ được dùng cho nhà thờ họ, có loại chỉ dùng cho đền chùa, có loại treo ở bàn thờ gia tiên…
Chữ trên hoành phi dùng cho bàn thờ gia tiên:
CÂU ĐỐI THỜ GIA TIÊN
 
1. Ngày tháng yên vui nhờ phúc ấm
Cần kiệm sớm hôm dựng cơ đồ.
2. Tổ tiên xưa vun trồng cây đức lớn
Con cháu nay giữ gìn nhớ ơn sâu.
3. Noi gương tiên tổ truyền thống anh hùng muôn thưở thịnh
Nối nghiệp ông cha phát huy khí thế vạn đời vinh.
4. Lấy trung hiếu trì gia bền vững
Dùng đức nhân xử thế lâu dài.
5. Phúc ấm trăm năm Tổ tiên còn để lại
Nề nếp gia phong con cháu phải giữ gìn.
6. Nhờ thọ đức ông cha đã dựng
Đạo tôn thần con cháu đừng quên.
7. Tổ tiên tích đức ngàn năm thịnh
Con cháu nhớ ơn vạn đại vinh.
8.Ơn dưỡng dục sau tựa biến Đông
Nghĩa sinh thành cao hơn non Thái.
9. Phụng sự tổ tiên hồng phúc đến
Nuôi dạy con cháu hiển vinh về.
10. Tổ tiên ta dày công xây dựng
Con cháu nhà ra sức trùng tu.
11. Tổ đường linh bái thiên niên hằng tại đức lưu quang
Tộc tính quý tôn vạn đại trường tồn duy kế thịnh.
12. Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh.
13. Cúc dục ân thâm Đông hải đại
Sinh thành nghĩa trọng Thái sơn cao.
14. Nghiệp tổ vững bền nhân, trí, dũng
Gia phong muôn thuở đức, thảo, hiền.
15. Thờ tiên tổ như kính tại thượng
Giúp hậu nhân sáng bởi duy tân.
16. An bình thần liệu nền gia thất,
Sáng rực tôn huân ấm tử tôn.
17. Ngước mắt nhớ tổ tông công đức
Ghi lòng làm hiếu tử hiền tôn.
18. Tổ tông gieo trồng nền điền phúc
Cháu con canh tác nết viên tân.
19. Hiếu kính thông tông tổ
Trinh tường tập tử tôn
20. Tông tổ thiên thu trường tự điển
Nhi tôn vạn cổ thiệu như hương
21. Các hệ phồn vinh nhờ phúc ấm
Nhiều đời cố gắng tở công xưa
.
22. Tổ tông công đức còn thơm dấu
Cháu thảo con hiền sáng mãi gương.
23. Tổ đường bách thế hương hoa tại
Duệ tộc thiên thu phúc lộc trường.
24. Nhờ tiên tổ anh linh phù hộ
Dìu cháu con tiến bộ trưởng thành.
25. Cây cỏ chào xuân cánh lá thắm
Tổ tông tích đức cháu con vinh.
26. Họ hàng tôn quý công danh muôn thuở chẳng phai màu
Tổ miếu thiêng liêng phúc đức nghìn thu còn tỏa sáng.
27. Chất chứa nghĩa nhân nghìn thuở thịnh
Trau dồi phúc đức vạn đời tươi.
28. Ơn nghĩa quân thần còn mãi với đất trời
Tinh thần tổ tiên sống luôn trong con cháu.
29. Muôn thuở công thành danh hiển đạt
Nghìn thu đức sáng họ phồn vinh.
CÂU ĐỐI MỪNG THỌ
1. Con cháu hân hoan mừng thượng thọ
Xóm làng hoan hỉ chúc trường sinh.
2. Nhà đầm ấm gió xuân phơi phới
Tiệc mừng vui sao thọ ngời ngời.
3. Hưởng thú nhàn rau dưa thanh đạm
Vui tuổi thọ lan quế sum vầy.
4. Đầu bạc lòng còn tráng kiện
Mây xanh chí vẫn kiên cường.
5. Trời phú tuổi cao năm tháng kiều hành còn đủng đỉnh
Đát bồi khí vượng đường đời Âu Á vẫn thênh thang.
6. Thông tươi tốt qua mùa thu mới biết
Quế cay nồng lên lão càng cay.
7. Có già mới thấy già là quý
Biết sống bao giờ sống cũng vui.
CÂU ĐỐI PHÒNG KHÁCH
(câu đối giáo huấn)
1. Vinh là lao động
Hạnh là trường sinh
2. Thiên địa công bằng
Đức năng thắng số
3. Mở rộng lòng nhân
Vun trồng cội đức.
4. Rễ sâu chẳng sợ cành lay động
Cây thẳng đừng lo bóng xế chiều
5. Đạo mẹ, đức cha, biển rộng trời cao khôn sánh
Tình chồng, nghĩa vợ, buồn ân bể ái nào tày.
6. Thiên hạ đều tham châu ngọc quý
Gia đình chỉ chuộng cháu con hiền.
7. Hiếu thảo mới sinh con hiếu thảo
Nhân từ lại có trẻ nhân từ.
8. Thành danh bởi trải thời gian khổ
Toại chí nhờ qua buối khốn cùng.
9. Người hiền tài gánh vác việc non sông
Con cháu thảo yên lòng cha mẹ
- Phụng gia tiên
- Trung hậu gia thanh
- Tổ củng tôn bồi
- Gia môn khang thái
Chữ trên hoành phi dùng cho nhà thờ tổ:
- Phụng tổ đường
- Đức duy linh
- Vạn cổ trường xuân
- Vĩnh miên thế trạch…
Câu đối gia đình:
- Tổ tông công đức thiên niên thinh
     Tử hiền tôn hiến vạn đại vinh
- Bách thế bản chi bồi chỉ phúc
Nhất gia trữ trục thụ phong thanh
- Triệu nhân ngật dụng hữu thành, hiếu tư duy tắc
Thế đức khắc xương quyết hậu, phúc lí vĩnh tuy…
Câu đối nhà thờ tổ:
- Mộc xuất thiên chi do hữu bản
Thủy lưu vạn phái tố tong nguyên
- Dục cầu bảo an vu hậu duệ
Tu bằng cảm cách ư tiên linh
- Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh
Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh
- Tổ đức vĩnh thùy thiên tải thịnh
Gia phong hàm lạc tứ thời xuân

Việc lựa chọn một bộ đồ thờ cúng  hoành phi câu đối, Cuốn Thư Câu Đối  để treo trong nhà là không hề đơn giản. Bởi nó vừa mang tính thẩm mỹ vừa mang ý nghĩa tâm linh. Vậy nên không thể chọn bừa một bộ để treo trong nhà.

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Anh cứ đi đi - Hoà Minzy , Võ Hạ Trâm ( Cover )

MƯA TRÊN BIỂN VẮNG (Cover) - Jang Mi

TRÁCH AI BÂY GIỜ (Cover) - Jang Mi

MÙA THU LÁ BAY (Cover) - Jang Mi

VÙNG LÁ ME BAY (Cover) - Jang Mi

CÒN TUỔI NÀO CHO EM (Cover) - Jang Mi

CÒN TUỔI NÀO CHO EM (Cover) - Jang Mi

THÀNH PHỐ BUỒN (Cover) - Jang Mi

Vợ người ta .. Cover : Lê Tiến

Em cứ đi đi cover : Lê Tiến

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Những điều đặc biệt về bằng cấp của các Tổng thống Mỹ


8 tổng thống Mỹ chưa từng học đại học, 4 người bỏ đại học giữa chừng, 25 tổng thống từng là luật sư.


tong-thong-my-1457931273_eehv
Ảnh minh họa.

Ở Silicon Valley, doanh nhân không có bằng đại học vẫn thành đạt không phải hiếm. Thế nhưng, tổng thống Mỹ không có bằng đại học lại là chuyện hoàn toàn khác.
Hầu hết tổng thống đều có ít nhất một bằng cử nhân kể từ năm 1953. Mặc dù vậy, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với những tiết lộ sau đây về bằng cấp của các ông chủ Nhà Trắng.
8 tổng thống chưa từng học đại học
Trong lịch sử nước Mỹ, 8 vị tổng thống chưa từng tham dự đại học, trong đó có hai người được khắc chân dung trên núi Rushmore. Đó là George Washington và Abraham Lincoln.
Washington có chứng chỉ điều tra viên tại Đại học William & Mary, bang Virginia, nhưng không có bằng cử nhân. Trong khi đó, ông Lincoln chưa từng học đại học.
Tuy nhiên, cả hai đều được đánh giá là những vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ và được khắc lên núi Rushmore để tưởng nhớ.
Những ông chủ Nhà Trắng khác chưa từng học đại học bao gồm Andrew Jackson (1829-1837), Martin Van Buren (1837-1841), Zachary Taylor (1849-1850), Millard Fillmore (1850-1853), Andrew Johnson (1865-1869) và Grover Cleveland (vị tổng thống duy nhất không có bằng cử nhân đảm nhận 2 nhiệm kỳ không liên tục 1885-1889 và 1893-1897).
4 tổng thống từng học đại học nhưng bỏ giữa chừng
Harry S. Truman, tổng thống 33 của Mỹ, từng được cho là chưa bao giờ tham dự đại học mặc dù ông có học một kỳ tại trường kinh doanh ở Kansas City trước khi bỏ để đi làm. Sau đó, ông tham dự một số lớp học buổi tối ở khoa Luật của Đại học Missouri.
Tổng thống thứ 5 James Monroe ghi danh vào Đại học William & Mary nhưng chỉ học một thời gian ngắn, sau đó gia nhập quân đội Continental.
William Henry Harrison, tổng thống thứ 9, học nghiên cứu y học tại Đại học Pennsylvania nhưng không bao giờ tốt nghiệp. Ông mất vào ngày thứ 32 sau khi nhậm chức năm 1841.
Ông chủ Nhà Trắng thứ 25 - William McKinley - học Đại học Allegheny chỉ một năm, tiếp đó ông chuyển sang học trường Luật Albany nhưng sau được nhận vào làm luật sư mà không cần bằng cử nhân.
8 tổng thống có bằng của Đại học Harvard
Khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2009, Barack Obama chính thức trở thành vị tổng thống Mỹ thứ 8 tốt nghiệp Đại học Harvard.
7 người khác cùng nằm trong danh sách này bao gồm các tổng thống George W. Bush, John Adams, John Quincy Adams, Rutherford B. Hayes, Theodore Roosevelt, Franklin D. Roosevelt và John F. Kennedy.
Harvard được coi là cái nôi đào tạo ra nhiều ông chủ Nhà Trắng hơn bất kỳ trường đại học nào. Bên cạnh đó, Đại học Yale cũng đào tạo tới 5 vị tổng thống.
Duy nhất một người có bằng tiến sĩ
Woodrow Wilson, nắm quyền điều hành đất nước từ 1913-1921, là vị tổng thống duy nhất có bằng tiến sĩ.
Ông từng là hiệu trưởng Đại học Princeton trước khi trở thành tổng thống thứ 28 của Mỹ.
25 vị tổng thống của Mỹ là luật sư
Với vai trò là người điều hành đất nước, ông chủ Nhà Trắng có trách nhiệm xét duyệt, ký kết hoặc phủ quyết rất nhiều điều luật.
Chính vì vậy, những hiểu biết về pháp luật, hiến pháp và lịch sử pháp luật có thể giúp tổng thống dự đoán chính xác điều luật đó sẽ thế nào khi đối mặt thách thức từ tòa án hay sẽ thay đổi thế nào theo thời gian.
Trường luật cũng là nơi đào tạo ra nhiều chính trị gia tương lai. Trong danh sách này, Barack Obama và Rutherford B. Hayes đều có bằng cử nhân Luật tại Đại học Harvard. Gerald Ford và Bill Clinton nhận bằng luật của Đại học Yale. Theodore Roosevelt và người em của mình Franklin D. Roosevelt cùng tham dự trường luật Columbia.
Theo BizLive


10 trường đại học đào tạo nhiều tổng thống Mỹ


 Nhiều tổng thống Mỹ học trường danh giá nhất thế giới như Đại học Harvard, Yale nhưng một số người khác lại chọn trường ít nổi tiếng.
Chỉ 3/4 tổng thống Mỹ có bằng đại học. Một số người học tại đại học công lập, trong khi số khác tốt nghiệp từ các trường đại học tư uy tín nhất thế giới.

Đại học Harvard

Được thành lập năm 1636, Đại học Harvard tọa lạc tại thành phố Cambridge, bang Massachusetts, là trường đại học lâu đời nhất ở Mỹ.
Ngôi trường này đào tạo 8 tổng thống Mỹ. Người đầu tiên là John Adams, phó tổng thống đầu tiên và là tổng thống thứ 2 của Mỹ.
Con trai của John Adams đồng thời là tổng thống thứ 6 - John Quincy Adams - cũng nhận bằng từ ngôi trường danh giá này.
Những người còn lại bao gồm Rutherford B.Hayes, Theodore Roosevelt, Jr., Franklin D Roosevelt, John F. Kennedy, George W.Bush, Barack Obama.

Đại học Yale

10 truong dai hoc dao tao nhieu tong thong My hinh anh 1
Đại học Yale. Ảnh: Yale University.
Trong khi các tổng thống nhà Adams và Roosevelt tham dự Harvard thì nhà Bush và Clinton lại chuộng Đại học Yale.
5 Tổng thống William Howard Taft, George H. W. Bush và George W. Bush, Gerald Ford, Bill Clinton đều tốt nghiệp từ ngôi trường này.
Cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton cũng tham dự trường Luật Yale.
Phó tổng thống đầu tiên tốt nghiệp ngôi trường này là John C. Calhoun, thượng nghị sĩ bang South Carolina, giữ chức phó tổng thống 2 nhiệm kỳ liên tiếp từ tháng 3/1825 đến tháng 12/1832.

Đại học William & Mary

William & Mary được thành lập năm 1693, là trường đại học lâu đời thứ 2 ở Mỹ. Ngôi trường này được đặt theo tên Vua William III và Nữ hoàng Mary II trị vì nước Anh thời điểm đó.
Đại học William & Mary là cái nôi đào tạo 3 ông chủ Nhà Trắng gồm Thomas Jefferson, John Tyler và James Monroe.
Ngoài ra, ông Henry Clay, từng là Chủ tịch Hạ viện 3 nhiệm kỳ không liên tiếp và giữ chức ngoại trưởng dưới thời Tổng thống John Quincy Adams, cũng tốt nghiệp trường này.

Đại học Princeton

Trước khi trở thành tổng thống thứ 28 của Mỹ, Woodrow Wilson là hiệu trưởng thứ 13 của Đại học Princeton.
Ngoài ra, đây cũng là ngôi trường ông nhận bằng đại học và làm giáo sư giảng dạy bộ môn Chính trị và Pháp luật.
Tác giả của hiến pháp Mỹ và là tổng thống thứ 4 James Madison cũng tốt nghiệp từ Princeton. Trong khi đó, John F Kennedy học ở đây một thời gian ngắn trước khi chuyển đến Harvard.
Các Phó tổng thống Aaron Burr, George M. Dallas và John C. Breckinridge cũng nhận bằng từ ngôi trường này.
Ngoài ra, đây từng là nơi làm việc của Tổng thống thứ 22 và 24 Grover Cleveland sau khi ông rời Nhà Trắng.

Học viện quân sự West Point Mỹ

Hai trong số các vị tướng quân sự quan trọng nhất lịch sử Mỹ đã tham dự Học viện quân sự West Point, sau đó được bầu làm tổng thống. Đó là Ulysses S. Grant và Dwight D. Eisenhower.
Ulysses S. Grant là tướng của quân đội liên bang miền Bắc trong nội chiến Mỹ, tốt nghiệp Học viện New York một thời gian dài trước khi trở thành tổng thống thứ 18 của Mỹ.
Dwight D. Eisenhower được bầu làm tổng thống năm 1952 và phục vụ 2 nhiệm kỳ liên tiếp (1953-1961). Ngoài ra, Eisenhower còn có bằng của Đại học Tham mưu và chỉ huy Mỹ (CGSC).

Đại học Columbia

Tổng thống thứ 44 Barack Obama chuyển từ Đại học Occidental tới Đại học Columbia ở thành phố New York năm 1981 và lấy bằng cử nhân tại đây. Tuy nhiên, ông không phải tổng thống gần đây nhất nhận bằng từ ngôi trường nằm trong nhóm trường Ivy League (8 trường hàng đầu tại Mỹ) này.
Cố tổng thống Theodore Roosevelt và Franklin Roosevelt được truy tặng bằng Juris Doctor (bằng tốt nghiệp chuyên môn cao nhất trong lĩnh vực pháp luật) của Đại học Columbia năm 2008. Hai người học tại trường nhưng bỏ giữa chừng trước khi hoàn tất chương trình.
Ngoài ra, trước khi trở thành tổng thống năm 1953, Dwight Eisenhower từng là hiệu trưởng trường Columbia vài năm. Phó chủ tịch Daniel Tompkins dưới thời tổng thống James Monroe cũng từng học tại ngôi trường này.

Đại học Stanford

Tổng thống thứ 31 Herbert Hoover bắt đầu học tại Đại học Stanford năm 1891. Ông nhận bằng về lĩnh vực địa chất và là một kỹ sư mỏ nổi tiếng thế giới trước khi được bầu làm tổng thống.
Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng thứ 35 John F. Kennedy vào học tại trường Kinh doanh thuộc Đại học Stanford nhưng bỏ dở trước khi tốt nghiệp.

Đại học Bắc Carolina

James K. Polk, tổng thống thứ 11 của Mỹ, là phát ngôn viên duy nhất của Hạ viện được bầu vào chức vụ cao nhất. Ông cũng là tổng thống duy nhất của Mỹ tốt nghiệp Đại học Bắc Carolina.
Là học sinh chuyển trường, Polk có dáng người nhỏ nhắn nhưng thành tích học tập xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp, ông học luật ở Tennessee.

Đại học Georgetown

Bill Clinton nhận được bằng của Đại học Georgetown trước khi tham dự Đại học Luật Yale và Đại học Oxford.
Ngoài ra, Lyndon B. Johnson, phó tổng thống dưới thời John F. Kennedy cũng học tại trường này nhưng bỏ dở.

Đại học Virginia

Thomas Jefferson, tổng thống thứ 3 của Mỹ, thành lập Đại học Virginia (UVA) năm 1819 tại thành phố Charlottesville, bang Virginia sau khi ông hoàn thành 2 nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp (1801-1809).
Jefferson cùng với cựu tổng tống James Madison và James Monroe là những lãnh đạo đầu tiên của trường đại học. Jefferson và Madison là hiệu trưởng đầu tiên của UVA.
Về sau, Woodrow Wilson học tại trường Luật, Đại học Virginia nhưng không tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Alben Barkley từng là thượng nghị sĩ Mỹ và phó tổng thống, tốt nghiệp trường Luật của UVA năm 1900.











Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Lily Mapira





Phật dạy 8 pháp để sống an lạc


Trong kinh Pháp Cú Phật dạy rằng tâm làm chủ, tâm dẫn đầu các pháp thiện hay ác. Tâm là người thực hiện mọi hành vi, cũng vừa là kẻ nhận lãnh những hành động do chính mình tạo ra. Tâm là chủ nhân của bao điều họa phúc, là ông chủ ra lệnh cho kẻ đầy tớ trung thành của mình để nói năng và hành động tốt hay xấu.
Đức Phật dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”, chúng ta hãy nương tựa chính mình, bởi vì ta là người tạo ra việc làm tốt xấu, rồi gặt hái kết quả khổ đau hay hạnh phúc.
Cầu nguyện hay mong muốn trước hình ảnh Đức Phật hay thỉnh các vị thầy để cầu xin được an vui hạnh phúc và phát đạt về mọi mặt là không thể được. Bởi vì sao? Nhân quả là nền tảng của đạo Phật cho nên ta phải tránh làm điều ác, mà hãy siêng năng làm việc lành và giữ tâm ý luôn trong sạch.
Làm việc thiện hay công đức cúng dường, giống như chúng ta gửi tiền vào ngân hàng nhân quả. Ngược lại, nếu chúng ta làm việc ác, giống như chúng ta đang vay mượn tiền của ngân hàng, chúng ta phải trả tiền lãi và cả nợ gốc. Khoản vay trên có thể trở thành một gánh nặng cho chúng ta, nếu ta không có khoản thu vào. Những người mắc nợ luôn sống trong lo sợ và đau khổ, bởi vì bị chủ nợ hăm he nói nặng nhẹ và nguy cơ lớn là dẫn đến tù tội.
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúc vì thoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tại và mai sau. Phật dạy cho chúng ta tám cách tạo công đức để sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
1-Bố thí
2-Giữ giới trong sạch
3- Thiền tập
4-Hoan hỷ với công đức hay thiện nghiệp do người khác làm
5-Khiêm tốn
6-Hồi hướng phước báo mỗi khi làm việc thiện
7-Thường xuyên đọc kinh nghe pháp
8-Hoằng pháp lợi sinh
Bố thí: Bố thí tiếng Phạn là Dàna, có nghĩa là sự cho, còn theo từ ngữ Hán Việt bố là cùng khắp, thí là cho, nghĩa là cho cùng khắp không phân biệt người thân hay kẻ thù. Chính vì chúng ta còn phân biệt chấp ngã nên ta chỉ bố thí có giới hạn dẫn đến không được nhiều lợi ích.
Từ cúng dường là nói trại của hai chữ cung dưỡng có nghĩa là cung cấp và dưỡng nuôi. Về nội dung thì bố thí hay cúng dường chỉ là một, không có gì là sai khác. Tuy cùng chung một nghĩa cử, một hành động, nhưng người ta dùng hai từ khác nhau để phù hợp với đối tượng thọ nhận: cho với lòng hảo tâm, thương cảm thì gọi là bố thí, còn cho với lòng ngưỡng mộ, tôn kính thì gọi là cúng dường.
Làm người trong trời đất ai cũng từ cha mẹ sinh ra, cha mẹ làm nên thân người, chính vì vậy ta phải có trách nhiệm, bổn phận hiếu thảo với mẹ cha bằng cách chăm sóc về tình cảm, tinh thần và cung cấp dưỡng nuôi lúc cần thiết.
Cung cấp những nhu cầu cần thiết để nuôi dưỡng cha mẹ là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây” trong tập quán của người Việt Nam, về việc kính trọng thờ ông bà tổ tiên.
Ngoài việc cúng dường cha mẹ, người Phật tử còn có trách nhiệm và bổn phận cúng dường người tu hành chân chính, suốt đời phục vụ vì Tam Bảo, vì lợi ích chúng sinh.
Tại sao ta phải cúng dường người tu hành chân chính?
Cha mẹ làm nên thân ta, Thầy Tổ giúp ta biết được điều hay lẽ phải để vượt qua cạm bẫy cuộc đời, không rơi vào hố sâu tội lỗi. Vì vậy từ cúng dường được dùng đối với các bậc trưởng thượng, tôn kính như cha, mẹ, Thầy, Tổ v.v.. là những người có công nuôi dưỡng, dạy dỗ, chỉ bày, giúp ta nên người. Ngoài từ ngữ bố thí, cúng dường còn có nhiều từ ngữ khác như kính tặng, kính biếu… để nói lên lòng tôn kính của người cho.
Từ ngữ “bố thí” được người Việt Nam sử dụng với nhiều ý nghĩa như: cho, tặng, biếu, giúp đỡ, chia sẻ…Tất cả đều mang ý nghĩa tốt đẹp của hành động cho.
Con cháu đem vật phẩm nuôi dưỡng ông bà cha mẹ thì gọi là cúng dường phẩm vật, còn ông bà cha mẹ đem của cải vật chất lo cho con cháu thì ta gọi bằng từ cho, giúp đỡ hay chia sẻ. Hoặc người dân bình thường muốn đem phẩm vật cho những người có địa vị trong xã hội thì gọi là kính biếu hay kính tặng…
Cùng một hành động “bố thí” mà tùy theo đối tượng, tùy theo hoàn cảnh, mà ta dùng từ ngữ sao cho phù hợp, để không làm mất đi sự tôn kính, lòng thương cảm của ta.
Là người học Phật, chúng ta phải thấu hiểu rõ ràng chỗ này, để dùng từ ngữ không bị sai lệch mà làm ảnh hưởng không tốt, đến hành động bố thí của mình.
Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không bị lầm đường lạc lối.
Người Phật tử chân chính việc thiện dù nhỏ mà ta chịu khó làm, thì vinh hoa phú quý sẽ đến với ta trong hiện tại và tương lai. Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ của ta được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo cho ta nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.
Trì giới: Bất luận một cơ quan đoàn thể tổ chức nào trong xã hội, muốn được phát triển bền vững và lâu dài đều phải có nguyên tắc của nó. Kỷ luật chặt chẽ và có quy cũ để duy trì giới điều mà họ chế ra, lại càng có giá trị thực tiễn, nhằm giúp ích cho mọi người.
Đạo Phật là đạo của giác ngộ và giải thoát, do đức Phật Thích ca Mâu ni sáng lập ra, Ngài một đấng giác ngộ hoàn toàn. Chính vì vậy những giới luật Phật chế ra, nhằm giúp cho chúng ta biết cách ngăn ngừa tội lỗi để ngày càng hoàn thiện chính mình hơn.
Chính vì sự lợi ích lớn lao của giới luật, nên đức Phật đã khuyên các hàng đệ tử của Ngài phải một lòng nghiêm trì giới luật. Kinh Lời dạy cuối cùng Phật bảo rằng: "Gặp thời không có Phật, mọi người hãy lấy giới luật làm thầy".
Tùy theo căn cơ trình độ và hoàn cảnh sống mà chúng ta có thể phát tâm trì giới, trong phạm vi bài này chúng tôi nói về 5 giới cho người cư sĩ tại gia.
"Trì" là giữ giới chặt chẽ; "Giới" là những điều răn dạy, ngăn cấm, nhằm giúp cho chúng ta vượt qua biển khổ sông mê mà không bị sa hầm sụp hố, để hành Bồ tát đạo cho đến khi viên mãn thì thành Phật.
1- Trì giới chấp tướng: Trì giới chấp tướng là trì giới mà chỉ có hình thức bên ngoài, chứ bên trong thì tâm ý bị chi phối những dục vọng thấp hèn. Như chúng ta trì giới vì háo thắng để được mọi người khen ngợi, rồi cho mình hơn người nên ta trì giới, và coi thường khinh dễ người phạm giới. Trì giới như thế là giả dối, đánh lừa mình và người khác.
2- Trì giới không chấp tướng: Trì giới không chấp tướng là vâng theo lời Phật dạy mà tùy theo khả năng phát nguyện gìn giữ, không vì háo thắng, không vì danh lợi, không bị các thế lực hoàn cảnh ép buộc mà làm.
Người Phật tử chân chính có tài thí, pháp thí mà không biết gìn giữ giới pháp thì không thể hết phiền não tham sân si nói chi là thành Phật, vì người ấy một mặt làm phước để vui chơi hưởng thụ, nên dễ gây nhiều tội lỗi cho người khác.
Ngược lại, người Phật tử chân chính luôn tâm niệm rằng, mình trì giới để có cơ hội sống tốt hơn, giảm bớt những thói hư tật xấu và sẵn sàng giúp đỡ sẻ chia khi gặp người bất hạnh.
Khi mọi hành giả trì giới được thanh tịnh, thì tâm từ bi hỷ sẽ phát sinh làm cho ta biết bao dung và tha thứ, biết đóng góp và sẻ chia, và thương yêu trong hiểu biết, không thấy ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với ta mà thôi.
Sự tu sửa chỉ cốt ở thực hành. Dù chúng ta có thông minh tài trí đến đâu, thâm hiểu giáo lý cao siêu, mà không chịu thực hành, thì giống như người đói mà ăn bánh vẽ vậy, chỉ uổng công vô ích.
Chính vì vậy, chúng tôi xin chân thành khuyên nhủ quý Phật tử, sau khi đã quy hướng Tam bảo làm đệ tử Phật rồi kế đến là chúng ta phát nguyện giữ giới, từ giữ một giới cho đến khi nào giữ trọn vẹn năm giới, coi như ta đã thành tựu ba phần tư con đường. Phần còn lại sẽ kếp hợp với buông xả và dấn thân hành Bồ tát đạo, đến khi thành Phật viên mãn mới thôi.
Trì giới là tránh không làm hại người khác qua lời nói hay hành động như giết hại, trộm cướp, tà dâm, nói dối hại người và uống rượu say sưa sử dụng các chất kích thích độc hại như xì ke ma túy, những việc này có thể làm tổn hại mình và người khác. Giữ giới giúp chúng ta loại bỏ sự căng thẳng, bồn chồn, lo lắng phát sinh từ các hành vi sai trái. Khi chúng ta giết hại, nói dối, lừa đảo hoặc trộm cướp của người khác, hiện tại bị tù tội mai sau chịu nhiều quả báo xấu và sẽ bị đọa vào ba đường dữ địa ngục, quỷ đói và súc sinh. Giới có công năng hổ trợ giúp cho thiền định và trí tuệ phát sinh, nhờ vậy ta dễ dàng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc.
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hận và si mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..Những phiền não này làm cho chúng ta phiền muộn đau khổ. Thiền tập giống như tẫy các chất xú uế ra bên ngoài bằng cách tắm rữa, đi tiểu và đi đại. Để cho thiền tập đạt được kết quả tốt đẹp, chúng ta phải giữ giới trong sạch, người giết hại hay trộm cướp của người khác khó đạt được thiền định vì trong tâm họ còn quá nhiều toan tính trong lo lắng và sợ hãi.
Nhờ giữ giới tinh nghiêm ta dễ dàng phát triển định tuệ đồng thời, ngay khi định là có trí tuệ, nên ta dễ dàng buông xả những tâm niệm xấu ác làm tổn hại người khác. Ta sẽ dùng cái thấy nghe hay biết, để biết rõ mọi cử chỉ, hành động trong tỉnh giác. Sự tỉnh giác đó giúp ta làm chủ được những ý nghĩ, lời nói, hành động đang diễn ra trong giờ phút hiện tại.
Khi chúng ta tỉnh giác, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, ta thấy nghe hay biết trong sự định tĩnh sáng suốt, thường biết rõ ràng mà không phân biệt vọng động. Khi ta tỉnh giác là ta đã có mặt trong từng giây phút của sự sống, nhờ vậy mỗi giây phút của sự sống là sự bình yên, hạnh phúc. Cái hạnh phúc này là một tặng phẩm quý giá cho những người biết cách thiền tập trong mọi hoàn cảnh.
Đây là một việc làm rất đỗi bình thường, khi chúng ta biết tỉnh giác trong từng phút giây, chúng ta sẽ nhận diện và an trú những gì đang có trong hiện tại. Ta biết như vậy là ta đang thiền tập trong đi đứng nằm ngồi, nhờ vậy ta sẽ kiểm soát mọi ý nghĩ, lời nói cho đến hành động dễ dàng. Tắm dưới vòi nước tươi mát, ta gội đầu, kỳ cọ, cảm nhận được dòng nước tươi mát trong sạch trong trạng thái an lạc, thoải mái, nhẹ nhàng mà vẫn không đánh mất chính mình.
Khi làm việc gì ta biết việc đó, đừng để mọi suy tư nghĩ tưởng kéo ta về quá khứ hay mơ ước đến tương lai, làm cho ta dính mắc vào những lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, sầu khổ, giận hờn và si mê.
Ai có chiều sâu trong tu tập thì tỉnh giác trong từng phút giây bằng cách nhận diện từng vọng niệm mà không cần phải xua đuổi hay bám víu vào nó, ngay khi đó thì tâm Phật hiện tiền mà vẫn thường biết rõ ràng trong định tĩnh và sáng suốt, như vậy ta đang làm chủ bản thân.
Hành giả đã có chiều sâu thì nhìn vọng niệm giống như gió thoảng mây bay vì lúc nào cũng sống trong tỉnh giác, thường biết rõ ràng. Chúng ta thiền tập trong lúc ngồi, nằm, đứng, đi, làm việc trong vài ba ngày sẽ cảm nhận bình an, hạnh phúc. Đây là một sự thật nhiệm mầu mà ai cũng có thể làm được, chỉ cần ta kiên trì trong bền bỉ và lâu dài. Chúng ta hãy tập sống sâu sắc và thảnh thơi như vậy trong khi ăn uống, đi tiểu, đi đại và làm việc, thì chỗ nào chẳng phải là thiền.
Chúng ta muốn làm chủ bản thân thì tâm ý không được tiếc nuối quá khứ, không mơ mộng đến tương lai mà chỉ sống ngay trong giờ phút hiện tại, khi tham ta biết ta đang tham, thì ta sẽ hết tham.
Việc làm thức ăn và ăn sáng cũng là một loại thiền tập quan trọng không thể thiếu trong đời sống vì những việc này ta phải tự giải quyết. Khi chúng ta nấu nước sôi, pha trà, pha cà phê, nấu cháo, nấu hủ tiếu, chiên cơm nguội…, chúng ta làm việc gì biết việc đó. Tỉnh giác trong làm việc sẽ giúp cho ta biết cách chuyển hóa, soi sáng lại chính mình với những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.
Tỉnh giác là cốt tủy của thiền tập làm cho trái tim ta hiểu biết và thương yêu hơn. Nhờ tỉnh giác trong từng phút giây giúp ta sống hiểu biết hơn, yêu thương hơn và vui sống bình an, hạnh phúc với tất cả mọi người. Ai cũng có năng lực tỉnh giác, chỉ cần chúng ta kiên trì thực tập trong đều đặn, thì kết quả sẽ đạt được ngay tại đây và bây giờ.
Như vậy, mỗi ngày chúng ta có mặt là một ngày chúng ta có thiền, có tỉnh, có giác, có biết mà vẫn an nhiên, tự tại. Cuộc sống như thế có gì làm cho ta phiền muộn, khổ đau.
Tuy chúng ta đã biết rõ như vậy nhưng vẫn còn tập khí, tức là thói quen đã huân tập nhiều đời. Đây là những thói quen xấu được lặp đi, lặp lại nhiều lần nên nó sai sử ta chạy theo những vọng niệm nhớ nghĩ, tiếc nuối về quá khứ hay mơ tưởng đến tương lai mà đánh mất chính mình trong hiện tại. 
Khi mới bắt đầu thiền tập và đang đi vào thiền tập, chúng ta sẽ bị những thói quen lo lắng, sợ hãi và dính mắc trong tham ái. Chính những thói quen đó đã làm cho ta không an trú vững chải được trong giờ phút hiện tại. Tuy nhiên, ta phải kiên trì và bền bỉ để đến một lúc nào đó làm chủ được những thói quen ấy, mà không bị cuốn trôi bởi những được mất, ta, người.
Chúng ta biết cách thiền tập trong đi đứng nằm ngồi, trong lúc ăn uống, làm việc hoặc nghỉ ngơi là ta đang làm chủ bản thân mình. Khi chúng ta không tiếc nuối về quá khứ, không bị tương lai làm xáo động là ta đang sống ngay tại đây và bây giờ.
Tóm lại, ta chỉ cần thiền tập trong mọi hoàn cảnh, trong đi đứng nằm ngồi, ta làm chủ trong ý nghĩ, lời nói và hành động. Đó là một thực tế nhiệm mầu mà ít ai ngờ đến. Nhiều người cứ nghĩ rằng tu là phải vô chùa, ở hang sâu rừng thẳm, không ngờ tu chỉ là đơn giản như vậy.
Tùy hỷ công đức là hoan hỷ với những ai đã làm những việc thiện lành tốt đẹp bằng cách chia sẻ hay nâng đỡ người khác. Như thấy người làm việc giúp đỡ kẻ khác vượt qua cơn hoạn nạn.
Đa số chúng ta, ai cũng mang sẵn thói quen ganh ghét tật đố, cống cao ngã mạn, tham danh hám lợi... Bởi có những tính xấu ấy, nên khi thấy ai làm điều gì tốt đẹp, chúng ta liền có phản ứng ngay bằng cách chỉ trích phê phán đúng sai về người đó.
Vậy thế nào là tùy hỷ công đức? Tùy hỷ là vui theo, công đức là những điều lành, điều tốt, những điều đem lại lợi ích, hạnh phúc cho người khác. Nghĩa là thấy ai làm việc gì tốt, có công đóng góp lớn cho xã hội thì ta đều hoan hỷ phát tâm vui mừng và còn tán thán người đó. Hoặc thấy họ làm điều phước thiện, chúng ta hoan hỷ vui vẻ với việc làm của người, mừng thế gian có thêm một người tốt và bớt đi một người xấu. Sự hoan hỷ vui vẻ giúp cho con người sống yêu thương gần gũi với nhau nhiều hơn, bằng trái tim hiểu biết.
Người phát tâm làm việc bố thí, chính họ đã khởi lòng từ bi thương xót giúp đỡ người khác. Thấy người bố thí, ta phát tâm tùy hỷ hoặc tìm cách trợ giúp theo, chính ta đã chuyển hóa được tâm ganh ghét tật đố ích kỷ của mình..
Phật ví dụ ngọn lửa của một cây đuốc dù đem trăm ngàn cây đuốc khác đến mồi, ngọn lửa ấy vẫn không bị hao mòn mà còn làm cho chung quanh đó sáng thêm. Tuy cùng làm một việc làm phước thiện, mà người phát tâm nhỏ hẹp thì công đức sẽ có giới hạn, người phát tâm rộng lớn thì công đức vô cùng tận. Trong kinh Phật dạy: “Người phát tâm rộng lớn để bố thí vật chất, của chỉ bằng hạt cải mà quả báo như núi Tu di. Ngược lại, người ôm lòng nhỏ hẹp bố thí, của bằng núi Tu di, công đức chỉ bằng hạt cải”.
Khi thấy người làm việc bố thí, chúng ta phát tâm tùy hỷ việc tốt của người khác, chắc chắn người đó sẽ cảm mến ta. Ta tùy hỷ việc làm tốt của người khác không tốn hao tài sản, hay hao mòn sức lực mà đem lại niềm an vui hạnh phúc cho mình và người.
Thấy người làm điều thiện, ta không phát tâm hoan hỷ, mà còn sanh tâm ganh ghét tật đố, khinh chê coi thường người ấy, làm họ thối Bồ đề tâm, ta và họ sẽ trở thành kẻ thù của nhau. Chính tâm ích kỷ tật đố, cống cao ngã mạn, đã làm cho mọi người càng trở nên xa lánh không thích gần gũi.
Khiêm tốn là một loại đức hạnh làm chỉ cho người khác thương mến chúng ta, vì nó trái ngược tính cống cao ngã mạn, chỉ đưa đến sự hiềm thù mà oán ghét lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn mọi người thích gần gũi mến thương, thì ta phải biết khiêm tốn.
Người biết khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Người khiêm tốn là người luôn có tấm lòng từ bi quảng đại, biết bao dung và độ lượng trong mọi vấn đề. Chúng ta hãy tâm niệm như sau:“Xin cho tôi được làm đất, để mọi người được dẫm lên”.
Người sống ở đời biết khiêm tốn mới học hỏi được nhiều điều hay, tu dưỡng phẩm chất đạo đức thanh cao, để làm gương sáng cho người học hỏi bắt chước tu tập theo.
Người biết khiêm tốn là đi ngược lại với tâm cống cao ngã mạn, nên được nhiều người mến thương, người trí hoan hỷ chỉ dạy và giúp đỡ trong làm việc và tu sửa đạo đức.
Nếu chúng ta tìm cầu danh vọng, phú quý giàu sang mà không thực hành hạnh khiêm tốn, thì khó mà thành tựu như mong muốn. Người hiểu biết nhiều và có địa vị cao thì càng phải khiêm tốn nhiều hơn nữa, đối với những người thấp kém hơn mình. Nhờ vậy, cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn, bởi ta biết thương yêu mọi người bằng trái tim hiểu biết.
Người Phật tử chân chính phải có lòng yêu thương người vật, biết khiêm tốn nhún nhường trước mọi người, và hằng xét lại lỗi mình để tìm cách sửa đổi cho tốt. Như vậy, người khiêm tốn luôn đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại, bằng tình người trong cuộc sống với tấm lòng từ bi rộng lớn.
Hồi hướng phước báu mỗi khi làm việc thiện, có nghĩa là ta hoan hỷ muốn cho nhiều người khác cùng làm việc tốt với mình, nhờ vậy nhân loại sẽ bớt khổ đau nhiều hơn.
Chúng ta có thể hồi hướng phước báu cho những người đang sống, vì có nhiều người đang sống trong si mê lầm lạc. Chúng sinh ở thế gian đâu phải ai cũng có hiểu biết chân chính, nên mỗi khi ta làm việc thiện hay tu tập được an lạc, để hồi hướng công đức cho mọi người cũng được như ta.
Ngoài việc hồi hướng phước đức cho những người cùng sống với ta, chúng ta cũng cần phải hồi hướng cho những chúng sinh sống trong cảnh giới quỷ đói, đang thèm thuồng khao khát miếng ăn vật thực bằng sự tưởng tượng của con người.
Chỉ cần chúng ta có lòng thành, mỗi khi ăn uống hay làm điều gì có ích cho người, ta hãy hồi hướng cho kẻ dương người âm được hưởng phần phước báu, đó là ta đang mở rộng lòng từ bi đến với muôn loài. Chính vì vậy, mỗi khi chúng ta làm điều gì có ích lợi hoặc thiện lành như giúp đỡ người khác, ta điều hồi hướng để mọi người được chung hưởng.
Tóm lại, chúng ta muốn việc hồi hướng có lợi ích cho tất cả chúng sinh thì ta phải biết giữ giới, bố thí, thiền tập, tùy hỷ việc làm tốt, khiêm tốn, không cống cao ngã mạn và vận dụng lời Phật dạy để ngày càng được sống tốt hơn bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Nghe pháp: Khi đến chùa nghe pháp, chúng ta phải chú ý lắng nghe, nếu nghe xong mà không hiểu gì hết, thật là uổng công, vô ích biết chừng nào! Chúng ta tu học như thế biết đến bao giờ mới được trí tuệ rộng lớn.
Phật pháp tuy khó nghe, nhưng chúng ta đang nghe và đã nghe, chẳng lẽ nghe xong rồi trả lại cho thầy hay sao? Nếu đã như thế, chúng ta phải sanh tâm hổ thẹn, biết đây là nghiệp chướng sâu dày do nhiều đời không gieo trồng hạt giống trí tuệ, nên bây giờ mới bị lú lẫn, ngu ngô như thế. Biết được như vậy, chúng ta hãy nên thành tâm sám hối, cố gắng siêng năng, tinh tấn học hỏi chuyên cần.
Tại sao có người nghe một hiểu mười, nghe mười hiểu trăm, còn ta nghe xong chẳng hiểu gì hết. Bởi ta không gieo nhân thông minh trí tuệ, nên phải chậm lụt hơn người và kém hiểu biết. Biết được vậy rồi, chúng ta phải làm sao cố gắng học hỏi thêm nhiều hơn nữa để thông suốt lời Phật dạy, mà biết cách tu hành nhằm chuyển hóa phiền muộn khổ đau thành an vui, hạnh phúc.
Kinh Phật thường dạy: Văn, tư, tu khi nghe pháp rồi chúng ta phải suy nghĩ, xem xét tìm ra nguyên nhân tốt xấu, đúng sai để ta bắt đầu tu sửa phiền não tham sân si thành vô lượng trí tuệ và từ bi. Ta không gieo nhân trí tuệ thì làm sao có quả thông minh sáng suốt. Có người sở dĩ thông minh, sáng suốt là do họ đã học hỏi và huân tập nhiều đời, không có gì là do bỗng nhiên khi không mà có được.
Ngài Lục tổ Huệ Năng cũng dốt nát, quê mùa, làm nghề đốn củi nuôi mẹ, chỉ nghe một câu kinh liền ngộ đạo và sau đó phát tâm xuất gia tu hành thành Tổ để lại nhục thân cho đến bây giờ vẫn còn nguyên vẹn. Trong suốt 8 tháng trời, ngài chỉ làm một việc giã gạo, nấu cơm; ấy thế mà Ngài được truyền y bát, làm vị Tổ thứ sáu lịch sử Thiền tông Trung Hoa. Sau này, Ngài đã báo trước ngày giờ ra đi trước 3 tháng và để lại nhục thân không bị hoại cho đến ngày hôm nay.
Khi đến chùa nghe pháp, chúng ta cố gắng học hiểu rõ ràng nghĩa lý lời Phật dạy, để rồi sau khi ra về nhớ đó mà ứng dụng, thực hành. Nghe học như thế thật sự mới có lợi ích thiết thực và xứng đáng là người Phật tử chân chính.
Nếu chúng ta đã đến chùa khi nghe thì hiểu, khi về thì quên, nên đụng chuyện phát sinh đủ thứ phiền não, làm cho mọi người mất niềm tin và không còn muốn tu học nữa. Tu học như thế vô tình phỉ báng Phật pháp; cho nên, chúng ta phải cố gắng tu học trí tuệ rộng lớn để chuyển hóa u mê, tối tăm thành trong sáng, thanh tịnh, chuyển hóa khổ đau thành an vui, hạnh phúc. Nghe pháp và tu học như vậy mới xứng đáng là người Phật tử chân chính.
Hoằng pháp lợi sinh có nghĩa là giúp đỡ người khác biết được Phật pháp như mình, tin sâu nhân quả mà tránh xa điều xấu ác. Giáo pháp của đức Phật rất vô cùng hữu ích, và có thể tạo cho người khác vượt qua cạm bẫy cuộc đời bằng cách làm mới lại chính mình.
Thời Phật còn tại thế, việc chú trọng đến tính giác ngộ và sự bình đẳng giữa con người với nhau, nhằm xóa bỏ mọi giai cấp thống trị. Chính vì thế, sau khi chứng ngộ, Phật thấy được tính bình đẳng trong mỗi chúng sinh, vì mê chấp mà có sai biệt nghiệp lực.
Do phân định giai cấp ở Ấn Độ mà con người bị đóng khung, an phận trong giai cấp của mình, không có óc cầu tiến, để vượt thoát nỗi khổ niềm đau! Hoằng pháp vào thời Đức Phật đem lại giá trị bình đẳng giũa con người với nhau, không còn lệ thuộc bởi đấng quyền năng.
Phật dạy: Vì lợi ích cho chúng sinh, quý thầy hãy đi khắp nơi, không đi hai người một chỗ để hướng dẫn cho mọi người biết được đạo giác ngộ, giải thoát…Ngài bảo: Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, và nước mắt cùng mặn.
Ngày xưa việc hoằng pháp rộng rãi đến các tầng lớp mọi người, Phật kêu gọi tứ chúng phân bổ khắp nơi để tiện việc truyền bá đạo giác ngộ cho mọi người. Ngày hôm nay việc Phật giáo đi vào xã hội với phương châm “tốt đạo đẹp đời”, đã bắt đầu được hình thành nhưng còn rất ít. Nghĩa là chúng ta ngoài việc giúp đỡ vật chất cho người qua cơn túng thiếu, ta còn phải chỉ cho họ có đủ niềm tin về nhân quả mà tìm cách dứt ác làm thiện.
Chúng tôi đã làm việc này trong nhiều năm nay, đi vào các vùng sâu vùng xa, đi vào các Trung tâm bảo trợ, đi vào các trường học để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn với tinh thần lá lành đùm lá rách, kêu gọi mọi người cùng, “kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống”.
Việc làm của Phật giáo là giúp cho con người cái cần câu chứ không chỉ cho con cá, nghĩa là chúng ta đem giáo lý bình đẳng nhân quả để họ thức tỉnh mà biết cách gieo trồng phước đức, nhằm vươn lên vượt qua hoàn cảnh nghèo khó, bất hạnh.
Phật giáo trong thời đại văn minh tiến bộ, cần phải hòa nhập vào cộng xã hội qua nhiều lĩnh vực cụ thể. Giáo dục hạnh phúc hôn nhân gia đình, kiến thức môi trường sống, giáo dục trẻ em, kinh tế tài chánh, quản trị, tổ chức đào tạo gia đình Phật tử…
Chúng ta phân biệt rõ hai lãnh vực, một bộ phận chuyên tu, không bận tâm đến vật chất để tĩnh tâm mà an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh. Mặt khác, bộ phần hoằng pháp cần phải giao tiếp với xã hội, để tạo những phương tiện truyền thông “dung hợp đạo đời”.
Xã hội ngày nay là xã hội cạnh tranh, đạo Phật không thể an bần lạc đạo như quan niệm khi xưa. Đức Phật không cấm chúng ta làm giàu, chỉ cấm làm giàu bất chính thiếu đạo đức mà thôi. Nếu chúng ta an phận và nghèo vật chất, thì lấy gì giúp đỡ người bất hạnh? Phật tử ngày hôm nay có quyền làm giàu, để có điều kiện đóng góp giúp đỡ xã hội về mọi mặt mà vẫn giữ được đạo tâm trong sáng.
Phật giáo ngày nay nếu biết kết hợp hoằng pháp với các sinh hoạt từ thiện, sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho nhiều người hơn. Dĩ nhiên cái nghèo cái đói là bệnh trầm kha, cứu trợ, giúp đỡ chỉ là giai đoạn nhất thời, công việc như thế chỉ là muối bỏ biển.
Chính vì thế, Phật giáo giúp đỡ vật chất để có cơ hội khuyên nhủ mọi người tin sâu nhân quả, thể hiện lòng biết ơn mà cố gắng tránh ác làm lành, được sự quan tâm của chính quyền các cấp tạo công ăn việc làm và vốn liếng để người bất hạnh, vươn lên làm mới lại chính mình bằng tình người trong cuộc sống.
Như vậy, Hoằng pháp lợi sinh cũng là việc cần xét đến, nhất là tại đất nước Việt Nam chúng ta còn nghèo khó, Phật giáo lợi sinh cả vật chất lẫn tinh thần là một việc làm mang ý nghĩa” tốt đời đẹp đạo”.
Người Phật tử chân chính, khi tu học có an lạc hạnh phúc, trước tiên khuyên nhủ gia đình người thân có niềm tin sâu sắc về nhân quả, nhờ vậy họ sẽ tránh xa điều ác mà hay làm điều lành. Rộng ra hơn nữa, chúng ta sẽ hướng dẫn bạn bè, bạn đồng nghiệp cùng bà con xóm giềng biết quy hướng về Phật pháp để cùng nhau sống tốt hơn.
Một người biết tu thì gia đình an vui hạnh phúc, cả xóm biết tu thì mọi người sẽ thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều người cùng tu thì đất nước sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội và cùng vui sống với nhau bằng tình thương yêu chân thật.
Tóm lại, tám pháp mà đức Phật đã dạy cho chúng ta vừa có cơ hội hoàn thiện chính mình về nhân cách đạo đức mà còn có điều kiện dấn thân phục vụ tha nhân, nhằm làm giảm bớt nỗi khổ niềm đau, để mọi người sống với nhau bằng trái tim thương yêu và hiểu biết.
Thích Đạt Ma Phổ Giác​

Daniel Adel







Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

Nếu Như Anh Đến - Văn Mai Hương [Official]

Thu Minh - Taxi - (MSBC : 8, bảng 1) - VMVC - HQ

Mỹ Tâm - Như Một Giấc Mơ (LIKE A DREAM) M/V

Giữ Em Đi - Thùy Chi [FM]

Phim ngắn: Gửi Người Yêu Cũ - Hồ Ngọc Hà [Official]

Em Đẹp Nhất Đêm Nay - Tóc Tiên ft. Hồ Ngọc Hà [Live Dance Version]

Anh Cứ Đi Đi - Hariwon ft. Hồ Ngọc Hà [Live Acoustic Version]

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

[Live] Hit ''Anh Cứ Đi Đi'' Hồ Ngọc Hà song ca ăn ý cùng Hari Won | Ra m...

Hari Won - Anh Cứ Đi Đi (Official MV)

"Anh cứ đi đi" là sáng tác của nhạc sĩ Vương Anh Tú. Ca khúc là tâm sự của một cô gái tan vỡ trong tình yêu nhưng vẫn mong người mình từng yêu được hạnh phúc bên tình mới. Nữ ca sĩ và ekip hứa hẹn đây sẽ là ca khúc thể hiện sự tiến bộ rất lớn về phát âm tiếng Việt của cô. Ca khúc được Hari Won thu âm trong 1 tháng, trong đó mất hơn nửa tháng chỉ để đọc chính tả và tập hát sao cho chuẩn ca từ.
Với ca khúc này, Hari Won sẽ xóa bỏ hình ảnh trẻ trung, thay vào đó sẽ là tâm sự của một người phụ nữ từng trải, đa sầu đa cảm. Hari chia sẻ về bài hát mới: "Thật sự tôi không quan tâm đến antifan và chắc chắn là sẽ bỏ ngoài tai những lời chỉ trích về cuộc sống đời tư của mình. Ngay từ đầu, tôi chỉ muốn mọi người dành sự chú ý cho những sản phẩm âm nhạc và phim ảnh của mình mà thôi. Vì đây không chỉ là công sức của một mình tôi mà còn cả 1 ekip phía sau nữa."
Tình yêu là thế.. 
Đôi khi làm mình say mê, 
đôi khi làm mình ngô nghê 
Tin một người đến nỗi rơi lệ 
Là thế... 
Khi yêu ai chẳng cần biết nữa, 
Khi thương ai thì dù trong mưa 
Vẫn cảm thấy ấm áp dư thừa... 

Rồi khi em thấy 
Anh trong tay cùng người khác ấy, 
sao em quên được khoảnh khắc đấy 
Anh bên ai hạnh phúc như vậy? 
Thì thôi.... 
Buông đôi tay và để anh đi 
Xem như ta lần đầu chia ly 
Cũng là lần cuối nghĩ suy.. 

ĐK: 
Thì anh.. 
cứ đi đi hãy cứ xa em và đừng ngẫm nghĩ 
Hạnh phúc ra sao yêu thương 
nhường nào chỉ thêm thời gian lãng phí. 
Ừ thì anh cứ đi đi và đừng nhớ nhung chi 
Về đâu khi ta đã lạc mất nhau?? 

Mình buồn vì tim mình đau 
Mình buồn thì ai thấu đâu? 
Từng lời buông chưa hết câu, 
nước mắt đã dâng khóe sầu. 
Đừng bên nhau nếu không vui, 
em muốn thấy anh cười. 
Vì yêu nên em xin anh cứ đi... 
Bỏ mặc em!