Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

TRIẾT LÝ KINH DOANH TỪ QUÁN CHÁO NGƯỜI HOA


Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh.

Phóng viên : Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?

Chủ tiệm : Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.

Phóng viên : Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?

Chủ tiệm : Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…

Phóng viên : Trời ơi! Không có gì khác ư?

Chủ tiệm : Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.

Phóng viên : Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?

Chủ tiệm : Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.

Phóng viên : Ông không muốn chúng đi học sao?

Chủ tiệm : Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm

Phóng viên : Ở trong bếp à?

Chủ tiệm : Ở Đại học Havard, Mỹ.

Phóng viên : Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?

Chủ tiệm : Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.

Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa (1)

Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?

Chủ tiệm : Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?

Phóng viên : Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?

Chủ tịch : Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.

Phóng viên : Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?

Chủ tiệm : Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.

Phóng viên : Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?

Chủ tiệm : Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.

Phóng viên : Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?

Chủ tiệm : Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.

Phóng viên : Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?

Chủ tiệm : Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.

Phóng viên : Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?

Chủ tiệm : Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.

Phóng viên : Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?

Chủ tiệm : Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.

(st)

Nghèo đói là trường đại học tốt nhất !

Đây là câu chuyện cảm động có thật do một tiến sĩ của ĐH Harvard kể lại. Anh là An Kim Bằng. Câu chuyện về ý chí phấn đấu, vươn lên đầy hoài bão này đã thực sự lay động lòng người.

Và hơn hết, đó còn là câu chuyện về đức hi sinh của người mẹ. Đã có rất nhiều website đăng tải lại câu chuyện cảm động mà tiến sĩ An Kim Bằng (Jinpeng An), người Trung Quốc, tốt nghiệp toán học tại Đại học Harvard, kể về người mẹ nghèo của mình.
“Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ…”.
Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.
Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.
Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.
Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.
Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.
Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi:
- Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?
Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:
- Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học…
Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu? Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: “Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên.
Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!
Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to…Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc…Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: “Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…”.
Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn.
Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).
Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào. Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: “Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa".
Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập. Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý. “Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!” Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng! Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.
Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:
“Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?”
Tôi chả biết nói sao, vội đáp: “Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng".
Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”
Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ… Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.
Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt…
Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:
“Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: “Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ".
Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa…Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi".
Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Sự thật trần trụi về hôn nhân

Trong lần kết hôn thứ hai mới đây, tài tử Brad Pitt từng tuyên bố, với anh hôn nhân không chỉ là danh xưng. Nó là trải nghiệm thú vị trong cuộc đời mà không dành cho những người thiếu kiên nhẫn.
Hôn nhân sẽ mang đến cho bạn một người đồng hành tuyệt vời, sẵn lòng nắm tay bạn đi đến cuối cuộc đời và chia sẻ với bạn những khoảnh khắc ngọt ngào lẫn đắng cay.
- Khi bước vào cuộc sống hôn nhân bạn sẽ nhận ra rằng, không phải lúc nào cũng có niềm vui mà còn có nỗi buồn. Đôi khi người ta vì yêu nhau quá mà làm nhau phải khóc.
- Hôn nhân có 7 phần ngọt ngào và 3 phần đắng cay. Bạn có thể bị đối phương làm cho đau lòng, tổn thương nhưng chẳng thể làm gì khác ngoài tha thứ cho họ, vì dửng dưng với người mình yêu còn khó khăn hơn gấp bội.
- Hôn nhân là trường học tốt nhất tập cho bạn tính kiên nhẫn, lắng nghe và giải quyết mọi vấn đề.
- Sau khi kết hôn, bạn sẽ phát hiện ra nhiều khả năng tiềm tàng của bản thân. Phụ nữ sẽ biến thành các 'siêu nhân' khi vừa làm hàng tá việc, vừa chăm sóc con cái. Còn đàn ông thì vừa kiếm tiền vừa trở thành chỗ dựa cho người thân.
- Hôn nhân không chỉ đơn giản là cùng ký vào một tờ giấy. Cả hai sẽ phải thay đổi ít nhiều để có thể hòa hợp cùng nhau. Nếu bê nguyên bản thân như thời son rỗi vào cuộc sống lứa đôi, thì chẳng có gì đảm bảo hôn nhân của bạn sẽ bền vững.
- Hôn nhân là sự dung hòa của sự tổn thương và tha thứ. Ai đó rất có thể sẽ làm bạn đau lòng nhưng bạn lại không dễ dàng bỏ rơi họ.
- Cuộc sống vợ chồng không phải là một trò chơi. Nó là một công việc nghiêm túc và cần dốc lòng, dốc sức mới có thể trọn đời bên nhau.
- Hôn nhân tuyệt đối không phải là cuộc chiến với một người luôn thắng và một người luôn thua. Thắng lợi trước đối phương có thể làm thỏa mãn hư vinh của bạn, nhưng nó không tốt cho hôn nhân.
- Hôn nhân không phải là lĩnh vực khoa học tên lửa. Do đó, chẳng có thứ gì tuyệt đối chính xác. Nguyên tắc duy trì của nó rất đơn giản, đó là tình yêu, chung thủy, gắng sức và tha thứ.
- Hôn nhân không phải là thứ lỗi thời. Nó là điều thiết yếu của cuộc sống. Ngay cả cặp đôi Brangelina cũng nghĩ như vậy. Bằng chứng là họ vừa làm đám cưới sau 10 năm sống chung.
- Không có thứ gì là vô hạn kỳ, kể cả tình yêu và hôn nhân. Nếu không chịu làm mới tình cảm sau hôn nhân, mọi thứ sẽ dần trở nên nhàm chán.
- Hôn nhân là thứ không phù hợp với người thiếu kiên nhẫn. Có những điều cần thời gian để vun đắp như lòng tin.
- Nếu sự coi thường và bạo lực tồn tại trong hôn nhân, nó giống như một loại a-xít ăn mòn tình yêu và chia rẽ cặp đôi.
- Hôn nhân không phải là cửa hàng tiện lợi 24h. Người bạn đời không thể đáp ứng mọi yêu cầu của bạn. Vì thế, đừng biến bản thân thành một đứa trẻ không chịu lớn, hãy học cách tự giải quyết các vấn đề của riêng bạn để giảm gánh nặng cho đối phương.
- Hôn nhân chắc chắn không phải là miếng bánh ngọt hoàn hảo. Đôi khi sẽ xuất hiện những mâu thuẫn, bất đồng, sự tức giận hoặc thất vọng. Điều quan trọng là cần có một nền tảng bền vững, những sóng gió này sẽ nhanh chóng qua đi.

Bắc Ninh: Đôi nét tư tưởng Phật giáo với Quan Họ Bắc Ninh

-  Tóm tắt:   Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam ( khoảng 563-487 trước công nguyên) và Bắc Ninh là cái nôi Phật giáo Việt Nam phồn thịnh còn tới ngày nay. Cũng chính bởi nhân duyên này mà ánh sáng Phật pháp đã rọi chiếu rực rỡ trong cả đời sống văn hóa, tinh thần của người Bắc Ninh. Điều này không thể không kể đến sự xuất hiện có mặt của văn hóa phi vật thể - Quan họ Bắc Ninh. Ở đây ta thấy sự đồng điệu ngẫu nhiên, gắn kết đến kỳ lạ giữa Phật giáo và Quan họ Bắc Ninh. Phật giáo là nước cam lồ thì Quan họ Bắc Ninh là món ăn tinh thần vô giá không thể thiếu trong tâm thức con người.    
Brief   
Buddhism, originated from India, has came to Vietnam ( about 563-487 B.C) and Bac Ninh, the cradle of Vietnamese Buddhism, has been still seemed as the symbol of Vietnamese Buddhism. Therefore, the thoughts of Buddhism have affected every aspect in the life of the local people. Thanks to this, we have got the Intangible Cultural Heritage- Quan Ho Bac Ninh Folk Songs. Also, we can see the incredible harmony between Buddhism and Bac Ninh folk songs. If Buddhism is seemed as the holy water, Quan Ho Bac Ninh folk songs are the invaluable spirit value in Vietnamese’s thoughts ( Nguyen Thanh Van dịch)
Từ khóa: Phật giáo Việt Nam, quan họ, Phật giáo với quan họ Bắc Ninh
Phật giáo khai hoa kết trái tại Ấn Độ phải kể tới người khai sáng, đó là Thích Ca Mâu Ni Phật (釋迦牟尼)( khoảng 563 – 487 Trước Công Nguyên)[3]. Sự lớn mạnh của Phật giáo ảnh hưởng ra bốn phương, lan tỏa tới Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản.v.v. Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng thời gian thế kỷ II - III Sau Tây Lịch, Đất Giao Châu tiêu biểu bấy giờ, có thủ phủ kinh đô trung tâm Phật giáo thành cổ Luy Lâu, chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) là cái nôi Phật giáo Việt Nam phồn thịnh còn tới ngày nay. Ảnh hưởng của Phật giáo kéo theo văn hóa, kinh tế, chính trị, tư tưởng, con người Việt ảnh hưởng theo. Điều này không thể không kể tới sự xuất hiện có mặt của Văn hóa Phi Vật thể - Quan Họ Bắc Ninh. Nếu như Phật giáo là nước cam lồ thì Quan Họ bắc Ninh là một món ăn tinh thần vô giá không thể thiếu cho tâm thức con người. Chúng như liều thuốc quý chữa bách bệnh, từ bệnh dễ tới bệnh nan y khó chữa. Thật là một mối liên quan kỳ diệu giữa Phật pháp và Quan Họ phải không ạ? Mà muốn góp phần xây dựng đất nước giầu đẹp, văn minh, ta phải có nền văn hóa tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Vậy thì cần tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, xã hội tư tưởng, tôn giáo…Do đó, việc tìm hiểu Đôi nét tư tưởng Phật giáo Việt Nam với Quan Họ Bắc Ninh, là điều cần thiết, ta có thể tìm hiểu theo dõi dưới đây.  Có người lỡ có hỏi Phật giáo và Quan Họ Bắc Ninh ra đời có cùng một mục đích đem lại an tâm cho con người hay không? Có phải hướng con người sống làm lành, lánh dữ hay không? Phật giáo với Quan Họ có đem lại “giải thoát” cho con người hay không? Theo các bạn thì phải trả lời thế nào cho thỏa đáng? Còn chần chừ gì nữa?
Hãy cùng tìm hiểu những điều tương đồng kỳ diệu của Phật giáo với quan Họ Bắc Ninh.
1.      Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Như trong mỗi chúng ta ai đã từng nghiên cứu và thực hành tu tập thì dễ biết, đạo Phật có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ, người khai sáng Phật giáo sinh thời tên là Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da, sinh ra được 7 ngày mẹ mất, sống chuyên tâm Học hành, thường suy xét các hiện tượng diễn ra trong cuộc sống, như con thú cắn xé ăn thịt lẫn nhau, con người tranh giành cướp đoạt của nhau, du ngoạn ra bốn cửa thành thấy con người sinh già bệnh, chết. Nhưng sự thấy đó chưa chắc chắn, không biết nguyên do tại sao, làm thế nào để chấm dứt khổ đau, làm thế nào để cho mọi người hết khổ, sống lâu không chết. Vua cha, mọi người không lý giải được. Do đó, Tất Đạt Đa quyết chí xuất gia Học đạo năm 29 tuổi, ngồi thiền định phát nguyện dưới gốc cây Bồ Đề: “không đạt đạo chính giác không rời bỏ chỗ này[4]. Với sự kiên trì thiền định 49 ngày đêm, nhờ các nhân duyên hội tụ, cũng như nghe tiếng đàn[5] của vị Thiên tiên, lúc sao mai mọc đã tỏ rõ triết lý duyên sinh, vô ngã ( cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có mặt,…mọi sự vật, hiện tượng nương tựa vào nhau mà có mặt, hay không có mặt), từ ấy tên hiệu Thích Ca Mâu Ni ra đời. Với giáo pháp mầu nhiệm của ngài thuyết ra làm cho mọi chúng sinh nương tựa tu tập hiểu đâu là khổ, đâu là con đường diệt khổ, đem lại an vui, giải thoát.  Giáo pháp của Phật, làm cho con người nhận chân được con đường sáng ta đi, hương hoa đức hạnh nhờ giới hạnh thanh tịnh có được, bay xa, lan tỏa tới muôn phương[6]. Như Trung Quốc, ViệtNam, Nhật Bản... Đạo Phật du nhập vào Việt Nam vào thời gian nào? Đây vẫn là vấn đề cần phải lý luận và kiểm chứng thêm cho sáng tỏ. Tuy nhiên căn cứ vào một số sử liệu cho thấy, theo cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa thì đạo Phật du nhập vào Việt Nam khoảng những năm của thế kỷ II – III Tây lịch[7].
IMG_2685.JPG
Hình ảnh chùa Hưng Sơn - Viêm Xá - Hòa Long - Bắc Ninh
Theo Việt Nam Phật giáo sử Luận tập 1 của Nguyễn Lang cho rằng, Phật giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ I, cho tới giữa thế kỷ II – III Tây lịch, nhờ các thương gia, Tăng sĩ Ấn Độ đã đưa Phật giáo vào Việt Nam theo đường biển[8]. Ban đầu cũng chỉ là những điều sơ khai về hướng dẫn tam quy, bố thí giúp đỡ người nghèo bớt khổ, chưa có sự Học hỏi kinh điển, chế độ tăng sĩ sâu rộng. Trung Tâm Phật giáo Luy Lâu của Giao Chỉ sớm hơn trung tâm Bành Thành và Lạc Dương của Trung Quốc ngày nay.
Theo tài liệu Lĩnh Nam Chính Quái, con gái Vua Hùng đời thứ 18 tên là Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử Học đạo với Phật Quang (2879 – 258 TCN), qua đó cho thấy Phật giáo đã có mặt từ thời gian này.
Có thể định rằng, mỗi nhà sử gia khi nghiên cứu đều đưa ra quan điểm có lý của mình, quan điểm nào cũng có lý của nó. Nhưng dù thời gian du nhập sớm hay muộn ta cũng có thể khẳng định Phật giáo đã du nhập vào nước ta, đem giáo lý mầu nhiệm giúp cho con người an tâm, tu trí làm ăn.
Theo tư tưởng Phật giáo hiện thời, trên bình diện hiện tượng, trong Khế Kinh Phật dạy, những điều đúng là chân lý, có thể giúp chúng sinh giác ngộ, giải thoát thì đều là lời Phật cả. Trong giáo lý nhà Phật có 84 nghìn pháp môn, cũng có vô vàn biến tướng hóa hiện của Phật, Bồ Tát Quan Âm hóa hiện ra để độ thoát chúng sinh[9].  làm cho đời sống văn hóa, phong tục của người Việt từ xa xưa đã mang đậm bản chất giáo lý nhà Phật. Ánh sáng Phật pháp đã dẫn đường chỉ lối, soi sáng cho chúng sinh thoát khỏi vòng khổ đau, sinh tử, khiến con người chuyển mọi khổ đau trở thành an lạc. Phật pháp không phải là cái gì xa vời, không phải sự mơ ước viển vông, nên đã đi vào đời sống con người một cách tự nhiên và hữu hiệu. Thật đúng là Hữu xạ tự nhiên hương( cái thơm vốn có sẵn đủ duyên hương thơm được hiển lộ), với lợi thế là trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Bắc Ninh được xem như là một kinh đô ánh sáng Phật pháp, rọi chiếu rực rỡ trong cả đời sống văn hóa, tinh thần, mảnh đất“ địa linh nhân kiệt”, người Bắc Ninh luôn tự hào về truyền thống khoa bảng[10]:
Một giỏ sinh đồ
Một bồ Tiến sĩ
Một bị Trạng nguyên
Một thuyền bảng nhãn.

Theo quan điểm của Phật giáo, chính là do nhân duyên mà người Bắc Ninh đã thấm nhuần giáo lý nhà Phật từ rất sớm, chính ngọn đuốc của ánh sáng Phật pháp đã giác ngộ, khai tâm, trí sáng, đặc biệt đem lại cho người Bắc Ninh có sinh khí về tư tưởng văn hóa mới. mảnh đất “ ngàn năm văn hiến”. Minh chứng sinh động đó là mỗi làng thường có một ngôi chùa, có làng có hai ngôi chùa để làm nơi giảng dạy Phật pháp, phục vụ tín ngưỡng cho nhân dân.
IMG_2686.JPG
Đại tự bốn chữ "Hưng Sơn Thiền Tự"
 Trong vô vàn tín ngưỡng, văn hóa, vật thể và phi vật thể đều rất phong phú đa dạng, ít nhiều ảnh hưởng đến nhân cách, tu sống hướng tới sự đoàn kết, chung thủy trên tinh thần tự tại. Để phản ánh được nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam cần kể đến Quan Họ Bắc Ninh liên hệ tới tư tưởng Phật giáo Việt Nam, sự hòa quyện rất tế nhị ngẫu nhiên, và có ý nghĩa thiết thực cho đời sống con người. Đến với Bắc Ninh bất cứ ai trong chúng ta, kể cả du khách quốc tế đều cảm nhận “ đời sống tâm linh của người Bắc Ninh luôn gắn với dân ca Quan Họ”. Đó là đa số các lễ hội đều hát Quan Họ, đặc biệt là phong tục hát Quan Họ ở chùa, vì thế làm cho lễ hội chùa thêm phần linh thiêng, và đặc sắc.
  Ấy cũng là thể hiện quan điểm đặc biệt của Phật giáo Việt Nam là: “ khế lý và khế cơ”, giáo lý của Phật phù hợp từng hoàn cảnh, phù hợp với căn cơ của mỗi chúng sinh, nên dễ bề với văn hóa bản địa, quan Họ Bắc Ninh[11].
2.      Tìm hiểu Quan Họ Bắc ninh
2.1.           Một vài giai thoại nhân gian về nguồn gốc quan Họ Bắc ninh
Theo Cuốn Không Gian Văn Hóa Quan Họ của Lê Danh Khiêm chủ biên, năm 2011 cho thấy, các giai thoại cho rằng Quan Họ bắt nguồn từ hát đúm kết chạ giữa hai bên. Hát Đúm là hình thức văn hóa hai bên hát Đúm với nhau, theo một trật tự hát nhất định. Trong đó như: giai thoại kết chạ Diềm Bựu. Giai thoại về tục kết chạ Lũng Giang – Tam Sơn. Giữa Nghĩa Bựu – Lũng Giang. Trạng Bựu tổ chức Hát Đúm. Lý Công Uẩn chạy giặc. Làng Đình Bảng Tổ chức ngày Giỗ Lý Công Uẩn. Các giai thoại trên đều liên quan tới hát Đúm mà thành Quan Họ[12].
IMG_2691.JPG
Cổng Đền Thờ Vua Bà Làng Diềm ngày nay chụp ngày 27/01/2015
- Giai thoại cho rằng Quan Họ bắt nguồn từ hình thức ca hát dân ca nào đó. Tiếng hát làm quan thời nhà Lý phải dừng lại. Giai thoại về tiếng hát của Ỷ Lan, người con gái xinh đẹp tựa cây lan hát vua quan biết nên gọi là quan Họ. Vua nhà lý đặt tiếng hát trong các đám cưới nên gọi là quan Họ. Giai thoại về Trương Chi – Mỵ Nương. Giai thoại về tiếng hát của bà Nhũ Hương. Giai thoại về thủy tổ quan Họ.
- Giai thoại cho rằng quan Họ bắt nguồn từ hát tuồng hát chèo
Có thể nói qua các giai thoại trên cho thấy Quan Họ xuất hiện theo nhiều giai thoại khác nhau, ở mỗi địa phương có cách lý giải riêng. Tuy nhiên trong 49 làng Quan Họ gốc chỉ ở làng Diềm mới có đền thờ Vua Bà- Thủy tổ Quan Họ, lời ca tiếng hát quan Họ sâu lắng, mộc mạc, trữ tình, dung dị, phản ánh đúng thực tế cuộc sống, tình cảm người dân nên đã đi vào tâm trí mọi người rất tự nhiên, bởi thế khi  đọc, nghe hát Quan Họ dễ nhập tâm, văn hóa Quan Họ dễ hiểu, có thể chuyển hóa thân tâm một con người bình thường thành  yêu quê hương hơn, yêu tinh thần đoàn kết, mang tính tình thủy chung, bao Học lẫn nhau, giúp đỡ người khác sống tốt xa dời điều ác ( giận dữ). sống khiêm nhường hướng con người đến với chân, thiện, mỹ.
2.2. Truyện thủy tổ Quan Họ Vua Bà Làng Diềm.
Có thể nói người khai sáng ra Quan Họ đầu tiên gọi là Thủy Tổ Quan Họ. Cho tới ngày nay chỉ có làng Diềm mới có nhiều giai  thoại nói tới vị Thủy tổ này:  Vua Bà là công chúa con gái vua Hùng, là vợ chúa Trịnh, là vợ vua Thủy Tề, là vợ vua Lê. Trong bốn giai thoại ấy đều hay và ý nghĩa, nếu ai có thể cần nghiên cứu thì tìm lại các giai thoại kể về bốn giai thoại ấy. Trong đó ta thấy giai thoại được xem là phổ biến, chính thống hơn cả đó là: Vua Bà là người con gái vua Hùng. “ Bà là công chúa con vua Hùng Vương, được trời giáng xuống Viêm Trang. Ở đây Bà dậy dân làm ruộng, trồng Dâu nuôi tằm, trồng mìa kéo mật, lại sáng tác ra các bài ca, dạy nam nữ trong làng hát. Giai thoại không kể vào thời vua Hùng thứ bao nhiêu.”[13]Chữ “mìa” đây đúng ra phải viết là mía mới đúng, có lẽ do lỗi kỹ thuật khi hành văn, cây mía dùng để làm đường lấy mật, nước giải khát. Đoạn này minh chứng cho rằng giai thoại Thủy tổ Vua Bà là con gái vua Hùng[14], không chỉ có tài dạy dân làm nghề nông nghiệp rất giỏi. Còn có tài sáng tác các bài thơ ca có sức hút mê lòng người, tạo tiền đề cho thân tâm con người vơi đi mệt nhọc, khó khăn, tìm về dòng suối mát thanh lương ban đầu, chân thật của thực tại. Người dân làng Diềm luôn tự hào.

Thủy tổ Quan Họ làng ta
Những lời ca xướng Vua Bà sinh ra.
Với tài năng đức độ công lao to lớn của Bà mọi người tôn sùng Bà là “ vị thần nghề nông, vị thần của nghệ thuật” Bà chính là tiên thánh giáng thế cứu độ chúng sinh:
Trước đền có một cây đa
Vương Mẫu hạ giới thực là chốn tiên.

Khi dân làng mở hội cầu mưa( Lễ hội gắn liền với sử tích Vua Bà) thỉ rất kỳ  diệu:
Em bấm lá sen
Cơn mưa kéo đến lại đen cả trời.
Có lẽ vì là nơi duy nhất trong 49 làng Quan Họ có đền thờ Vua bà, nên chỉ và chỉ có làng Diềm mới đích thực được gọi là lễ hội Quan Họ. đây chính là bản sắc riêng đặc trưng tiêu biểu nhất của lễ hội làng Diềm.[15]
IMG_2695.JPG
Chính điện Đền Vua Bà 
 Ngoài ra khởi thủy Quan Họ còn có một số giai thoại cho cho rằng, Quan Họ ra đời vào thời Tiền Lê, Thời nhà Lý, thời nhà Trần, thời nhà Lê[16]
2.3.           Ý nghĩa của hai từ “Quan Họ”.
Có thể nói tới Bắc Ninh là ai cũng nghĩ ngay đến Quan Họ, hay nói tới Quan Họ là nhắc đến Bắc Ninh Kinh Bắc. Vì hai từ “ Quan Họ” đã thấm sâu vào cốt tủy, mạch máu, tâm khảm của người Kinh Bắc, cũng như dân tộc Việt Nam. Chắc chắn nghĩa của nó rất phong phú và đa dạng, nghĩa đen và nghĩa bóng thế nào?. Theo Đại từ Điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên năm 1999 cho biết khái niệm về “ Quan Họ” là: “ Dân ca trữ tình Bắc Ninh, làn điệu du dương, hát dưới dạng đối giọng giữa liền anh và liền chị[17].
IMG_2659.JPG
Hai từ “Quan Họ” không phải là hoàn toàn bằng chữ Hán ghép lại. Vì trong từ điển chữ Hán không thấy có chữ Họ. Họ là chữ thuộc chữ Nôm. Chữ Quan ()[18] trong chữ Hán và chữ Nôm ()[19]đều cùng một chữ quan này. Nó cùng có nghĩa là vua quan một triều đại nào đó.  Chữ “họ” trong chữ Nôm là gồm chữ “hộ”(: nghĩa là dân cư, hay chỉ hộ gia đình) ghép với chữ “thị” ( nghĩa là họ hàng, tên người) trong chữ Hán mà thành. Vậy Quan Họ dùng theo Hán Nôm viết là “((+))[20]
IMG_2675.JPG
Phật tử Ngô Thị Tuyết PD Diệu Trinh đang nghiên cứu Phật giáo với Quan Họ
Theo cuốn Không Gian Văn Hóa Quan Họ của Lê Danh Khiêm chủ biên cho thấy nghĩa “ Quan Họ” gồm 3 nghĩa đó là: “Quan Họ nghĩa là Họ nhà quan. Quan Họ nghĩa là quan viên hai Họ. Quan Họ nghĩa là quan dừng lại[21]. Quan Họ là nói tắt của Họ nhà quan. Chữ quan nghĩa là vua quan, chữ Họ nghĩa là Họ hàng. Quan viên hai Họ gọi tắt là Quan Họ. Quan có nghĩa là quan viên, Họ có nghĩa là Họ hàng. Quan viên hai Họ hay được dùng giới thiệu trong khi đám cưới ngày xưa cũng như nay, ám chỉ nhà trai, nhà gái. Quan Họ nghĩa là quan dừng lại, liên quan tới câu chuyện một thời Lý Công Uẩn bị giặc đuổi chạy qua đám trẻ đang hát, tiếng hát bất thần làm du dương lòng quan quân giặc thấy hay, dừng lại, Lý Công Uẩn chạy thoát. Do đó Quan nghĩa là Quan quân, Họ có nghĩa là dừng lại.
Có thể nói Quan Họ có nghĩa rất phong phú và đa dạng, hòa dệt thành hình thức văn hóa sống động, vốn có của làng quê kinh Bắc. Như trên chữ vai nghĩa đen được liệt kê theo ba nghĩa: Quan Họ nghĩa là quan viên hai Họ, nghĩa là Họ nhà quan, nghĩa là quan dừng lại. Tuy nhiên theo Phật giáo nếu ta có thể được mượn Lăng Kính Phật giáo thiền thì có khi “ Quan Họ” thực chất là chân tâm, tức là tâm trong sáng thì có Quan Họ, Quan Họ lúc này đồng nghĩa với chân tâm với thực tướng của nó, không sinh, không diệt, không có, cũng không không. Cái nghĩa bóng này ta cần hiểu cẩn thận không khéo bị nhầm lẫn.
IMG_2662.JPG
Trên phương diện là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, với lời ca mang triết lý sâu sắc, dân ca Quan Họ Bắc Ninh không chỉ làm say đắm, mê hoặc người dân Việt Nam, mà bạn bè quốc tế khi được thưởng thức những làn điệu Quan Họ đều thán phục, và vượt qua mọi sự ngăn cách rào cản của bất đồng ngôn ngữ, Họ cảm nhận được tình người cao thượng, trong sáng, thủy chung, trong lời ca đằm thắm trữ tình, thấy được sự trường tồn, lan tỏa mạnh mẽ của loại hình sinh hoạt văn hóa này có tính cộng đồng rất cao.
2.4. Quan Họ được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới
Ngôn từ rất bác Học, triết lý nhân sinh quan cuộc sống sâu sắc bởi thế nên: Vào lúc 19.55 ngày 30/9/2009 (giờ Việt Nam, tức 16.55 giờ Abu Dhabi), Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại. TS Lê Thị Minh Lý – Cục phó Cục di sản văn hóa, TS Nguyễn Chí Bền – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật, ông Phạm Sanh Châu – Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam “dồn dập” thông báo “tin nóng” từ Abu Dhabi, thủ đô của Tiểu vương quốc A rập thống nhất, nơi đang diễn ra kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 – 2/10/2009[22]. Khi hiểu rõ lời ca Quan Họ ta cảm nhận được nội dung ẩn chứa trong câu hát có nhiều điều tương đồng, trùng lập với quan điểm giáo lý Phật đà, Đức Phật khuyên chúng sinh rèn tâm, dưỡng trí, tu tập đạt tới giải thoát, xa lìa khổ đau sinh tử, hướng mọi người đến cuộc sống an vui. Thì ta thấy Quan Họ bằng những lời ca tiếng hát ngọt ngào, tinh tế, uyên bác, mà rất trữ tình, đã thức tỉnh, cảm hóa nhiều tầng lớp dân chúng trong xã hội, giúp mọi người nhận diện được con người thật của mình, nhờ đó mà giữ được tâm trong, trí sáng, tinh thần thoải mái cuộc sống hạnh phúc, bình yên.
IMG_2675.JPG
Mà khi chúng ta am hiểu về Quan Họ mới cảm nhận đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt, bởi nó được tồn tại trong một không gian rộng lớn, với sức sống mãnh liệt, lời ca Quan Họ đã thức tỉnh tâm thức con người, gắn kết  tình cảm giữa người với người vô cùng bền chặt, không chỉ trong một đơn vị làng xã mà nó vươn tới gắn kết giữa làng nọ với làng kia,  mang tính chất cộng đồng rộng lớn. Đặc sắc và huyền bí nhất mà rất nhiều người muốn tìm hiểu khám phá, sự trùng hợp giao thoa ngẫu nhiên, tinh tế giữa Phật giáo và quan Họ, đó là: Người khai sáng đặt lời ca tiếng hát Quan Họ là Vua Bà. Mà trước đây Vua Bà là người được thờ ở chùa Hưng Sơn[23] (làng Diềm) sau này mới xây ngôi đền thờ riêng Vua Bà, “chùa Hưng Sơn là cơ sở Phật giáo, song vốn nguyên thủy là thờ Vua Bà[24]. Nếu nói tới nguyên thủy là nghĩa ban đầu, theo Phật giáo “nguyên thủy” là ban đầu, ban đầu là vô ngã không tự tính, tức tự tính không của vạn pháp, tức là chùa ban đầu thờ Vua Bà tức thờ người có tâm trong sáng, tâm trong sáng cũng chính là Phật Bà. Phật Bà với Vua Bà tuy hai mà là một
Ở đây ta thấy quan điểm Phật pháp đồng điệu với tính chất đặc trưng của quan Họ, đó là giáo lý nhà Phật hướng con người làm việc lành, lánh việc ác, dứt bỏ não phiền về với an vui, thì trong quan Họ [25] thức tỉnh tâm trí con người, không những giúp cho ta quên đi những nhọc nhằn trong cuộc sống, mà còn như những sợi dây tình cảm vô hình vô cùng bền chặt gắn kết mọi người với nhau, điều mà ai cũng cảm nhận được đó là không chỉ người ca hát quan Họ, mà cả người nghe đều chút bỏ được buồn phiền, lo toan trong cuộc sống. Để hướng tới những điều tốt đẹp an vui, thăng hoa trong mọi lĩnh vực cuộc đời. Có nhiều giai thoại truyền thuyết về lịch sử Vua Bà, nhưng điều mà làm cho mọi người cảm nhận sự diệu kỳ, và tương đồng giữa giáo lý Phật pháp với lời ca quan Họ đó là: Lý Công Uẩn chạy giặc qua Bắc Ninh, quân giặc nghe tiếng hát quan Họ hay dừng lại nghe, không còn tâm trí đuổi bắt Lý Công Uẩn nữa nhờ đó người đã chạy thoát. Mà Lý Công Uẩn từng được cưu mang sống tại chùa, phải chăng ở đây ta cũng cảm nhận sự linh ứng mầu nhiệm của Phật pháp, Tam Bảo đã gia hộ cứu giúp chăng?
3. Mối liên hệ giữa Phật giáo với Quan Họ Bắc Ninh
Trong Phật pháp lý thuyết vô cũng phong phú, nhưng trong Tam Tạng Kinh: gồm Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Luận, thì ở trong Quan Họ ta thấy có sự đồng điệu đó là: quan Họ rất phong phú về lời ca, bài hát, số lượng bài bản tuy nhiều nhưng theo một số tài liệu của các nhà sưu tầm nghiên cứu,  thì quan Họ có 213 giọng khác nhau, theo lề lối hát thì các làn điệu Quan Họ chia làm 3 hệ thống:
Giọng lề lối: 20 giọng.
Giọng lẻ, giọng vặt: 183 giọng.
Giọng giã bạn: 10 giọng.    
Ngày xưa có 49 làng Quan Họ gốc:( Bắc Ninh có 44 làng, Bắc Giang có 5 làng). Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ, nhu cầu sinh hoạt văn hóa, trình độ dân trí nâng cao, kết hợp với sự ghi nhận của UNESCO dân ca Quan Họ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân, lời ca tiếng hát ngấm vào máu, vào tâm trí của người dân lao động, giúp cho ta quên đi những vất vả, lo toan thường nhật, nâng bước cho ta vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Làm tâm con người được an tĩnh, thư thái, xua tan phiền não, tâm phóng túng để định hướng cho mỗi người chúng ta nhận biết nên làm gì và làm như thế nào, để có lợi ích cho mọi người và cho chính bản thân ta.
IMG_2659.JPG
Qua câu “ Nhất thiết duy tâm tạo, nhất vi nhất thiết, nhất thiết vi nhất”(一切唯心造,一爲一切,一切爲一) Nghĩa là: Tất cả do tâm vô ngã tạo ra, một là tất cả, tất cả chỉ là một. Dù tư tưởng đạo nào, văn hóa nào đi chăng nữa, cái tâm vẫn làm đầu, ý dẫn đầu tất cả, hành động tạo tác mà ra ( Kinh Pháp Cú – Cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch ).
Chúng ta có thể thấy bài hát “Vào chùa” là một trong những bài thể hiện rõ Phật giáo với Quan Họ tuy hai mà một:
Vào chùa, chùa mở cửa, cửa chùa ra, ra em vào….
Lời hát cứ ngân nga, câu ca trong sáng uyển chuyển, khiến cho người nghe cảm nhận không chỉ đơn thuần là ta đi vào chùa chiêm bái lễ Phật, mà đến chốn cửa thiền Đức Phật sẽ khai mở tâm trí cho ta, nên qua câu hát người nghe cảm nhận được lợi lạc của việc đi lễ chùa, không chỉ thân tâm được thư thái, tâm hồn ta được thăng hoa bay bổng, mà chúng ta còn nhận biết được tư tưởng từ bi, trí tuệ, văn hóa Phật giáo vô ngã vị tha, không phân biệt thân, sơ. Điều đó càng cho thấy rõ người dân Kinh Bắc luôn có sẵn tinh thần Đạo Phật trong tự tâm hiển bầy.
Trong Quan Họ tục kết chạ giữa các bọn hát của các làng đã làm nên bản sắc riêng của Quan Họ. Người  Quan Họ thường nói đi chơi Quan Họ chứ không nói đi hát Quan Họ như các hình thức sinh hoạt văn hóa khác. Mà muốn chơi Quan Họ được, thì theo người xưa nói là phải có nghề: “Nghề chơi Quan Họ có tinh mới tường”.
Chính bởi những chuẩn mực về lối chơi Quan Họ đã hình thành phong cách riêng của người Quan Họ, đó là Họ luôn gìn giữ tâm trí trong sáng, đối nhân sử thế rất thông minh tế nhị qua giao tiếp, ca hát. Thường xuyên quan tâm lẫn nhau trong cuộc sống vật chất cũng như tinh thần. Ở người Quan Họ ta thấy Họ luôn tôn trọng, đề cao lẫn nhau, có tính bình đẳng, tập thể rất cao. Người Quan Họ cũng rất tao nhã, lịch thiệp, nhưng lại rất tài hoa trong giao tiếp và ca hát, bởi vì tất cả những tài năng sáng tạo đó của người Quan Họ xuất phát tự đáy lòng, từ chính cái tâm của mình, nên rất thực thà dân dã, nhưng lại giàu chất văn chương, tinh tế, uyên thâm. Qua cách sinh hoạt của người Quan Họ ta có thể thấy rất rõ cái vô ngã trong Phật giáo luôn hiện hữu trong tâm thức của người quan Họ, đó là sự tin tưởng, thông cảm, yêu thương, chia ngọt sẻ bùi, giúp nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống.
Từ những quan điểm thiết thực gần gũi với cuộc sống, ta thấy văn hóa Quan Họ, phản ánh triết lý mang đậm màu sắc Phật giáo, ta thấy qui luật: Duyên sinh, được trải nghiệm qua từ bi và trí tuệ.
Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên” trong Kinh Đại Thừa đã xuất hiện trong lời ca Quan Họ. Mục đích của đạo Phật hướng chúng sinh đến giác ngộ, giải thoát, để cuộc sống hạnh phúc. Thì Quan Họ Vua Bà[26] đã đặt ra lời ca tiếng hát không ngoài mục đích hướng con người đến với cuộc sống chan hòa tình yêu thương cộng đồng, giúp mọi người thoát ly phiền não, quên đi những bon chen, xô bồ, đố kỵ trong nhịp sống hối hả của nhân gian.
Ngày nay ngọn đuốc ánh sáng Phật pháp đã rọi chiếu, giác ngộ không chỉ người dân Việt mà còn ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới. thì thật trùng hợp khi Quan Họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” thì sức sống, trường tồn, lan tỏa của hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian này, phát triển không ngừng, không chỉ người dân Việt mà nhiều bạn bè thế giới đều bị chinh phục bởi hình thức sinh hoạt văn hóa này.
Vấn đề nghiên cứu Phật giáo với quan Họ Bắc Ninh là một vấn đề huyền bí xưa nay chưa ai nghiên cứu rõ ràng. Đó là lý do, vấn đề còn bỏ ngỏ nên ta tạm có thể chia ra làm hai cách lý giải sau: Phật giáo với Quan Họ xét về bản thể thì chúng luôn thanh tịnh, không hình tướng, không sinh, không diệt ( tức thực tướng là vô tướng). Xét về tương đối, sự vật và hiện tượng thì Phật giáo và quan Họ có liên hệ qua lại khi đồng, khi khác như trên đã phân tích: nguồn gốc, nội dung, ảnh hưởng qua lại. Tuy nhiên, với những ai có duyên với Phật giáo, yêu mến Quan Họ Bắc Ninh, có thể nói Phật giáo và Quan Họ giúp cho mọi người tĩnh tâm, an vui, đem lại ý đẹp, lời hay, chung thủy việc làm tốt tới muôn người. Từ đó giúp cho mọi người khởi lên tình thương đồng loại, sống có trách nhiệm, thông cảm, sẻ chia, tương thân tương ái với cộng đồng chúng sinh. Đó chính là lời của Phật ( Phật hóa thân: biến hóa ra) tiên thánh ngày xưa thường mong ước mọi người  giác ngộ,  giải thoát, gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển vững bền, tốt đời, đẹp đạo.
IMG_2675.JPG
Vậy ta có thể mượn tạm bài kệ (thơ) trong Kinh Pháp Cú để nói lên tinh thần tư tưởng Phật giáo với Quan Họ Bắc Ninh cốt để hướng con người thanh lọc tâm trong sáng, sống có trách nhiệm giúp đỡ nhau, qua suy nghĩ tâm ý là chủ đạo, lời nói hành động thân thương, đem lại lợi ích an lạc cho cuộc đời, như là: “ Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ ý tạo. Nếu với ý thanh tịnh. Nói năng hay hành động. An lạc bước theo sau. Như bóng không rời hình[27]. Qua kệ này ta thấy ý Phật đồng với  ý Vua Bà, cũng như những lời ca Quan Họ thường chứa đựng triết lý duyên sinh, chân thật, mầu nhiệm, tốt lành, có lợi cho con người và xã hội./. 
Nam mô Sa Bà Giáo chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng minh !

[1] Trần Văn Thành, NCS triết học, Học Viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn Lâm Việt Nam
[2] Làng Diềm, Viêm Xá, Hòa Long, TP Bắc Ninh
[3] Phân Viện Nghiên cứu Phật học, Từ Điển Phật học, Nxb Khoa học xã hội, tr.1256 - 1257
[4] Phân Viện Nghiên cứu Phật học, Từ Điển Phật học, Nxb Khoa học xã hội, tr.1256 - 1257
[5] Tiếng đàn căng quá thì không hay, tiếng đàn trùng quá cũng không hay. Chỉ có tiếng đàn vừa phải là hay. Đó cũng là lý duyên sinh, hay tư tưởng Trung đạo được Phật giác ngộ.
[6] Thích Minh Châu dịch (2014), Tiểu Bộ Kinh tập 1 và 2, Pháp Cú Kinh, Phẩm Hoa, Nxb Hồng Đức
[7] Thích Thiện Hoa, http://www.tangthuphathoc.net/timhieupg/Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Từ Lúc Mới Du Nhập Ðến Hết Ðời Nhà Lý
[8] Nguyễn Lang (1979), Phật giáo sự Luận tập 1, Nxb. Văn Học – Hà Nội, chương I, Trung Tâm Phật giáo Luy Lâu
[9] Phân Viện nghiên cứu Phật học (2014), Kinh Diệu Pháp Liên hoa, Nxb Hồng Đức
[10] Thuận Cẩm tổng hợp, http://baobacninh.com.vn/van-mieu-bac-ninh-diem-du-lich-van-hoa-truyen-thong-dac-sac/: Bắc Ninh với: “ truyền thống khoa bảng vẻ vang vùng đất Kinh Bắc chính là Văn miếu Bắc Ninh. Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng với 677 vị tiến sĩ của xứ Kinh Bắc (chiếm gần một phần tư tổng số tiến sĩ cả nước) được ghi danh
[11] http://vi.wikipedia.org/Phat giao Viet Nam/ Dac diem Phat giao Viet Nam
[12] Trung Tâm Văn Hóa Tỉnh Bắc Ninh, Lê Danh Khiêm chủ biên (2011), Không Gian Văn Hóa Quan Họ, tr. 12 - 16
[13] Trung tâm Văn hóa Kinh bắc, Lê Danh Khiêm chủ biên, Lê Thị Chung – Hoắc Công Huynh (2011), Không Gian Văn Hóa Quan Họ, In tại công ty cổ Phần Văn hóa Hà Nội, tr. 20.
Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh, Lê Danh Khiêm (2008), Truyện Cổ Ca Dao Tục Ngữ Các Làng Quan Họ
[14] Theo ông Chuộng làng Diềm thôn Viêm Xá cho rằng: “ Vua Bà là thủy tổ quan họ, xưa là con gái Vua Hùng đời thứ 6
[15] Quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng văn hóa phi vật thể lang Diềm.
[16] Trung Tâm Văn Hóa Tỉnh Bắc Ninh, Lê Danh Khiêm chủ biên, Sđ d, tr.20 - 22
[17]Bộ giáo dục và Đào tạo – Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Nguyễn Như Ý chủ biên (1999), Đại từ Điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – thông tin, tr. 1361
[18] Thiều Chửu (2012), Hán Việt Tự Điển, Nxb. Văn hóa thông tin, tr. 128.
[19] L.m. An – tôn Trần Văn Kiệm (2004), Giúp Đọc Nôm và Hán Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 685
[20] L.m. An – tôn Trần Văn Kiệm (2004), sđd, tr. 455
[21] Trung tâm Văn hóa Kinh bắc, Lê Danh Khiêm chủ biên, Lê Thị Chung – Hoắc Công Huynh (2011), Không Gian Văn Hóa Quan Họ, In tại công ty cổ Phần Văn hóa Hà Nội, tr. 25 - 26
[22] http://www.quanho.org/quanho/unesco-quanho
[23]Trung Tâm Văn Hóa tỉnh Bắc Ninh,  Lê Danh Khiêm chủ biên (2011), Không Gian Văn Hóa Quan Họ, tr.373: Chùa Hưng Sơn được xây từ thế kỷ 11, cùng thời với chùa Dạm ở Nam Sơn – Quế Võ. Khi Phật giáo truyền vào thì Làng Diềm xưa đã có chùa nhưng thờ đức Vua Bà. Chùa còn có đôi câu đối ca ngợi nét đẹp của Hưng Sơn: Thạch tại Hưng Sơn thành rác ngạn. Xá hòa phong cảnh đắc viên hoa.
[24] Trung tâm văn hóa tỉnh Kinh Bắc , Lê Danh Khiêm chủ biên (2011), Không gian văn hóa, tr.371

[26]  Vua Bà:  mọi người tôn sùng Bà là vị Thần nghệ thuật, thành hoàng làng
[27] Thích Minh Châu (2014), Sđd, tr.  29.