Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

LỤC TỔ


-----------------------
Sử làng đã ghi: Trong cơn Minh hỏa đầu thế kỷ 15, giặc Minh xân lược nước ta, dân làng phải phiêu tán khắp nơi, làng xóm tiêu điều xơ xác, rừng rậm âm u... sau chiến thắng của Bình Định vương Lê Lợi (năm 1428), chính quyền Lê sơ đã giúp dân hồi cơ tạo lập lại quê hương bản quán. Lúc đó, trong làng có 6 cụ đứng đầu các họ Nguyễn, Trần, Lê, Ngô, Đỗ, Đặng đã kêu gọi bà con tá túc ở Cẩm Giang trở về xây dựng lại làng cũ. Nhân dân Cẩm Giang đã giúp đỡ dân Đình Bảng trong công cuộc tái thiết lại làng. Mối tình kết nghĩa "chạ anh - chạ em" giữa Đình Bảng và Cẩm Giang được nảy sinh từ đấy.
Sáu cụ Tổ (Lục Tổ), đó là các cụ: Nguyễn Tự Thọ, Trần Hữu Bảo, Lê Kim Toán, Ngô Văn Chừng, Đỗ Cư Tính và Đặng Văn Thái (1). Ở sau đình làng có tháp Lục Tổ để ghi nhớ công ơn sáu cụ tôt đã tái lập lại làng nhà.

CỖ THỊT CHUỘT


Từ lâu lắm rồi, thiên hạ đồn thổi “cỗ Đình Bảng không có món thịt chuột là không to”. Đó là lời ngoa truyền cho vui như đòi ăn gan ruồi, trứng trâu... kiểu như thi nói khoác của các tay “phó phét” làng Đông An trên Yên Phong ấy thôi.
Cỗ bàn đám xá ở Đình Bảng xưa nay đứng cỡ số 1 của xứ Bắc Kỳ, hàng năm trong làng có đến trên 300 đám cỗ bàn cưới xin, giỗ chạp, khao vọng, lễ tiết... chả thế mà có những nhà, những họ (hoạt động như công ty TNHH bây giờ) chuyên giết lợn làm giò chả, “Nem Báng” là đặc sản tiến vua), có nhiều nhà chuyên làm bánh gio, bánh xu xuê, có các vị đầu bếp chuyên “đi làm giúp” việc cỗ bàn trong họ, trong làng. làng Đình Bảng đã tồn tại mấv nghìn năm nay, loi hôn nhân “ta vể ta tắm ao ta” thì cả làng ai mà chả có họ với nhau.
Thịt chuột ở Đình Bảng là một thứ ăn chơi lúc nông nhàn. Nhà nào cũng nuôi 1 đến 2 con chó săn có tài đánh hơi bắt chuột, được tuvển chọn đúng nòi chó săn chuột truyền thống. Chó săn được luyện từ lúc còn nhỏ, thường bắt chuột nhắt, chuột con cho “ngửi” bắt hơi, cho tập vồ, tập cắn, tập tha (không được ăn, không được cắn chết). Rồi thả chuột vào hang bắt chó cún đi “tìm”, thả chuột xuống ao cho cún bơi, ngoạm đưa vào bờ cho chủ. Tập đánh hơi vào các hang xem hang nào có chuột thì phải nhẹ nhàng “vẫy đuôi” để chuột khỏi thấy động vọt ra mất... luyện chó săn công phu tỉ mỉ như “tướng quân luyện chiến mã” để khi vào cuộc săn phải đạt tiêu chí “con chó này hay chuột”, đã đi sản là “đầy vịt” trở về...
Dụng cụ đồ nghề đi săn chuột gồm: một cái vịt (giỏ to đan theo hình con vịt), cài cái dọng (ông tre chẻ một đầu có nơm) để đơm chuột lối cửa hang, một cái dầm (thuổng) để đào hang bắt chuột, một cái gầu con để múc nước (đo vào hang chuột ỏ vị trí thấp) một con dao rựa để chặt chỗ cây cối um tùm tìm lối vào hang chuột, một móc sắt cán dài, một con cúi rơm đượm lửa để hun chuột...
Tháng ba, ngày tám, rỗi rải, thong thả việc ruộng đồng... đi săn chuột ít ra là ông cháu hay hai bố con vai đeo, tay xách đồ nghề “huýt” chó đi săn...
Đông vui ra là mấy anh em con chú con bác hay hàng xóm láng giềng hai ba nhà rủ nhau đi săn chuột với qui mô lớn. Đi săn chủ yếu là săn chuột đồng, thường cư trú ở các bờ đầm, bờ ao, bờ ruộng cao (chuột đồng chủ yếu ăn lúa, ngô, khoai, cua ốc, tôm tép). Hang chuột đồng cao ráo sạch sẽ, con to thường cỡ chuôi dao, chuôi liềm, lông mượt óng xám khá đẹp. (áo màu lông chuột khối người ưa thích).
Việc làm thịt chuột quả là một nghệ thuật ẩm thực cao siêu. Tôi từ nhỏ đã đi săn chuột với thầy tôi, ông ngoại và các bác nên vào nghề cùng khá thuần thục. Thao tác thịt chuột khó nhất là làm lông. Nước đun đạt độ lăn tăn nóng già (chưa sôi). Tay trái tóm gáy, tay phải cầm đuôi chuột quay quay mấy vòng (để khỏi cắn) rồi vung tay đập “bộp” vừa đủ để chuột chết một cách nguyên vẹn, rồi nhúng nhanh vào nồi nước nóng già, nhắc ra thật nhanh, còn nóng không đủ độ bỏng tay, tay trái giữ chuột, tay phải dùng ngón cái miết mạnh vừa phải từ gáy đến khấu đuôi để lông chuột bong ra, một vệt da chuột trắng tinh... cứ thê miết, vặt... loáng một cái là xong một con, rồi hết cả “Vịt”. Rửa sạch, chặt bỏ đầu đuôi chân cẳng, chỉ lấy thân mình chuột. Mổ bụng bỏ sạch lòng ruột, chỉ để lại gan tim, hai hòn dái rồi, dốc ngược treo cho ráo nước (không rửa lại - sơ tanh nhão).
Có hai cách chế biến thịt chuột: Những con to, kha khá thì đem luộc chín, ép lá chanh rồi chặt ra miếng to, như miếng thịt gà, ăn dai ngon thơm chẳng kém thịt gà. Còn tất cả chặt miếng nhỏ vừa một gắp, một miếng (vừa mồm) đem rang với hành răm nước mắm... ăn nóng sốt khá hấp dẫn mà mùa rét để qua đêm thành thịt đông cũng rất ngon như thịt gà kho đông vậy. Trong món thịt chuột rang hành răm nước mắm mỡ lợn này, riêng tôi: tôi khoái nhất là ăn các miếng gan chuột, nó cưng cứng, bùi bùi, đậm đậm đến tê cả lưỡi, sướng cả mồm....
Thịt chuột săn được ít, hiếm, quí như vậy lấy đâu số lượng vừa để bày cỗ? mấy anh em đi săn về nhiều khi đánh chén còn phải thêm một con chó, một cỗ lòng lợn tiết canh hoặc vài con gà con vịt mới đủ bữa nữa là... nếu nói là cỗ thì chỉ có khách quí mới được mời xơi thưởng thức món thịt chuột Đình Bảng là vậy chăng?
Chuyện kể rằng: vào những năm 30 của thế kỷ trước, một bữa quan Tây, quan ta về Đình Bảng được Lý trưởng thết một bữa cỗ thịt chuột. Ăn xong, quan Tây phát biểu cảm tưởng: “món thịt thỏ hôm nay nhà thầy Lý nấu rất ngon”.
Lý trưởng thưa: “dạ, không phải... đó là món thịt chuột đấy ạ!”. Tất cả quan Tây quan ta đều trơn mắt ngạc nhiên. Thầy Lý phân trần: “đó là thịt chuột đồng, dân Đình Bảng săn được để ăn chơi và thết khách quí...”, tất cả “ồ...” khoái chí và hẹn thầy Lý lần sau về Đình Bảng nhớ lại cho được ăn cỗ thịt chuột như hôm nay.
Cỗ thịt chuột ở Đình Bảng đã đạt tiêu chí nghệ thuật ẩm thực, tiếng lành đồn xa là thế.
Trích CỔ PHÁP CỐ SỰ tập 1 của Nhà văn Nguyễn Khôi

(Giải thưởng VHNT Thủ Đô -2008)

CẦU BÀ TÉP


-------------------------------------------
Từ Hà Nội về Đình Bảng theo quốc lộ số 1A qua chùa Dận, qua cây số 15 một chút là đến cầu Bà Tép (một quán nước) bên trái lề đường, rồi rẽ phải đi qua một đoạn đường gấp khúc hình thước thợ, đi giữa cổng trường và ao trường, tới cổng Ba - cổng vào làng Đình Bảng ta xưa.
“Cầu Bà Tép” không phải là cái cầu như ta vẫn tưởng. Đó là cái quán bán nước cho khách qua đường. Từ Hà Nội, Yên Viên, Đa Hội về. Từ Sặt Đồng, Sặt Bính sang, từ Phủ Từ, chợ Giầu xuống… là nơi dừng chân, đỗ xe để hỏi thăm “Vào làng Đình Bảng”.
"Cầu Bà Tép" còn là nơi cửa lối vào làng, nằm trên đường Thiên Lý, (đường dài) Thăng Long - đi Ải Nam Quan. Ở đấy có một cái quán, một bà hàng nước (một cô gái) như bao quán nước bên đường khác. Một ngày kia, có một chàng phù thủy cao tay ghé qua, thây cô hàng nước có duyên, chàng ta hứng lên “ra tay” chọc ghẹo. Hễ cứ bát nước vối nóng nào do cô chủ quán rót mời khách, khi bưng lên miệng là người uống thấy có con tép (cá con) bơi trong bát nước đang bốc khói - khách ghê là, đặt bát nước xuống mặt chõng thì con tép lại biến mất. Cứ thế, cứ thế... rồi thành sự tích - cái quán nước đầu làng Đình Bảng ấy trở thành một địa danh rất quê “Cầu Bà Tép”.

Địa điểm Cầu Bà Tép hiện nay đã bị xê dịch lên phía Từ Sơn vài chục mét, để khớp đối diện với đúng cửa vào làng kề ngay bên đường số 1. Đường thước thợ xưa đã được nắn thẳng vì ngày nay là thời văn minh con cháu không còn mê tín, không sợ, không kiêng con đường đâm thẳng vào cửa nhà (cổng làng) mình như các cụ ta lúc dân trí còn thấp còn tin vào địa lý phong thủy; và cầu Bà Tép cũng di dời theo thời thế là vậy.
----------------------------------------------
-Trích: Cổ Pháp Cố Sự, tập 1 -

Chùa Kim Đài

 Chùa Kim Đài ở Bắc Ninh là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Tương truyền Lý Công Uẩn – tức vua Lý Thái Tổ, người sáng lập triều Lý - lúc còn nhỏ đã từng làm chú tiểu tại chùa.

Nằm tại xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, chùa Kim Đài (còn gọi là chùa Đài, chùa Quỳnh Lâm, chùa Lục Tổ) là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.
Theo sử sách, chùa được xây từ thế kỉ thứ 8. Đến thế kỉ 9, thiền sư Định Không mở rộng chùa, đặt tên chùa là Quỳnh Lâm tự, cho tạc khánh bằng đá to nổi tiếng.
Đến thời nhà Lý, chùa Kim Đài trở thành một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất, là nơi thờ cúng Phật của các quý tộc.
Tương truyền Lý Công Uẩn – tức vua Lý Thái Tổ, người sáng lập triều Lý - lúc còn nhỏ đã từng làm chú tiểu tại chùa.
Sang thời Trần, Kim Đài cổ tự không còn được quan tâm nên xuống cấp dần.
Vào thời nhà Minh xâm lược Việt Nam (1407-1427), chùa bị tàn phá nghiêm trọng.
Mãi cho tới thời Lê Mạt, năm thứ 22 niên hiệu Chính Hòa (tức năm 1701), quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Long là vợ chúa Trịnh Căn cho xây lại chùa khang trang.
Đến thời Nguyễn, chùa bị thu nhỏ quy mô và năm 1952 bị tổn hại nặng nề khi quân Pháp đốt trụi tòa tam bảo và nhà khách của chùa.
Ngày nay, chùa đã được tôn tạo lại và trở thành một di tích lịch sử, văn hóa quan trọng, thu hút nhiều du khách của tỉnh Bắc Ninh.

Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-9


Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?

Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-3

Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-2

Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-5Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-4


Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-6


Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-7


Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-8









Chùa Quỳnh Lâm - Đệ nhất danh lam cổ tích của nước An Nam



Từ Hà Nội, xuôi theo quốc lộ 18, đến ngã tư Đông Triều (Quảng Ninh), rẽ trái và đi khoảng 3,5 km nữa, du khách sẽ đến một trong những di tích Phật giáo một thời vang bóng: chùa Quỳnh Lâm.
Chùa Quỳnh Lâm nằm trên đồi trong dãy núi vòng cung Đông Triều, thuộc xã Tràng An, huỵện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chùa nằm ở trung tâm ba xóm Thượng, Hạ, Sinh. Phía trước cửa chùa là hồ nước lớn, ba phía còn lại là đồi núi bao bọc. Thế đất này được gọi là thế ngai vàng, hay thế "Rồng chầu hổ phục".
Chùa được khởi dựng từ thời Lý. Vào thời này, khi Quốc Sư Minh Không trụ trì, ngài đã đã cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao 6 trượng 6 thước, được coi là một trong "An Nam tứ đại khí" (bốn báu vật lớn của Việt Nam) và một tấm bia đá lớn cao 2,43 m, ngang 1,54 m, khắc chữ ở hai mặt với hoa văn hình rồng uốn lượn mềm mại. Hiện tấm bia này vẫn còn được lưu lại tại Chùa.
Chùa Quỳnh Lâm  trở thành một trung tâm Phật giáo của cả nước từ lúc Thiền sư Pháp Loa – đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm lập Viện Quỳnh Lâm vào năm 1316. Viện Quỳnh Lâm có kiến trúc đồ sộ và được hoàn chỉnh vào năm 1329. Khi đó, Quỳnh Lâm trở thành "Đệ nhất danh lam cổ tích của nước An Nam". Đây là nơi trung tâm truyền kinh giảng đạo và đào tạo hàng ngũ sư sãi cho đạo Phật. Tương truyền chùa rộng đến nỗi các chiến mã chạy một vòng quanh chùa cũng mệt đổ mồ hôi.
Năm 1319, Thiền sư Pháp Loa đã kêu gọi tăng nhân và Phật tử chích máu in hơn 5.000 quyển kinh Đại Tạng cất giữ ở Quỳnh Lâm viện. Năm 1328 Ngài lại cho đúc một pho tượng Di Lặc. Sau đó Ngài tâu xin nhà vua cho được kéo tượng từ nền điện lên bảo toạ để dát vàng. Năm 1329, Thiền sư Pháp Loa cho đem theo một phần tro hài cốt của vua Nhân Tông (vị tổ thứ nhất của thiền Trúc Lâm) về đặt trong tháp đá của ở Quỳnh Lâm.
Có một câu chuyện thú vị và hy hữu xảy ra dưới thời vua Trần Minh Tông, một nhà nho đã làm giám tự chùa Quỳnh Lâm. Số là thấy nhà Nho Trư¬ơng Hán Siêu là ng¬ười hăng hái bài Phật, nhà vua liền cử ông đến làm Giám tự chùa Quỳnh Lâm (khoảng sau 1342). Và có lẽ những ảnh hưởng sâu sắc của sinh hoạt Phật giáo tại chùa này đã làm cho tư tưởng Trương Hán Siêu vào cuối đời thay đổi hẳn :
Đời lênh đênh trước khác nay,
Thân nhàn mới biết trước ngày lầm to.
Sang đầu thế kỷ 15 chùa bị phá huỷ nặng nề, phải trùng tu rất nhiều lần. Đến thế kỷ 18 (1727), chùa dựng tháp Tịch Quang bằng đá xanh (tháp mộ của nhà sư Chân Nguyên - một nhà sư có công lớn đối với chùa), tháp gồm 7 tầng cao 10 m, đỉnh tháp hình búp đa, trên tháp có gắn tấm bia ghi lại tiểu sử của sư Chân Nguyên. Đến giữa thế kỷ 18, chùa được trùng tu lớn, có cả chuông đồng, khánh đá.
Kiến trúc nổi bật của chùa Quỳnh Lâm hiện nay là tháp chuông ba tầng, với ba quả chuông từ lớn đến nhỏ được treo ở ba gác mái. Từ lầu chuông có thể nhìn ra một không gian rộng lớn và nên thơ.
Tiếp theo tháp chuông là chính điện. Giống như chính điện của các ngôi chùa theo Thiền phái Trúc Lâm, phía ngoài cùng là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tiếp theo là các lớp tượng truyền thống như Phật Thích ca niêm hoa, hai bên là tôn giả Ca-diếp và Anan, Phật A  Di Đà, hai bên là Bồ Tát Đại Thế Chí và Bồ Tát Quán Thế Âm, lớp tượng trên cùng là Tam thế Phật.
Hai gian hai bên của chính điện thờ Đức Ông và Tam tòa thánh mẫu.
Nối tiếp gian chính điện là nhà thờ Tam Tổ Trúc Lâm, giữa là tượng đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông, bên trái là Đệ nhị Tổ Pháp Loa, bên phải là đệ tam Tổ Huyền Quang
Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1991.
Tại chùa Quỳnh Lâm, các nhà khảo cổ tiến hành đào thám sát 8 hố, đã cho kết quả xuất lộ  dấu vết nền móng kiến trúc, đường đi, gạch, ngói múi lá, cánh sen, loại hình dị vật, gồm đồ sành sứ, gốm sứ (trong đó có tìm thấy 4 chiếc bát vẽ lam chân cao còn men sống) và vật liệu kiến trúc... thời Trần; ngoài ra còn phát hiện 1 con đường lát gạch vuông được dẫn thẳng vào chùa, 2 lan can đá chạm rồng thời Lý, cùng dấu tích lò nung ngói hình chữ nhật ở khu vực trước cửa (có niên đại khoảng thời Lê - Trịnh).
Đến với chùa Quỳnh Lâm hôm nay, du khách không khỏi ngậm ngùi về một thời huy hoàng của Phật giáo đã xa. Chùa Quỳnh Lâm hiện nay giống như một phế tích hoang tàn. Việc trùng tu, xây dựng chùa còn ngổn ngang, bừa bộn và chậm chạp. Cột gỗ tháp chuông còn bị bôi vẽ, khắc tên khắp nơi. Trong khi Yên Tử được đầu tư rất nhiều thì một di tích khác cùng thời, cách đó không xa lại ít được quan tâm.






























































Chùa Kim Đài

Chùa Kim Đài (còn gọi là chùa Đàichùa Quỳnh Lâm (Quỳnh Lâm tự), chùa Lục Tổ) là một ngôi chùa tại xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền, Lý Công Uẩn, người sáng lập triều Lý Việt Nam, lúc nhỏ từng là một chú tiểu tại chùa này.


Chùa được xây từ thế kỉ 8. Đến thế kỉ 9, thiền sư Định Không mở rộng chùa, đặt tên chùa là Quỳnh Lâm tự, cho tạc khánh bằng đá.[1] Thời nhà Lý, đây là một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất, là nơi thờ cúng Phật của các quý tộc nhà Lý. Khánh đá chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng là to. Sang thời Trần, chùa không còn được quan tâm nên xuống cấp dần.
Thời nhà Minh xâm lược Việt Nam (1407-1427), chùa bị tàn phá nghiêm trọng. Mãi cho tới thời Lê Mạt, năm thứ 22 niên hiệu Chính Hòa (tức năm 1701), quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Long là vợ chúa Trịnh Căn mới cho xây lại chùa khang trang như ngày nay. Nhân lúc đó chùa có 6 pho tượng lục tổ (6 vị trụ trì đầu tiên của chùa), nên đổi tên thành chùa Lục Tổ.[2] Thời Nguyễn, chùa bị thu nhỏ lại.[3] Năm 1952, quân Pháp đã đốt trụi tòa tam bảo và nhà khách của chùa. Ngày nay, chùa là nơi tu hành của các ni.
Trong chùa có điện Tam Bảo, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, hậu cung. Trong nhà thờ tổ có tượng các vị tổ của chùa, điện thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Long. Điện tam bảo là nơi thờ Tam ThếThích CaDi LặcA-di-đàThập Điện Diêm Vương. Chùa còn thờ cả thiền sư Lý Khánh Văn và bà Phạm thị, mẹ của Lý Công Uẩn. Tháp mộ Lý Khánh Văn mới được phục dựng vào năm 2000.
Chùa rộng chừng 2 mẫu, có ao, có vườn cây[4], ruộng cấy lúa. Tuy nhiên, các ruộng và ao đã bị chính quyền xã thu hồi. Không gian của chùa cũng bị các nhà dân cao tầng xung quanh lấn át. Tháp mộ Lý Khánh Văn đáng lẽ trong khuôn viên của chùa, nay thành ra ở ngoài chùa.
Thời tiền khởi nghĩa, chùa là một cơ sở cách mạng của những nhà cách mạng Cộng sản Việt Nam. Thời Chiến tranh Đông Dương, đây là một cơ sở qua lại bí mật của lực lượng du kích, bộ đội địa phương.[3]

Bí ẩn khả năng tiên tri của thiền sư cổ Việt Nam

Ngoài tài năng về võ học, các thiền sư thuộc thiền phái Diệt Hỷ được ca ngợi như những nhà phong thuỷ bậc thầy, thậm chí họ còn được biết đến bởi khả năng tiên tri.
Khả năng tiên tri linh nghiệm
Nhiều câu chuyện cho thấy, các thiền sư thuộc thiền phái này đã tiên liệu được sự xuất hiện của nhà Lý trong lịch sử và có sự chuẩn bị trước cho việc Lý Công Uẩn lên ngôi vua từ hàng trăm năm trước.
Gắn liền với sự ra đời của nhà Lý trong lịch sử dân tộc, đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện mang màu sắc tâm linh, kỳ bí khó lý giải. Điều đặc biệt, những câu chuyện kỳ lạ trên lại gắn liền tên tuổi của những vị thiền sư nổi danh thuộc thiền phái Diệt Hỷ.
Người được cho là có dự cảm sớm nhất đối với sự ra đời của nhà Lý trong lịch sử là thiền sư Định Không – đệ tử đời thứ 7 của thiền phái Diệt Hỷ. Được biết, thiền sư Định Không là người họ Nguyễn, ở làng Cổ Pháp, phủ Thiên Đức (hiện nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Ông nổi tiếng là người am hiểu thế, số. Tuy cái duyên cửa thiền đến với ông rất muộn, khi ông đã về già nhưng tài năng và đức hạnh của vị thiền sư này đến nay vẫn còn lưu truyền. Trong đó, ông được ca ngợi là người có khả năng tiên tri và để lại nhiều lời sấm truyền mà sau này được nhiều thế hệ ghi nhận là ứng nghiệm.
Trong sách Thiền Uyển tập Anh cho rằng, ngay từ thời điểm năm 785 đến 804, tức hơn 200 năm trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thiền sư Định Không đã dự cảm được việc nhà Lý xuất hiện trong lịch sử. Câu chuyện mang màu sắc huyền bí này lại gắn liền với ngôi chùa Quỳnh Lâm (tức chùa Đài hay còn gọi là chùa Lục Tổ, ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nổi tiếng đất Kinh Bắc.
Sự xuất hiện của triều Lý gắn liền với giai thoại về tài năng của các bậc thiền sư thiền phái Diệt Hỷ
Tương truyền, khi tiến hành xây chùa Quỳnh Lâm, lúc mới đào đất đắp nền đã phát hiện 1 cái ly hương và 10 cái khánh. Sau đó, sư sai người đem xuống sông rửa.
Một cái khánh bị rơi xuống tận đáy sông. Thiền sư Định Không cho rằng đây là điềm báo tốt, liền nói với mọi người: “Chữ Thập, chữ Khẩu hợp thành chữ Cổ. Chữ Thuỷ, chữ Khứ hợp thành chữ Pháp. Chữ Thổ chỉ làng ta ở nên sư quyết định đặt tên làng mình từ Diên Uẩn thành Cổ Pháp”. Sau đó, sư tụng rằng: “Hiện ra pháp khí/ 12 chuông đồng/ Họ lý làm vua/ Ba phẩm thành công”.
Bản thân vị thiền sư này không chỉ có dự cảm về sự xuất hiện của triều Lý, mà còn đoán định trước việc vùng đất Cổ Pháp có thể bị yểm bởi một người ngoại quốc. Do đó, thiền sư Định Không đã căn dặn đệ tử của mình trước khi viên tịch.
Chuyện xưa kể rằng, trước khi sắp tịch, sư gọi đệ tử Thông Thiện, nói: “Ta muốn mở rộng làng xóm nhưng e nửa chừng gặp tai hoạ, chắc có kẻ muốn phá hoại nước ta. Sau khi ta mất, con cố giữ đất Cổ Pháp này, rồi gặp người họ Đinh thì truyền”.
Lời nhắn nhủ của thiền sư Định Không với đệ tử Thông Thiện sau này được cho là đúng sự thực. Người ngoại quốc mà vị thiền sư này nhắc đến chính là Cao Biền – Tiết độ sứ ở Tĩnh Hải Quân (tên gọi Việt Nam thời gian 866 – 968) của một nhân vật được người đời sau nhắc đến nhiều lần trong những câu chuyện liên quan đến việc phá long mạch nước ta vào thời điểm ông làm Tiết độ sứ ở nước ta.
Dùng cây gạo để hàn long mạch
Không chỉ thiền sư Định Không mà nhiều thiền sư các đời kế tiếp của thiền phái này đến nay vẫn được hậu thế lưu truyền là có biệt tài về phong thuỷ và có khả năng dự đoán được tương lai. Nhiều huyền sử đến nay vẫn còn nhắc đến tên tuổi của nhiều vị thiền sư như Trưởng lão La Quý, thiền sư Vạn Hạnh. Họ đều là những bậc thầy về phong thuỷ và những người có khả năng tiên tri.

Được biết, sau khi thiền sư Định Không viên tịch, đệ tử là thiền sư Thông Thiện đã nghe theo lời dặn của thầy, suốt ngày tu luyện để giữ Cổ Pháp. Lời truyền dạy của thiền sư Định Không đã ứng nghiệm khi thiền sư Thông Thiện đã gặp được một người học trò họ Đinh và truyền pháp lại cho người này, người đời sau gọi người học trò này là Trưởng lão La Quý.
Theo sử chép, Trưởng lão La Quý người An Chân (Thái Bình ngày nay), ông tu tại chùa Song Lâm, làng Phù Ninh, phủ Thiên Đức (Từ Sơn, Bắc Ninh). Thuở nhỏ, Trưởng lão La thường chu du khắp các phương, hỏi thăm các bậc thiền sư. Trải qua nhiều năm không gặp đạo duyên, Trưởng lão La sắp thối chí.
May mắn sau này, Trưởng lão gặp được pháp hội của Thông Thiện, nghe một lời, lòng thiền khai ngộ, bèn chịu phục thờ làm thầy. Được thiền sư Thông Thiện truyền pháp, Trưởng lão ra sức tu luyện đến khi đắc pháp sư tuỳ phương diễn hoá, tài phép vô biên. Tương truyền, mỗi khi ngài nói ra lời nào, tất là phù sấm.
Cuộc đời của vị thiền sư này gắn liền với giai thoại hàn long mạch, phá yểm của Cao Biền. Theo sách Thiền Uyển tập Anh, khi Cao Biền sang nước ta, xây thành bên sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp có khí đế vương, nên đã đào đứt con sông Điềm và những ao Phù Chẩn đến 19 chỗ để trấn yểm. Việc Cao Biền tìm cách trấn yểm, để nước Nam mãi là vùng đất thuộc phương Bắc là một hành động rất nham hiểm nhưng cũng rất vi diệu mà người thường không dễ nhận ra.
Chính Trưởng lão La Quý, khi đã “đắc pháp”, ông đã phát hiện được điều này và chính ông là người cho tiến hành lấp lại các điểm Cao Biền sai người đào, phá long mạch trước đây. Để long mạch được trở về như xưa, Trưởng lão La Quý đã trồng một cây bông gạo ở chùa Châu Minh để hàn long mạch nhằm trấn chỗ đứt. Cây gạo mà Trưởng lão La Quý trồng sau này gắn liền với giai thoại, sét đánh thành bài sấm truyền cho sự lên ngôi của Lý Công Uẩn.
Chuyện xưa kể rằng, khi trồng cây gạo này, Trưởng lão La Quý đã làm bài thơ, “Đại sơn đầu rồng ngửng/ Đuôi cù chẩn Châu Minh/ Thập bát tử định thành/ Bông gạo hiện long hình/ Thỏ gà trong tháng chuột/ Nhất định thấy trời lên”. Người đời sau cho rằng, bài thơ này là lời sâm truyền báo hiệu ngày, tháng, sự ra đời của vua Lý Công Uẩn. Bởi nội dung bài thơ có ý dự báo cho sự ra đời của nhà Lý vào tháng 10 năm Dậu. Sau này, nhà Lý sau này ra đời vào tháng 10 năm Đinh Dậu.
Biệt tài “dung ba cõi”
Cũng liên quan đến sự ra đời của vương triều Lý trong lịch sử, một vị thiền sư nổi danh khác của thiền phái Diệt Hỷ được nhắc đến đó chính là thiền sư Vạn Hạnh, đời thứ 12 của thiền phái Diệt Hỷ.
Đến nay, tên tuổi của vị thiền sư này được người đời sau ca ngợi: “Sư nói lời nào, thiên hạ cho là phù sấm”. Vua Lý Nhân Tông đã làm kệ (thể thơ phổ biến thời Lý Trần), ca ngợi tài năng của vị thiền sư này: “Vạn Hạnh dung ba cõi/ Thật hiệp lời sấm xưa/ Quê hương tên Cổ Pháp/ Chống gậy trấn kinh đô”. Bài thơ ý nói Vạn Hạnh thấu suốt tất cả sự việc của quá khứ, hiện tại và thời vị lai.
Được biết, sư Vạn Hạnh vốn là thầy của Lý Công Uẩn. Người có công rất lớn trong việc giáo dục và giúp đỡ Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Tương truyền, ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi (sự kiện diễn ra tại Ninh Bình), sư Vạn Hạnh ở mãi tận chùa Quỳnh Lâm, đã biết trước mọi việc, bảo với người bác và chú của vua rằng: “Thiên tử đã băng, Lý Thân vệ (Lý Công Uẩn) hiện đang ở nhà. Trong trưa nay, Thân vệ ắt được lên ngôi”. Rồi nhà sư cho yết bảng ở đường cái nói rằng: “Tật lên chìm bể Bắc/ Hạt Lý mọc trời Nam/ Bốn phương gươm giáo dẹp/ Tám cõi mừng bình an”, ý thơ nói nhà Lý thay nhà Lê.