Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Cả họ làm quan: Mọi thứ cứ mờ mờ, ảo ảo

Mà cũng lạ, những chuyện kiểu vậy, khối người biết, nhưng chẳng ai lên tiếng, chỉ đến khi báo đăng mới bung ra, mới bình luận, phản hồi này nọ. Và bung ra như vậy mới giật mình nghĩ lại.
Kiểm tra liệu có đảo chiều?
Nghe bảo cấp trên đã chỉ đạo kiểm tra, đánh giá việc này của Mỹ Đức. Cá là gần 100% mọi thứ đúng: đúng theo quy hoạch, đúng theo tiêu chuẩn, đúng theo quy trình bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo.
Khi đã định đưa họ hàng, bà con vào lãnh đạo thì việc chuẩn bị những cái cho đúng quy định này là chuyện nhỏ.
Cần bằng cấp, có bằng cấp, cần vào quy hoạch là vào, thậm chí cần lấy phiếu tín nhiệm cho đủ khi bổ nhiệm cũng sẽ có đủ.
Tóm lại, kiểm tra ở đây không mang lại kết quả đảo chiều.
Nó cũng giống như dạo nào bảo vào công chức ở Hà Nội mất tiền, nhưng mãi cũng không có bằng chứng xác thực. Mọi thứ cứ mờ mờ, ảo ảo. Tuyển dụng công chức, viên chức, rồi thi nâng ngạch công chức, rồi bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, thậm chí về hưu...
Tuốt tuột những cái này đều có quy định, về cơ bản là được, nhưng đi vào triển khai, kết quả không như mong muốn, thậm chí có tiêu cực. Nhưng chỉ ra tiêu cực cụ thể, người tiêu cực cụ thể trong bộ máy lại rất khó. Đây là nét độc đáo trong hệ thống hành chính nước ta. Vậy mà không phải vậy!
công chức, Hà Nội, cả họ làm quan, Mỹ Đức, quan chức, lợi ích nhóm, quyền lực, Đinh Duy Hòa, quy hoạch, bằng cấp, phiếu tín nhiệm
Cổng chào huyện Mỹ Đức
Ước về một xã hội lành mạnh
Hiện tượng “một người làm quan, cả họ được nhờ" thời phong kiến đang hồi sinh mãnh liệt trong thời hiện đại. Bản chất ở đây chính là vấn đề quyền lực và lợi ích. Lợi ích là lợi ích họ hàng, là lợi ích nhóm, chứ không phải lợi ích cho người dân, cho xã hội. Quyền lực càng lớn thì lợi ích thu được càng to, lợi ích càng to có rồi thì lại là điều kiện quan trọng để mở rộng quyền lực.
Và chính vấn đề lợi ích kiểu này đang làm cho xã hội ta không lành mạnh. Đụng đến cái gì cũng có tiêu cực, cũng có câu chuyện xin - cho, cũng có chuyện tiền nong...
Nguy hiểm là ở chỗ lâu ngày chuyện tiêu cực, chuyện lợi ích rất có thể trở thành thói quen, thành triết lý sống của người Việt.
Đến bệnh viện công, đến cơ quan hành chính trước hết là nghĩ có người quen không, có thì đỡ nhiều phiền hà. Nếu không thì cần thiết là phải chi. Mình phải chi chỗ này thì phải thu lại ở đâu nhỉ? Mình là công chức, là bác sỹ, là giáo viên, là cán bộ thuế, hải quan, cảnh sát giao thông... thì thu lại kiểu gì nhỉ? Tất nhiên không phải ai cũng thế, nhưng một bộ phận không nhỏ là như thế. Suy rộng ra người nông dân là khổ nhất, kiếm gì, thu gì từ người khác ngoài cái mình làm ra.
Xã hội vận hành theo kiểu này thì lấy đâu ra mà năng động, sáng tạo, phát triển, là đuổi rồi vượt nước này, nước kia. Ước mong cao xa đó hãy gác lại để mong về một xã hội lành mạnh hơn chút, trong đó ai có việc làm cũng đủ sống, có pháp luật và pháp luật được thực thi nghiêm minh, ai có năng lực thì được bổ nhiệm lãnh đạo mà không phải nhờ cậy các mối quan hệ.
Ước mong có vẻ đơn giản mà sao xa vời. Nó đòi hỏi cả hệ thống thay đổi, từng con người thay đổi.
Thay đổi từ cái đơn giản như loa phát thanh phường bớt đi, xe cảnh sát phường không còn sáng nào cũng chạy ít phút dẹp mất trật tự nhưng sau đâu lại vào đó, ăn uống cái gì cũng vô tư, không lo ngộ độc, đi đèn xanh không lo bị tông bất ngờ từ phía đèn đỏ cho đến những thay đổi to tát hơn như không còn hiện tượng cả họ làm quan kiểu Mỹ Đức, nhiều cháu du học nước ngoài ham muốn trở về nước làm việc, nhất là vào bộ máy công quyền, là hiện tượng tham nhũng về cơ bản đã không còn trong xã hội ta...

Ngô Thụy Miên

Ngô Thụy Miên (born 1948), tên thật là Ngô Quang Bình, là một nhạc sĩ thành danh tại Sài Gòn (Việt Nam) từ trước năm 1975, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sinh ngày 26 tháng 9 năm 1948 tại Hải Phòng, và là con thứ nhì trong một gia đình bảy người con. Ông lớn lên trong môi trường sách vở và thơ văn, do gia đình ông có mở một nhà sách tên Thanh Bình ở thành phố Hải Phòng, và sau này ở trên đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) khi vào định cư ở Sài Gòn. Tại đây, ông học trường Trung học Nguyễn Trãi. và sau đó là Trường Đại học Khoa học Sài Gòn.
Trong thập niên 1960, Ngô Thụy Miên có theo học vĩ cầm với Giáo sư Đỗ Thế Phiệt, và nhạc pháp với Giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Thời gian học ở đây, ông quen biết với Đoàn Thanh Vân (con gái của diễn viên Đoàn Châu Mậu), và hai người đã có một mối tình [1].
Từ năm 1970 đến 1975, Ngô Thụy Miên làm kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng khoảng thời gian đó, ông là Trưởng ban nhạc Luân Phiên tại Đài phát thanh Quân đội [2]
Năm 1963, ông bắt đầu viết nhạc. Tình khúc đầu tiên mà ông sáng tác là bài "Chiều nay không có em" hoàn tất vào tháng 2 năm 1965 [3], được giới sinh viên học sinh lúc bấy giờ hưởng ứng rất nồng nhiệt.
Vài năm sau, ông cho xuất bản một tập nhạc đầu tay lấy tựa "Tình Khúc Đông Quân" (Đông Quân chính là bút hiệu đầu đời của ông trước khi đổi qua bút hiệu Ngô Thụy Miên bây giờ) in ronéo phát hành tại Sài Gòn năm 1969. Trong đó có nhiều bài đáng chú ý như: Giáng ngọc, Mùa thu này cho em (sau đổi là Mùa thu cho em), Gọi nắng (sau đổi là Giọt nắng hồng), Dấu vết tình yêu (sau đổi là Dấu tình sầu), Cho những mùa thu (sau đổi là Thu trong mắt em), Tình khúc tháng 6, Mùa thu về trong mắt em (sau đổi là Mắt thu) và Ngày mai em đi... Tiếp theo, Ngô Thụy Miên có những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như: Áo lụa Hà Đông, Paris có gì lạ không em, Tuổi 13...
Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca Ngô Thụy Miên gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 – 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang,...
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông vượt biên đến tị nạn tại đảo Pulau Bidong của Mã Lai, và chính thức ra mắt một sáng tác viết từ năm 1975 là bài Em còn nhớ mùa xuân gởi tặng riêng cho người yêu của ông là Đoàn Thanh Vân. Sau sáu tháng ở trại tị nạn, nhạc sĩ được nước thứ ba bảo lãnh cho sang Montréal (Canada) vào tháng 4 năm 1979.
Từ San Diego (Hoa Kỳ), Đoàn Thanh Vân được tin người yêu đã đến được Canada, đã bay sang nối kết lại cuộc tình đã bị dở dang vì thời cuộc. Cùng năm 1979, cả hai qua sống tại San Diego rồi dời lên Orange County. Qua năm 1980, Ngô Thụy Miên bắt đầu đi làm về ngành điện toán cho trường UCLA, tại thành phố Olympia thuộc tiểu bang Washington.
Trong thập niên 1990, nhạc sĩ tiếp tục sáng tác với những ca khúc mới như Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng… và nhất là Riêng một góc trời (1997). Năm 2000, nhạc phẩm Mưa trên cuộc tình tôi của ông được khán thính giả đón nhận một cách đặc biệt.
Tổng cộng đến nay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài từ trong nước. Theo đánh giá của nhiều người, thì Ngô Thụy Miên chính là "một nhạc sĩ tài hoa đích thực"...[4]

phương pháp làm thơ- Nguyên Sa

Nguyên Sa (1/3/1932 - 18/4/1998)
Nguyên Sa (sinh ngày 1 tháng 3 năm 1932 tại Hà Nội[1]- mất 18/4/1998) tên thật là Trần Bích Lan, còn có bút danh Hư Trúc. Ông là một nhà thơ lãng mạn Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1950, với những tác phẩm nổi danh như "Áo lụa Hà Đông", "Paris có gì lạ không em", "Tuổi mười ba", "Tháng Sáu trời mưa", v.v.
Tổ tiên Nguyên Sa gốc ở Thuận Hóa (Huế), ông cố ông là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đình thời Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội.
Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình ông tản cư đi Hà Đông. Tại đây, ông bị Việt Minh bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.
Năm 1953, ông đậu tú tái Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được sáng tác trong thời gian này.
Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước.
Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998.
Ở Sài Gòn, Nguyên Sa dạy triết tại trường Trung học Chu Văn An, đồng thời mở lớp tại nhà dạy triết cho học sinh chuẩn bị thi tú tài 2. Ông cũng có thời gian dạy triết tại Đại học Văn khoa Sài Gòn.
Ông mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi.
Ngoài hai trường nhà, ông còn cộng tác với nhiều trường khác ở Sài Gòn như: Văn Lang, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Thủ Khoa, Thượng Hiền.
ại Việt Nam, Nguyên Sa chủ trương tạp chí Hiện Đại. Tạp chí này được xem là một trong ba tạp chí sáng tác hàng đầu của Việt Nam, cùng với Sáng Tạo và Thế Kỷ 20.
Qua Hoa Kỳ, Nguyên Sa chủ trương tạp chí Đời, trung tâm băng nhạc Đời và nhà xuất bản Đời.
Về phương pháp làm thơ, Nguyên Sa có thuyết cho rằng vần thơ nếu luôn luôn thật sát thì sẽ nhàm chán. Vần không sát hẳn, thậm chí lạc vận, nếu sử dụng đúng cách, đúng chỗ, vẫn ra một bài thơ hay. Ông nói nhiều về thuyết này trong Nguyên Sa - Hồi Ký. (Trích: "Vần thơ có vần chỉnh, vần thông, vần cưỡng áp và lạc vận. Vần chỉnh không cần sự hỗ trợ, không cần sự phối âm, nhưng sự sử dụng những nền âm thanh khác biệt có khả năng làm cho vần thông trở thành vần chỉnh, vần cưỡng và ngày cả vần lạc cũng được nắm tay giữ được trong khoảng không gian giữa trời, giữa đất mênh mông.")
Thơ Nguyên Sa có một số bài được biết đến nhiều hơn qua những bài hát do nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc: Áo lụa Hà ĐôngTuổi mười baParis có gì lạ không emTháng sáu trời mưa.
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG   
 
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát 
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông 
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng 
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng 
 
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn 
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh 
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung 
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa 

Gặp một bữa anh đã mừng một bữa 
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn 
Thơ học trò anh chất lại thành non 
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu 
 
Em không nói đã nghe lừng giai điệu 
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh 
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình 
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt 
 
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết 
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu 
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau 
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại 
 
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại 
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời 
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi 
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng 
 
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn 
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông 
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng 
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng. 

THÁNG SÁU TRỜI MƯA 
  

 
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt 
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa 
Anh lạy trời mưa phong toả đường về 
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận 
 
Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại 
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê 
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya 
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng... 
 
Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến 
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa 
Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu 
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ 
 
Và hãy nói năng những lời vô nghĩa 
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai 
Hãy để môi rót rượu vào môi 
Hãy cầm tay nhau bằng ngón tay bấn loạn 
 
Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt 
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan 
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn 
Nếu em sợ thời gian dài vô tận 
 
Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống 
Trời không mưa em có lạy trời mưa? 
Anh vẫn xin mưa phong toả đường về 
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm. 
 
Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng 
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân 
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân 
Vì anh gọi tên em là nhan sắc 
 
Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc 
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi 
Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai 
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu. 

PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM ?   
 
Paris có gì lạ không em ? 
Mai anh về em có còn ngoan 
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ 
Em có tìm anh trong cánh chim 
 
Paris có gì lạ không em ? 
Mai anh về giữa bến sông Seine 
Anh về giữa một giòng sông trắng 
Là áo sương mù hay áo em ? 
Em có đứng ở bên bờ sông ?  Làm ơn che khuất nửa vừng trăng 
Anh về có nương theo giòng nước 
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng 

Anh sẽ thở trong hơi sương khuya 
Mỗi lần tan một chút suơng sa 
Bao giờ sáng một trời sao sáng 
Là mắt em nhìn trong gió đưa ... 
 
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay 
Tóc em anh sẽ gọi là mây 
Ngày sau hai đứa mình xa cách 
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay 
 
Anh sẽ chép thơ trên thời gian 
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen 
Vì em hay một vừng trăng sáng 
Đã đắm trong lòng cặp mắt em ? 
 
Anh sẽ đàn những phím tơ trùng 
Anh đàn mà chả có thanh âm 
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ 
Để lúc xa vời đỡ nhớ nhung 
 
Paris có gì lạ không em ? 
Mai anh về mắt vẫn lánh đen 
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm 
Chả biết tay ai làm lá sen ? ... 

TUỔI 13 
  

 
Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng ?
Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay 
Trời nắng ngạt ngào tôi ở lại đây 
Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng 
 
Trời hôm ấy mười lăm hay mười tám 
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba . 
Tôi phải van lơn: ngoan nhé đừng ngờ 
Tôi phải dỗ như là tôi đã lớn 
 
Phải thẹn thò như sắp cưới hay vùa sêu 
Phải nói vơ vào, rất vội: người yêu 
Nếu ai có hỏi thầm : ai thế ? 
Tôi nói lâu rồi nhưng ngập ngừng khe khẻ 
 
Để giận hờn chim bướm trả dùm tôi 
Nhưng rồi lòng an ủi nắng chưa phai 
Tình chưa cũ vì tình chưa mới ... 
Má vẫn đỏ một màu con gái 
 
Với những lời hiền dịu nhưng chua ngoa 
Lòng vẫn ngỡ ngàng tóc ướp bằng thơ 
Sao hương sắc lên mắt mình tình tứ 
Và đôi mắt nhìn tôi ngập ngừng chim sẻ 
 
Đôi mắt nhìn trời nhè nhẹ mây nghiêng 
Tôi biết nói gì cả trăm phút đều thiêng 
Hay muốn nói nhưng lòng mình ngường ngượng 
Chân dịu bước và mắt nhìn vương vướng 
 
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi, 
Cả những giờ bên lớp học trường thi 
Tà áo khuất, thì thầm: "chưa phải lúc.." 

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc 
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trượng 
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương 
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím 
Chả có gì sao lòng mình cũng thẹn 
 
Đến ngượng ngùng bỡ ngỡ: hay là ai ...? 
Trăm bức thư lót giấy kẻ dòng đôi 
Mà nét chữ run run dù rất nhẹ 
Tôi đã viết hay chỉ thầm âu yếm kể 
 
Tôi đã nhìn hay lặng lẽ say sưa 
Và lo sợ khi lòng mừng quá đội 
Rồi trách móc trời không gần cho tay với 
Và cả nàng, hư quá! sao mà kiêu ... Nên đến trăm lần: "nhất định mình chưa yêu ..." 
  
Hôm nay nữa ... nhưng lòng mình ... sao lạ quá
  

Giám đốc sở tuổi 30: Nhân tài thời nào cũng có

- Đây quả thật là tuổi trẻ tài cao và đất nước thời nào cũng cần nhiều người như vậy.
Mấy năm gần đây thỉnh thoảng lại giật mình khi nghe tin người này, người kia được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo trong bộ máy công quyền. 
Giật mình vì những vị này đều còn rất trẻ và điều đó gợi lại cảm giác tự hào và thán phục thời đi học phổ thông, khi nghe thầy, cô giáo nói về các vị lãnh đạo cách mạng nước ta từ 1920 đến 1945 có rất nhiều người tuổi từ 25 đến 35. 
nhân tài, giám đốc sở, quảng nam,  Lê Phước Hoài Bảo, chuyên viên chính, chính trị cao cấp
Tân Giám đốc Sở KH-ĐT Quảng Nam Lê Phước Hoài Bảo
Đây quả thật là tuổi trẻ tài cao và đất nước thời nào cũng cần nhiều người như vậy. Trẻ thật và tài thật. Cho đến hôm nay, lại giật mình cái nữa khi đọc báo biết ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh năm 1985 được bổ nhiệm Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Nam. Giám đốc Sở KHĐT đầu tiên trong cả nước ở độ tuổi.
Đây đúng là một kỷ lục trong hệ thống hành chính. 
Kỷ lục vì học xong đại học rồi lại làm thạc sỹ 2 năm ở nước ngoài , như vậy ông Bảo ra làm việc mới chỉ vài năm mà đã được bổ nhiệm. 
Đây là một kỳ tích đáng để các bạn trẻ noi theo.
Tuy nhiên, với kỷ lục này mấy cơ quan có thẩm quyền ở trung ương không biết có nghĩ đến sửa tiêu chuẩn Giám đốc sở hay không để cho nhiều người tài thực sự khác có thể được bổ nhiệm như trường hợp ông Bảo. 
Cứ nghĩ đến tiêu chuẩn này lại ái ngại cho những người tuổi trẻ tài cao, vì nếu họ đáp ứng xong thì chắc không trẻ nữa. 
Xin lược mấy tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để bổ nhiệm Giám đốc sở: đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ từ chuyên viên chính trở lên (ai tốt nghiệp đại học xong, vào công chức hết tập sự, sau 9 năm mới đủ điều kiện đi thi nâng ngạch lên chuyên viên chính, như vậy suôn sẻ nhất thì cũng cỡ 33, 34 tuổi); tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp (công chức mới ra làm việc mới có mấy năm thì khó có cái này); tốt nghiệp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên; có 5 năm công tác trong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao...
Còn nhiều nữa, nhưng thôi chỉ kể mấy cái này và để các công chức trẻ, tài cao khắp cả nước vào Quảng Nam học kinh nghiệm làm thế nào để đáp ứng được ngần ấy cái khó vậy.
Trường hợp ngược không rút ra được cái gì bổ ích thì kiến nghị xóa triệt để cái gọi là tiêu chuẩn Vụ trưởng, Giám đốc sở... để rộng đường cho những người trẻ, thực sự có tài, có năng lực được bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở độ tuổi 30, như trường hợp ông Bảo.





Ký ức tuổi 16 nổi loạn của 'nữ hoàng' phim cấp 3

Vào những năm 1990, khi phim cấp 3 đang trong thời kỳ hoàng kim tại Hồng Kông, sắc đẹp và khả năng diễn xuất tốt đã khiến Thư Kỳ được mệnh danh là “Nữ hoàng phim người lớn”.
Suốt hơn 20 năm bước vào ngành giải trí, chặng đường của nữ diễn viên Thư Kỳ là quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ để trả giá cho sai lầm tuổi 16 và vươn lên khẳng định giá trị đích thực của bản thân.
Thư Kỳ hiện là ngôi sao lớn, vượt khỏi tầm ảnh hưởng ở châu Á. Cô đã vươn lên đẳng cấp quốc tế. Tuy vậy, nhắc đến Thư Kỳ, người ta vẫn ít nhiều gợi nhớ đến quá khứ của cô, nữ hoàng phim cấp 3 một thời. 
Tuổi thơ khắc nghiệt
Thư Kỳ tên thật là Lâm Lập Tuệ, sinh năm 1976 trong một gia đình nghèo tại Đài Loan. Mẹ sinh cô khi bà mới 18 tuổi. Cả bố mẹ cô đều là những người ít học, suốt ngày tất bật với công việc chân tay nhưng vẫn không mấy khi dư dả. Cuộc sống vất vả và nhận thức hạn chế khiến suy nghĩ và hành động của họ luôn giữ mãi lề thói bảo thủ, gia trưởng hà khắc. Họ thường dùng đòn roi mỗi khi muốn dạy dỗ con điều gì đó, thay vì lời nói ân cần.
Thư Kỳ kể: “Ví dụ, nếu em tôi lỡ tay làm vỡ một cái chén, và lại đổ thừa cho tôi, mẹ tôi khi đó sẽ không lắng nghe bất kỳ lời thanh minh nào của tôi. Đối với bà, thậm chí nếu đúng là tôi không làm vỡ chén, thì chắc chắn cũng là lỗi của tôi vì đã không ngăn nó lại".
Thư Kỳ, tuổi 16, nổi loạn
Thư Kỳ và ảnh hai chị em thời nhỏ.
Trong hoàn cảnh như vậy, cô bé Lập Tuệ dần hình thành thói quen im lặng, tự chủ và sẵn sàng nổi loạn. Cô hạn chế đến mức tối đa việc giao tiếp với bố mẹ vì lo sợ bất kỳ câu nói nào của mình cũng có thể làm họ nổi giận. 
Trong gia đình nặng nề tinh thần gia trưởng này, hoàn toàn không có điều gì đó gọi là sự dịu dàng, tình cảm giữa bố, mẹ và con gái, trái lại không khí dường như luôn gay gắt. Thậm chí, ngay cả khi muốn thể hiện sự quan tâm chăm sóc con, bố mẹ cũng luôn sử dụng những câu nói ngắn gọn đến lạnh lùng. Chỉ sau này lớn lên, Thư Kỳ mới hiểu hiểu bố mẹ yêu thương cô rất nhiều, nhưng theo cách của họ.
Với một cô bé có tâm hồn mộng mơ, yêu cái đẹp, cách ứng xử khắc nghiệt, lạnh lùng và khô khan của bố mẹ làm cô ngạt thở.
Chính vì vậy, thủa nhỏ Thư Kỳ và bố mẹ thường xuyên xung khắc nhau. Theo lời kể của những người hàng xóm, hình ảnh họ hay bắt gặp nhất là mẹ Thư Kỳ cầm một chiếc gậy đuổi theo cô con gái đang cắm đầu chạy bạt mạng hết con phố này đến con phố khác.
Tuổi 16 bốc đồng
Sinh ra trong một gia đình lao động nghèo, ít nhận được sự quan tâm của cha mẹ, cô bé Lập Tuệ đã hình thành tính độc lập và tự lập từ nhỏ. Năm 13 tuổi, cô đã biết tự kiếm tiền bằng cách bắt chước làm những mặt hàng thủ công mà ngày nhỏ vẫn làm giúp mẹ hàng ngày, rồi tự mình đi bán kiếm tiền sau giờ học. 
Năm 16 tuổi, Thư Kỳ bước vào thời con gái. Những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì cùng với những bức bách vì xung khắc với bố mẹ dồn nén quá lâu, cô thiếu nữ đã bỏ học và bỏ nhà ra đi. Trước đó, cô cũng từng bỏ nhà nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên cô thực sự quyết tâm ra đi. 16 tuổi, cô gái tuổi niên thiếu đã sống một mình suốt 6 tháng. Cô làm người mẫu nghiệp dư cho một công ty giải trí với những bộ ảnh hở hang và chính thức lấy nghệ danh là Thư Kỳ.
Như đã nói, gia đình Thư Kỳ rất cổ hủ, không bao giờ họ bộc lộ cảm xúc hay sự quan tâm công khai. Khi con gái bỏ đi, bố mẹ cô chưa từng nói câu: “Con đừng đi”, hay “Hãy về với bố mẹ”, hay điều gì đó tương tự. Trong gia đình ấy, các thành viên phải học cách tự cảm nhận tình cảm của nhau. Với một cô bé mới lớn, đó là một bài toán đố cực kỳ mệt mỏi và đáp số cô đưa ra luôn là con số không tròn trĩnh: Bố mẹ không hề quan tâm đến cô.
Thư Kỳ, tuổi 16, nổi loạn
Khi con gái bỏ đi, bố mẹ cô chưa từng nói câu: “Con đừng đi”, hay “Hãy về với bố mẹ”.
Thậm chí sau này, khi gia đình biết cô chụp ảnh và đóng phim người lớn, mặc dù tất cả mọi người đều tỏ ra phiền lòng nhưng cũng không ai ân cần chỉ bảo, nói cho cô biết điều gì là đúng, điều gì sai. Bản thân người mẹ cũng chỉ lặng lẽ khóc và không nói gì về việc đó với cô. “Mọi người chỉ tỏ thái độ không hài lòng và âm thầm chờ tôi thức tỉnh. Nhưng làm thế nào mà tôi thức tỉnh, khi tôi không hề thấy rằng tôi đang làm gì sai?”, Thư Kỳ nói trong một cuộc phỏng vấn.
Nửa năm sau khi bỏ nhà đi, Thư Kỳ mới lần đầu nhận ra mẹ và cảm nhận hết về mẹ. Đó là khi cô bị tai nạn xe hơi trong lúc tham gia đua xe cùng nhóm bạn. Mẹ cô tới bệnh viện thăm con. Vẫn giữ vẻ lạnh lùng, bà chỉ vào con gái và hét vào mặt cô. Lúc đó, cô cảm thấy tức tối và xấu hổ. Sau khi bà rời đi, bạn bè đến thăm cô và cho biết, họ nhìn thấy bà đang đứng khóc một mình bên ngoài bệnh viện. 
Khẽ lau giọt nước mắt trên má, Thư Kỳ nhìn phóng viên và nói trong khi trả lời phỏng vấn: Một hình ảnh khác ám ảnh tôi khi đó là tóc mẹ tôi đã có rất nhiều sợi bạc trong khi bà mới chỉ hơn 30 tuổi”. Đó cũng là lúc cô thiếu nữ quyết định trở về với gia đình.
Sa chân tuổi 17
Như bao cô gái mới lớn khác, ở tuổi 17 Thư Kỳ cũng rất mộng mơ và có thần tượng riêng của mình. Ngôi sao mà cô yêu thích chính là Veronica Yip. Veronica Yip từng đăng quang trong cuộc thi Hoa hậu châu Á và trở nên nổi tiếng khi tham gia bộ phim cấp ba Pretty Woman. Vì vậy, năm 17 tuổi, cô quyết định tới Hồng Kông để thực hiện giấc mơ.
Hành trang mà cô gái trẻ mang theo lúc đó là sắc đẹp rạng ngời và niềm tin rằng nếu Veronica làm được thì cô cũng sẽ làm được và cô sẽ làm bất cứ điều gì để nổi tiếng. Tuy nhiên, sau này, Thư Kỳ ngậm ngùi chia sẻ: “Lúc đó tôi chỉ mới 17 tuổi, tôi thậm chí không ý thức rõ ràng những gì tôi đang làm, và tôi không thể biết cái giá mà tôi sẽ phải trả cho những sai lầm của mình”.
Thư Kỳ, tuổi 16, nổi loạn

Tuổi 17 đầy sức sống của Thư Kỳ
Ở tuổi 17, Thư Kỳ thì đã thực hiện hàng loạt bộ ảnh khỏa thân cho các tạp chí dành cho đàn ông. Nói về việc chấp nhận thực hiện các bộ ảnh này, Thư Kỳ thổ lộ: “Lúc đó tôi quá ngây thơ. Đại diện của tôi nói rằng, đó là một hình thức nghệ thuật. Họ trang trí bằng những mỹ từ rất lọt tai, như 'nghệ thuật', 'thẩm mỹ' để dụ dỗ tôi”. Và cô gái trẻ tự nhủ: “Tại sao không nhỉ? Những bức ảnh đó sẽ là dấu ấn tuổi trẻ, khi một mai mình già đi”.
Còn với các bộ phim, Thư Kỳ cũng thật thà chia sẻ: “Tôi không hề mảy may dừng lại để nghĩ rằng mình đang làm sai điều gì. Khi đóng phim, tôi chỉ nghĩ đơn giản tôi đang tương tác với các diễn viên khác, đang diễn xuất để tạo ra một câu chuyện”.
Suy nghĩ ngây thơ và giản đơn đó đã khiến cô gái trẻ hoàn toàn thoải mái khi liên tiếp nhận những bộ phim cấp 3 có yếu tố sex cực nặng. Vào những năm 1990, khi phim cấp 3 đang trong thời kỳ hoàng kim tại Hồng Kông, sắc đẹp và khả năng diễn xuất tốt đã khiến Thư Kỳ được mệnh danh là “Nữ hoàng phim người lớn”.
Từ nữ hoàng cởi đồ thành ngôi sao đẳng cấp
Mặc dù thiếu sự định hướng và khuyên bảo của người lớn nhưng giọt nước mắt âm thầm của mẹ, cùng với suy nghĩ chín chắn của bản thân, Thư Kỳ từng bước từ bỏ dòng phim cấp 3, chuyển sang đóng phim chính thống, bằng việc chấp nhận hàng loạt vai diễn phụ.
Tài năng đích thực luôn có thể tỏa sáng khi người ta ở bất kỳ vị trí nào. Diễn xuất xuất sắc của Thư Kỳ đã mang về cho cô giải thưởng chuyên môn đầu tiên. Trong năm 1997, cô tham gia hàng loạt phim, trong đó vai diễn trong phim Viva Erotica (Sắc tình nam nữ) đã mang đến giải Kim Tượng, một giải thưởng điện ảnh lớn của Hồng Kông, cho Diễn viên phụ xuất sắc.
Thư Kỳ, tuổi 16, nổi loạn
Thư Kỳ nhận giải Kim Mã năm 2005 cho vai diễn trong phim Three Times
Giải thưởng này giúp tên tuổi Thư Kỳ bắt đầu tỏa sáng. Cô được nhiều đạo diễn để mắt và từng bước thoát khỏi cái bóng của một nữ diễn viên phim cấp 3. Từ đó, cô tiếp tục nỗ lực không ngừng để đảm nhận những vai diễn có chiều sâu, chứ không đơn thuần chỉ là việc cởi đồ.
Không chỉ chinh chiến trong nước bằng hàng loạt vai diễn ấn tượng, cô còn vươn xa ra thị trường thế giới với vai diễn trong phim bom tấnNgười vận chuyển năm 2002.
Tuy vậy, trong thời gian này, nhiều vai diễn trong các bộ phim chính thống vẫn mang đậm yếu tố nóng bỏng, vốn là một trong những thế mạnh của Thư Kỳ, khiến khán giả vẫn khó lòng nhìn nhận cô như một diễn viên đích thực và bóng ma “nữ hoàng phim khiêu dâm” vẫn đè nặng cuộc sống và sự nghiệp của cô.
Một bước ngoặt vô cùng lớn của Thư Kỳ, đánh dấu chặng đường lột xác thành công của cô, đó là vào năm 2005, cô đã nhận được giải thưởng Kim Mã ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong bộ phim Best of Times (còn được gọi là Three Times).
Giải thưởng đã ghi nhận tài năng và nỗ lực không ngừng nghỉ của cô. Thư Kỳ đã khóc như mưa khi được xướng tên nhận giải. 
Ngay sau đó, việc làm đầu tiên của cô là gọi điện để thông báo cho người quan trọng nhất. “Mẹ ơi!”, cô ngọt ngào cất tiếng gọi. Thoáng chút ngạc nhiên, người mẹ hỏi: “Có chuyện gì?” - “Mẹ, con đã nhận được rồi, giải thưởng Kim Mã dành cho diễn viên xuất sắc nhất”. Ở đầu dây bên kia, chỉ có một tiếng “Ồ”, rồi im lìm. Bên này, trong lòng cô con gái bỗng nhói lên cảm giác bối rối, hụt hẫng. Một lát sau, em trai cô cầm máy, nói: “Chị à, mẹ đang khóc!”
Giải thưởng quan trọng này phút chốc nâng tên tuổi Thư Kỳ lên hàng ngôi sao và dần đưa cô trở thành nữ diễn viên triệu đô của điện ảnh Hoa ngữ.
Thư Kỳ, tuổi 16, nổi loạn
Thư Kỳ tại LHP Cannes lần thứ 68.
Thời gian tiếp theo, Thư Kỳ thường chỉ đảm nhận những bộ phim nghệ thuật kén khán giả, hoặc những bộ phim thị trường bom tấn. Đơn cử như năm 2008, bộ phim If You Are the One (Phi thành vật nhiễu) do cô tham gia bội thu phòng vé tới 49 triệu USD, phim Tây du ký: Mối tình ngoại truyện năm 2013 đạt doanh thu kỷ lục với 1,24 tỷ Nhân dân tệ. 
Mới đây, bộ phim mới nhất Nhiếp Ẩn Nương do Thư Kỳ thủ vai chính đã được đề cử Cành cọ vàng cho phim hay nhất tại LHP Cannes lần thứ 68 và đoạt giải Đạo diễn xuất sắc (cho Hầu Hiếu Hiền). Bộ phim cũng vừa được chọn là đại  diện cho Đài Loan gửi đi tranh giải Oscar 2016.
Giờ đây, không chỉ là diễn viên hạng A của ngành giải trí Hoa ngữ, tên tuổi Thư Kỳ còn đảm bảo cho sự thành công phòng vé của bất kỳ bộ phim nào.
Ở tuổi 39, Thư kỳ trở thành ngôi sao nổi bật hàng đầu châu Á. Mọi bước đi của cô đều được truyền thông và khán giả săn đón nhiệt liệt. Thư Kỳ đã làm nên điều thần kỳ và truyền cảm hứng vô tận cho những diễn viên có xuất phát điểm thấp noi gương. Nhưng quan trọng hơn, cô đã chứng minh cho cả thế giới thấy một điều, mọi người đều có quá khứ nhưng giá trị đích thực của bạn rồi sẽ tỏa sáng và được tôn vinh khi bạn không ngừng nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh.