Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2020

Nhà có gia huấn thì ấm áp mà bình yên

 


1. Ngô kiến thế gian vô giáo nhi hữu ái, mỗi bất năng nhiên (Có một kiểu cha mẹ không dạy dỗ con cái mà chỉ chiều chuộng, thường không cho đó là điều to tát lắm)

Nguyên văn: “Ngô kiến thế gian vô giáo nhi hữu ái, mỗi bất năng nhiên, ẩm thực vận vi, tứ kỳ sở dục, nghi giới phiên tưởng, ứng ha phản tiếu, chí hữu thức tri, vị pháp đương nhĩ, kiêu mạn dĩ tập, phương phục chế chi, chùy thát chí tử nhi vô uy, phẫn nộ nhật long nhi tăng oán, đãi ư thành trường, chung vi bại đức”.

Thấy rằng trên đời có một kiểu cha mẹ không dạy dỗ con cái mà chỉ chiều chuộng con cái, thường không rằng đó là điều to tát gì. Con cái muốn ăn, muốn làm gì thì tùy thích, không quản chế. Những lúc cần răn dạy thì lại khích lệ, những lúc dạy bảo nghiêm khắc thì lại vui cười. Đến khi con cái lớn hơn và hiểu chuyện thì chúng lại cho rằng đạo lý vốn dĩ là vậy. Cho đến việc chúng kiêu ngạo đã trở thành thói quen thì cha mẹ mới ngăn cấm. Lúc này dù có nóng giận dạy bảo, đánh đập nghiêm khắc cũng không lấy được sự tôn nghiêm, tức giận gay gắt hơn còn tăng thêm oán hận. Cho đến khi con cái trưởng thành thì chúng đã trở thành kẻ đạo đức bại hoại.

2. Giáo phụ sơ lai, giáo nhi anh hài (Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở còn mới về)

Ý nói rằng thực thi giáo dục đối với một người cần phải áp dụng đúng lúc và sớm nhất có thể.

3. Nhân sinh tiểu ấu, tinh thần chuyên lợi (Con người ta lúc còn nhỏ, dễ dàng chuyên tâm)

Nguyên văn: “Nhân sinh tiểu ấu, tinh thần chuyên lợi, trưởng thành dĩ hậu, tư lự tản dật, cố tu tảo giáo, vật thất cơ dã”.

Lúc còn nhỏ, con người ta dễ dàng chuyên tâm, khả năng tập trung cũng cao. Khi lớn lên thì tinh thần phân tán, không tập trung được như trước nữa. Vậy nên giai đoạn còn nhỏ là rất đáng quý, cần tận dụng tốt thời điểm này để thực thi giáo dục.

4. Phụ mẫu uy nghiêm nhi hữu từ, tắc tử nữ úy thận nhi sinh hiếu hĩ (Cha mẹ trước mặt con cái vừa uy nghiêm, vừa yêu thương thì con cái kính sợ, cẩn thận mà lại hiếu thuận)

Điều này là có thể tham khảo mà ứng dụng được. Cha mẹ trước mặt con cái nếu có thể giữ được sự thương yêu lại giữ được sự uy nghiêm thì con cái con cái sẽ kính cẩn, mà lại hiếu thuận với cha mẹ.

5. Nhân tại niên thiếu, thần tình vị định (Lúc niên thiếu thái độ, tinh thần còn chưa định hình)

Nguyên văn: “Nhân tại niên thiếu, thần tình vị định, sở dữ khoản hiệp, huân tứ đào nhiễm, ngôn tiếu cử động, vô tâm ư học, tiềm di ám hóa, tự nhiên tự chi, hà huống thao lữ nghệ năng, giảo minh dịch tập giả dã!”.

Con người ta lúc còn niên thiếu, tinh thần thái độ còn chưa định hình, khi qua lại thân mật với người khác sẽ chịu ảnh hưởng từ người đó. Từng lời nói cử chỉ của người ta, tuy không cố ý học nhưng sẽ vô hình trung làm theo mà không hay biết. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là như vậy.

6. Phu phong hóa giả, tự thượng nhi hành ô hạ giả dã (Việc giáo dục là thúc đẩy từ trên xuống dưới, là từ trước đến sau)

Nguyên văn: “Phu phong hóa giả, tự thượng nhi hành ô hạ giả dã, tự tiên nhi thi ô hậu giả dã, thị dĩ phụ bất từ tắc tử bất hiếu, huynh bất hữu tắc đệ bất cung, phu bất nghĩa tắc phụ bất thuận hĩ”.

Việc giáo dục là từ trên xuống dưới, từ trước đến sau. Cha không từ ái thì con sẽ khó được hiếu thuận, anh chị không thân thiện thì các em khó cung kính, chồng không nhân nghĩa thì vợ cũng không ngoan ngoãn dịu dàng được.

7. Nhiên tắc khả kiệm nhi bất khả lận dĩ, kiệm giả; tỉnh xa, kiệm nhi bất lận, khả hĩ (Tiết kiệm mà không keo kiệt bủn xỉn)

Việc tiết kiệm là hợp với lẽ thường, là việc không lãng phí. Còn keo kiệt là ngay trong những lúc cấp bách cần dùng cũng không chịu chi ra một đồng. Nếu có thể làm tiết kiệm mà không keo kiệt bủn xin, cho đi mà không hoang phí, như thế thật là quá tốt rồi.

(7 điều nằm trong rong cuốn cổ thư “Nhan thị gia huấn” (Gia huấn họ Nhan) của học giả nổi tiếng thời Nam Bắc triều Nhan Chi Thôi)

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

55 câu hoành phi

 Trích lời giới thiệu của sách “ Ngày nay số người biết chữ Hán và tinh thông văn học cổ để có thể làm được câu đối cũng hiếm dần, có nơi phải đi từ xã này sang xã khác hoặc huyện khác mới nhờ người viết hộ. Để khắc phục tình trạng đó, chúng tôi làm nhiệm vụ sưu tập “Mẫu câu đối hoành phi thường dùng” nhằm giúp các bạn không biết chữ Hán, chữ Nôm cũng có thể tự viết cho mình, đỡ phải mượn người viết hộ.”

Dưới đây là 55 câu hoành phi được trích từ cuốn “Mẫu câu đối hoành phi thường dùng” do Tân Việt- Thiều Phong tuyển dịch và giới thiệu, sách do nhà XBVH Dân tộc in lần thứ 12 năm 2008. Xin phép tác giả cho ngocsac đánh lại và chia sẻ trên Blog của mình.

A/ Mẫu Hoành phi tại Đình Miếu và Nhà thờ Tổ
1/万古英灵 Vạn cổ anh linh (muôn thủa linh thiêng)
2/护国庇民 Hộ quốc tí dân (bảo vệ nước, che chở dân)
3/追年前恩 Truy niệm tiền ân (tưởng nhớ ơn xưa)
4/留福留恩 Lưu phúc lưu ân (lưu giữ mãi ơn đức)
5/海德山功 Hải đức sơn công (công đức như biển rộng núi cao)
6/祭神如神在 Tế thần như thần tại (tế thần như thần đang sống)
7/事死如事生 Sự tử như sự sinh (thờ sau khi thác cũng như sau khi sống)
8/德流光 Đức lưu quang (đức độ tỏa sáng)
9/福来成 Phúc lai thành (phúc sẽ tạo nên)
10/福满堂 Phúc mãn đường (phúc đầy nhà)
11/木本水源 Mộc bản thủy nguyên (cây có gốc, nước có nguồn)
12/饮和思源 Ẩm hà tư nguyên (uống nước nhớ nguồn)
13/有开必先 Hữu khai tất tiên (có mở mang hiển đạt là nhờ phúc ấm đời xưa)
14/克昌厥后 Khắc xương quyết hậu (thịnh vượng cho đời sau)
15/光前裕后 Quang tiền dụ hậu (làm rạng rỡ đời trước, nêu gương sáng cho đời sau)
B/ Mẫu Hoành phi tại Nhà thờ tiểu chi và Bàn thờ gia tiên.
1/善最乐 Thiện tối lạc (làm điều lành được vui nhất)
2/必有兴 Tất hữu hưng (ắt sẽ hưng thịnh)
3/百忍泰和 Bách nhẫn thái hòa (trăm điều nhịn nhau giữ được hòa khí)
4/百福骈溱 Bách phúc biền trăn (trăm phúc dồi dào)
5/五福临门 Ngũ phúc lâm môn (năm phúc vào cửa: phú, quý, thọ, khang,ninh)
6/积善余庆 Tích thiện dư khánh (làm điều thiện sẽ được hưởng tốt lành)
7/忠厚家声 Trung hậu gia thanh (nếp nhà trung hậu)
8/庆留苗裔 Khánh lưu miêu duệ (điều tốt lành giữ lại cho đời sau)
9/永绵世泽 Vĩnh miên thế trạch (ân trạch tổ tiên kéo dài nhiều đời sau)
10/万古长春 Vạn cổ trường xuân (muôn thuở vẫn còn tươi tốt)
C/ Mẫu Hoành phi trang trí, chúc tụng hay trướng mừng
1/福禄寿成 Phúc lộc thọ thành ( được cả phúc, lộc, thọ; mừng thọ)
2/家门康泰 Gia môn khang thái (cửa nhà rạng rỡ yên vui)
3/和风瑞气 Hòa phong thụy khí (gió êm dịu, khí ấm nồng)
4/兰桂腾芳 Lan quê đằng phương (ý mừng nhà con cháu đông đúc, sum vầy)
5/增财进禄 Tăng tài tiến lộc (được hưởng nhiều tài lộc)
6/寿星辉 Thọ tinh huy (sao thọ chiếu sáng)
7/斗星高 Đẩu tinh cao (sao đẩu cao- sao đẩu là biểu tượng thầy giáo)
8/寿曜长辉 Thọ diệu trường huy (sao thọ chiếu sáng lâu dài)
9/寿进康期 Thọ tiến khang kỳ (chúc mạnh khỏe sống lâu muôn tuổi)
10/春松永茂 Xuân tùng vĩnh mậu (cây thông mùa xuân tươi tốt mãi)
11/龟鹤长春 Quy hạc trường xuân (tuổi xuân dài như rùa và hạc)
12/海屋添筹 Hải ốc thiêm trù (chúc mừng thêm tuổi)
13/喧和岁月 Huyên hòa tuế nguyệt (tháng năm đầm ấm, tươi vui)
14/寿脉延长 Thọ mạch diên trường (mạch thọ kéo dài)
15/百年皆老 Bách niên giai lão (mừng thọ ông bà, cháu con đông đúc, chỉ dùng trong trường hợp mừng song thọ)

D/ Trướng điếu lễ tang
1/生寄死归 Sinh ký tử quy (sống là gửi, thác là về)
2/一旦无常 Nhất đán vô thường (một buổi sớm bất thường)
3/壹朝千古 Nhất triêu thiên cổ (một buổi sáng thành người thiên cổ)
4/化机难测 Hóa cơ nan trắc (máy tạo hóa khó lường)
5/难挽芸车 Nan vãn vân xa (không cách nào líu lại được xe mây)
6/千秋永别 Thiên thu vĩnh biệt (ngàn năm cách biệt)
7/仙景闲游 Tiên cảnh nhàn du (dạo chơi tiên cảnh)
8/西方极乐 Tây phương cực lạc (sang miền Cực lạc ở Tây Trúc)
9/哀惜无边 Ai tích vô biên (vô cùng thương tiếc)
10/永想无忘 Vĩnh tưởng vô vong (tưởng nhớ mãi không quên)
11/星移芸散 Tinh di vân tán ( sao dời mây tan)
12/芸暗瑶池 Vân ám Dao Trì (mây ám chốn Dao Trì)
13/阴德不忘 Âm đức bất vong (không quên âm đức)
14/昊天望极 Hạo thiên vọng cực (ngóng lên trời cao)
15/永垂不朽 Vĩnh thùy bất hủ (đời đời bất diệt, dành cho liệt sĩ)

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

LỤC TỔ


-----------------------
Sử làng đã ghi: Trong cơn Minh hỏa đầu thế kỷ 15, giặc Minh xân lược nước ta, dân làng phải phiêu tán khắp nơi, làng xóm tiêu điều xơ xác, rừng rậm âm u... sau chiến thắng của Bình Định vương Lê Lợi (năm 1428), chính quyền Lê sơ đã giúp dân hồi cơ tạo lập lại quê hương bản quán. Lúc đó, trong làng có 6 cụ đứng đầu các họ Nguyễn, Trần, Lê, Ngô, Đỗ, Đặng đã kêu gọi bà con tá túc ở Cẩm Giang trở về xây dựng lại làng cũ. Nhân dân Cẩm Giang đã giúp đỡ dân Đình Bảng trong công cuộc tái thiết lại làng. Mối tình kết nghĩa "chạ anh - chạ em" giữa Đình Bảng và Cẩm Giang được nảy sinh từ đấy.
Sáu cụ Tổ (Lục Tổ), đó là các cụ: Nguyễn Tự Thọ, Trần Hữu Bảo, Lê Kim Toán, Ngô Văn Chừng, Đỗ Cư Tính và Đặng Văn Thái (1). Ở sau đình làng có tháp Lục Tổ để ghi nhớ công ơn sáu cụ tôt đã tái lập lại làng nhà.

CỖ THỊT CHUỘT


Từ lâu lắm rồi, thiên hạ đồn thổi “cỗ Đình Bảng không có món thịt chuột là không to”. Đó là lời ngoa truyền cho vui như đòi ăn gan ruồi, trứng trâu... kiểu như thi nói khoác của các tay “phó phét” làng Đông An trên Yên Phong ấy thôi.
Cỗ bàn đám xá ở Đình Bảng xưa nay đứng cỡ số 1 của xứ Bắc Kỳ, hàng năm trong làng có đến trên 300 đám cỗ bàn cưới xin, giỗ chạp, khao vọng, lễ tiết... chả thế mà có những nhà, những họ (hoạt động như công ty TNHH bây giờ) chuyên giết lợn làm giò chả, “Nem Báng” là đặc sản tiến vua), có nhiều nhà chuyên làm bánh gio, bánh xu xuê, có các vị đầu bếp chuyên “đi làm giúp” việc cỗ bàn trong họ, trong làng. làng Đình Bảng đã tồn tại mấv nghìn năm nay, loi hôn nhân “ta vể ta tắm ao ta” thì cả làng ai mà chả có họ với nhau.
Thịt chuột ở Đình Bảng là một thứ ăn chơi lúc nông nhàn. Nhà nào cũng nuôi 1 đến 2 con chó săn có tài đánh hơi bắt chuột, được tuvển chọn đúng nòi chó săn chuột truyền thống. Chó săn được luyện từ lúc còn nhỏ, thường bắt chuột nhắt, chuột con cho “ngửi” bắt hơi, cho tập vồ, tập cắn, tập tha (không được ăn, không được cắn chết). Rồi thả chuột vào hang bắt chó cún đi “tìm”, thả chuột xuống ao cho cún bơi, ngoạm đưa vào bờ cho chủ. Tập đánh hơi vào các hang xem hang nào có chuột thì phải nhẹ nhàng “vẫy đuôi” để chuột khỏi thấy động vọt ra mất... luyện chó săn công phu tỉ mỉ như “tướng quân luyện chiến mã” để khi vào cuộc săn phải đạt tiêu chí “con chó này hay chuột”, đã đi sản là “đầy vịt” trở về...
Dụng cụ đồ nghề đi săn chuột gồm: một cái vịt (giỏ to đan theo hình con vịt), cài cái dọng (ông tre chẻ một đầu có nơm) để đơm chuột lối cửa hang, một cái dầm (thuổng) để đào hang bắt chuột, một cái gầu con để múc nước (đo vào hang chuột ỏ vị trí thấp) một con dao rựa để chặt chỗ cây cối um tùm tìm lối vào hang chuột, một móc sắt cán dài, một con cúi rơm đượm lửa để hun chuột...
Tháng ba, ngày tám, rỗi rải, thong thả việc ruộng đồng... đi săn chuột ít ra là ông cháu hay hai bố con vai đeo, tay xách đồ nghề “huýt” chó đi săn...
Đông vui ra là mấy anh em con chú con bác hay hàng xóm láng giềng hai ba nhà rủ nhau đi săn chuột với qui mô lớn. Đi săn chủ yếu là săn chuột đồng, thường cư trú ở các bờ đầm, bờ ao, bờ ruộng cao (chuột đồng chủ yếu ăn lúa, ngô, khoai, cua ốc, tôm tép). Hang chuột đồng cao ráo sạch sẽ, con to thường cỡ chuôi dao, chuôi liềm, lông mượt óng xám khá đẹp. (áo màu lông chuột khối người ưa thích).
Việc làm thịt chuột quả là một nghệ thuật ẩm thực cao siêu. Tôi từ nhỏ đã đi săn chuột với thầy tôi, ông ngoại và các bác nên vào nghề cùng khá thuần thục. Thao tác thịt chuột khó nhất là làm lông. Nước đun đạt độ lăn tăn nóng già (chưa sôi). Tay trái tóm gáy, tay phải cầm đuôi chuột quay quay mấy vòng (để khỏi cắn) rồi vung tay đập “bộp” vừa đủ để chuột chết một cách nguyên vẹn, rồi nhúng nhanh vào nồi nước nóng già, nhắc ra thật nhanh, còn nóng không đủ độ bỏng tay, tay trái giữ chuột, tay phải dùng ngón cái miết mạnh vừa phải từ gáy đến khấu đuôi để lông chuột bong ra, một vệt da chuột trắng tinh... cứ thê miết, vặt... loáng một cái là xong một con, rồi hết cả “Vịt”. Rửa sạch, chặt bỏ đầu đuôi chân cẳng, chỉ lấy thân mình chuột. Mổ bụng bỏ sạch lòng ruột, chỉ để lại gan tim, hai hòn dái rồi, dốc ngược treo cho ráo nước (không rửa lại - sơ tanh nhão).
Có hai cách chế biến thịt chuột: Những con to, kha khá thì đem luộc chín, ép lá chanh rồi chặt ra miếng to, như miếng thịt gà, ăn dai ngon thơm chẳng kém thịt gà. Còn tất cả chặt miếng nhỏ vừa một gắp, một miếng (vừa mồm) đem rang với hành răm nước mắm... ăn nóng sốt khá hấp dẫn mà mùa rét để qua đêm thành thịt đông cũng rất ngon như thịt gà kho đông vậy. Trong món thịt chuột rang hành răm nước mắm mỡ lợn này, riêng tôi: tôi khoái nhất là ăn các miếng gan chuột, nó cưng cứng, bùi bùi, đậm đậm đến tê cả lưỡi, sướng cả mồm....
Thịt chuột săn được ít, hiếm, quí như vậy lấy đâu số lượng vừa để bày cỗ? mấy anh em đi săn về nhiều khi đánh chén còn phải thêm một con chó, một cỗ lòng lợn tiết canh hoặc vài con gà con vịt mới đủ bữa nữa là... nếu nói là cỗ thì chỉ có khách quí mới được mời xơi thưởng thức món thịt chuột Đình Bảng là vậy chăng?
Chuyện kể rằng: vào những năm 30 của thế kỷ trước, một bữa quan Tây, quan ta về Đình Bảng được Lý trưởng thết một bữa cỗ thịt chuột. Ăn xong, quan Tây phát biểu cảm tưởng: “món thịt thỏ hôm nay nhà thầy Lý nấu rất ngon”.
Lý trưởng thưa: “dạ, không phải... đó là món thịt chuột đấy ạ!”. Tất cả quan Tây quan ta đều trơn mắt ngạc nhiên. Thầy Lý phân trần: “đó là thịt chuột đồng, dân Đình Bảng săn được để ăn chơi và thết khách quí...”, tất cả “ồ...” khoái chí và hẹn thầy Lý lần sau về Đình Bảng nhớ lại cho được ăn cỗ thịt chuột như hôm nay.
Cỗ thịt chuột ở Đình Bảng đã đạt tiêu chí nghệ thuật ẩm thực, tiếng lành đồn xa là thế.
Trích CỔ PHÁP CỐ SỰ tập 1 của Nhà văn Nguyễn Khôi

(Giải thưởng VHNT Thủ Đô -2008)

CẦU BÀ TÉP


-------------------------------------------
Từ Hà Nội về Đình Bảng theo quốc lộ số 1A qua chùa Dận, qua cây số 15 một chút là đến cầu Bà Tép (một quán nước) bên trái lề đường, rồi rẽ phải đi qua một đoạn đường gấp khúc hình thước thợ, đi giữa cổng trường và ao trường, tới cổng Ba - cổng vào làng Đình Bảng ta xưa.
“Cầu Bà Tép” không phải là cái cầu như ta vẫn tưởng. Đó là cái quán bán nước cho khách qua đường. Từ Hà Nội, Yên Viên, Đa Hội về. Từ Sặt Đồng, Sặt Bính sang, từ Phủ Từ, chợ Giầu xuống… là nơi dừng chân, đỗ xe để hỏi thăm “Vào làng Đình Bảng”.
"Cầu Bà Tép" còn là nơi cửa lối vào làng, nằm trên đường Thiên Lý, (đường dài) Thăng Long - đi Ải Nam Quan. Ở đấy có một cái quán, một bà hàng nước (một cô gái) như bao quán nước bên đường khác. Một ngày kia, có một chàng phù thủy cao tay ghé qua, thây cô hàng nước có duyên, chàng ta hứng lên “ra tay” chọc ghẹo. Hễ cứ bát nước vối nóng nào do cô chủ quán rót mời khách, khi bưng lên miệng là người uống thấy có con tép (cá con) bơi trong bát nước đang bốc khói - khách ghê là, đặt bát nước xuống mặt chõng thì con tép lại biến mất. Cứ thế, cứ thế... rồi thành sự tích - cái quán nước đầu làng Đình Bảng ấy trở thành một địa danh rất quê “Cầu Bà Tép”.

Địa điểm Cầu Bà Tép hiện nay đã bị xê dịch lên phía Từ Sơn vài chục mét, để khớp đối diện với đúng cửa vào làng kề ngay bên đường số 1. Đường thước thợ xưa đã được nắn thẳng vì ngày nay là thời văn minh con cháu không còn mê tín, không sợ, không kiêng con đường đâm thẳng vào cửa nhà (cổng làng) mình như các cụ ta lúc dân trí còn thấp còn tin vào địa lý phong thủy; và cầu Bà Tép cũng di dời theo thời thế là vậy.
----------------------------------------------
-Trích: Cổ Pháp Cố Sự, tập 1 -

Chùa Kim Đài

 Chùa Kim Đài ở Bắc Ninh là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Tương truyền Lý Công Uẩn – tức vua Lý Thái Tổ, người sáng lập triều Lý - lúc còn nhỏ đã từng làm chú tiểu tại chùa.

Nằm tại xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, chùa Kim Đài (còn gọi là chùa Đài, chùa Quỳnh Lâm, chùa Lục Tổ) là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.
Theo sử sách, chùa được xây từ thế kỉ thứ 8. Đến thế kỉ 9, thiền sư Định Không mở rộng chùa, đặt tên chùa là Quỳnh Lâm tự, cho tạc khánh bằng đá to nổi tiếng.
Đến thời nhà Lý, chùa Kim Đài trở thành một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất, là nơi thờ cúng Phật của các quý tộc.
Tương truyền Lý Công Uẩn – tức vua Lý Thái Tổ, người sáng lập triều Lý - lúc còn nhỏ đã từng làm chú tiểu tại chùa.
Sang thời Trần, Kim Đài cổ tự không còn được quan tâm nên xuống cấp dần.
Vào thời nhà Minh xâm lược Việt Nam (1407-1427), chùa bị tàn phá nghiêm trọng.
Mãi cho tới thời Lê Mạt, năm thứ 22 niên hiệu Chính Hòa (tức năm 1701), quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Long là vợ chúa Trịnh Căn cho xây lại chùa khang trang.
Đến thời Nguyễn, chùa bị thu nhỏ quy mô và năm 1952 bị tổn hại nặng nề khi quân Pháp đốt trụi tòa tam bảo và nhà khách của chùa.
Ngày nay, chùa đã được tôn tạo lại và trở thành một di tích lịch sử, văn hóa quan trọng, thu hút nhiều du khách của tỉnh Bắc Ninh.

Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-9


Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?

Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-3

Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-2

Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-5Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-4


Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-6


Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-7


Ngoi chua vua Ly Thai To tung lam chu tieu co gi dac biet?-Hinh-8









Chùa Quỳnh Lâm - Đệ nhất danh lam cổ tích của nước An Nam



Từ Hà Nội, xuôi theo quốc lộ 18, đến ngã tư Đông Triều (Quảng Ninh), rẽ trái và đi khoảng 3,5 km nữa, du khách sẽ đến một trong những di tích Phật giáo một thời vang bóng: chùa Quỳnh Lâm.
Chùa Quỳnh Lâm nằm trên đồi trong dãy núi vòng cung Đông Triều, thuộc xã Tràng An, huỵện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chùa nằm ở trung tâm ba xóm Thượng, Hạ, Sinh. Phía trước cửa chùa là hồ nước lớn, ba phía còn lại là đồi núi bao bọc. Thế đất này được gọi là thế ngai vàng, hay thế "Rồng chầu hổ phục".
Chùa được khởi dựng từ thời Lý. Vào thời này, khi Quốc Sư Minh Không trụ trì, ngài đã đã cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao 6 trượng 6 thước, được coi là một trong "An Nam tứ đại khí" (bốn báu vật lớn của Việt Nam) và một tấm bia đá lớn cao 2,43 m, ngang 1,54 m, khắc chữ ở hai mặt với hoa văn hình rồng uốn lượn mềm mại. Hiện tấm bia này vẫn còn được lưu lại tại Chùa.
Chùa Quỳnh Lâm  trở thành một trung tâm Phật giáo của cả nước từ lúc Thiền sư Pháp Loa – đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm lập Viện Quỳnh Lâm vào năm 1316. Viện Quỳnh Lâm có kiến trúc đồ sộ và được hoàn chỉnh vào năm 1329. Khi đó, Quỳnh Lâm trở thành "Đệ nhất danh lam cổ tích của nước An Nam". Đây là nơi trung tâm truyền kinh giảng đạo và đào tạo hàng ngũ sư sãi cho đạo Phật. Tương truyền chùa rộng đến nỗi các chiến mã chạy một vòng quanh chùa cũng mệt đổ mồ hôi.
Năm 1319, Thiền sư Pháp Loa đã kêu gọi tăng nhân và Phật tử chích máu in hơn 5.000 quyển kinh Đại Tạng cất giữ ở Quỳnh Lâm viện. Năm 1328 Ngài lại cho đúc một pho tượng Di Lặc. Sau đó Ngài tâu xin nhà vua cho được kéo tượng từ nền điện lên bảo toạ để dát vàng. Năm 1329, Thiền sư Pháp Loa cho đem theo một phần tro hài cốt của vua Nhân Tông (vị tổ thứ nhất của thiền Trúc Lâm) về đặt trong tháp đá của ở Quỳnh Lâm.
Có một câu chuyện thú vị và hy hữu xảy ra dưới thời vua Trần Minh Tông, một nhà nho đã làm giám tự chùa Quỳnh Lâm. Số là thấy nhà Nho Trư¬ơng Hán Siêu là ng¬ười hăng hái bài Phật, nhà vua liền cử ông đến làm Giám tự chùa Quỳnh Lâm (khoảng sau 1342). Và có lẽ những ảnh hưởng sâu sắc của sinh hoạt Phật giáo tại chùa này đã làm cho tư tưởng Trương Hán Siêu vào cuối đời thay đổi hẳn :
Đời lênh đênh trước khác nay,
Thân nhàn mới biết trước ngày lầm to.
Sang đầu thế kỷ 15 chùa bị phá huỷ nặng nề, phải trùng tu rất nhiều lần. Đến thế kỷ 18 (1727), chùa dựng tháp Tịch Quang bằng đá xanh (tháp mộ của nhà sư Chân Nguyên - một nhà sư có công lớn đối với chùa), tháp gồm 7 tầng cao 10 m, đỉnh tháp hình búp đa, trên tháp có gắn tấm bia ghi lại tiểu sử của sư Chân Nguyên. Đến giữa thế kỷ 18, chùa được trùng tu lớn, có cả chuông đồng, khánh đá.
Kiến trúc nổi bật của chùa Quỳnh Lâm hiện nay là tháp chuông ba tầng, với ba quả chuông từ lớn đến nhỏ được treo ở ba gác mái. Từ lầu chuông có thể nhìn ra một không gian rộng lớn và nên thơ.
Tiếp theo tháp chuông là chính điện. Giống như chính điện của các ngôi chùa theo Thiền phái Trúc Lâm, phía ngoài cùng là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tiếp theo là các lớp tượng truyền thống như Phật Thích ca niêm hoa, hai bên là tôn giả Ca-diếp và Anan, Phật A  Di Đà, hai bên là Bồ Tát Đại Thế Chí và Bồ Tát Quán Thế Âm, lớp tượng trên cùng là Tam thế Phật.
Hai gian hai bên của chính điện thờ Đức Ông và Tam tòa thánh mẫu.
Nối tiếp gian chính điện là nhà thờ Tam Tổ Trúc Lâm, giữa là tượng đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông, bên trái là Đệ nhị Tổ Pháp Loa, bên phải là đệ tam Tổ Huyền Quang
Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1991.
Tại chùa Quỳnh Lâm, các nhà khảo cổ tiến hành đào thám sát 8 hố, đã cho kết quả xuất lộ  dấu vết nền móng kiến trúc, đường đi, gạch, ngói múi lá, cánh sen, loại hình dị vật, gồm đồ sành sứ, gốm sứ (trong đó có tìm thấy 4 chiếc bát vẽ lam chân cao còn men sống) và vật liệu kiến trúc... thời Trần; ngoài ra còn phát hiện 1 con đường lát gạch vuông được dẫn thẳng vào chùa, 2 lan can đá chạm rồng thời Lý, cùng dấu tích lò nung ngói hình chữ nhật ở khu vực trước cửa (có niên đại khoảng thời Lê - Trịnh).
Đến với chùa Quỳnh Lâm hôm nay, du khách không khỏi ngậm ngùi về một thời huy hoàng của Phật giáo đã xa. Chùa Quỳnh Lâm hiện nay giống như một phế tích hoang tàn. Việc trùng tu, xây dựng chùa còn ngổn ngang, bừa bộn và chậm chạp. Cột gỗ tháp chuông còn bị bôi vẽ, khắc tên khắp nơi. Trong khi Yên Tử được đầu tư rất nhiều thì một di tích khác cùng thời, cách đó không xa lại ít được quan tâm.