Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Trevesia Palmata(Cây Đu Đủ Rừng )


Theo Đông y Cây có vị hơi đắng, tính bình. Lõi thân nợi liệu; lá và rễ cường trắng gân cốt. Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhiệt, làm phổi bớt nóng. Cũng được xem như là có tác dụng bổ. Đu đủ rừng, Thông thảo gai, Thầu dầu núi - Trevesia palmata (Roxb.) Vis, thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.

1. Thông tin mô tả cây Đu đủ rừng, Thông thảo gai, Thầu dầu núi - Trevesia palmata (Roxb.)

Thông tin mô tả cây Đu đủ rừng, Thông thảo gai, Thầu dầu núi - Trevesia palmata (Roxb.)
Tên Khoa học: Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Visan.

Tên tiếng Việt: Đu đủ rừng; Thông thảo gai; thích thông thảo; thầu dầu núi; nhật phiến; thôi hoang
Tên khác: Gastonia palmata Roxb. ex Lindl.;
Mô tả: Cây nhỡ cao 7-8m hay hơn, thân ít phân nhánh, cành có gai, ruột xốp. Lá đơn, phiến lá phân thuỳ chân vịt, xẻ sâu như lá thầu dầu, có 5-9 thuỳ nhọn có răng, gân nổi ở hai mặt, mép lá có răng cưa thô; cuống lá dài và có gai. Lá non phủ lông mềm, màu nâu nhạt, lá già nhẵn. Hoa mọc thành tán, tụ thành chuỳ ở nách. Hoa to khoảng 1cm, màu trắng: Quả dài 13-18mm, có khía; hạt dẹp.
Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-9.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Lôi thân - Medulla Trevesiae, thường gọi là Thích thông thảo; tránh nhầm với vị Thông thảo là lõi thân của cây Thông thoát mộc (Tetrapanax papyriferrus). Lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc ở chỗ ẩm dọc theo các sông, suối, ở thung lũng các rừng phục hồi. Thu hái lõi thân vào mùa thu, phơi khô. Lá thu hái quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Lõi thân có tác dụng thông tiểu, tiêu phù, lợi sữa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng. Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo. Liều dùng 20-30g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với cây Mua đỏ. Lá được dùng nấu nước xông chữa tê liệt bại người và giã đắp chữa gẫy xương. Ở Trung Quốc, người ta dùng lá chữa đòn ngã tổn thương hay dao chém thương tích.


3. Một số thông tin khoa học của Trevesia palmata

Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 971, NXB Y học, Hà Nội. 
Cây có vị hơi đắng, tính bình. Lõi thân nợi liệu; lá và rễ cường trắng gân cốt. 
Công dụng: “Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhiệt, làm phổi bớt nóng. Cũng được xem như là có tác dụng bổ.”
– Ở nước ngoài Trevesia palmata (Roxb. ex Lindl.) Visan. đã có một số nghiên cứu sau:
1. Tác dụng chống tăng sinh tế bào:  Trên mô hình thử nghiệm in vitro ba dòng tế bào nuôi cấy liên tục, đã xác định được phân đoạn saponin thô của cây đu đủ rừng có tác dụng chống tăng sinh. Tinh chế bằng sắc ký đã thu được 6 saponin bisdesmosidic và 2 saponin triterpenoid. Cả 8 saponin và 6 prosaponin có được nhờ thủy phân bằng kiềm các saponin tương ứng cũng có tác dụng chống tăng sinh.
2. Tác dụng lợi niệu: Thử nghiệm được tiến hành trên chuột cống trắng đực 100-150g. Chuột được để nhịn đói qua đêm. Sáng hôm sau cho uống dung dịch NaCl 0,9% với thể tích 5ml/100g và dùng cao đu đủ, lô đối chứng dùng urea. Sau đó cho chuột vào lồng chuyển hóa để hứng nước tiểu trong 4 giờ. Kết quả, ở lô dùng thuốc, lượng nước tiểu bài xuất nhiều hơn lô đối chứng.

4. Cây Đu đủ Rừng

Cây Đu đủ Rừng
Đu đủ rừng: Tên khoa học trevesia palmata, roxb vis; họ ngũ gia bì araliaceae, là cây nhỏ, cành nhiều gai, ruột bấc, mọc hoang ở khắp vùng núi nước ta, dùng để chữa tắc tia sữa cho bà mẹ nuôi con nhỏ.

5. Nghiên cứu thành phần hóa học lá đu đủ rừng ( Trevesia palmata (Roxb. & Lindl) Vis)
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét