Đối các quốc gia Á Đông, vấn đề phong thủy được quan niệm một cách mặc
định trong lĩnh vực qui hoạch và kiến trúc, thuật phong thủy được quan
niệm là: Phương pháp chọn lựa những điều kiện tối ưu cho các loại công
trình kiến trúc nhằm đạt được sự hài hoà giữa con người và môi trường
xung quanh.
Nếu loại bỏ những yếu tố huyền bí thì thuật phong thuỷ là một khâu rất
quan trọng đối với các công trình xây dựng, nó có mặt ngay từ giai đoạn
khảo sát, thiết kế, đến thi công trong các công trình kiến trúc và xây
dựng. Nói cách khác thuật phong thủy là nghệ thuật kiến trúc Á Đông.
Theo đó phong thủy dựa trên sự vận hành lưu thông của các luồng khí
trong tám hướng cơ bản (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông nam, Tây nam, Tây bắc,
Đông bắc). Và được chia theo các tính chất như sau: Sinh khí: có tác
dụng tốt, tuy ảnh hưởng lâu dài và trong tương lai, nhưng cũng cần được
phát huy. Vượng khí: có tác dụng tốt đẹp và mau chóng, nhất là trong lúc
còn đương vận, cho nên cần được phát huy càng sớm càng tốt. Suy khí: vì
chỉ là khí suy nên tác dụng cũng chưa đến nỗi xấu cho nên tuy cần phải
né tránh nhưng cũng không phải là tuyệt đối. Tử khí: là những khí xấu
cần phải né tránh, nếu không sẽ có tai họa về nhân sự, sức khỏe hoặc
tiền bạc.
Kế đó lại còn phải phân biệt Tọa (Sơn), Hướng của công trình, và đặc
biệt là thời gian xây dựng, sử dụng của công trình để luận về sự tốt
xấu, thành bại của chủ nhân sử dụng…. Khi thiết kế và xây dựng phải chọn
hướng như thế nào cho Vượng khí tới Hướng (tức phía trước), còn Vượng
khí của Sơn tinh tới phía sau. Cho nên Vượng Sơn, Vượng Hướng là cách
chọn lựa ưu tiên của thuật phong thủy.
Theo quan niệm phổ biến, Tọa (Sơn) muốn đắc cách thì phải đóng ở những
khu vực có địa thế cao, hoăc khu dân cư. Còn Hướng (phía trước) muốn đắc
cách thì phải đóng ở những khu vực có Thủy như sông biển hoặc đường đi,
khu vực phía trước của nhà đó phải trống, thoáng… Có như thế mới được
coi là thật sự đắc cách “Đáo Sơn, Đáo Hướng”.
Ngược lại, nếu phía trước có núi hay nhà cao, hoặc bị gò đất nhô lên…
tức là vượng khí của Hướng tinh không gặp “Thủy” mà lại gặp “Sơn”, còn
phía sau nhà lại không có núi hay nhà cao, mà lại có sông, hồ, ao, biển…
nếu như trái ngược như vậy thì dù có “vượng” cũng sẽ thành “suy” và
phát sinh ra muôn vàn tai họa. Đây chính là cách cuộc “Thượng sơn, Hạ
thủy” trong phong thủy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét