Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Thần tài và Ông địa


Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công. Bản chất Trường Khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính Âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội (ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài đến muốn thắp nén nhang phải xin phép gia chủ).
Thần tài, ông địa, cách thờ cúng thần tài
Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công. Bản chất Trường Khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính Âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội (ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài đến muốn thắp nén nhang phải xin phép gia chủ).
Về Ngũ Hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là 2 hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ Ông Địa Thần Tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghinh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.
Ngoài bàn thờ gia tiên, ở Nam bộ, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần Tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình bông, mâm dĩa trái cây, chung rượu, tách nước.
Bàn thờ ông Táo được đặt ở sau bếp. Đây cũng chính là vị “nhất gia chi chủ”, có nhiệm vụ coi sóc việc gia cư, định họa phước, trừ ma diệt quỷ.
Riêng các vị Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết sau: Ngày xưa, có một người lái buôn tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt. Âu Minh đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to. Về sau, đúng vào một hôm ngày tết, Âu Minh giận, bèn đánh Như Nguyệt. Sợ hãi, Như Nguyệt chui vào đống rác rồi biến mất. Từ đó, nhà Âu Minh sa sút dần, chẳng mấy lúc nghèo kiết.
Người ta bảo Như Nguyệt là Thần Tài và người ta lập bàn thờ Như Nguyệt. Từ đó, ngày tết ta có tục kiêng hốt rác ba ngày đầu năm vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt, tiến tới được.
Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một phiên bản của Thần Đất (Thổ Địa) – vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Khi những cư dân từ miền Trung vào khai khẩn vùng đất Nam bộ, họ gặp phải rất nhiều khó khăn (thiên nhiên khắc nghiệt, thời tiết thất thường, thú dữ hoành hành…) và ý niệm trông mong vào các vị thần bắt đầu hình thành để giúp họ trấn an trên con đường mưu sinh.
Thần Đất cũng là một trong các vị thần bản địa được họ mang vào phương Nam để thờ phụng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dần dà về sau, thương nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa phổ biến, nhu cầu mua bán, trao đổi phát triển, người ta cần vàng và tiền bạc hơn. Lúc đó, vàng, tiền bạc là thước đo của cuộc sống sung túc và nghèo hèn nên Thần Tài xuất hiện. Thần Tài chẳng qua là một dạng thức khác của Thần Đất. Nếu Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu, thể hiện tính lý nông nghiệp thì Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
Qua các thời kỳ, hình tượng của Thần Tài có ít nhiều thay đổi. Có lúc tượng Thần Tài đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay để trên gối, mặc áo thụng, chân đi hài đảo sen, tay cầm túi vải để đựng tiền. Lại có lúc tượng Thần Tài ngồi với tư thế chân co, chân xếp, tay cầm bó lúa và đầu để trần. Sau này có loại tượng Thần Tài cầm xâu tiền hoặc cầm một thoi vàng xuồng.
Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất, nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn. Vì vậy, cư dân Nam bộ hiếm khi thờ cúng Thần Tài một mình, mà thường thờ cúng chung với Thổ Địa – vị thần cai quản đất đai, nhà cửa. Người ta không chỉ cúng Thần Tài vào ngày tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài “độ” cho họ mua may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.
Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
SẮP ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA
Theo sơ đồ trên ta thấy : Trong cùng bàn thờ , dán trên vách là một tấm Bài vị như đã nói ở phần trên . Hai bên , bên trái ( từ ngoài nhìn vào ) là ông Thần tài , bên phải là Ông Địa . Ở giữa hai ông là một hũ gạo , một hũ muối và một hũ nước đầy . Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay . Giữa bàn thờ là một bát nhang , bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định ( sẽ nói rõ ở phần sau ) . Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ , các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang , mọi chuyện trở nên trục trặc liền . Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ” , các bạn đặt lọ hoa bên tay phải , đĩa trái cây bên tay trái ( Nhìn từ ngoài vào ) . Thường nên cắm hoa hồng , hoa cúc , hoa đồng tiền . Trái cây nên xắp ngũ quả ( 5 loại trái cây ) . Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng , người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất – , các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập , tượng trưng cho ngũ phương , và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển . Ông Cóc để bên trái ( Từ ngoài nhìn vào ) , sáng quay Cóc ra , tối quay Cóc vào . Ngoài cùng trên mặt đất , các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp , nông lòng , đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước ( Cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi .
 Một số người trong miền Nam , khi cúng Thần Tài – Ông Địa , thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi . Họ cho rằng : ông địa thích tỏi lắm nên ta đặt trước mặt ổng là đúng cách , cho ổng có phương tiện để bài trừ ” các đạo chích vong binh ” ám muội . Người âm chớ cũng có người tốt kẻ xấu như thường , giống y người dương mình vậy . Tuy nhiên , qua nghiên cứu , dienbatn cho rằng , họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác , phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa , Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó ( Các người luyện Bùa , Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân : Hành , Hẹ , Tỏi ,nén , Kiệu ) .
CÁCH ĐẶT BÀN THỜ :
Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa là phải từ bàn thờ , ông Địa và Thần Tài phải quán được hết sự vào ra của khách . Có thể đặt theo hướng tốt của chủ nhà , có thể đặt theo cách hứng lấy dòng Khí bên ngoài khi vào nhà . Có thể dùng phương pháp Điểm Thần Sát để tính , chọn lấy các cung THIÊN LỘC ,QUÝ NHÂN để đặt vị trí bàn thờ . HƯỚNG BÀN THỜ THEO CUNG TỐT CỦA GIA CHỦ.
1/ THIÊN LỘC :
Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can , tính của Ngũ hành , Lâm quan tới cát . Lâm quan là thời đương thịnh , đang lên phơi phới , là đúng Đạo sinh thành , gần tới Vượng mà là Lộc , bởi đã Vượng thì Thái quá .
Lộc là cách có Lộc ra chính môn . Nhà có cách này là cát khánh , rất tốt . Lộc ra chính Môn sẽ đem lại nhiều may mắn về tiền bạc , gia sản thăng tiến , điền trang vượng .Thường sinh người béo tốt , thông minh , tuấn tú lại khéo léo , tài năng Kinh doanh giỏi , làm ăn tiến phát . Tuy nhiên cũng cần phải lánh xa Sinh – Vượng Lộc , tránh không vong tử , tuyệt . Nếu Mộ , Không vong , Tử , Tuyệt thì Khí tán , không tụ , là vô dụng . Có Lộc cũng như không . Tài sản dù có như nước , rồi cũng tiêu tan hết . Đó gọi là Tuyệt Lộc . Nếu gặp Thai Khí thì mặc dù vẫn phát đạt , nhưng con trai tài hoa mà kiêu ngạo , con gái nhỏ thì khả ái nhưng ngỗ nghịch . Trong gia đình hay sinh nội loạn , cãi vã , cả ngày ồn ào khiến mọi người bất yên .Lộc cung là Cát cung , vì vậy ngoài cách đặt cửa chính ra , còn có thể đặt cửa phụ , nhà bếp , phòng khách , phòng làm việc , bàn thờ , giường ngủ . Tất cả được Lộc đều tốt . Tuy nhiênLộc phải cư đúng cung tài , là Lộc cư Lộc , mới thật là đắc cách , mới thật sự tốt đẹp .
2/ QUÝ NHÂN : Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần , hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động , chí tôn mà có thể trấn được phi phù .
Nhà có chính môn ra Quý là Đại cát khánh , Gia đạo bình an , hòa thuận , hỉ Khí đầy nhà , luôn gặp may mắn . Quý nhân là sao cứu trợ , là Thần giải tai ách , nên nhà ra Quý nhân là gặp việc có người giúp đỡ , gặp ách có người giải cứu , gặp hung hóa cát. Sự nghiệp hiển vinh , công danh thành đạt , dễ thăng Quan , tiến chức , học hành thi cử nhất nhất đều tốt đẹp . Quý nhân gặp sinh , Vượng , thường sinh người hiếu lễ, khôi nguyên , tướng mạo phi phàm , tính tình nhanh nhẹn , lý lẽ phân minh , không thích mẹo vặt , thẳng thắn mà ôn hòa , khôi ngô tuấn tú . Nếu ngộ Không vong , Tử , Tuyệt thì nguồn Phúc giảm đi nhiều , hoặc nếu có mắc nạn cũng khó tránh , bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực , người và gia súc bị tổn thất , kiện cáo , thị phi . Lại hay sinh người tính tình cố chấp , bảo thủ mà suốt đời vất vả , không nên người . Quý nhân ra Thai Khí , nếu lại ngộ Đào hoa thì nam , nữ tuy thông minh , tuấn tú , nhưng nam thì hiếu sắc , nữ thì dâm đãng , làm bại hoại Gia phong , lại hay mắc bệnh tật và trong nhà dễ có người tự ải , tự vẫn vì tình .
Quý nhân là Cát Khí rất tôn quý , nên gia vào cung nào cũng rất tốt , ngoài cách đặt cửa chính ra còn có thể đặt cửa phụ , nhà bếp , phòng khách , phòng làm việc , bàn thờ , giường ngủ đều tốt . Đặc biệt bàn thờ đặt trên cung có Âm Quý nhân là đại cát khánh , như vậy sẽ được âm Linh phù trợ . Không được để phòng tắm , nhà vệ sinh vào cung Quý nhân , vì như vậy sẽ bị họa hại liên miên , nữ nhân thiếu máu , động thai , sinh con dù có đẹp đẽ nhưng cũng dấn thân vào con đường ô nhục , làm điếm , cuối cùng phải tự vẫn . Tài sản tiêu tan , yêu ma hoành hành , gia đình có người bị cướp bóc , chém giết máu me thảm khốc , bệnh tật đau khổ triền miên . Nếu để nhầm WC vào cung Âm Quý nhân thì tai họa khủng khiếp khó lường .
Nhưng muốn đặt như thế nào thì trước mặt bàn thờ phải quang đãng , sạch sẽ ( Không như nhiều người nghĩ và đặt bàn thờ vào gầm , vào chỗ tối tăm ) . Ông Địa và Thần tài tuy thờ dưới đất nhưng tính rất thích thơm tho , sạch sẽ . Thường nên để sẵn một lọ nước hoa , lâu lâu lại xịt vào bàn thờ cho thơm .
dienbatn sưu tầm được bài này của NCD ( TRƯỜNG MINH – Người Cô Đơn ) , không nhớ nguồn , các bạn đọc tham khảo :
SINH TÀI VƯỢNG VỊ VÀ VIỆC ĐẶT THẦN TÀI
Hôm nay tôi muốn bàn về vấn đề mà có lẽ từ nhà thường cho đến cơ sở kinh doanh mua bán đều quan tâm : Đó là phương Sinh Vượng và cách đặt Tài Thần.
Phương vị này còn được gọi là ” TÀI VỊ ” , nó khác với phương Chính Thần trong Huyền Không học. Có 3 thuyết nói về phương vị này khác nhau :
_ Thuyết thứ nhất là theo trường phái Huyền Không , chọn phương Chính Thần làm phương của TÀI VỊ
_ Thuyết thứ hai là theo Phi Tinh của Huyền Không , cho rằng phương của Tam Bạch phi đến mới là phương của TÀI VỊ. Tam Bạch chính là : Nhất Bạch , Lục Bạch và Bát Bạch
_ Thuyết thứ ba là chọn phương chéo với cửa ra vào làm phương TÀI VỊ.
Riêng bản thân NCD thì chọn theo thuyết thứ 3. Hai thuyết trên nói cũng có lý nhưng không thích hợp lắm. Nếu 1 lúc nào đó Vương Khí Chính Thần hay Tam Bạch Tinh phi đến phương vị Cửa , chẳng lẽ đem Tài Thần ra đặt ở đấy à ? Huyền Không Phi Tinh có nhiều điểm rất hay , nó có thể giải thích các hiện tượng động đất , sụp lỡ , hỏa hoạn , trộm cướp , chết người , đau bệnh , làm ăn thua lỗ…vv…mà các trường phái Bát Trạch Minh Cảnh và Dương Trạch Tam Yếu không thể giải thích thỏa đáng. Vì các trường phái kia thuộc TĨNH , các phương vị , an sao đều cố định nên gặp nạn tai thì không thể nói được khi nhà và Sao đều vẫn tốt so với mạng gia chủ như lúc đầu. Còn trường phái Huyền Không thì các Phi Tinh luân chuyển , khó có được năm tháng ngày giờ trùng Sao lại như nhau ( năm và tháng còn có thể nhưng thêm ngày và giờ thì rất hiếm hoi ). Lại thêm khi các sao đi đơn lẻ thì khác , đi kèm với Sao khác thì có thể ý nghĩa biến đổi , hoặc còn ảnh hưởng với Sao của Trạch Vận khác nhau mà cho kết quả khác nhau , Thiên hình Vạn trạng. Sự huyền diệu của Phi Tinh là vậy , nhưng không phải lúc nào cũng cứng nhắc các Vượng Khí , Phi Tinh vào Dương Trạch , phải biết lúc nào áp dụng PP nào cho thích hợp. Không phải vô tình mà người ta bố trí bàn làm việc nơi góc chéo với cửa ra vào , bởi nó là nơi tập trung Quyền lực trong 1 căn phòng .
Theo khoa PT thì tại phương TÀI VỊ này , người ta thường đặt các cây xanh lá to hay các tượng Tài Thần . Phương TÀI VỊ này có 1 số điều nên và không nên như sau :
1/. Các điều NÊN ở TÀI VỊ :
_ Nơi phương TÀI VỊ nên sáng sủa , quang minh , không thể để tối ám. Sáng là năng lượng Dương , thích Hợp với Dương Khí. Sinh Khí không ưa nơi tối tăm , nên phương này tuyệt đối không nên để tối , nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì nên lắp thêm đèn
_ Nơi phương TÀI VỊ nên có Sinh Cơ , tức là chỉ nơi đây thiết bày cây xanh là tốt , phải nhớ là trồng loại cây luôn luôn xanh tươi. Nhất là các loại cây trồng bằng đất bùn ( nê thổ ) , không thích hợp các loại cây trồng trong nước. Nên kiếm các loại cây lá to , dầy , lá xanh mãi như cây Vạn Niên Thanh chẳng hạn
_ Nơi phương TÀI VỊ tốt nhất nên đặt bàn ngồi ở đấy , để cả nhà thường xuyên ngồi ở đó , hít thở không khí của TÀI VỊ hay nói cách khác là được thấm nhuần nguồn TÀI KHÍ nơi đó , sẽ giúp ích cho Tài Vận ngườitrong nhà
_ Nơi phương TÀI VỊ nên đặt giường ngủ là rất thích hợp. Đến đây thì có lẽ chúng ta đã hiểu vì sao các sách bày bán trên thị trường luôn khuyên ” đặt giường chéo góc với cửa phòng ” , có điều họ không nói rõ ra nguyên ủy bên trong thôi. 1/3 thời gian trong ngày con người nằm ngủ nghĩ nơi đó , thường xuyên hít thở nguồn TÀI KHÍ nơi đó cũng rất tốt cho Tài Vận vậy.
_ Nơi phương TÀI VỊ nên đặt vật hay biểu tượng Cát lành. Bởi phương này là nơi VƯợng Khí ngưng tụ , nếu ta đặt thêm 1 biểu tượng Cát Lành thì tốt càng thêm tốt , như gấm thêu thêm hoa vậy.
2/. Các điều KỴ của TÀI VỊ :
_ Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ đặt các vật nặng như tủ sách , kệ sắt , máy móc nặng sẽ làm tổn hại đến Tài Vận của phòng đó
_ Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ THỦY. Đấy cũng là lý do vì sao ở trên kia lại bảo nơi đây không thích hợp cho các loại cây trồng trong nước. Vì nơi đây là Cát Thần tọa vị , nay ta đem nước đến là Cát Thần lạc Thủy , khéo hóa ra vụng đấy !
_ Nơi phương TÀI VỊ phía sau nên có tường che chắn , không thể trổ cửa , trổ cửa sổ, có vậy mới hợp cách cục ” Tàng phong Tụ khí ” trong PT , Tài Vận mới tụ được
_ Nơi phương TÀI VỊ tối kỵ bị các vật nhọn xung xạ đến như cạnh bàn , cạnh tủ….vv..sẽ làm tổn hại Tài Khí nơi đó
_ Nơi phương TÀI VỊ là nơi Cát Thần tọa vị nên ĐẠI KỴ ô uế , dơ bẩn. Vì vậy không thể để vật ô uế , bụi bậm nơi đây
_ Nơi phương TÀI VỊ không nên để tối tăm , vì u tối thì Sinh Khí không sinh sôi được , sẽ ảnh hưởng đến Tài Vận , sinh kế
3/. Tài Thần
Nói đến Tài Thần thì có lẽ không ai không biết đấy là vị Thần ban phước lộc , tiền tài , của cải cho mọi người. Thần Tài mà hôm nay NCD đề cập đến không phải là Địa Chủ Tài Thần mà mọi người hay thờ. Địa Chủ Tài Thần là 1 khuôn bài vị với 2 dòng chữ ở giửa là : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN mà mọi người hay thờ , 2 bên có 2 câu đối ( ” Kim chi sơ phát diệp _ Ngân thụ chánh hoa khai ” , hay là ” Thổ vượng nhân tòng vượng _ Thần an trạch tự an ” , hay là ” Thổ năng sinh Bạch ngọc _ Địa khả xuất Hoàng kim ” ). Ngày xưa người ta thường thờ Địa Chủ Tài Thần bên trong , bên ngoài thờ Môn Thần ; ngày nay do nhiều nơi không cho thờ cúng bên ngoài nên chỉ còn thờ mỗi Địa Chủ Tài Thần bên trong , coi như vị Thần này kiêm luôn việc bảo hộ cho Trạch Chủ , không cho tà ma xâm nhập.
Tài Thần mà NCd đề cập ở đây là tượng Văn-Võ Tài Thần theo quan niệm người Hoa ( vì vốn dĩ thuật PT truyền từ TQ sang đây nên NCD cũng soạn theo tư liệu gốc của người Hoa vậy ).
a/VĂN TÀI THẦN :
Chia làm 2 là Tài Bạch Tinh Quân và Tam Đa Tinh
_ Tài Bạch Tinh Quân : Ngoại hình như 1 vị trưởng giả giàu có , mắt trắng râu dài , người mặc áo gấm thắt đai ngọc , tay trái ôm 1 thỏi Kim Nguyên Bảo ( thỏi vàng mả người ta hay để chưng nơi Thần Tài , nó cũng là 1 dụng cụ hóa sát trong PT đó chứ ) , tay phải ôm tờ giấy cuốn lại có in dòng chữ ” Chiêu Tài Tiến Bảo ”
Theo truyền thuyết ông vốn là Thái Bạch Kim Tinh trên thượng giới , chức tước là ” Đô Thiên chí phú Tài Bạch Tinh Quân ” chuyên quản tiền tài vàng bạc của thiên hạ. Nên người ta hay đặt tượng ông nơi TÀI VỊ , có người còn thờ ông nữa (TƯỢNG DI LẶC PHẬT VƯƠNG Ảnh)
Di-Lac-Bouddha-a-venir-1.jpg
_ Tam Đa Tinh : Nghe tên thì thấy lạ , nhưng thật ra đó là Phước Lộc Thọ Tam Tinh đấy thôi.
Phúc Tinh tay ôm đứa bé tượng trưng có con thì vạn sự đủ phúc khí. Lộc Tinh mặc triều phục sặc sỡ , tay ôm Ngọc Như ý , tượng trưng thăng quan tiến chức , thêm tài tăng lộc. Thọ Tinh tay ôm quả đào thọ , mặt lộ vẻ hiền hòa , hạnh phúc tượng trưng cho an khang trường thọ. Trong 3 vị chỉ có Lộc Tinh mới là Tài Thần , nhưng do xưa nay Tam vị nhất thể đi chung không rời , nên người ta luôn làm chung tượng của 3 vị. Nếu đặt cả Tam Tinh vào TÀi VỊ thì cả nhà an vui , hạnh phúc , phúc lộc song thu
Những người giữ chức văn , những người làm công nên đặt tượng Văn Tài Thần nơi TÀI VỊ , hay thờ Văn Tài Thần
Các tượng Văn Tài Thần nên đặt quay mặt vào
b/ VŨ TÀI THẦN :
Cũng chia làm 2 là : Triệu Công Minh miệng đen mặt đen , và Quan Thánh Đế ( còn gọi là Quan Công ) mặt đỏ râu dài
_ Triệu Công Minh : Vị thần này nếu quý vị nào có xem qua truyện Phong Thần ắt biết tiểu sử ông. Sau khi tử trận lên bảng Phong Thần , ông được Khương Tử Nha sắc phong làm ” Chính Nhất Long Hổ Huyền Đàn chân quân ” thống lĩnh 4 vị Thần : Chiêu Bảo , Nạp Trân , Chiêu Tài , Lợi Thị
Ông vừa giúp tăng tài , tiến lộc vừa có thể hàng ma phục yêu , nên 1 số người Hoa cũng thích thờ ông , hay đặt tượng ông nơi TÀi VỊ , vừa giúp vượng tài , vừa giúp bình an.
_ Quan Thánh Đế : Nói đến Ngài , có lẽ không cần xem truyện Tam Quốc thì ai cũng từng nghe và biết. Gần như 99% người Hoa đều có thờ Quan Thánh Đế trong nhà cả ! Ông không không chỉ tượng trưng chio Chính Khí sáng lòa , mà còn có thể giúp cho người chiêu tài , tiến bảo , làm ăn thuận lợi , tai qua nạn khỏi , trừ tà hộ thân.
Những người làm quan võ , theo nghiệp lính , những ông chủ kinh doanh nên thờ Vũ Tài Thần hoặc đặt tượng Vũ Tài Thần nơi phương TÀI VỊ.
Các tượng VŨ Tài Thần nên đặt hướng ra cửa.
Trên nóc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa , người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự ( tượng trưng cho cơ quan chủ quản các Thần ). Mục đích là để có sự quản lý , không cho các vị Thần làm điều sai trái .

Tục thờ thần Ngũ Hành




            Từ thời Trung Hoa cổ đại, Ngũ Hành vốn là một khái niệm siêu hình học nền tảng trong các học thuyết về Âm Dương/Ngũ Hành của Khổng giáo và Lão giáo. Ngũ Hành là năm loại vật chất căn bản, gồm: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa ( lửa) và Thổ (đất).
Như giải thích trong kinh Dịch và kinh Thư, năm loại vật chất  ấy vận động, phát triển theo hướng "tương sinh" và “ tương khắc", đồng thời biểu thị quy luật sinh thành/vận động của toàn vũ trụ, thế giới và cả trong cuộc sinh tồn của nhân loại. Rồi từ Trung Quốc, lần hồi thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, thành sự thờ phượng “vạn vật linh thiêng” rất phổ biến trong nhiều dân tộc Á Đông cho đến ngày nay.
“NĂM CHẤT” ĐƯỢC TÍN NGƯỠNG THỜ “MẪU” BIẾN THÀNH “NĂM BÀ”
Tiếp nhận thuyết Ngũ Hành từ phương Bắc, rồi hòa quyện vào tín ngưỡng dân gian đã có trước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phượng với những nhận định thực tiễn, giản dị. Chẳng hạn như ở vùng nóng bức quanh năm, thường xảy ra hoả hoạn, thì hành Hỏa được lập miếu thờ; vùng  duyên hải, sông rạch thì thờ Thủy thần; vùng rừng núi thì thờ Bà Chúa Thượng Ngàn; vùng trồng lúa, trồng màu thì thờ Thổ thần v.v… Mặt khác, tại nước Việt xưa, so với các tục thờ Thổ Địa, Tài Thần, Chúa Xứ Thánh mẫu.v.v…, thì tục thờ Ngũ Hành Nương Nương - tức thờ Ngũ Hành (vật chất) như một nhóm năm vị nữ thần – đã xuất hiện muộn hơn. Còn muộn hơn là mãi đến năm Duy Tân thứ năm (tức năm 1911), triều đình nhà Nguyễn mới sắc phong chung cho năm Bà là các “Đức Thánh Nương, Trứ Phong Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần", phân ra là: Thổ Đức Thánh Phi, Hoả Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi.
Nhưng tại sao biểu tượng cho “năm chất tạo nên trời đất” lại là các nữ thần mà không phải là nam thần?  Theo cái nhìn sơ khai của các dân tộc trồng lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên - như người Việt cổ - thì  giới tự nhiên có tính “âm sinh”, bởi từ thời tiền sử, con người nhìn thấy chuyện sinh đẻ ra con người, sinh ra các thú vật khác chỉ là từ người đàn bà hay các con thú giống cái. Có thể nói kinh nghiệm thô thiển này của con người bầy-đàn đã  là nguyên do có trước tiên trong số những nguyên do dẫn tới chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng thờ Mẫu - biểu tượng thần linh nghiêng về “Mẹ", “Mẹ Đất”. Riêng ở nước Việt xưa, tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian (các thánh mẫu, bà chúa, như các đức Bà Thủy phủ, Thiên Phủ, Địa Phủ, Nhạc Phủ, Man Nương, Bà Chúa Thượng Ngàn.v.v…) đã có từ trước khi Phật giáo truyền vào đất Việt.
Đến lượt năm vị nữ thần Ngũ Hành được tôn thờ thì dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng nhứt định đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây gỗ, tức đây là nhóm thần linh có thể phù hộ cho đám nông dân, ngư dân, thợ thủ công…, nói chung là hầu hết tầng lớp thứ dân trong xã hội cổ xưa.
Trước kia, Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong những am, miếu, điện…, phổ biến nhứt là các ngôi miếu lớn, nhỏ mà người dân quen gọi ngắn gọn là “miếu Ngũ Hành” hay “miếu Bà” - không nghe có kiểu gọi “miếu năm Bà”.  Tiến về phương Nam, nếu rải rác tại vùng quê như Long An chỉ còn một ít ngôi miếu nhỏ  bé, thờ mỗi một cái linh bài lẽ loi, ghi hai chữ Hán đơn thuần là “Ngũ Hành” thôi, thì tại vùng đất Gia định cũ, tức Sài Gòn (mở rộng) ngày nay, tục thờ Năm Bà Ngũ Hành đã được quãng bá rất rộng rãi. Những ngôi miễu Bà xuất hiện khắp nơi, nhứt là ở các vùng nông thôn và vùng ven đô. Ban đầu, người ta thờ Bà bằng bài vị chữ Nho, nhưng mấy mươi năm gần đây, bài vị lần hồi được thay bằng tượng tô, đúc bằng xi măng. Rồi từ màu sơn thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài, mỗi Đức Bà (tức mỗi Hành) đều có màu riêng biệt.  Kim Bà thì mặc áo trắng, Mộc Bà áo xanh, Hỏa Bà áo đỏ, Thủy Bà áo đen (hoặc tím) và Thổ Bà thì áo vàng.
“BÀ” Ở TRONG  ĐÌNH, CHÙA, CẢ TRONG KHU PHỐ, NGỎ HẼM
Ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định cũ, do phần lớn giới trung lưu và giới bình dân (tiểu thương, sản xuất tiểu/thủ công nghiệp, lao động giản đơn…), thường tin là Bà Ngũ Hành linh hiển, nên từ xa xưa, trước ngày 30/4/1975, miễu Bà được cất, dựng rải rác, liền kề nhau khắp các thôn ấp, đường phố. Như ở quận Gò Vấp là địa phương vốn có rất nhiều chùa, miễu thì chỉ nội trong hai khu phố kề nhau, đã có tới bốn chỗ thờ Bà Ngũ Hành, một miễu ở mặt tiền đường và ba cái kia thì khuất trong ngỏ hẽm, cách nhau chỉ chừng 500 – 600 mét. Xưa nay, trong đất thổ cư, vườn tược của mình, nhiều nhà giàu đã cúc cung dựng miễu thờ Bà, như ở vùng quận 9 hiện nay, có những ngôi miễu Bà thật nhỏ, có khi chỉ bằng cái tủ áo, được cất ngay cạnh ao nuôi cá và chuồng gà vịt. Có khi Bà được gia chủ thờ riêng một miễu, khi thì thờ Bà chung với Thổ Địa, Quan Công, Mẹ Thai Sanh…
Còn ở nơi thờ phượng công cộng là các ngôi đình làng, kiểu thờ  “quần tiên, chư thần” càng phồn tạp hơn. Mang danh nghĩa “đình” là dành thờ Thành Hoàng (vị nhân thần bảo hộ cho làng, xã), nhưng trong đình thì ngoài bệ thờ Thành Hoàng, luôn luôn có thêm bàn thờ, trang thờ  Ngũ Hành Nương Nương, Quan Thánh, Thổ Địa, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Linh Sơn Thánh Mẫu.v.v… Ở những ngôi đình cổ, như  đình Minh Hương Gia Thạnh (ở quận 5, xây năm 1797) , đình Phong Phú (ở quận 9, xây năm 1937), đình Phú Nhuận ( 150 năm tuổi), đình An Phú (ở quận 12, khoảng 250 năm tuổi).v.v…, thì hằng năm, bá tánh cùng vía Bà cũng lớn không thua gì lễ vía Thành Hoàng địa phương.
 Một điểm đặc biệt nữa là dù chỉ thuộc về tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc hàng “chư Phật” trong Phật giáo, Bà Ngũ Hành vẫn được thờ trong chùa (chính danh là cửa Phật), nhưng phải là với những ngôi chùa cổ (theo Đại Thừa), chứ không phải với những ngôi chùa tân thời, mới cất gần đây, như trường hợp chùa Quảng Đức (ở quận 3). Do vậy, trong khuôn viên một số ngôi chùa cổ, như chùa Phổ Đà Quan Âm (quận Gò Vấp), chùa Vạn Thọ (quận 1), chùa Bình An (quận Bình Tân), hay chùa Bửu Long sơn tự ở tận Dĩ An (Bình Dương).v.v…, những ngôi miễu Bà vẫn quanh năm hương khói…
Được thờ cúng từ ở những ngôi miếu khang trang, lộng lẫy, cho đến những bàn thờ, trang thờ nhỏ bé, đơn sơ tại tư gia, có thể nói “Bà” là nhóm thần linh rất gần gũi với bá tánh. Thậm chí ở vài cái miễu trong ngỏ hẽm – có khi nhỏ hẹp đến nổi chỉ bằng hai, ba chiếc chiếu trải ra -  miễu vẫn còn là “hộ khẩu 1 người”, người coi sóc miễu ăn ở, sinh hoạt luôn ở phía sau bàn thờ Bà.
VÍA BÀ THÌ CÓ BÓNG RỖI HÁT, TẾ…
Theo đúng tục lệ thì lễ vía Ngũ Hành Nương Nương là vào ngày 19 tháng Ba âm lịch hằng năm, nhưng có vài nơi cúng trễ hơn, như ở ngôi miễu Bà nẳm ở đường Phan Văn Khõe, gần chợ Bình Tây ( cất năm 1970), lại cúng Bà vảo ngày 23 tháng Ba. Cũng theo đúng lệ thì vào kỳ vía, các miễu Bà phải mời đám bóng rỗi – thường là dân pêđê nam – đến hát, tế, múa dưng bông… Trước đó, bà con thường xúm nhau “đấp y cho các Mẹ”, là nghi thức lau chùi, sơn sửa, thay áo, mảo mới cho các pho tượng Bà.
Riêng ở một ngôi miễu nhỏ nằm trên đường Lê Lợi ( tên mới là Trương Đăng Quế, phường 3 quận Gò Vấp, sẽ bị giải tỏa để mở đường), theo người coi sóc miễu ( kiêm nghề tế bóng rỗi) thì bà con ở đây vẫn có lệ riêng là hễ lúc nào có ai phát tâm cúng Bà là cứ nhờ chị tổ chức mâm lễ, chứ không cần chờ đến kỳ vía tháng Ba âm lịch. Còn theo  bà chủ đất, thuộc gia đình đã bỏ công bỏ của cất ngôi miễu này từ  năm 1950, cứ ba năm một lần, gia đình bà đều giữ đúng lệ cúng tạ Ngũ Hành Hành Nương, “ Các Mẹ Mẫu đã gia ơn phò hộ bấy lâu nay thì gia đình tôi mới được mạnh khỏe, bình an…”.

Sắp xếp bàn thờ thần Phật, gia tiên thế nào để gặp nhiều may mắn?


Trong quan niệm của người Việt, ban thờ trong mỗi gia đình – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất. Thế nhưng phong tục tốt đẹp từ ngàn đời này có những nguyên tắc sắp xếp, trang hoàng riêng mà không phải ai cũng biết.

Nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận?
Người xưa có câu “ẩm thủy đương tư tuyền nguyên đầu, thực mễ đang tư nông canh khổ, hữu tiền đang tư vô tiền thời, kiện khang đang tư phụ mẫu ân”, dịch nghĩa “khi uống nước thì phải nhớ đầu nguồn suối, ăn cơm phải nhớ lúc cày cấy vất vả, giàu có phải nhớ lúc nghèo khổ, khỏe mạnh phải nhớ đến ân của cha mẹ”.
Người ta sinh ra có được sinh mệnh, được sống đến ngày nay là nhờ vào tổ tiên. Tổ tiên giống như gốc cây đại thụ nuôi dưỡng để cành lá khỏe mạnh xanh tươi, tượng trưng cho con cháu phát triển. Vì vậy, nếu không có tổ tiên duy trì nòi giống truyền từ đời này sang đời khác thì cũng không có con cháu ngày nay. Tục thờ cúng tổ tiên chính là sự ghi nhớ công ơn và là cách để chăm chút cho cái gốc của mình, gốc có tốt thì cây mới phát triển ra hoa kết trái. Người ta thường nói, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu là như vậy.
Ngoài ra, trong lịch sử tín ngưỡng người Việt, thờ cúng thần linh đã có từ lâu đời, do cuộc sống dựa chủ yếu vào tự nhiên nên người xưa lập đàn kính tế quỷ thần, mong giảm bớt thiên tai đem đến phúc lộc. Dễ dàng nhận thấy ngoài các ngôi đền lớn nhỏ ở khắp các địa phương thì ngày nay trong nhiều gia đình vẫn có bát hương thờ thần Phật để tiêu tai nạp phúc, sự nghiệp thuận lợi, hưng vượng nhân đinh, là nơi gửi gắm niềm tin của cả gia đình.
Thần Phật được thờ trong nhà giống như người khách quý nên người ta thường đặt ban thờ thần Phật ở sảnh giữa nhà, áp lưng vào tường vững chắc hoặc để chung với bàn thờ gia tiên. Cho dù đặt riêng hay đặt chung với bàn thờ gia tiên thì cũng đều có những nguyên tắc cần tuân thủ: Gia tiên là chủ nhân, thần minh là khách quý, có thể chấp nhận có chủ nhân nhưng không có khách, không được có khách mà không có chủ. Nếu vừa có chủ vừa có khách cùng chung một bàn thờ là lý tưởng nhất.
Nhưng cũng không phải tùy tiện thích đặt thế nào thì đặt vì vậy, người xưa cho rằng chỉ cần nhìn vào nơi thờ cúng của gia đình cũng có thể biết gia chủ có tâm hay không. Cái tâm ở đây không được đo bằng mâm cao cỗ đầy, vàng mã bao nhiêu mà là ở vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp bàn thờ ra sao cho phù hợp, trang nghiêm và sạch sẽ.
Quan niệm phong thủy thì cho rằng bàn thờ là nơi linh khí quy tụ, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất, người chết thì thành thần, thần lại là trung gian giữa trời với người. Từ đó có thể thấy, khí trường của ban thờ ảnh hưởng rất lớn đến người trong nhà. Ban thờ sắp đặt đúng cách không chỉ khiến người đã khuất an định mà ở lại coi sóc phù hộ gia đình, nên ban thờ cũng có những quy tắc nhất định.
Sắp đặt ban thờ theo quan niệm phong thủy
Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng. Ban thờ thần Phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Ban thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề chăm sóc.
Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.
Ban thờ có thờ chung thần Phật và bài vị tổ tiên thì thần Phật đặt ở bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ gây âm thịnh dương suy không tốt cho phong thủy, trong nhà dễ gặp thị phi kiện tụng, bệnh tật không dứt. Thông thường người ta đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần Phật.
Tổ tiên được coi là chủ, thần Phật được coi là khách quý, nếu mời thần Phật trước rồi mới mời tổ tiên người xưa cho rằng như vậy khiến tổ tiên nhà mình không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không được đặt cao hơn của thần Phật. Ban thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát
Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.
Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì phải làm trần, ngoài ra bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, máy hút mùi, loa đài.
Số lượng thờ thần Phật nhiều nhất là 3, không nên quá nhiều dễ gây bất an. Bát hương nên dùng hình tròn không có chân đế, chất liệu bằng sứ là tốt nhất. Bát hương thông thường không nên quá đầy tro, ngày 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
Bát hương thờ thần Phật nên cao hơn bát hương thờ tổ tiên, khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn dễ khiến tà linh theo vào nhà. Vật phẩm thờ cúng cũng cần chú ý một số điểm sau: thờ Phật và Quan Âm chỉ được dùng đồ chay do nhà Phật không ăn đồ tanh; thờ thần chủ yếu dùng hoa quả và phải là số lẻ 1, 3, 5, nếu cúng tổ tiên thì số lượng là hai chữ số.
Những điều cấm kị khi sắp xếp ban thờ
Người xưa quan niệm có rất nhiều cấm kị tại vị trí đặt ban thờ: Không được dựa vào trụ nhà, không được có cửa sổ bên cạnh (do không thể tụ được khí). Ban thờ cũng không được áp lưng vào nhà bếp vì có thể khiến chủ nhân dễ bị kích động, tính tình thất thường, nóng nảy, có bệnh về cột sống.
Phía sau ban thờ đặc biệt không được có nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí và xú khí nặng, theo phong thủy dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng, đau lưng. Sau bàn thờ cũng không được có thang máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài, thương tật ở lưng.
Bàn thờ không được đối diện với lò, bếp, nhà vệ sinh, kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt ban thờ thì nên lấy bình phong che lại. Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt. Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài.
Vật liệu làm bàn thờ nên sử dụng gỗ long não, đàn hương và nên điêu khắc thủ công là tốt nhất do các loại gỗ này tránh mối mọt, có thể sử dụng từ đời này sang đời khác.
Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa. Chủ nhà thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh, nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, nếu cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là có “ngoại linh đang tranh cướp”. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.
Nếu ban thờ của nhà có thờ cả họ nội và họ ngoại thì họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt bên phải, nhưng phải dùng vạch sơn màu đỏ phân chia rõ ràng hoặc dùng tấm vách ngăn sơn đỏ để tránh tranh chấp nhau.
Ban thờ không nên treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc trên đường đi. Sở dĩ có quan niệm này vì người xưa cho rằng ban thờ là nơi cần được hội tụ linh khí, khí trường bàn thờ sung mãn có thể khiến toàn gia đình được an lành hạnh phúc. Nếu ban thờ treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc ở nơi đi lại dễ khiến người trong nhà bất an, gia vận trồi sụt khó đoán.
Ban thờ không được xung với đường đi: Ban thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất an tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật tấn công.
Ban thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người trong nhà bất hòa, dễ gặp bất trắc bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra. Nếu ban thờ đối diện với nhà vệ sinh thì người trong nhà gặp nhiều bệnh tật đau đớn.
Nếu ban thờ đối diện với nhà bếp dễ khiến nguời trong nhà hay tranh cãi những việc nhỏ, tính tình nóng nảy. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả. Nếu đặt đối diện với cầu thang, chủ nhân dễ bị động dao kéo, tai nạn đổ máu. Nếu đặt dưới cầu thang thì người trong nhà khó có cơ hội phát triển. Nếu đặt trên nền đất lồi lõm không bằng phẳng có thể khiến chủ nhân gặp khó khăn trong mọi việc. Nếu phía trên, dưới, trái, phải ban thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.
***
Ngày Tết là thời điểm quan trọng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết và cũng không được phép quên trang hoàng nơi thờ cúng. Công việc này thông thường bắt đầu từ ngày 23/12 âm lịch, thời điểm tiễn táo quân lên thiên đình bẩm báo công việc ở hạ giới trong năm theo phong tục Việt Nam...
Tập tục thú vị về tiễn – đón Táo quân
Người xưa cho rằng ngày Tết hết sức quan trọng do nó quyết định vận thế, sự nghiệp và tài lộc cho cả năm sau: Táo quân cai quản khói lửa ở hạ giới, lại thường ở trong bếp nên biết hết chuyện hay dở của gia đình trong cả năm, sau khi nghe thông báo xong Ngọc hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể là khen thưởng cũng có thể là quở phạt.
Vì vậy, trước khi Táo quân lên thiên đình người ta bày lễ cúng để Táo quân “nói tốt” cho nhà mình. Tục xưa thường để bàn thờ, bài vị của Táo công treo trên tường nhà bếp, thần vị làm bằng giấy vẽ hình táo quân và một bát hương, cúng vào buổi sáng và buổi tối, nhưng ngày nay không còn phong tục này nữa.
Đồ cúng táo quân thông thường là các loại kẹo bánh có vị ngọt, hi vọng thần ăn đồ ngọt sẽ không bẩm báo những chuyện nhỏ nhặt với Ngọc đế. Sau khi cúng tế xong đem đồ ngọt bôi quanh miệng bếp, tượng trưng miệng thần quân dẻo ngọt không bẩm chuyện xấu của nhà mình với Ngọc hoàng. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì cúng thêm một con gà trống để mong đứa trẻ phát triển khỏe mạnh.
Khi cúng tiễn thần bếp, người ta thường phải tắm rửa sạch sẽ, dùng muối, hoa, tinh dầu, lá bưởi hoặc các loại lá thơm làm nước tắm, sau khi tắm xong thay quần áo sạch sẽ rồi mới cúng.
Có tiễn thần thì cũng có đón thần, ngày nay khi nghe thấy từ “đón thần”, có lẽ nhiều người liên tưởng đến đón thần tài, nhưng thực ra đón thần ở đây lại là tập tục quan trọng hơn so với tiễn thần. Sau khi Táo quân được tiễn lên trời để bẩm báo với Ngọc hoàng, ngày 25/12 là ngày nghỉ, Ngọc hoàng sẽ dẫn quần thần xuống nhân gian thị sát vì vậy ngày này hết sức quan trọng.
Người xưa quan niệm do ngày đó Ngọc hoàng xuống hạ giới nên trong mọi người đều rất cẩn trọng về phẩm cách của mình: Không đánh cãi chửi nhau, không nói bậy, không đòi – vay nợ, không phơi quần áo… Tuy vậy đây chỉ là quan niệm ngày xưa, ngày nay hầu như không còn nghi thức này nữa.
Sau khi tiễn Táo quân xong mọi người mới bắt đầu được quét dọn, tục gọi là “quét tàn tinh” nhưng nếu năm đó nhà có tang ma thì không được quét, kiêng khói bụi bay vào mắt người chết. Việc quét dọn, kê lại đồ đạc lại toàn bộ nhà thường được thực hiện sau khi tiễn ông táo là do lúc này các thần đã về trời bẩm báo công việc, chỉ còn một số thần nhỏ ở lại “trực” để duy trì trật tự, nếu có xê dịch làm đảo lộn đồ đạc thì cũng không mạo phạm đến thần.
Sau quét dọn mới đến phần “lau rửa”, ngoài ý nghĩa làm vệ sinh môi trường xung quanh, lau chùi rửa sạch đồ đạc trong gia đình còn có ý nghĩa quan trọng hơn đó là sự thanh tịnh trong thâm tâm, phản tỉnh những sai lầm trong cả năm. Người xưa cho rằng nếu chỉ chăm chút bề ngoài mà không coi trọng sự thay đổi hướng thiện trong tâm hồn thì hiệu quả trừ bỏ những cái xấu của năm cũ có làm cũng như không.
Đặc biệt là những người trong năm ấy gặp nhiều sự cố phát sinh khiến công việc và cuộc sống không như ý muốn, tự cho rằng mình gặp đen đủi, muốn tìm cách để thay đổi tương lai, hi vọng năm mới tốt đẹp hơn sẽ nhân cơ hội này phản tỉnh cũng như tổng kết sai lầm trong cả năm, rút ra kinh nghiệm để năm mới thuận lợi hơn.
Cách trang hoàng ban thờ trong ngày Tết
Phần quan trọng nhất là ban thờ tổ tiên, do đây là nơi được coi là nơi linh thiêng, ngày thường không được tùy ý động chạm di chuyển mà chỉ lau chùi sạch sẽ, người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ của thần, thần không được an vị thì không muốn ở lại lâu, không chăm sóc cho nhà mình được. Ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kị không được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn ban thờ theo như phong tục cổ nhân.
Trước khi dọn ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.
Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật.
Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.
Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian, que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt; que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt; cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt; cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt; cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.
Trên đây là tập tục của người xưa ghi chép lại trong các thư tịch cổ, những công việc tỉ mỉ khi chăm sóc bàn thờ gia tiên cũng là cách để tăng thêm phần không khí ngày Tết. Nhưng ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên không hẳn tất cả những tập tục trên còn phù hợp. Xin nêu lại tập tục cổ nhân như một cách để bạn đọc tham khảo, thêm phần hiểu biết về phong tục tập quán của người xưa trong những ngày xuân đang tới với hi vọng mọi người sẽ gặp những may mắn mới, thành công mới.

TỤC ĐỐT VÀNG MÃ


Phàm ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, dưới đây sẽ biện bạch rõ cái nguyên nhân của tục đốt vàng mã.

Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: Tục chôn người chết của nước Tầu về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ chi cả. Đến đời vua Hoàng đế (2679 trước Tây lịch) cho rằng: Con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế đến đời Đường Ngu, cái lệ tục chôn cất người chết chỉ có thế thôi.

Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 trước Tây lịch), người Tầu mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v... để đem theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy. Rồi đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất phải có người hầu hạ người chết, người ta mới lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo với người chết. Đến đời nhà Ân (1765 trước Tây lịch), lại không dùng mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết nữa. Thay vào cái đồ tế khí, dùng toàn đồ thật chôn theo.

Đời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), người Tàu đã bắt đầu văn minh; Cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, giữa người chết với người chết đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc lễ nghi chôn cất. Số là từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để đem theo các vua chúa đã chết, còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc một thứ đồ giả thôi. Nếu người hèn hạ nào mà dùng nghi lễ ngang với người sang tức khắc phải tội “ Tiếm lễ”. Không những thế mà thôi, dã man nhất, độc ác nhất là người ta còn bịa đặt ra những TUẪN TÁNG, nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Việc này chúng ta được thấy sự thật đã chép ở sách TẢ TRUYỆN rằng: “ Đời vua Văn Công thứ 6, vua Tần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công, vì Mục Công khi còn sống, yêu quý nhất ba anh em họ Tứ-xa. Người trong nước tỏ lòng thương tiếc ba anh em họ Tứ-xa là người hiền đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ý than vãn, mỉa mai. Trong thơ đại ý nói: “Ba anh em họ Tứ-xa đều là người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi! Sao nỡ đem chôn sống để đi theo với người đã tận số là Mục Công. Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay”. Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người cỏ “Sô-linh”, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ “Mộc ngẫu” như trước. Sách Trang Tử chép rằng: Vua Mục vương nhà Chu (1001 trước Tây lịch) có người tên là Yến-sư chế ra người cỏ để chôn theo người chết. Đức Khổng Tử đọc đến chuyện này liền nổi lòng phẫn uất mà thống mạ rằng: “Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với người chết là bất nhân”. Thầy Mạnh Tử cũng ác cảm với tục hình nhân thế mệnh mà nguyền một câu độc rằng: “Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự”.

Đến đời nhà Hán, giới tri thức Nho học cảm động với nhời tuyệt cự thống thiết của ngài Khổng, Mạnh trong tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới bỏ tục lệ TUẪN TÁNG, không dùng người sống chôn theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con, tôi, tớ người đã chết ra để ấp mộ. Còn các thức đồ ăn, mặc, hành dùng của người chết kia, khi còn sống dùng những thức gì, khi chết cũng đem chôn theo hết. Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vẻ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quanh phần mộ nữa.

Đến đây chúng ta sẽ lại tìm thấy nguyên nhân của tục đốt vàng mã giấy. Đời Hán Hoa đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy vỏ cây dó và rẻ rách, lưới rách đem chế ra giấy, vì đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v.. đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Sách “Thông giám cương mục” có chép: Vì vua Huyền tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hạng Thuỷ tổ nghề vàng mã được.

Đức Phật Thích Ca Ngài không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Tại sao ngày rằm tháng bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo mà thấy một số tín đồ nhà Phật đốt rất nhiều vàng mã để kính biếu gia tiên. Chính nghĩa ngày rằm tháng bảy của Phật giáo là thế này: Ngài Mục Kiền Liên là bực đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca. Ngài đã tu chứng được 6 phép thần thông, mắt trông thấy thân mẫu Ngài là Bà Thanh Đề phải đày đoạ ở địa ngục, mà Ngài không sao cứu được mới cầu cứu đến Đức Phật. Đức Phật dạy rằng: “Dầu ông thần thông đến đâu chăng nữa, cũng không có thể cứu được tội nghiệp của thân mẫu ông, phải nhờ đến công đức tu hành của chư Tăng mới cứu được tội nghiệp cho thân mẫu của ông được. Ngày rằm tháng bảy sắp tới đây, nó sẽ là ngày của chư Phật hoan hỷ, ngày của chư Tăng hành đạo tự tứ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dàng chư Tăng. Các Ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát”.

Chính ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy chỉ có thế thôi, không hơn không kém. Chúng ta có ai thấy Phật dạy đốt vàng mã cúng gia tiên về ngày rằm tháng bảy đâu? Tại sao lại có tục lệ mê tín di đoan ấy? Nguyên nhân đốt vàng mã vào ngày rằm tháng bảy là thế này: Triều vua Đạt tôn nhà Đường (762) nhằm lúc Phật giáo cực thịnh ở Tầu, vị sư tên là: Đạo-Tăng muốn cho dân chúng Tầu vì ngày rằm tháng bảy mà bồng bột theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã của nhân dân Tầu vào tâu với vua Đạt tôn rằng: Rằm tháng bảy là ngày vua Diêm vương ở âm phủ xét tội phúc thăng trầm, nhà vua nên thông sức cho thiên hạ, trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng.

Vua Đạt Tôn đương muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đạo tăng liền hạ chiếu cho thiên hạ, thế là nhân dân nước Tàu lại được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày 15/7 để kính biếu gia tiên. Nhưng chẳng bao lâu lại bị chư tăng công kích bài trừ về việc đốt vàng mã vào ngày trọng lễ của Phật giáo làm cho cái lệ ngày 15/7 không còn có chính nghĩa nữa. Phần lớn dân chúng Tầu hồi đó, hầu tỉnh ngộ cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã làm cho các nhà chuyên sinh sống về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là người Vương Luân dòng dõi của Vương Dũ là đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã. Vương Luân mới bàn cùng với các bạn đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã trong bọn họ. Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi mọi người họ mạc, xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với một lũ người tất tưởi đem trăm nghìn thứ đồ mà đến có cả hình nhân thế mệnh nữa. Đem đến để làm gì? Bầy đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Chả! Chả! Phép quỷ thần màu nhiệm quá nhỉ! Thiêng liêng quá nhỉ! Khi mọi người đương suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài, liền mở nắp quan tài ra. Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ lù dù, trông trước, trông sau, mới bước từ Đời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), người Tàu đã bắt đầu văn minh; Cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, giữa người chết với người chết đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc lễ nghi chôn cất. Số là từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để đem theo các vua chúa đã chết, còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc một thứ đồ giả thôi. Nếu người hèn hạ nào mà dùng nghi lễ ngang với người sang tức khắc phải tội “ Tiếm lễ”. Không những thế mà thôi, dã man nhất, độc ác nhất là người ta còn bịa đặt ra những TUẪN TÁNG, nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ của các vua, các quan lớn, đồ yêu quý khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Việc này chúng ta được thấy sự thật đã chép ở sách TẢ TRUYỆN rằng: “ Đời vua Văn Công thứ 6, vua Tần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công, vì Mục Công khi còn sống, yêu quý nhất ba anh em họ Tứ-xa. Người trong nước tỏ lòng thương tiếc ba anh em họ Tứ-xa là người hiền đức, mới làm ra thơ Hoàng Diệu để tỏ ý than vãn, mỉa mai. Trong thơ đại ý nói: “Ba anh em họ Tứ-xa đều là người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi! Sao nỡ đem chôn sống để đi theo với người đã tận số là Mục Công. Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay”. Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, vàng mã ở kinh sách nào? Nếu các ngài tìm thấy, bần tăng này xin cam tâm vào địa ngục để chịu lấy tội vong hữu. Nếu không tìm thấy tục đốt vàng mã do Phật giáo hay Nho giáo truyền dạy, một lần nữa bần tăng thiết tha yêu cầu các ngài bỏ tục đốt vàng mã đi, lại sẽ khuyến hoá mọi người bỏ tục đốt vàng mã đi, vì tục đốt vàng mã là bọn Vương Dũ và Vương Luân đầu độc dân Tàu làm cho dân Việt Nam chúng ta cũng bị hại lây. Nay chúng ta cũng nhau triệt để bài trừ mê tín tục đốt vàng mã, quyết nhiên giữa dân tộc Việt Nam này để dành cho chúng ta viên thành một công nghiệp kiến quốc vậy.

ĐÌNH BẢNG - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI


                 Trụ sở Đảng uỷ-HĐND-UBND-MTTQ và các đoàn thể phường Đình Bảng
           Đình Bảng ngày nay là một trong 12 đơn vị xã, phường của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, trải dọc theo đường Quốc lộ 1A và đường sắt Hà - Lạng chạy qua, với chiều dài 2,5km, cách thủ đô Hà Nội 16km về phía Bắc, thuận tiện cho việc giao lưu về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…
Có địa giới hành chính tiếp giáp với các xã, phường như sau:
- Phía Đông: giáp phường Đông Ngàn, phường Tân Hồng và xã Phù Chẩn.
- Phía Tây: giáp xã Yên Thường (huyện Gia Lâm – Hà Nội)
- Phía Nam: giáp xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm – Hà Nội)
- Phía Bắc: giáp phường Trang Hạ và phường Châu Khê.
Đình Bảng là một phường lớn với tổng diện tích 845.2ha, có 16 khu phố: Thượng, Hạ, Bà La, Trung Hòa, Đình, Tỉnh Cầu, Thọ Môn, Thịnh Lang, Xuân Đài, Trầm, Long Vỹ, Cao Lâm, Ao Sen, Chùa Dận, Tân Lập, Đền Rồng. Đặc biệt Đền Rồng là một khu phố mới thành lập 19/8/2009. Tổng số nhân khẩu toàn phường là 18.167 người (trong đó có 1.600 khẩu tạm trú), (số liệu tính đến hết 2011).
Đình Bảng là quê hương các vị vua triều Lý và là một trong những cái nôi của cách mạng Việt Nam. Nơi đây có cả một cụm di tích lịch sử hóa đậm bản sắc dân tộc của Làng cũng là của Nước, phong phú các loại hình:
- Đền Đô: thờ 8 vị Vua nhà Lý
- Đền Rồng: thờ Lý Chiêu Hoàng
- Chùa Dận: nơi Lý Công Uẩn ra đời
- Chùa Kim Đài: thờ Lý Khánh Văn
- Thọ Lăng Thiên đức: nơi yên nghỉ của các vị Vua Nhà Lý, Lý Thánh Mẫu Phạm Thị và Nguyên Phi Ỷ Lan.
- Chùa Quang Đổ: nhiều huyền tích
- Đình Đình Bảng kiến trúc tuyệt xảo
- Nhà Tam Tự đường dòng họ Nguyễn Thạc
- Nhà cụ Đám Thi: di tích cách mạng
- Dấu tích Sông Tiêu Tương…
Đây là vùng đất văn hiến có từ lâu đời, địa linh nhân kiệt, nơi phát tích Vương triều Lý – khai sáng nền văn minh Đại Việt. Đình Bảng còn là quê hương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, những kết tinh văn hóa vật thể như Đình, Chùa, Đền, miếu và cả những giá trị văn hóa phi vật thể dạt dào đằm thắm của những âm hưởng dân ca quan họ như đã nói lên tất cả. Người dân Đình Bảng dũng cảm trong chiến đấu, năng động, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Bất cứ thời đại nào, giai đoạn lịch sử nào, nhân dân Đình Bảng cũng đoàn kết, đấu tranh kiên cường chống thiên tai và giặc ngoại xâm, đổ mồ hôi, xương máu xây dựng quê hương bình yên, viết nên những trang sử hào hùng.
Trong suốt chiều dài lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Đình Bảng cùng với nhân dân cả nước đã anh dũng kháng chiến đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thực hiện thắng lợi, khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Xưa Đình Bảng là làng kháng chiến kiểu mẫu. Nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Đình Bảng tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trong suốt chặng đường lịch sử 8 thập kỷ chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ và nhân dân, lực lượng vũ trang, Đội thiếu niên du kích Đình Bảng vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; Bằng có công với nước; Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất; Huân chương lao động hạng ba và nhiều phần thưởng cao quý khác trong thời kỳ đổi mới.
- Toàn phường có 2 cụm công nghiệp lớn và nhiều khu riêng lẻ với trên 120 doanh nghiệp lớn nhỏ là người địa phương. Thu hút và giải quyết hàng nghìn lao động của địa phương và các vùng lân cận.
- Các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí phát triển mạnh mẽ làm đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, ngày càng phong phú và đa dạng.
Đặc sản “Bánh Phu thê” nổi tiếng không những người dân trong nước được thưởng thức mà ngay cả các bạn nước ngoài cũng biết đến và đánh giá cao hương vị tuyệt vời của nó.
Đình Bảng có 4 Trường học (1 trường THCS, 1 trường tiểu học và 2 Trường mầm non), tất cả các Trường đều đạt chuẩn và nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tiên tiến xuất cấp tỉnh. Hiện nay địa phương đang xây dựng thêm 1 trường tiểu học với diện tích 16.867,7m2, dự kiến 2014 sẽ đưa vào sử dụng. Nằm trên địa bàn còn có Trường PTTH Lý Thái Tổ với bề dày hoạt động trên 80 năm đã đạt được nhiều thích cao cả về số lượng và chất lượng của cả thầy và trò, đạt danh hiệu “đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ đổi mới”. Hàng năm tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao Đẳng ngày một tăng; hiện nay trên toàn phường hiện có 23 vị giáo sư, tiến sỹ; nhiều sĩ quan cao cấp trong QĐND và CAND Việt Nam.
Đảng bộ phường Đình Bảng gồm 21 chi bộ với tổng  số 496 đảng viên, đảng bộ luôn đoàn kết hàng năm đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh, chính quyền, các đoàn thể đạt vững mạnh toàn diện.

LÃNH ĐẠO ĐẢNG UỶ - HĐND - UBND - MTTQ  
VÀ CÁC NGÀNH ĐOÀN THỂ PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG 

            1. Ông Nguyễn Tiến Doanh-Sinh năm 1962-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND 
2. Ông Nguyễn Thanh Hải-Sinh năm 1974-Phó Bí thư TT Đảng ủy
3. Bà Nguyễn Thị Hà-Sinh năm 1970-Phó Chủ tịch HĐND
4. Ông Nguyễn Thế Chín-Sinh năm 1971-Phó BT, Chủ tịch UBND
5. Ông Ngô Tạo Lợi-Sinh năm 1962-Phó Chủ tịch UBND
6. Bà Cao Thị Hồng Liên-Sinh năm 1976-Phó Chủ tịch UBND
7. Ông Nguyễn Văn Hoành-Sinh năm 1955-Chủ tịch UB. MTTQ
 và 25 cán bộ đoàn thể, chuyên môn hàng ngày làm việc tại phường.

                Nhà Thuỷ Đình-Đền Đô phường Đình Bảng nơi thờ 8 vị vua Triều Lý 

Thờ cúng tại nhà thờ họ và nghi thức tổ chức tế lễ hàng năm



Nguồn tham khảo:
-   Việt Nam Phong tục sách – Phan Kế Bính
-   An Nam phong tục sách – Mai Vương Đoàn Triển
-   Tập tục và nghi lễ dâng hương – Thượng tọa Thích Thanh Duệ
-   Từ điển Việt Nam lễ tục – Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo
-    Gia phả dòng họ Nguyễn Trọng – Đức Thọ Hà Tĩnh
-    Sách cúng của dòng họ Lê ở Hà Nội
 1. Ý nghĩa:  

-  Chân lý của Người Việt luôn quan niệm rằng “cây sống mạnh khỏe là nhờ rễ sâu; nước không cạn kiệt là nhờ có mạch nguồn chảy không ngừng nghỉ; con người được  hạnh phúc bình an là nhờ trong gia tộc có được sự hài hòa âm phù dương trợ”. Do đó mà ai ai cũng đều lấy việc thờ cúng hương hồn tổ tiên làm nghĩa cử báo ơn.
-   Quan niệm của người Việt cũng cho rằng, để con cháu dương thế nhận được “phúc - lộc - thọ - tài” một cách đủ đầy, thì trước hết phải thành tâm thờ phụng để các linh hồn nơi chín suối, không ai bị đói khát, lãnh lẽo cô đơn. Song le, tai họa hủy diệt nhiều khí thật bất ngờ, khiến cho không ít con người chết mất xác không ai biết; hoặc người trẻ vắn số đi trước người già, khiền cho không còn hậu duệ ruột thịt để phụng thờ hương khói (ví dụ thảm họa nạn đói năm 1945 chẳng hạn). Các trường hợp này, lắm khi không ngoại trừ cả vị thủy tổ của một dòng họ, cũng không còn đích tôn để thờ phụng.
 -  Các linh hồn khi không còn hậu duệ để khói hương, sẽ gặp cảnh đói khát lang thang. Bấy giờ, nơi có thể cứu vớt hiệu quả, đó là tấm lòng từ bi của bà con xa gần trong họ mạc. Nhưng cũng như người dương thế vậy, linh hồn không thể vào cư ngụ ở bất kỳ gia đình nào, dù biết đó là họ hàng. Cho nên nhà thờ họ là nơi duy nhất linh hồn có thể cậy nhờ làm nơi nghỉ ngơi nương náu.
-  Ngoài các lý do đó, thì “trăm khe dồn thành một suối, trăm suối dồn thành một sông, trăm sông dồn về một biển” là chân lý về tập hợp sức mạnh đoàn kết của người Việt. Tuổi thọ của một từ đường nói lên bề dày văn hóa lịch sử của dòng họ đó. Trăm họ an khang thịnh vượng, thì nước Việt hùng cường.
Từ các lý do trên, việc thiết lập từ đường dòng họ là rất cần thiết cả về mặt tâm linh cũng như đạo lý xã hội. Tuy nhiên, nếu không thấu hiểu ngọn nguồn, thờ phụng trở nên tràn lan, hỗn tập, sẽ đánh mất đi sự linh thiêng, không chỉ không có có hiệu quả phúc đức, mà thậm chí còn gây họa anh em tranh cướp, chém giết lẫn nhau. Ví dụ như một số gia đình, họ tộc nghe lời thầy bói, chỉ chăm chăm một việc thờ phụng một bà tổ cô nào đó không rõ tuổi tên, không biết là có linh thiêng thực sự hay không… 

2.    Thiết kế cấu trúc thờ phụng trong Từ đường họ tộc:
Trong Từ đường nên lập bao nhiêu bát hương và thần chủ?
(Thần chủ là cách gọi khác của Bài vị, Linh vị)
Thần chủ và Bát hương thờ thần linh: Dù là nhà thờ của một họ tộc, thì theo quan niệm người Việt “đất có Thổ công, sông có Hà Bá” muốn gia tiên được phép về thăm hậu thế, nhận hưởng lòng thành cháu con dâng hiến, đêm trước ngày giỗ tổ phải dâng lễ trai đàn (lễ chay chỉ có hương, đăng, hoa, quả, nước) cầu xin Trời Đất Thần Thánh cho phép gia tiên được về. Bởi vậy bát hương đầu tiên kể đến phải là bát thờ thần linh (phương pháp lập bát hương xem ở bài “Thờ cúng trong nhà như thế nào cho đúng?” )
Thần chủ và Bát hương thờ thủy tổ: Đời thứ nhất của một dòng họ, được tôn vinh là thủy tổ
Thần chủ và Bát hương thờ tiên tổ: từ đời thứ hai cho đến vị thân sinh của cao tổ khảo được tôn vinh là tiên tổ.
Thần chủ và Bát hương thờ các vị cao tổ không có cháu con thờ tự (các vị cao tổ có cháu con đề huề, theo phân cấp được thờ tại các chi tộc).
Thần chủ và bát hương thờ bà cô ông mãnh: Bà cô ông mãnh là người chết trẻ, người chưa lập gia đình một mình thân cô thế cô. Vì không có công duy trì hậu duệ nòi giống, nên theo quan niệm phong kiến thì không được coi là người lớn, dù là già mới mất cũng vậy. Vì không được làm người lớn, nên không được phép chung bát hương với các bậc tiên tổ khác. Tuy nhiên theo quan niệm duy tâm thì bà cô ông mãnh thường rất linh thiêng, nên được tổ chức thờ riêng trong một bát hương, vị trí để thấp hơn các bậc tiên tổ khác, thường là thấp nhất trên hương án (xem thêm ở bài "bà cô ông mãnh".
Bát hương cô hồn: thờ phụng các vong hồn của họ tộc do vắn số yểu mệnh, vong hồn thất lạc không nắm được tên tuổi rõ ràng, không người hương khói (bát này thờ ngoài hiên không thờ trong từ đường chính).
Tương ứng với bát hương là vị trí để bày hương án:
Linh điện: được đặt tách riêng ở vị trí bên trái từ đường, cao hơn Thượng điện một chút.
Điện thờ gia tộc: ngụ ở trung ương Từ đường gia tộc, thường có tam cấp hương án: Thượng điện, Trung điện, Hạ điện;
Vong điện: Một điện thờ vong ở ngoài hiên (hoặc lập riêng một miếu nhỏ bên phải, phía ngoài nhà từ đường)
Cách bày trí Thần chủ và bát hương như sau:
Thần chủ và Bát hương thờ thần linh: đặt ở Linh điện
Thần chủ và Bát hương thờ thủy tổ: đặt ở Thượng điện
Thần chủ và Bát hương thờ tiên tổ: đặt ở vị trí Trung điện
Thần chủ và Bát hương thờ các vị cao tổ: đặt ở vị trí hạ điện
Bát hương cô hồn: đặt ở vị trí vong điện
Cách ghi Thần chủ(Xem thêm trong “Nguyễn tộc Gia Phả”)
Mỗi cấp bậc chỉ nên có một Thần chủ và một bát hương chung, không nên rườm rà mỗi người một bát, khiến cho hương khói trở nên nghi ngút quá mà vẫn thiếu sót, có vị không có bát hương, hoặc có nhưng không còn chỗ đặt bát hương...
Thần chủ Thủy tổ ghi: Nguyễn Trọng/ Lê Văn/ Bùi Huy vv..Thủy tổ linh vị. (ghi vắn tắt tiểu sử bằng chữ nhỏ hơn tại phần dưới linh vị);
Thần chủ Tiên tổ ghi: Nguyễn Trọng/ Lê Văn/ Bùi Huy vv...Tiên tổ linh vị và kèm theo hai tấm biển liệt kê danh sách các vị tiên tổ (nội dung như hướng dẫn ở cách lập danh sách) dựng hai bên Trung điện (nam bên trái, nữ bên phải). Trường hợp danh sách các vị tiên tổ quá dài không dựng biển được thì viết thành tập sách rồi thiết kế hai cây giá treo bằng gỗ hoặc đồng, treo danh sách lên hai bên. Khi có bổ sung thế hệ tiên tổ mới, chỉ việc hạ tập xuống ghi bổ sung thêm càng tiện (chú ý: Thủy tổ thì có một vị thôi, nhưng tiên tổ thì khá nhiều vị, do đó khi bài trí điện thờ, Trung điện luôn luôn phải xây dựng rộng hơn cả bề ngang và bề dài mới đủ để bày trí.)
Các vị cao tổ của các chi họ, khi được quy tiên, con cháu trong chi họ đó làm lễ cẩn cáo từ đường, rồi rước linh vị và bát hương sang để ở vị trí Hạ điện một năm.  Sau một năm thì rút ba chân hương và hớt một chút tro cốt từ bát hương của vị cao tổ đó để vào bát hương chung của các vị tiên tổ ở Trung điện, coi như đã được thăng tiên. Bát hương cũ đem bỏ bằng cách đập bể rồi thả trôi sông, hoặc chôn sâu xuống lòng đất.
Các vị đích tôn kế ngôi trưởng tộc, dù chưa được quy tiên, khi chết vẫn được thờ chung tại Hạ điện trong từ đường. Điều này cũng có nghĩa rằng, trong nhà trưởng tộc vẫn phải có bàn thờ riêng để thờ những người còn lại ngoài các vị đích tôn thế tự.
Lập danh sách các vị liệt tông liệt tổ như thế nào?
Để có thể làm lễ cầu siêu, phải có tờ ghi danh sách các vị liệt tông liệt tổ để xướng tên trong văn tế và hỏa thiêu sau khi hoàn tất tế lễ. Nguyên tắc lập cần ghi như sau:
 - Đời thứ tức Ngôi vị (thủy tổ hay tiên tổ)- Tiền hương trung/thượng kỳ lão -   chức quan (nếu có) -  tên tuổi - ngày húy - Phần mộ an táng tại (chỉ ghi khi lập danh sách cầu siêu, còn khi đọc văn hiệu triệu thì không ghi phần mộ an táng).
 Chi tiết cụ thể theo mẫu ghi sau:
- Các bậc Thủy tổ:
Thủy tổ ghi: Nhất thế (đời thứ nhất) Thuỷ đại Tổ khảo Tiền hương thượng kỳ (trên 70 tuổi) / trung kỳ (từ 60-70) lão, à chức vụ xã hội nếu có…à (họ của vị thủy tổ)… à mạnh công tự (tên đệm và tên húy của vị Thủy tổ)…à thụy chất trực phủ quân;
 Ví dụ: vị tổ khảo của dòng họ Nguyễn Trọng có tên là Nguyễn Trọng B, thì được ghi:
Nhất thế Thủy Đại Tổ Khảo Tiền hương thượng kỳ / trung kỳ lão, kiêm Thập lý hầu Nguyễn mạnh công tự Trọng B  thụy chất trực phủ quân.Phần mộ hiện nay an táng tại nghĩa trang dòng tộc, Hà Tĩnh tỉnh, Đức thọ thị trấn.
Thủy tổ phu nhân ghi: Nhất thế Thuỷ Đại Tổ tỉ y phu chức à (họ của vị phu quân của thủy tổ bà) …à mạnh công chính thất (nếu vợ thứ thì ghi là á thất) à họ tên của vị Thủy tổ bà …à từ thuận (nếu vợ thứ thì ghi là trinh thuận) nhũ nhân;
- Các bậc tiên tổ:
Tiên tổ khảo ghi: Nhị thế (đời thứ hai)/ tam thế (đời thứ ba)/vv… Tiên Đại Tổ khảo Tiền hương thượng kỳ / trung kỳ lão …(họ của vị thủy tổ) …mạnh công (nếu con thứ thì ghi quý công) tự…(tên đệm và tên húy của vị Thủy tổ)…thụy chất trực phủ quân;
Tiên tổ tỉ ghi: Nhị thế / Tam thế… Tiên Đại Tổ tỉ y phu chức …(họ của vị thủy tổ) mạnh công (nếu con thứ thì ghi quý công) chính thất (á thất)…(họ tên của vị Thủy tổ bà)…từ thuận (trinh thuận) nhũ nhân;
Tiên tổ cô (em gái, chị gái của của tiên tổ khảo, người không lập gia đình, khi chết được thờ phụng trong từ đường và được tôn là tiên tổ cô) ghi:   Nhị thế/Tam thế/vv… Tiên tổ cô … Nguyễn thị/ Trần thị/ Lê thị nhất nương (hay nhị nương/tam nương/vv… – ngôi thứ sinh thành) …(tên và tên đệm của thủy tổ cô)…thần vị;
Đường thúc tiên tổ (em trai của Tiên Tổ Khảo) ghi: Nhị thế/tam thế/vv… Đường thúc tiên tổ Tiền hương trung kỳ lão …(họ của vị thủy tổ) …mạnh công tự…(tên đệm và tên húy của vị Thủy tổ)…thụy chất trực phủ quân;
-  Các bậc Cao tổ không người thờ phụng: ghi như nội dung trên, nhưng bỏ dòng “tiền hương trung/bắc/nam kỳ lão”. Bởi dòng đó chỉ dành ghi cho những vị có công khai phá vùng đất mới.
 -  Dòng cuối cùng của việc lập danh sách: không phải gia tộc nào cũng tập hợp được hết một cách đầy đủ tên tuổi các vị liệt tông liệt tổ, bởi từ nhiều lý do như: chiến tranh loạn lạc, lũ lụt, đói kém vv… khiến cho phải tha hương, chết không quê quán, không người hương khói. Muốn cho trọn đạo nghĩa, không bỏ sót các vị liệt tiền liệt tổ trong thờ phụng, khi lập danh sách, hay lập sớ khấn, luôn luôn nhớ phải ghi câu sau đây vào các sớ cúng: Cùng toàn thể các liệt vị Tổ phúc, Tổ kỳ, bất kỳ danh hiệu mà hậu duệ sơ sót chưa có cơ hội nhận biết dung nhan, chưa cập nhật đầy đủ húy danh, cúi xin bỏ quá lỗi lầm, theo thứ tự ngôi vị tọa bàn, mời tất cả cùng về đây sum vầy hưởng thụ.
Ghi chú:
 Con cả : ghi tênm đệm là mạnh công
 Con thứ: ghi tên đệm là trọng công
 Con út: ghi tên đệm là quý công
 Tuổi từ 60 - 70 ghi là : tiền hương trung kỳ lão
 Tuổi từ 70 trở lên ghi là : Tiền hương thượng kỳ lão
Ngày được chọn làm ngày tế tổ thường là:
 -   Ngày kỵ của vị thủy tổ;
 -   Nếu không xác định được ngày kỵ của thủy tổ rõ ràng, thì chọn ngày rằm tháng giêng thường được dùng để cầu siêu độ cho cho vong linh người âm và cầu an giải hạn cho người dương trần hàng năm;
-   Hoặc ngày xá tội vong nhân (rằm tháng bảy);
-  Hoặc ngày mùng 8, 18, 28 âm lịch hàng tháng được gọi là ngày mẫu
 Tế tổ gồm có ba nội dung cơ bản:
-  Một là: Tế Trời – Đất – Thần – Thánh , trước là để yết cáo các chư vị thần linh xin phép cho gia tiên được về hưởng lộc con cháu; sau là để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ...;
-   Hai là: Tế cầu siêu độ cho vong linh người đã khuất. Trong nội dung này có hai nội dung nhỏ là cầu siêu cho gia tiên có tên tuổi chính quy; và cầu siêu cho các vong hồn yểu mệnh, vong hồn thất lạc, không người thờ phụng của gia tộc;
-   Ba là: Tế cầu an giải hạn cho người dương thế.
 Trình tự cúng lễ:
-  Yết lễ (lễ yết cáo thần linh, hay yết cáo tổ tiên): Đêm hôm trước tộc trưởng phải dâng lễ cầu xin trời đất thần thánh cho phép gia tiên được về; đồng thời yết cáo Tổ tiên xin phép được tổ chức sự kiện vào ngày hôm sau.
-   Ngày hôm sau con cháu họ tộc tụ hội làm lễ cúng tổ tiên
-   Đến đêm thì dâng lễ trai đàn ngoài trời cầu siêu độ cho vong linh tiên tổ và cầu an giải hạn cho toàn thể mọi người trong gia tộc.
Ghi chú:   Phần lễ cầu siêu độ vong linh bây giờ con cháu các dòng họ thường ủy nhiệm cho thầy chùa theo kiểu tùy nghi di tản, gia đình nào lo gia đình đó, thành ra lễ ở nhà thờ họ thực chất mới chỉ có phần giỗ chứ đa phần là thiếu mất phần tế;
Tế lễ và Yết lễ là hai nội dung khác nhau, yết lễ thực chất chỉ là cây hương bát nước để báo cáo xin phép hành lễ chính thức ngày hôm sau; còn Tế lễ là lễ cầu siêu độ cho vong hồn người chết và cầu an cho người sống, lễ này phải làm vào ban đêm và làm ngoài trời;
Việc dâng sao giải hạn cũng có thể kết hợp tổ chức tại Từ đường chung cho tất cả mọi người trong họ tộc (chứ không nhất thiết phải lên chùa). Tuy nhiên việc dâng sao phải có sự chuẩn bị trước từ các gia đình (cụ thể xem ở mục cầu an).

-  Bày trí mâm cỗ:
Linh điện: chỉ có hương, đèn, hoa, quả, nước
Thượng điện – Trung điện – Hạ điện:
Trên hương án thì bày hương, đăng, hoa, quả, xôi, chè, trà, rượu, tiền vàng, trầu cau;
Phía trước điện thờ bày ba cái bàn, ý nghĩa tương ứng với ba cấp thượng – trung – hạ trên điện thờ. Do đó thượng bàn phải kê cao hơn trung bàn một chút, trung bàn phải kê cao hơn hạ bàn một chút. Trên bàn bày ba mâm cỗ mặn, trong mâm tổng cộng có 9 món tính cả cơm xôi. Trong đó 5 món bày trên đĩa, 4 món bày trong bát. Màu sắc món ăn phải hội tụ đủ ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành (vàng – trắng – đen – xanh – đỏ);
Vong điện: cũng có một mâm cỗ đủ mặn, ngọt, thêm gạo muối, tiền vàng, bánh kẹo, âm binh xanh đỏ đủ màu