Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang: Bàn thờ gia tiên thường được thiết lập hai lớp. Lớp trong kê sát tường hậu là chiếc rương lớn, trên đó đầu tiên là bày bài vị. Bài vị là một cái thẻ làm bằng giấy hay bằng gỗ mỏng, giữa ghi họ tên chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, tử của người được thờ, gọi là thần chủ. Nhà giàu bài vị được đặt trong cỗ khám, hoặc cỗ ngai.
Đối với các chủ nhà là trưởng họ, trưởng chi thì thần chủ của họ và của chi không bao giờ thay đổi. Còn thần chủ của gia từ có sự thay đổi theo phong tục ngũ đại mai thần chủ. Nghĩa là trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có bốn bài vị ghi bốn thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. Cứ đến đời sau thì ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt thần chủ ông ngũ đại đi rồi nhắc lần lượt lên. Gần đây có nhà thay bài vị bằng chân dung hoặc tượng.
Đối với các chủ nhà là trưởng họ, trưởng chi thì thần chủ của họ và của chi không bao giờ thay đổi. Còn thần chủ của gia từ có sự thay đổi theo phong tục ngũ đại mai thần chủ. Nghĩa là trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có bốn bài vị ghi bốn thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. Cứ đến đời sau thì ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt thần chủ ông ngũ đại đi rồi nhắc lần lượt lên. Gần đây có nhà thay bài vị bằng chân dung hoặc tượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét