Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Sông Tiêu Tương thực sự tồn tại thế nào?

 Dòng Tiêu Tương từ câu hát ru: 

“Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay
Cô Mỵ Nương ở lầu Tây
Con quan thừa tướng ngày ngày cấm cung
Trương Chi chở đò ngoài sông
Cất lên tiếng hát động lòng Mỵ Nương…”.

“Quân tại Tương Giang đầu
Thiếp tại Tương Giang vỹ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương Giang thủy” 
(Dịch: 
Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Tương tư không gặp mặt
Cùng uống nước sông Tương). 

Tiêu Tương ở vùng Đông Ngàn cũ (huyện Tiên Du, Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Dòng sông bị lấp từ bao giờ, nhưng còn truyền lại huyền sử văn hóa Kinh Bắc với câu chuyện tình lâm ly Trương Chi - Mỵ Nương, là nguồn cảm hứng văn nghệ của người dân Kinh Bắc.
Sách “Địa chí Hà Bắc - 1980” có viết: “Sông Tiêu Lương, còn gọi là sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ tây sang đông, bắc qua xã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se… rồi chảy vào sông Cầu”. Và sách “Đại Nam nhất thống chí - 1882” (NXB Khoa học xã hội 1971) mô tả: “Sông Tiêu Lương ở địa giới phủ Từ Sơn phát nguyên từ một cái đầm lớn ở xã Phù Lưu, huyện Đông Ngàn, chảy từ phía tây sang đông bắc, qua xã Tam Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức”.
Trong bài viết “Sông nước Tiêu Tương hương Cổ Pháp”, cố Giáo sư Trần Quốc Vượng có nhận định: “Sông Tiêu Tương là nhánh sông Hồng chảy qua Đình Bảng - đầm Phù Lưu; sau đó chảy qua Lũng Tiêu, Ó Chọ, Dương Ổ (làng Giấy) rồi về sông Thiếp (Ngũ Huyện Khê) ở vùng Đồng Bạch; một nhánh chảy xuống xã Đại Đồng (Tiên Du)…”.

Có lẽ từ huyền tích đó mà dân gian vùng này vẫn lưu truyền câu ca dao: “Bao giờ rừng Báng hết cây/ Phù Lưu hết chợ, đất này hết quan”, ám chỉ 3 địa danh: Rừng Báng (Đình Bảng), Tào Khê (một hệ thống sông khu vực Đông Ngàn, Từ Sơn, Tiên Du, trong đó có Tiêu Tương) và Phù Lưu có chợ Giàu (là chợ lớn nhất xứ Kinh Bắc). Đây là 3 địa danh trù phú, vùng đất có nhiều người làm vua, quan trong các triều Lý, Lê, Trần, đến về sau.Tích Trương-Chi Mỵ-Nương | Sách và Thơ của Ô.Bà Chung Hữu Thế
Sông Tiêu Tương vốn là con sông cổ ở làng Cổ Bi (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Sông đã “chết” vì bị bồi đắp thành bình địa nhưng lại ‘sống’ mãi trong tâm thức của người dân Kinh Bắc với những huyền thoại, chuyện kể và ngay cả trong những làn điệu dân ca chữ tình.Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc - Trương Chi & Mỵ Nương | nhanvan.vn
Sông Tiêu Tương vốn là con sông cổ ở làng Cổ Bi (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Sông đã “chết” vì bị bồi đắp thành bình địa nhưng lại ‘sống’ mãi trong tâm thức của người dân Kinh Bắc với những huyền thoại, chuyện kể và ngay cả trong những làn điệu dân ca chữ tình.
Nguồn sử liệu qua các thư tịch cổ cho đến nay chỉ nhắc đến sông Tiêu Tương một cách rất khiêm tốn. Trong đó, có rất nhiều tài liệu chỉ đề cập đến tên sông mà không nói rõ nguồn gốc và vị trí của nó nằm ở đâu trong hệ thống sông ngòi chằng chịt ở phía bắc sông Hồng.
Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “sông Tiêu Lương cũ ở địa giới phủ Từ Sơn, phát nguyên từ cái đầm lớn xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn, chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức".

Còn sách Địa chí Hà Bắc lại ghi rằng: “Sông Tiêu Lương, còn gọi là sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se, Bò... rồi chảy vào sông Cầu”...

Ngoài ra, các công trình nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu đương thời cũng có đề cập đến sông Tiêu Tương nhưng đều chưa đi đến thống nhất. Tuy nhiên, những chi tiết trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh khiến nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Thị Thủy Chung mới đây cho rằng, trước khi đổ về đầm Phù Lưu, sông Tiêu Tương là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ phía đông huyện Mê Linh, qua phía Bắc huyện Phong Khê, tiến gần sát phía Nam Cổ Loa...
Không có tài liệu nào giúp cho việc xác định dòng chảy thực tế của sông Tiêu Tương một cách rõ ràng. Tuy nhiên, vai trò của dòng sông này trong lịch sử phát triển của vùng kinh Bắc nói chung và vùng đồng bằng Bắc Bộ lại được khẳng định rất rõ ràng.
Theo các tài liệu và truyền thuyết, thời An Dương Vương, dòng sông này không chỉ là một huyết mạch giao thông quan trọng mà còn là một hào luỹ thiên nhiên che chắn, bảo vệ kinh đô Cổ Loa non trẻ của quốc gia Âu Lạc. Về sau, cũng nhờ con sông này, nhà Hán mở đường bộ dọc đó sang Việt Nam và nhanh chóng trở thành con đường đi sứ giữa hai nước, được gọi là Quan lộ. Đây cũng là con đường quân sự, con đường giao lưu kinh tế, văn hóa quan trọng của các lộ phía bắc. Thời Pháp thuộc, Quan lộ được nắn thẳng và mở rộng thành Quốc lộ 1, vẫn là một huyết mạch quan trọng hàng đầu trong hệ thống giao thông của Việt Nam.
Sông Tiêu Tương tồn tại đến khoảng thế kỷ 15 thì bị “chết”. Nguyên nhân là do Hồ Quý Ly cho đào lòng sông Đuống để uốn thẳng dòng chảy, sông Tiêu Tương bị mất nguồn nước và bị bồi lấp dần. Ngày nay, dấu hiệu về dòng sông cổ này chỉ còn tồn tại ở một vài khúc và được gọi là ao, đầm...
Trong suốt quá trình hình thành và tồn tại, sông Tiêu Tương còn được khẳng định là mạch nguồn văn hóa của người Việt từ kinh đô chảy đến khắp các làng quê. Sông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kiến tạo nên bản sắc văn hóa xứ Bắc và là một trong những yếu tố tiền đề cho sự ra đời của vùng văn hóa đất này. Một trong những câu chuyện được nhiều người kể và cho tới nay vẫn còn lưu lại khá đậm nét trong tâm thức dân gian, đó là chuyện tình chàng Trương Chi - Mỵ Nương.

Câu chuyện trên cũng giống như rất nhiều câu chuyện tình lãng mạn nhưng điều đặc biệt là những cái tên Trương Chi, Mỵ Nương, Tiêu Tương... đã trở nên rất đỗi quen thuộc đối với người dân Kinh Bắc, ngay cả thế hệ trẻ bây giờ. Điều đó khẳng định, sông Tiêu Tương mặc dù tới nay là con sông “chết” nhưng mãi in sâu trong tiềm thức của người dân nơi này.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét