Đường nét cơ bản của đạo lý dân tộc mà chúng ta đang nghĩ về được khởi phát ngay trong giai đoạn mở đầu thời kỳ tự chủ thoát khỏi ách Bắc thuộc, đặt cơ sở vững chắc cho nền độc lập.
Cách đây 8 năm, cũng vào dip kỷ niệm 30 tháng 4, để trả lời câu hỏi “vì sao một đất nước tương đối nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ” Pino Tagliazucchi, nhà nghiên cứu người Ý, cố tìm “một điều gì đó không liên quan đến khoa học quân sự cổ điển…” rồi kết luận rằng đó chính là : lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam, và cuộc đấu tranh vì độc lập là của tất cả mọi người.”
Vào buổi ấy, trong tuyên ngôn được xem như là “cương lĩnh dựng nước” của Khúc Hạo năm 907 đã khẳng định : “Chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị” khiến cho “trăm họ đều được yên vui”. Vào thời điểm lịch sử ấy, trong bài kệ “Vận Nước” [Quốc Tộ] của Thiền sư Pháp Thuận [915-990] cũng nói về khát vọng hòa bình, an lạc: “Vận nước đan xen với nhau như mây quấn/ Đất trời Nam đang hưởng thái bình/ Nếu triều đình thấm nhuần lẽ vô vi/ Mọi nơi sẽ không còn chiến tranh [Quốc tộ như đằng lạc/Nam thiên lý thái bình/ Vô vi cư điện các/Xứ xứ tức đao binh"]
Quả thật, nếu “Thiền tâm thấm tận triều đinh/ Thì nhân gian dứt đao binh đời đời” [Nguyễn Duy dịch thơ], khát vọng nhân văn cao cả ấy đã được ông cha ta nuôi dưỡng và ghi trên những trang sử vàng của dân tộc. Đương nhiên lịch sử cũng từng tô đậm những trang oanh liệt về ý chí quật cường, lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều đập tan những đạo quân xâm lược khiến chúng “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi” [Cáo bình Ngô]
Trong cái thế “chẳng đặng đừng” của tình huống “gươm dơ lấy nước làm sạch, nước dơ lấy máu làm sạch”, ông cha ta phải tuốt gươm. Cho dù ” Thù nước chưa trả mà mái tóc đã sớm bạc, Bao phen mang gươm báu ra mài dưới ánh trăng” [Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma]* [Đặng Dung. "Cảm hoài" ] . Thế nhưng, khi “Giặc tan muôn thuở thanh bình” thì lại nghiệm ra rằng “Sông đây rửa sạch giáp binh…Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao” [Trương Hán Siêu "Bạch đằng giang phú"]Nội hàm của khái niệm “đức” ở đây cần được hiểu là đạo lý truyền thống của dân tộc ta.
Đừng quên rằng, bài phú Sông Bạch Đằng được làm ra trong khí thế ngút trời của ba lần đại thắng quân Nguyên, ấy vậy mà kết thúc bài phú lại mượn ý của Đỗ Phủ “an đắc tráng sĩ vãn Thiên hà, tĩnh tẩy giáp binh trường bất dụng” [ước gì được tráng sĩ kéo sông Ngân hà xuống, rửa sạch giáp binh mãi mãi không dùng nữa] để nói lên cái khát vọng hòa bình, an lạc thấm đẫm triết lý nhân văn của ông cha ta. Chẳng thế mà cùng thời điểm với bài phú của Trương Hán Siêu, với “Trảm xà kiếm phú”, Sử Hy Nhan cũng từng viết : “sinh ở thời văn minh không nên bàn về uy vũ, sống ở thời thịnh trị chớ có nói chuyện chiến tranh”. Trong mạch tư duy ấy, bài phú kết thúc bằng mấy câu thơ :
Kiếm này! Kiếm này! Là vật chẳng lành
Thánh nhân túng thế mới dùng mi, đâu phải vật quý
Ôi! Thánh triều ta sùng thượng văn học
Thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị
Nếu có kiếm chừ, dùng đến mà chi. 1
Kiếm này! Kiếm này! Là vật chẳng lành
Thánh nhân túng thế mới dùng mi, đâu phải vật quý
Ôi! Thánh triều ta sùng thượng văn học
Thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị
Nếu có kiếm chừ, dùng đến mà chi. 1
Càng ngẫm nghĩ kỹ về những câu thơ này, càng ngộ ra được cái tầm cao của một suy tư thể hiện bản lĩnh văn hóa của một dân tộc “vốn xưng văn hiến đã lâu” như Nguyễn Trãi từng chỉ ra trong áng văn bất hủ vốn được xem là “Tuyên ngôn Độc lập” thế kỷ XV. Vì thế, cần hiểu rẳng nội hàm của khái niệm “sùng thượng văn học” nói ở đây chính là đề cao văn hóa, là hiểu rõ bản lĩnh truyền thống dân tộc đã xây đắp nên nền văn hóa Việt Nam. Và đó chính là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam.
Cách đây 8 năm, cũng vào dip kỷ niệm 30 tháng 4, để trả lời câu hỏi “vì sao một đất nước tương đối nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ” Pino Tagliazucchi, nhà nghiên cứu người Ý, cố tìm “một điều gì đó không liên quan đến khoa học quân sự cổ điển…” rồi kết luận rằng đó chính là : lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam, và cuộc đấu tranh vì độc lập là của tất cả mọi người.” 2
Ở vào vị thế địa-chính trị ngặt nghèo của “trứng chọi đá”, phải thường trực cảnh giác với tham vọng bành trướng của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhân dân ta luôn phải dùng yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều. Vì vậy, để có sự đồng thuận cả nước một lòng, phải tìm mọi cách phát huy đến mức cao nhất tinh thần đại đoàn kết.
Có thể nói, “đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng chính trị lớn, đồng thời là một đạo đức lớn…Tư tưởng và đạo đức ấy coi đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc ta từ ngàn xưa, là sức mạnh vô địch của cách mạng nước ta hiện nay và sau này. Tư tưởng và đạo đức ấy thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, tình tương thân tương ái của con người, sự độ lượng bao dung và lòng quý trọng từng nhân cách, tập hợp được đông đảo nhân dân, động viên được công sức tài năng của mọi người, không bỏ rơi, không để sót một ai 3. Càng thiết thực và có ý nghĩa trực tiếp hơn khi hiểu rằng bài học đại đoàn kết dân tộc cũng là bài học của “tinh thần hòa hợp dân tộc “, bài học về “sự độ lượng bao dung và lòng quý trọng từng nhân cách”, do vậy mà”tập hợp được đông đảo nhân dân, động viên được công sức tài năng của mọi người, không bỏ rơi, không để sót một ai”.
Để sáng tỏ hơn nữa điều này, cần nhắc lại ở đây tư tưởng chỉ đạo trong bức thư năm 1972 của Lê Duẩn “Gửi Trung ương Cục miền Nam về những công tác cấp bách ở miền Nam sắp tới” : “Theo tinh thần hòa hợp dân tộc, cách mạng chủ trương “đại xá” đối với những người đã tham gia các tổ chức chính trị hoặc vũ trang của địch. Tất cả những ai thấy được tội lỗi, đoạn tuyệt với quá khứ, quay về đường ngay lẽ phải, đều có chỗ đứng trong lòng dân tộc…Chính sách của chúng ta lấy nhân nghĩa để cảm hóa, lấy khoan hồng để đối xử, tuyệt đối không báo oán, trả thù”4.
Sau này, khi nhắc lại tư tưởng ấy, Võ Văn Kiệt day dứt với những suy tư : “Sau 30.4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói : “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”. Sau ba mươi năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó”.5
Những suy tư ấy của một người thường trực đứng nơi đầu sóng ngọn gió của cuộc chiến đấu khốc liệt thấm đẫm tính nhân văn trong truyền thống Việt Nam. Ông thẳng thắn nói lên một sự thật mà không phải ai cũng dám nhìn thẳng vào sự thật ấy để đưa ra những quyết sách : “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miến Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu…. Chính vì thế “…nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do thù hận vì bại, kiêu vì thắng thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế ?”6
Những suy tư ấy của một người thường trực đứng nơi đầu sóng ngọn gió của cuộc chiến đấu khốc liệt thấm đẫm tính nhân văn trong truyền thống Việt Nam. Ông thẳng thắn nói lên một sự thật mà không phải ai cũng dám nhìn thẳng vào sự thật ấy để đưa ra những quyết sách : “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miến Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu…. Chính vì thế “…nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do thù hận vì bại, kiêu vì thắng thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế ?”6
Những đạo lý dân tộc cao đẹp dẫn ra ở trên, nghĩ cho kỹ, chính là sự kế thừa một cách trung thực và sáng tạo truyền thống nhân ái và khoan dung của ông cha ta, khởi đầu từ “cương lĩnh dựng nước” nhắc ở trên, cội nguồn của ý chí và sức mạnh dân tộc. Xin chỉ gợi vài ví dụ.
Đại Việt sử ký toàn thư. Quyển X. Kỷ Nhà Lê đã chép chỉ dụ của Lê Thái Tổ : “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. … tha mạng sống cho ức vạn người để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép, tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?”. Cũng Đại Việt Sử ký. Quyển V. Kỷ Nhà Trần chép : “Trước kia, khi người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi…”.
Đại Việt sử ký toàn thư. Quyển X. Kỷ Nhà Lê đã chép chỉ dụ của Lê Thái Tổ : “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. … tha mạng sống cho ức vạn người để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép, tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?”. Cũng Đại Việt Sử ký. Quyển V. Kỷ Nhà Trần chép : “Trước kia, khi người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi…”.
Vào thế kỷ XVIII, Nguyễn Huệ, người đã đánh tan hai mươi vạn quân xâm lược trong vòng mười ngày đã từng nói với Ngô Thời Nhiệm : “nay ta đến đây tự đốc việc quân, đánh hay giữ đã có kế cả rồi…nhưng nước Thanh lớn hơn nước ta đến mười lần, bị thua chắc phải tìm cách rửa hận. Nếu cứ để binh lửa liên miên, thực không phải là phúc của nhân dân, lòng ta sao nỡ. Vì vậy, sau khi thắng trận phải khéo dùng từ lệnh thì mới dập tắt được lửa binh”. “Gò Đống Đa” với bài văn tế những tên xâm lược xấu số là một biểu hiện sống động của “từ lệnh” đó : ” Nay ta cho thu nhặt xương cốt chôn vùi. Bảo lập đàn bên sông cúng tế. Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc. Xuất của kho đắp điếm đống xương khô. Hồn các ngươi đừng vất vưởng dưới trời Nam. Hãy lên đường quay về nơi hương chỉ “. Chỉ nửa năm sau “sự kiện Đống Đa”, Quang Trung đã lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh!
Kế thừa và đẩy lên đỉnh cao truyền thống nhân ái và khoan dung ấy, Hồ Chí Minh đưa thêm nội dung dân chủ và tự do vào trong đó để chỉ ra tính chất “huynh đệ tương tàn” trong “cuộc chiến tranh giữa những người cùng theo đuổi một lý tưởng Tự do – Bình đẳng – Bác ái và chế độ dân chủ. Trong thư trả lời bà Chossis trong Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp viết ngày 22.9.1946 có đoạn : “Trong khi một bà mẹ Pháp thương khóc đứa con mình thì có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam vừa thương khóc những người con bị giết, lại vừa đau xót vì nỗi nhà tan, cửa nát… Phải chấm dứt cuộc huynh đệ tương tàn này. Người Việt Nam và người Pháp chúng ta cũng theo đuổi một lý tưởng giống nhau: Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Chúng ta cùng có mục đích giống nhau là chế độ dân chủ…Theo tinh thần “bốn bể đều là anh em”, tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam.
Đối với tôi, sinh mệnh của một người Pháp hay sinh mệnh của một người Việt Nam đều đáng quý như nhau. Hỡi các bà mẹ Pháp! Tôi kêu gọi tinh thần yêu nước cao quý và tình mẫu tử của các bà. Các bà hãy giúp chúng tôi ngăn chặn những hiểu lầm và mau chóng gây dựng mối tình hữu nghị và tinh thần hoà hợp giữa các con em chúng ta.7
Đừng quên rằng ở đây, đối tượng của bức thư là người Pháp, tác giả là người thấm nhuần văn hóa và triết lý phương Đông nhưng lại hiểu biết sâu sắc văn hóa Pháp nói riêng và văn hóa phương Tây nói chung, nội dung của bức thư nói lên điều đó. Đối với những người con của các bà mẹ Pháp cũng như đứa con của các bà mẹ Việt Nam từng đứng ở hai chiến tuyến đối địch mà Hồ Chí Minh vẫn dùng khái niệm “huynh đệ tương tàn” để kêu gọi lương tri của những người mẹ nói riêng và của cả hai dân tộc nói chung vì “tình yêu nước và tình mẫu tử” mà đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh.
Thì chẳng phải Đức Phật đã từng dạy : “Nước mắt nào cũng cùng một vị mặn, máu của người nào cũng cùng một màu đỏ” đó sao. Triết lý ấy bắt gặp tư tưởng nhân văn cao cả của người Việt Nam ta”thương người như thể thương thân”, nội dung cốt lõi của đạo lý truyền thống dân tộc. Phải từ tầm cao văn hóa đó mới có được lời lẽ chân tình và xúc động trong bức thư nói trên. Cũng nên biết thêm rằng, bức thư này Bác viết ngay trên chiến hạm Durvin của Pháp trên đường về nước.
Ngày 30 .4. 1975, non sông quy vào một mối, cột mốc chói lọi tô điểm thêm vào trang sử vàng của những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa xưa kia để hiểu thêm về nội dung “sùng thượng văn học” thấm đẫm triết lý nhân văn trong đạo lý dân tộc truyền thống nhân văn để nhớ lại lời răn dạy của ông cha : “chính sự cốt chuộng sự khoan dung, giản dị”, ngọn nguồn của tư tưởng ” khoan sức cho dân, lấy kê sâu rễ bền gốc, đấy là thượng sách để giữ nước ” trong lời căn dặn của Đức Thánh Trần, mà mỗi người Việt Nam, trước hết là những người gánh trọng trách quốc gia phải ghi nhớ nằm lòng. Đấy không chỉ là kế sách giữ nước, đấy chính là đạo lý dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét