Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

NHÀ TỰ ĐƯỜNG

Từ đường (hay còn gọi là nhà thờ họ) từ lâu cùng với gốc đa, mái đình, giếng nước đã trở thành hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Trải qua thời gian, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng đi lên, thiết kế từ đường cũng từ đó mà có nhiều thay đổi.
 
Từ đường là công trình kiến trúc tín ngưỡng dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay chi họ tính theo phụ hệ. Đối với người Việt ta, từ đường là nơi linh thiêng và cổ kính. Hằng năm, con cháu bốn phương xa xứ quay về quê cha đất tổ, ắt phải đến từ đường thắp nén hương bày tỏ tấm lòng thành kính.
 
Từ đường đã xuất hiện từ thời xa xưa tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ; có lẽ là khi con người bắt đầu tục thờ phụng tổ tiên. Từ việc quan sát, tìm hiểu các mẫu thiết kế nhà từ đường cổ, ta có thể thấy được một số đặc điểm nổi bật trong thiết kế từ đường của ông cha ta ngày xưa:
  • Nhà từ đường
nha-tu-duong
Nhà từ đường nằm ngay trung tâm, thường được xây bằng gạch. Các mẫu thiết kế nhà từ đường được mô phỏng theo kiến trúc của các miếu, đình, chùa. Một nhà từ đường điển hình là ngôi nhà nằm ngang hình chữ Nhất với các cột trụ, mái kèo, bộ cửa làm từ gỗ. Mái trước và mái sau thường được lợp ngói hoặc các chất liệu khác như mái tranh, mái lá. Góc mái hình lưỡi đao, được chạm trổ, trang trí hoa văn Rồng, Công, Phượng…Nhà từ đường?
  • Nội thất trong thiết kế từ đường
Người xưa thiết kế từ đường họ thường có từ 3-5 gian. Gian giữa được mở rộng ra phía sau để xây bệ thờ. Tùy thuộc vào từng mẫu thiết kế nhà từ đường để bố trí thêm phần hậu cung hay không. Gian giữa được xem là nơi linh thiêng nhất. Cho nên trong quá trình thiết kế từ đường dân tộc cần chỉn chu, cẩn thận trong việc xây dựng gian giữa là nơi đặt bàn thờ chính. Các đồ nội thất bên trong từ đường thường được sơn son thếp vàng và chạm trổ công phu.
 
  • Khuôn viên từ đường
Ngoài nhà thờ phụng, thiết kế từ đường họ xưa còn chú trọng đến khuôn viên. Phía trước là sân gạch, cổng ngõ, hàng rào; phía sau là công trình phụ và vườn tược. Trong vườn thường trồng các loại hoa như hoa trang, hoa điệp đủ màu. Một số từ đường còn có thêm vườn rau, ao cá tạo nên sức sống và không khí hài hòa.
Gần vài chục năm trở lại đây, thiết kế từ đường cũng đã có nhiều sự đổi khác. Do sự du nhập về văn hóa cũng như các loại vật liệu, kỹ thuật xây dựng, từ đường vẫn giữ được lối kiến trúc nguyên thủy nhưng cũng pha trộn các yếu tố văn hóa hiện đại.
Trải qua thời kỳ chiến tranh hàng chục, hàng trăm năm, từ đường cũng bị thời gian và bom đạn bào mòn. Đất nước hòa bình, con người có điều kiện làm ăn và thay đổi cuộc sống vất vả, cơ cực thuở xưa. Sống trong ấm no, sung túc, con cháu muốn quay về tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên âu cũng là điều dễ hiểu. Các thiết kế từ đường nhờ thế mà dần được chỉnh trang, phục dựng lại.
 
Tại các thành phố lớn với diện tích đất đai eo hẹp, chúng ta thường rất khó để tìm thấy các từ đường. Thông thường, từ đường được thu gọn vào một căn phòng trang trọng nhất trong nhà. Tuy vậy, thiết kế từ đường qua các vật dụng bài trí cần thiết vẫn được tuân thủ chuẩn mực.
Các từ đường hiện nay thường tập trung ở vùng nông thôn, nơi có nhiều đất đai, cây cối và không gian khoáng đạt. Một điều khá dễ thấy là thiết kế từ đường ngày nay thường được mở rộng về quy mô, mức độ tinh xảo và sự đa dạng về hoa văn, kiến trúc.
Nhìn chung, các thiết kế từ đường hiện nay về cơ bản là đẹp và vẫn giữ được tổng thế kiến trúc của những từ đường xưa. Tuy nhiên, rất khó để tìm được một từ đường được xây dựng tuân thủ theo các luật phong thủy nghiêm ngặt như trước. Bởi chi phí cho các thiết kế từ đường này thường rất tốn kém ,từ đường không chỉ là nơi thờ cúng tổ tiên. Đó còn là nơi tiến hành các nghi lễ quan trọng và họp mặt con cháu trong dòng họ. Một số thiết kế từ đường cổ còn giữ được đến ngày nay đã trở thành di tích lịch sử của địa phương. Từ đường là biểu hiện của văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt; là nét văn hóa nhân văn cần được gìn giữ và phát huy.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét