Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014
Kiến trúc đình làng đình bảng
Giới thiệu đối tượng nghiên cứu
Địa điểm
Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng. Trải dọc theo trục đường
quốc lộ 1 A, cách Thủ đô Hà Nội 16 km về phía Bắc. Làng Đình Bảng là một
xã, có mười lăm xóm họp lại thành một làng, cả làng thành một xã.
Theo chiều dài lịch sử, Đình Bảng là một làng trù phú, kinh tế văn hoá
phát triển, thuận lợi giao thông thủy và bộ. Nằm ở vị trí tiếp giáp, nối
liền miền đồi núi Đông Bắc với đồng bằng phía Nam cho nên Đình Bảng là
nơi hội tụ và đón nhận, ảnh hưởng cả phương Bắc, phương Nam, phía Đông
và phía Tây. Đúng như nhận định của giáo sư Trần Quốc Vượng: "Đình Bảng
không bao giờ là một trung tâm hành chính chính trị đế chịu sự đánh phá
chà xát và xáo động, cùng di động dân như Cổ Loa cũng như nhận sự áp chế
trực tiếp và đồng hoá nặng nề như vùng Luy Lâu. Nhưng Đình Bảng lại gần
Cổ Loa cũng như gần Luy Lâu (hay phủ Từ Sơn ngay sau đó) để không bao
giờ là một vùng quê hẻo lánh, xa xôi - Đình Bảng không bao giờ có thành
nhưng bao giờ cũng có thị. Đó là một làng chợ, hương thị, xã thị (chứ
không là thị xã). Đình Bảng và vùng chung quanh bao giờ cũng là vùng đất
hướng ngoại, vùng mở, vùng giao lưu kinh tế văn hoá sống động và nãng
động ,một vùng tiến bộ văn hoá -xã hội, vùng đan xen kinh tế điển hình"
(Hội nghị chuyên đề về Vương Triều Lý 1-7- 1985).
Đình Đình Bảng (xưa kia còn có tên nôm là đình Báng, do có cây Báng mọc
thành rừng) nằm giữa một thiên nhiên đẹp, xung quanh có nhiều hồ ao là
dấu tích của sông Tiêu Tương. Hiện nay đình thuộc làng Đình Bảng, huyện
Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962. Vùng địa
linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều
Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010).
Từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi nói về làng
xã không ai quên nhắc tới ngôi đình làng, bởi đó là sự kết tinh trí
tuệ, công sức, sự thịnh vượng của làng xã, niềm kiêu hãnh của làng xã,
nơi chứng kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng... là nơi
các chàng trai, cô gái gửi gắm, bầy tỏ tâm tình.
Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển
Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh
Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do
công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và bà vợ đảm đang
Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng xây dựng,
ngôi đình có thế trường tồn .Nay ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Thạc Lượng
cho dựng thử trước khi cho dựng Đình Bảng vẫn còn và được gìn giữ bảo
tồn.
Đình Đình Bảng gắn bó với nhiều sự kiện lịch sử qua hai cuộc chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đình cũng đã nhiều lần vinh dự được đón
Bác Hồ về thăm. Đình Đình Bảng được Nhà nước công nhận là di tích kiến
trúc nghệ thuật theo quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962.
1.3 Mục đích xây dựng, chức năng sử dụng
Từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi nói về làng
xã không ai quên nhắc tới ngôi đình làng, bởi đó là sự kết tinh trí tuệ,
công sức, sự thịnh vượng của làng xã, niềm kiêu hãnh của làng xã, nơi
chứng kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng... là nơi các
chàng trai, cô gái gửi gắm, bầy tỏ tâm tình.
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"
Đình Bảng có cả cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý,
tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia,
đủ cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm .... đặc trưng của văn hóa làng Việt
Nam. Đây là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng, nguyên trước Đình thờ 3 vị
nhiên thần: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá đại vương (Thần Nước)
và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng Trọt), là các vị thần được cư dân nông
nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi tốt. Hàng
năm vào tháng 12 âm lịch nhân dân lại mở hội cầu khẩn cho một năm mùa
màng bội thu. Cũng tại đình làng nhân dân còn thờ Lục Tổ (6 vị có công
lập lại làng vào thế kỷ XV). Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực dân Pháp
phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về
thờ tại Đình Bảng.
Đặc điểm kiến trúc
Sơ đồ kiến trúc Đình Bảng. Sơ đồ chi tiết bộ vỉ và hệ mái của đình
Bảng.
Kiến trúc của đình bao gồm Đại đình - ống muống - hậu cung được liên kết
với nhau theo kiểu liên kết mái. Trong đó Đại đình có những nét đáng
chú ý về nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí.
Cũng như nhiều đình làng Việt Nam dựng vào cuối thế kỷ XVII đầu XVIII,
đình Đình Bảng có lối kiến trúc bề thế, mái dài và cao, các đầu đao được
uốn cong vút. Toà Đại đình mái lớn và rộng, chiếm hơn 2/3 chiều cao
toàn thể ngôi đình. Diện tích mái rộng, lợp ngói mũi hài dầy bản, rộng
khổ, tạo một không gian rộng trong lòng đình. Đình có các tàu mái uốn
cong nhẹ nhàng, đoạn cuối uốn cong vút tạo thành bốn góc đao đồ sộ. Toà
Đại đình được xây trên nền cao hai bậc cấp đá xanh bó xung quanh rất bề
thế và vững chãi. Bốn mặt đều được bưng kín bằng ván đố lụa, tháo mở dễ
dàng. Do đó không gian sử dụng của đình làng không chỉ hạn hẹp trong
lòng kiến trúc mà rộng thoáng khắp bốn xung quanh, hài hoà với không
gian tự nhiên.Các gian bên của Đại đình đều có sàn ván gỗ. Phần lớn các
đình làng Việt Nam nay đã bị mất hết ván sàn, dấu vết của ván sàn nay
chỉ còn là các mộng ở phần chân cột. Đình Đình Bảng là một trong số ít
đình vẫn còn giữ lại được hệ thống sàn gỗ. Hệ thống sàn đình chủ yếu
phục vụ cho việc ngồi họp của dân làng nên mang nặng tính chất sạp. Sau
này khi đình làng bị chính quyền quân chủ chi phối mạnh mẽ thì sàn đình
trở nên hợp với việc phân định “chiếu trên - chiếu dưới”- những thứ bậc
muôn thuở của làng xã Việt Nam. Đại đình gồm có 6 bộ vì được liên kết
với nhau qua hệ thống xà dọc bởi vậy đình bao gồm 5 gian chính, ngoài ra
để mở rộng thêm lòng công trình người ta đã đặt thêm 2 bộ vì lửng ở hai
bên tạo nên 2 gian hồi và 2 chái lớn. Trên xà đùi nối giữa cột cái và
cột quân ở 2 gian hồi người ta đặt cột trốn để đỡ vì. Vì này được làm
theo kiểu chồng rường và được chạm khắc hình rồng, hình mây. Đại đình
gồm 6 hàng chân cột, có 60 chiếc cột, các cột đều được dựng trên những
chân tảng đá xanh vuông vức, nhẵn bóng. Tất cả sức nặng của công trình
đều được phân tán qua cột xuống các chân tảng lớn bằng đá đặt trên nền
đình. Tất cả các cột đều được làm bằng gỗ lim chắc chắn.
Hệ thống cột và sàn gỗ trong đình
Trong kiến trúc gỗ cổ truyền Việt, sự vững trãi của công trình là nhờ
vào khung kết cấu với những mối liên kết, các mộng, chịu sức nặng của
toàn bộ mái đè xuống. Hệ khung liên kết bằng gỗ trở thành yếu tố quan
trọng nhất quyết định sự tồn tại của công trình kiến trúc. Trong đó bộ
vì là yếu tố cơ bản của kết cấu khung gỗ, nó liên kết tất cả các cấu
kiện, vừa là kết cấu chịu lực, nâng đỡ mái, vừa là đơn vị cấu thành tổ
chức không gian của đình. Các vì kèo được cấu trúc theo lối chồng rường
“thượng tam hạ tứ”. Bộ vì nóc được làm theo kiểu chồng rường. Trên đầu
hai cột cái là một câu đầu to khoẻ được đỡ bởi hai đầu dư. Trên câu đầu
và hai trụ trốn đỡ hai con rường chồng lên nhau qua hai đấu vuông thót
đáy, trên cùng là một đấu đỡ thượng lương. Chạy xung quanh lòng toà Đại
đình là ba hàng xà kép: xà hạ, xà trung, xà thượng. Từ Đại đình có cửa
nách qua ống muống và hậu cung. Hậu cung có ba gian, hệ khung kết cấu
đơn giản với bộ vì nóc được làm theo kiểu cốn chồng rường, vì nách được
chạm chổ đơn giản. Hai đầu hồi hậu cung được xây tường cao bít đốc.
1.4.1 Cách thức tổ chức mặt bằng
mặt bằng Đình Bảng
Đình được xây dựng trên một bãi cao, mặt hướng nam trông thẳng ra một
chiếc ao rộng.
1.4.2 Cách thức tổ chức mặt đứng
mặt đứng, mặt bên, mặt bằng Đình Bảng
1.4.3 Hệ kết cấu
Đình Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình
ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình
làng. Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh ngôi nhà sàn còn
in giữ trên các trống đồng Đông Sơn - Một sáng tạo của cha ông ta trong
lĩnh vực kiến trúc nhà ở. Không thể đem ngôi đình đồ sộ sau mấy mươi thế
kỷ đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng phải
nhận thấy cả hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, cóBộ khung Đình
Bảng sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ
buổi đầu dựng nướcĐình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên
trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai
bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là
hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan
trọng nhất của Đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái
Đường (Đại Đình).
Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy
gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Vẻ đồ sộ của
đình thể hiện qua phần mái toả rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể và 6
hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 mét được đặt
trên các tảng đá xanh vuông vức.
Vẻ độc đáo của ngôi đình thể hiện ở sự tỏa rộng trong không gian của mái
đình, sự đồ sộ của những đầu đao, khả năng thích nghi với khí hậu, và
sự sung mãn về trang trí, điêu khắc.
Đình Bảng có kết cấu hệ kèo chồng rường, gồm bảy gian hai chái (gian
phụ). Đình cao tới 8 mét với tỷ lệ mặt đứng của phần mái lớn hơn phần
thân (mái chiếm hai phần ba chiều cao của đình) cho cảm giác bề thế.
Đình lợp ngói mũi hài và có các đầu đao vươn xa nhất trong các các công
trình kiến trúc gỗ cổ truyền tại Việt Nam. Đình có cửa bức bàn bao
quanh.
1.4.4 Cách thức sử dụng vật liệu
Mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình. Như là một ngôi nhà công
cộng của làng quê thời xưa,Đình được dùng làm nơi thờ Thành Hoàng làng
(vị thần bảo trợ của làng) và họp việc làng Đó là một ngôi nhà to, rộng
được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá
tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang , xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim.
Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu
đao cong. Vào mỗi dịp lễ, Tết, đình trở thành trung tâm văn hóa của
làng mà ở đó, tất cả kho tàng văn hóa tích lũy từ đời này qua đời khác
được thể hiện đầy đủ nhất.
1.4.5 Trang trí (phù điêu, tượng…), màu sắc
So với nghệ thuật kiến trúc thì nghệ thuật trang trí ở đình Đình Bảng
cũng không kém phần đặc sắc. Các thành phần kiến trúc của đình Đình Bảng
hầu hết được trang trí chạm khắc công phu thể hiện một nghệ thuật hội
họa, điêu khắc gỗ tinh vi, điêu luyện. Đồng thời có thể nói chạm khắc ở
đình Đình Bảng là mở đầu cho một phong cách chạm khắc gỗ của thế kỷ
XVIII - đầu thế kỷ XIX, với hai xu hướng: nghệ thuật dân gian và nghệ
thuật cung đình, trong đó nghệ thuật dân gian đang bị lấn át dần. Xu
hướng nghệ thuật cung đình thể hiện qua các đề tài trang trí của nghệ
thuật chính thống là tứ linh, tứ quý, đề tài triết lý tôn giáo . . . với
bố cục dày đặc, đường nét cầu kỳ, nặng về mặt hình thức công phu, hoa
mỹ. Trên 28 chiếc kẻ hiên là 28 con rồng mỗi con một vẻ rất sinh động.
Những con rồng với thân hình nhỏ nhắn,hai chân nắm hai sợi râu mép, dáng
hình ngộ nghĩnh, nét mặt như cười.
Trên khung cửa được phủ hai dải hoa văn cân đối, dưới có hai khối tượng
tròn là hai cối gỗ tra cánh cửa được nghệ nhân sáng tạo thành hai con
nghê nằm trong tư thế phục chầu nhau với thân hình tròn lẳn căng đầy sức
sống và vẻ mặt rất sinh động. Chúng ta còn bắt gặp hình tượng nghê nếu
quan sát
Điêu khắc rồng trên kẻ hiên Hình Hình tượng nghê trên cối gỗ tra cánh
cửa
tiếp ở các tác phẩm tượng tròn được tạc ở cột cái trước và sau gian bên
thứ hai phía tây nam và phía đông bắc Đại đình. Nghê có tư thế ngồi xổm,
hai chân trước chống thẳng, mình có vẩy và mây cuộn. Dưới bàn tay tài
hoa của người thợ xưa, hình tượng nghê hiện ra rất sống động, tư thế
trang nghiêm nhưng lại không hề cứng nhắc.
Các bức chạm đều mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII Đặc biệt ở gian
giữa Đại đình có bức cửa võng và bức trần gỗ. Bức cửa võng rất lớn,
chia thành bẩy lớp, chín ô theo kiểu lồng hộp, trang trí dầy đặc, chạm
trổ tinh vi với các chữ triện, chữ công, các con vật như rồng, phượng,
ngựa, sư tử, mây, hoa lá, các cây trong bộ tứ quý mang phong cách nghệ
thuật thời Nguyễn. Bức trần gỗ được trang trí một con phượng đang múa,
cánh phượng xoè rộng phủ kín bức trần, đuôi vươn dài ra các đám mây xung
quanh. Quanh phượng có sáu con long mã phi giữa nhiều lớp mây, lá sồi,
cánh sen và bát bửu mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX.
Bức ván nong chạm nổi “Bát mã quần phi”
Trên lan can phía bên trái còn có bức ván nong chạm nổi hình tám con
ngựa nối tiếp nhau theo kiểu liên hoàn “bát mã quần phi”, con quay đầu
lại, con cúi xuống nước, con nằm quay đầu lại, con ngẩng đầu lên, con
đang gặm cỏ, con đứng quay đầu lại liếm chân, con đang quì hai chân
trước, hai chân sau duỗi dài dáng phi nước kiệu. Các con ngựa ở đây đều
mập khoẻ, thân hình cân đối, dáng vẻ rất sinh động, bức chạm mang phong
cách nghệ thuật thế kỷ XVIII thể hiện xu hướng nghệ thuật dân gian, với
đề tài hiện thực, bố cục đơn giản và sinh động, đường nét, hình khối mềm
mại, tròn trặn. Bức chạm này cùng được đánh giá là có giá trị nghệ
thuật nhất của ngôi đình.
Ngoài ra trên các cấu kiện như xà kép, ván gió xà hạ, xà trung, xà
thượng, các bức cốn ở các vì nách, đầu dư ở cột cái . . . đều có chạm
khắc các hình chữ triện, rồng với các chủ đề “lưỡng long chầu nhật”,
“ngũ long tranh châu”, phượng, các con vật, hoa lá . . . rất công phu
Chạm khắc trên các cấu kiện trong đình
Đình Đình Bảng là một di tích kiến trúc gỗ còn khá nguyên vẹn từ khi
khởi dựng đến nay. Ngoài một số cấu kiện gỗ như hoành, dui, xà dọc, các
bức ván nong chạm trổ bị mối xông; kìm nóc, con xô, con giống, đầu đao
bị gãy vỡ, hiện nay đình Đình Bảng vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn
các yếu tố kiến trúc nghệ thuật gốc, trong đó phải kể đến hệ thống ván
đố lụa, trần, đặc biệt là hệ thống cột và sàn gỗ.
Trong những ngày hội xuân, đình Đình Bảng trở thành trung tâm của mọi
hoạt động văn hóa. Đình vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân trong
cộng đồng như chức năng vốn có từ bao đời nay. Đình Đình Bảng là một di
tích kiến trúc nghệ thuật được liệt vào một trong những di tích có giá
trị nhất của xứ Kinh Bắc. Được xây dựng vào giữa thế kỷ XVIII, trong
suốt quá trình tồn tại đình Đình Bảng đã tự khẳng định được vị trí của
mình trong di sản kiến trúc Việt Nam và trong đời sống văn hoá của người
dân. Với gần ba thế kỷ tồn tại, mặc dù chịu sự huỷ hoại của thiên nhiên
và những biến cố thăng trầm của lịch sử, đình Đình Bảng hầu như vẫn còn
giữ nguyên vẹn những nét kiến trúc nghệ thuật ngày đầu, cho chúng ta
một hình ảnh trọn vẹn của một ngôi đình nửa đầu thế kỷ XVIII.
Nội thất đình được trang trí với rất nhiều chủ đề phong phú như rồng,
phượng, tùng, mai, trúc, bầu rượu, thanh gươm. Đặc biệt, hình tượng rồng
chiếm một tỷ lệ lớn với số lượng khoảng 500 hình. Gian chính điện (gian
giữa) có sàn thấp, lát gạch lá nem. Bức cửa võng và tấm trần che của
gian chính điện được chạm trổ công phu. Trên ván nong, phía dưới bao lơn
của hàng cột cái và cột con có một bức chạm hình "Bát mã quần phi" (Bầy
ngựa tám con đang phi) với các đáng điệu rất sống động. Trong đình có
nhiều bức hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng.
Khi bước vào lòng đình, quý khách được đón chào và bị cuốn hút bởi tất
cả sự tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVIII. Sự cuốn hút đầu
tiên với mọi du khách là bức cửa Võng lớn ở cung giữa thuộc gian ngoài.
Bức Võng phủ kín một diện rộng, kéo dài từ Thượng lương xuống Hạ xà và
mở ngang hết một gian. Cửa Võng được chạm lộng kết hợp chạm nổi tinh xảo
trên cả 7 lớp, 9 ô các đề tài tứ linh, tứ quí.... phía trên bức cửa
Võng là bức trần gỗ che kín mái gian giữa với hình trang trí là một con
chim Phượng xoè rộng cánh tới các vầng vân mây quanh đó.
Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ
tinh vi, chau chuốt, hài hoà. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn
với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường "Thượng tam, hạ tứ".
Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng
chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức "Bát mã quần phi" thể hiện sự
sống động, thấy được sự phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất này
qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa. Bức Lưỡng nghê phục chầu, con
đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân
đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức, từng bức
gợi tả bao điều
1.4. Ý nghĩa văn hóa
Vào những ngày lễ, tết, dân làng đến đình thắp hương tế lễ nhộn nhịp,
cầu mong Thành Hoàng và Trời Đất giúp cho mưa thuận gió hòa, cày cấy,
làm ăn thuận tiện và có nhiều phúc lành. Mùa xuân đến, sân đình trở
thành sân khấu hát chèo, hoặc để đấu vật, chọi gà, múa hát giao duyên.
Xung quanh đình, thường có những câ đa cổ thụ vẫy gọi chim về làm tổ,
ríu rít âm thanh, có giếng nước rộng trong vắt để làm nước ăn, nước uống
và để các cô gái làng xinh đẹp đến soi gương làm duyên.
Đình làng còn là nơi trai thanh nữ tú trong làng đến để hẹn hò tình yêu.
Ngôi đình làng Việt Nam cổ kính, trang nghiêm, ẩn mình sau lũy tre xanh
mướt là một tác phẩm nghệ thuật của con người hòa nhập trong làng quê.
1.5.1 Những truyền thuyết liên hệ đến sự ra đời của công trình
Truyền thuyết kể rằng, từ xa xưa, dân Đình Bảng phải vật lộn với nạn thú
dữ, thủy quái mà chưa biết trồng trọt, chăn nuôi. Một hôm, có một vị
lão nông xuất hiện dạy mọi người biết cách khai phá đất đai, đất thấp
trồng lúa, đất cao trồng bầu bí ngô lạc... Cuộc sống dân làng trở nên ấm
no, hạnh phúc. Đến một năm, khi mùa màng bội thu, vị lão nông đó họp
mọi người và đưa ra một bức tranh vẽ Lệ Thần và bảo dân làng lập miếu
thờ thần bảo hộ. Sang ngày hôm sau, cụ già biến mất. Lúc đó dân làng mới
biết là thần hiển linh và thờ làm thành hoàng làng với hiệu là Bạch Lệ
Đại Vương. Từ đó, dân làng mở hội vào ngày 12 âm lịch đến hết ngày 15 âm
lịch để tưởng nhớ công lao của thần. Khi tiếng trống hội gióng lên vào
sáng ngày 12 âm lịch thì các lễ tế được diễn ra liên tục cho đến khi tan
hội.
1.5.2 Những truyền thuyết liên hệ đến các đối tượng được thờ tự, người
xây dựng công trình…
Đình Bảng nguyên trước thờ 3 vị Thành hoàng là các thần Đất, thần Nước,
thần Trồng trọt: Cao Sơn Đại vương, giúp dân đi rừng đi núi tránh được
thú dữ; Thủy Bá Đại vương, giúp dân đi biển đi sông không bị đắm thuyền;
Bạch Lệ Đại vương, dạy dân cấy lúa trồng màu.
Các thần thờ ở Đình Bảng có mô hình chung của các cư dân nông nghiệp.
Khi đồng lúa đã trải dài bát ngát, cuộc đấu tranh đẩy lùi rừng rậm, đồng
lầy không còn nữa, mà việc canh tác trở nên quan trọng thì người ta nhớ
đến Thành hoàng Bạch Lệ Đại vương.
Tương truyền, Cao Sơn Đại Vương là con trai Lạc Long Quân và bà Âu Cơ.
Ông đã theo cha lên núi Tản Viên (Sơn Tây) lập nghiệp. Đến thời Lê Trung
Hưng, Thần Cao Sơn có công tích lớn ngầm giúp Lê Tương Dực dẹp nhiễu
nhương. Tháng 11 năm Kỷ Mão (1509) Lê Tương Dực lánh nạn vào Tây Đô
(Thanh Hoá dấy binh khởi nghĩa, khôi phục sự nghiệp Vua Cao Tổ, cứu vớt
ức triệu dân lành (Văn bia đình Kim Liên ghi).
Được bà Trương Lạc Diện - vợ vua Lê Thánh Tông giúp đỡ nên ba vị Đại
thần: Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ, Nguyễn Văn Lữ dốc lòng thờ vua,
tiêu diệt kẻ hung bạo. Ba vị đại thần này một lần đến Phụng Hoá (thuộc
Nho Quan, Ninh Bình hiện nay) trong rừng sâu âm u, họ đã gặp một ngôi
đền cổ có đại tự đề: "Cao Sơn Đại Vương". Linh cảm thế nào cả ba cùng
khấn cầu xin thần giúp đỡ. Quả nhiên, sự ứng nghiệm cùng với tài ba xuất
chúng của mình, mười ngày sau họ đã nhấn chìm được một cuộc bạo loạn.
Vua Lê Tương Dực biết được sự việc, ông đền ơn bằng cách thức cho xây
lại đền thờ khang trang hơn. Và tấm bia "Cao Sơn Đại Vương -Thần Từ Bi
Minh" là được chuyển từ Phụng Hoá về dựng tại đình Kim Liên hiện nay,
với ước nguyện mong thần Cao Sơn - vị Thần thiêng liêng - góp sức bảo vệ
phía Nam kinh thành Thăng Long (Trấn Nam Phương).
1.5.3 Ý nghĩa của các hình thức kiến trúc, trang trí…
Ở mỗi một làng quê đồng bằng Bắc Bộ, kiến trúc gây ấn tượng nhất đối với
du khách là đình làng. Trải qua thời gian, rêu phong đã làm cho ngôi
đình trở nên cổ kính. Mái đình xoè rộng, bốn đầu đao cong vút, bộ cột
đình đồ sộ, ao làng soi bóng ngôi đình trầm mặc, dường như đình làng chỉ
còn sống với thời đã qua.
Đứng đầu Tứ linh là con rồng với nhiều lớp nghĩa. Lớp nghĩa đầu tiên con
rồng là biểu tượng cho mây, mưa, sấm chớp với tâm thức cầu mưa của cư
dân nông nghiệp, sau khi tiếp thu văn hóa Trung Hoa thì con rồng mang
biểu tượng cho uy quyền của bậc quân vương. ở những ngôi đình thế kỷ
XVI, môtíp rồng đã được chạm khắc rất nhiều trên kiến trúc; sau đó môtíp
rồng - tiên có biểu tượng cho ý nghĩa cội nguồn “con rồng cháu tiên”.
Trong đình làng, con rồng làm tăng “uy quyền” của Thành Hoàng làng, vị
vua tinh thần của làng. Con lân, linh vật huyền thoại, biểu trưng cho
ước vọng thái bình; quy (rùa) biểu tượng cho sự trường tồn, trường thọ
và phượng biểu tượng cho hạnh phúc, sang quý. Có một điều chúng ta nhận
thấy: hiếm khi 4 linh vật được sử dụng trong một đề án trang trí mà
thường sử dụng cặp đôi như rồng - phượng hoặc lân - quy. Trong Tứ linh
có bổ sung 4 con vật nữa để thành Bát vật. Đó là ngư-phúc-hạc-hổ. Ngư
(cá) gắn với truyền thuyết “cá hóa rồng” biểu tượng cho sự thành đạt,
hanh thông; phúc (dơi) biểu tượng cho phúc đức; hạc biểu tượng cho sự
cao khiết và trường thọ; hổ là chúa sơn lâm, biểu tượng cho sức mạnh, có
thể trấn áp tà ma. Trong Tứ quý có 4 loài cây: mai - biểu tượng cho sự
hồn nhiên; lan - biểu tượng cho sự tinh khiết; cúc - biểu tượng cho sự
thanh nhàn mà sang trọng; trúc - thể hiện tính cách cứng rắn của người
quân tử. Đồng thời Tứ quý còn mang ý nghĩa của 4 mùa trong năm.
Ngoài ra các môtíp trang trí cặp đôi như: rồng-phượng, lưỡng long chầu
nguyệt, phượng hàm thư, tiên-rồng... đều giàu tính biểu tượng, thể hiện
ước vọng về sự cao sang, hạnh phúc, trường thọ, phúc lộc dồi dào.
1.5.4 Ý nghĩa của công trình đối với cộng đồng, khu vực…
Lúc đầu đình chỉ có chức năng như ngôi nhà sàn lớn của cộng đồng, là nơi
hội họp, nộp sưu thuế và nơi nghỉ cho khách lỡ đường. Về sau, triều
đình phong kiến mới sắc phong cho những vị có công với nước làm thành
Hoàng làng (sống làm tướng, thác làm thần). Vì vậy đình kiêm chức năng
nữa là thờ vị Thành Hoàng. Người có công khẩn đất, lập làng, vào mỗi dịp
cúng đình, con cháu của những vị này đều được một miếng thịt nạc vai
của con heo tế thần và câu "miếng thịt giữa làng bằng một sàng xó bếp"
có ý nghĩa là vậy.
Vào ngày lễ tết, dân trong làng tới đình thắp hương tế lễ, cầu mong
Thành Hoàng làng và trời đất phù giúp mưa thuận gió hoà để mùa màng gặt
hái thuận tiện và có nhiều phúc lành. Đây cũng là dịp để tưởng niệm công
tích của các vị thần và dịp này người ta tổ chức hát chèo, hát bội hoặc
cải lương với những tuồng tích xưa. Lễ hội ở đình diễn ra còn do tín
ngưỡng thờ thần và niềm vui thắng trận, được mùa. Tất cả đều nhằm nhớ về
cội nguồn, liên kết cộng đồng.
Hội làng diễn ra vào mùa xuân, mọi người thường mặc quần áo đẹp, tụ tập
ngoài đình xem hát chèo, tuồng. Ngôi đình trở thành một sân khấu nhỏ của
đấu vật, chọi gà, đánh đu, kéo co, thi thổi cơm giữa cảnh trí thiên
nhiên khoáng đạt, ấm áp. Bởi thế, lễ hội ở đình trở nên thiêng liêng và
có sức cộng cảm, trở thành nét văn hoá đặc sắc trong cộng đồng dân tộc.
Mọi khía cạnh đời thường được nâng lên không gian thiêng liêng. Đèn nến
sáng trưng, cờ ngũ sắc tung bay và chiêng trống nổi lên. Văn hoá đình
thuộc văn hoá dân gian là nét đẹp văn hoá và là di sản quý của dân tộc
cần được gìn giữ và phát huy.
Công trình tương tự ở trong nước hoặc các quốc gia trong khu vực.
. Giới thiệu một công trình tương tự về chức năng trong khu vực và chỉ
ra một số điểm tương đồng và khác biệt.
Đình Văn Phạm được xây dựng từ thời hậu Lê, sang thời Nguyễn đình được
trùng tu với quy mô lớn, dấu tích hiện nay còn lưu giữ trên câu đầu của
đình "Minh Mạng ngũ niên" (tức năm 1824).
Đình Văn Phạm thờ Linh Phù Tôn Thần, tên huý là Thiện, sinh trưởng dưới
thời Hán Chiêu Đế. Ngay từ nhỏ, Thần đã có tư chất thông minh, tinh
thông văn võ, lớn lên ra làm quan cho triều đình nhà Hán. Thần có công
chiêu an dân chúng vùng Lại Thượng (tức làng Văn Phạm ngày nay), dạy dân
làm ăn, mở trường dạy học. Khi mất, Thần được vua nhà Hán ban phong
Đương cảnh thành hoàng Linh Phù Tôn Thần, được nhân dân lập đền thờ. Sau
này, thần có công âm phù nhà Trần đánh giặc Mông Nguyên, phù giúp nhà
Lê trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh và được các triều đình ban tặng
sắc phong.
Đình được dựng trên một bãi đất rộng giữa làng có tên là gò Con Hổ. Mặt
đình quay về hướng Đông nam-được coi là hướng đại cát. Trước mặt đình có
một dãy ao lớn, bên trái là một cái giếng rộng mà nhân dân quen gọi là
mắt hổ, phía sau có ngôi chùa cổ tạo thành một quần thể văn hoá thâm
nghiêm.
Hiện nay, đình Văn Phạm còn bảo lưu được nhiều hiện vật có giá trị về
kiến trúc và nghệ thuật. Toàn bộ công trình của đình trước kia gồm: Toà
đại đình có ba gian hai trái, hai gian hậu cung tạo thành cấu trúc kiểu
chữ đinh với mái ngói đao cong duyên dáng. Trên nóc có gắn rồng chầu mặt
nguyệt. Hai đầu bờ nóc và khoảng giữa bờ dải dốc có gắn các con kim, ly
cách điệu tạo dáng mỹ thuật cho bên ngoài của đình. Năm 1996, do yêu
cầu công năng sử dụng, đình được tu bổ sửa chữa cho to đẹp hơn. Toà đại
đình được xây thành 5 gian không có trái, kích thước 13,4m x 5,9m. Mặt
trước hai đầu hồi được xây một đôi cột đồng trụ tạo dáng đình vững chãi,
kiên cố. Đình được kết cấu vì kèo kiểu giá chiêng, trang trí hoạ tiết
không nhiều, các hình chạm trổ thể hiện chủ yếu ở các góc khung đình và
các cốn rường. Đề tài trang trí là rồng (với tâm thức cầu mưa của cư dân
nông nghiệp, sau khi tiếp thu văn hoá của Trung Hoa rồng mang biểu
tượng cho uy quyền của các bậc đế vương), phượng (biểu tượng cho hạnh
phúc, sang quý) ngoài ra còn có các hoạ tiết mây, đảo lửa và hoa lá cách
điệu mang đặc trưng phong cách kiến trúc thời Nguyễn.
Đình Văn Phạm hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật cổ có giá trị
như các tài liệu chữ Hán, các đồ thờ, rước sách… Các đồ thờ gồm: ngai
thờ, sập thờ chạm khắc đẹp, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Trong đó nổi bật hơn cả là tấm Đại tự "Tối linh từ", kích thước 0,95m x
2,9m, có niên đại Kỷ Hợi (1899) chất liệu làm bằng gỗ được chạm khắc với
nhiều họa tiết, hoa văn đẹp; các chữ Hán đục nổi được sơn son thếp
vàng, đây thực sự là tác phẩm có giá trị lịch sử, nghệ thuật cao. Ngoài
ra còn có thần tích do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính
phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572). Hiện nay đình còn lưu giữ 7
đạo sắc phong do triều đình ban tặng, trong đó có 3 đạo sắc phong đã bị
rách không xác định được niên đại, các đạo còn lại cho biết thần được
vua ban phong vào các năm: Tự Đức năm thứ 33, Đồng Khánh năm thứ 2, Duy
Tân năm thứ 3, Khải Định năm thứ 9.
Hàng năm nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội vào ngày 16 tháng 4 âm lịch,
trong đó ngày 15 tháng 4 là ngày mở cửa đình, ngày 16 tháng 4 là ngày
chính hội. Lễ hội gắn với truyền thống lịch sử (sự tích thần đánh giặc,
dạy nghề cho nhân dân), với nghi lễ nông nghiệp (lễ rước), lễ tế thần.
Ngày 16 tháng 4 dân làng tổ chức cúng tế, đây là hoạt động thể hiện lòng
biết ơn của dân làng đối với thần, mong cầu thần tiếp tục phù hộ cho
dân làng khoẻ mạnh, mùa màng tươi tốt… Sau lễ tế là nghi lễ rước kiệu,
dân làng sẽ rước kiệu của thần sang các làng bên cạnh như làng An Mỹ, Mỹ
Hương (Lương Tài). Trong lễ hội, ban tổ chức còn tổ chức các cuộc thi
và các trò chơi dân gian như đánh cờ, kéo co, đánh vật, đu quay, hát
đối… Đây là lễ hội văn hoá thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham
gia, mang đậm tính chất của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
Đình Văn Phạm là một công trình có kiến trúc có giá trị lịch sử và nghệ
thuật cao, thể hiện tâm thức và tình cảm con người, trung tâm tín ngưỡng
thờ Thành hoàng, nơi diễn ra các sự kiện chính trị, văn hoá chung của
làng trong những sinh hoạt cộng đồng. Các tài liệu, hiện vật lưu giữ ở
đình hiện nay như thần tích, sắc phong, bia đá là những tư liệu lịch sử
có giá trị trong nghiên cứu, qua đó xác định được chính xác khoa học về
người được thờ ở di tích, lịch sử tu dựng, sửa chữa đình, công đức của
các thế hệ cha ông đã xây dựng, gìn giữ và tu tạo.
Đánh giá, khẳng định giá trị của công trình nghiên cứu:
. Là công trình tiêu biểu cho thể loại của nó vào thời kì đó.
Đình Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình
ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình
làng. Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh ngôi nhà sàn còn
in giữ trên các trống đồng Đông Sơn - Một sáng tạo của cha ông ta trong
lĩnh vực kiến trúc nhà ở. Không thể đem ngôi đình đồ sộ sau mấy mươi thế
kỷ đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng phải
nhận thấy cả hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, có sự kế thừa và
phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước.
Suốt hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi
vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Bắc cũng như nhân
dân cả nước: "Thứ nhất là đình Đông Khang
Thứ nhì Đình Báng, vẻ vang đình Diềm"
Đình Đông Khang ngày nay không còn, cái mà hôm nay ta còn được chiêm
ngưỡng lại là Đình làng Đình Bảng. Với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ
thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí và cái quý giá hơn là đình Đình
Bảng cho du khách một cái nhìn trọn vẹn của kiến trúc đình làng được xây
dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các ngôi đình khác không còn
giữ được dáng vẻ nguyên vẹn nữa.
. Có giá trị về mặt sử dụng, phù hợp với nhu cầu của con người vào thời
kì đó.
Ở đình làng, chúng ta rất dễ nhận ra hầu hết các thành phần kiến trúc
đều được chạm khắc trang trí. Ngoài các hình rồng, phượng, hoa lá, ta
thường gặp trong nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng hình ảnh những
ngày hội làng, những khung cảnh lao động nhọc nhằn hay bức vẽ thể hiện
tình yêu mẹ con, chồng vợ và cả những lời lên án chế độ quân chủ hà khắc
thời phong kiến. Tất cả những điều ấy là dấu ấn tuyệt vời cho các thế
hệ mai sau hiểu và cảm được không khí sinh hoạt của cộng đồng làng xã
thời xưa, đồng thời là bản sắc của nền kiến trúc cổ Việt Nam – một bản
sắc văn hóa và lịch sử sâu sắc nhất.
Đình làng là nơi nào dân chúng tụ lại với nhau sinh sống thành thôn,
xóm, làng…, nơi đó họ dựng một cái đình, cùng ra đó khấn vái trời đất,
thánh thần, và bàn chuyện công, từ cưới vợ gả chồng nhà người này đến
con nhà kia chửa hoang, từ chuyện con nhà nọ lên kinh đi thi đến con nhà
kia sung quân, từ cheo cưới đến sưu thuế… Từ đó đặt ra những hương ước…
Có thể, có sự lạm dụng vì “thế thái nhân tình”, song cái đình làng đó
đã là cái gì thiêng liêng nhất của mọi thôn, làng của người Việt muôn
thuở, cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. “Triết lý cái đình” đó của
người Việt, từ lâu đã được nhìn thấy.
. Có giá trị về mặt thẩm mỹ.
Đình làng Đình Bảng, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt
Nam trong lịch sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn
giáo khác, nhưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình như ở Đình, mà
tiêu biểu ở đây là Đình BảngĐiêu khắc ở đình làng không những là nguồn
tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài
liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông
dân Việt Nam.
Nói điêu khắc đình làng cũng là nói đến nghệ thuật trang trí đình
làng.Điêu khắc ở đây là điêu khắc trang trí. Người thợ làm đình chẳng
những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình
thêm đẹp. Điêu khắc ở đây do đó gắn liền với kiến trúc. Hầu như trên các
thành phần của kiến trúc đình làng đều được các nghệ nhân xưa dùng bàn
tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ
thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình. Ngay những
ngôi đình từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XVIII, điêu khắc trang trí đình
làng mang đậm tính chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh
xuất thân từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với
cuộc sống thực, hay là cả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức
độc đáo và một tâm hồn hết sức sôi nổi.
Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm
của đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo
nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu như
không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang
trí hoa lá và phổ biến là hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong
các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước điện thờ được
chạm trổ khá công phu.
. Có giá trị về mặt văn hóa: lưu giữ những truyền thuyết, kinh nghiệm
ứng xử với môi trường tự nhiên xã hội…
Đình làng Đình Bảng không chỉ có vẻ đẹp kiến trúc mà còn mang đậm mầu
sắc tâm linh mà, lưu truyền và bảo tồn được nét đẹp cùng những giá trị
đặc sắc của văn hoá truyền thống, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt
tình làng nghĩa xóm; đây cũng là nơi để những người đang sống tưởng nhớ
đến tổ tiên ông cha đã có công khái khẩn ra mảnh đất này. Gắn với lịch
sử thăng trầm của vùng đất này, được thừa hưởng sự linh thiêng của đời
xưa, vì lẽ đó Đình làng đình Bảng có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống
tinh thần của nhân dân trong vùng.
Đình làng trang trọng và thiêng liêng, nó gần như là đại diện, là biểu
tượng của quyền lực làng xã. Nhưng đình làng lại là nơi tụ họp mọi người
trong mọi sinh hoạt cộng đồng. Đình làng trở thành một nơi thân quen
gần gũi, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam. Đình
làng xưa - nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Việt Nam. Đình là
biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi "cân bằng" phép tắc của cuộc
sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng,
nhất là về tín ngưỡng, nơi để thờ thần Thành Hoàng làng, người có công
với dân, cứu nước, giữ nước hoặc giúp dân nghề nghiệp sinh sống Nhìn
quanh đình làng, ta sẽ thấy lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, ''uống
nước nhớ nguồn'' của người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng nhưng thần
không hẳn là người của làng. Hơn nữa người Việt Nam thừa hưởng nhiều
tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thủy nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như:
thần núi, thần biển, thần nước... ở Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế
hệ dân Việt Nam tiếp nối nhau tạo thành một nền vǎn hoá đình, một nền
vǎn hóa hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến cho
đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo
một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng cộng đồng
xã Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam – Ngô Huy Quỳnh, Nxb xây dựng Hà
Nội 1986
2. Kiến trúc Việt nam – Ngô Huy Quỳnh, Nxb TPHCM,1986
3. Các loại kiến trúc cổ Việt Nam – Vũ Tam Lang ĐHKT HN 1986
4. Từ những mái tranh cổ truyền – Nguyễn Cao Luyện Nxb VH HN 1986
5. Từ: Tài liệu.vn
6.google.vn.
'Nhà sàn' giữa miền Kinh Bắc
TPO – Nằm cách Hà Nội 20km về phía Bắc, Đình làng
Đình Bảng thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, quê hương của Lý Công Uẩn (vua
Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm
1010).
Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700, đến năm 1736 hoàn thành, do công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và bà vợ đảm đang Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng xây dựng.
Đình làng Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng, song có sự kế thừa và phát triển truyền thống.
Đình làng Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu.
Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất
của Đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là tòa Bái Đường (Đại
Đình).
Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp.
Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái tỏa rộng chiếm
2/3 chiều cao tổng thể và 6 hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường
kính từ 0,55- 0,65 mét được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức.
Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hòa. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường "Thượng tam, hạ tứ". Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị.
Hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Bắc cũng như nhân dân cả nước: "Thứ nhất là đình Đông Khang/ Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm".
Làng Đình Bảng - Bắc Ninh: Đất phát tích triều Lý
|
Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng.
Trải dọc theo trục đường quốc lộ 1 A, cách Thủ đô Hà Nội 16 km về phía
Bắc. Làng Đình Bảng là một xã, có mười lăm xóm họp lại thành một làng,
cả làng thành một xã.
Theo chiều dài lịch sử, Đình Bảng là một làng trù phú, kinh tế văn hoá phát triển, thuận lợi giao thông thủy và bộ. Nằm ở vị trí tiếp giáp, nối liền miền đồi núi Đông Bắc với đồng bằng phía Nam cho nên Đình Bảng là nơi hội tụ và đón nhận, ảnh hưởng cả phương Bắc, phương Nam, phía Đông và phía Tây. Đúng như nhận định của giáo sư Trần Quốc Vượng: "Đình Bảng không bao giờ là một trung tâm hành chính chính trị đế chịu sự đánh phá chà xát và xáo động, cùng di động dân như Cổ Loa cũng như nhận sự áp chế trực tiếp và đồng hoá nặng nề như vùng Luy Lâu. Nhưng Đình Bảng lại gần Cổ Loa cũng như gần Luy Lâu (hay phủ Từ Sơn ngay sau đó) để không bao giờ là một vùng quê hẻo lánh, xa xôi - Đình Bảng không bao giờ có thành nhưng bao giờ cũng có thị. Đó là một làng chợ, hương thị, xã thị (chứ không là thị xã). Đình Bảng và vùng chung quanh bao giờ cũng là vùng đất hướng ngoại, vùng mở, vùng giao lưu kinh tế văn hoá sống động và nãng động ,một vùng tiến bộ văn hoá -xã hội, vùng đan xen kinh tế điển hình" (Hội nghị chuyên đề về Vương Triều Lý 1-7- 1985). Chẳng thế mà trong làng Đình Bảng đã hình thành năm chợ lúc nào cũng nhộn nhịp là: Chợ Đình, chợ Bờ Ngang, chợ Thọ Môn, chợ Đền và chợ Xuân Đài. Trong làng và trong chợ có nhiều tiệm vàng, bạc và đá quý. Có xưởng sửa chữa ô tô, có ga ra ô tô. Trong làng có gần 20 Công ty trách nhiệm hữu hạn, có nhiều Công ty đã liên doanh với nước ngoài, doanh số hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hồ nuôi tôm hùm của hợp tác xã tấp nập khách vào ra. Cây đào Nhật Tân đã bén dễ trên đất Đình Bảng. Đón tết nhiều gia đình đã thu trên hai mươi triệu đồng tiền bán hoa. Nước sạch và điện đã đến từng nhà. Toàn xã không còn nhà lá, nhà tranh, không còn hộ nghèo. Việc một người nông dân ở Đình Bảng sáng còn đi cầy, chiều lái xe ô tô đưa vợ con ra Hà Nội xem nghệ thuật là việc bình thường. Bước chân vào làng Đình Bảng, ta như vào một đô thị sầm uất, nhộn nhịp nhưng vẫn thấy cái riêng của một làng quê có truyền thống lịch sử và vãn hoá. Mỗi tên xóm, tên thôn, tên đất đều mang một dấu ấn lịch sử. Đình Bảng là đặc trưng tiêu biểu của làng xã Việt Nam vừa mang đậm tính dân tộc, vừa có vóc dáng của làng xã văn minh hiện đại. Đến giữa thế kỷ VIII (đời Đường), Đình Bảng có tên là hương Cố Pháp; là một trung tâm Phật giáo với các thiền sư nổi tiếng: Định Không, Thông Tiền, Quý An... rồi Vạn Hạnh, Khánh Văn. Đó là những trí thức lớn của thời đại tập hợp dưới ngọn cờ Phật giáo những người yêu nước, có tinh thần dân tộc chuẩn bị trong ý thức mọi người về một triều đại độc lập. Trong đó Vạn Hạnh là người trực tiếp nuôi dưỡng ý đồ mở mang đế vương, đã chu đáo và linh hoạt khai thác mọi khả năng của Phật giáo để sáng nghiệp nhà Lý vào thế kỷ XI, cũng như thắp sáng không chỉ một thời kỳ văn hoá Thăng Long. Đình Bảng là quê hương của Lý Thái Tổ; người khởi lập triều Lý, người quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Hà Nội. Lý Thái Tổ (huý là Công Uẩn) sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất niên hiệu Thái Bình nhà Đinh năm thứ 5 (8- 3-974) tại chùa Cổ Pháp (chùa Dận), mẹ là Phạm Thị (thôn Dương Lôi, xã Tân Hồng). Tuổi ấu thơ Lý Công Uẩn từng làm tiểu ở các chùa Cổ Pháp, Ứng Tâm, Lục Tổ, Kiến Sõ, Thiên Tâm dưới sự nuôi dậy, lo toan lên nghiệp lớn của sư Vạn Hạnh. Nhiều giai thoại về tuổi thiếu niên của Lý Công Uẩn trong đó có bài thơ ông làm lúc bị phạt, muỗi đốt khó ngủ: Thiên vi khâm chẩn, địa vi chiên. Nhật nguyệt đồng song đối ngã niên Dạ thâm bất cảm tràng thân túc Chỉ khủng sơn hà, xã tắc điên. Nghĩa là: Trời làm màn gối, đất làm chiên Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên. Đêm khuya chẳng dám giang chân duỗi Chỉ sợ sơn hà, xã tắc nghiêng Lý Công Uẩn là người khảng khái, có sức khoẻ phi thường. Đến hai mươi tuổi ông vào kinh đô làm quan võ cầm quân trong triều Tiền Lê. Uy đức của Công Uấn cao đến nỗi Long Đĩnh (Ngọa Triều) là một ông vua rất tàn bạo mà cũng phải vì nể cho làm Tứ sương quân, phó chỉ huy sứ rồi thăng lên chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Long Đĩnh qua đời, triều thần khanh sĩ suy tôn dìu Tả thân vệ Điện Tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên chính điện lập làm Thiên tử, lên ngôi Hoàng đế (ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 21/11/1009)). Từ đây triều tiền Lê chấm dứt, triều Lý được thành lập. Tháng 2 năm Canh Tuất (1010) nhà vua về thăm quê nhà, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo mười dặm đất làm Thọ Lãng Thiên Đức (nơi xây lãng các vị vua triều Lý). Tháng 3 năm Canh Tuất (1010) tại Hoa Lư chính thức làm lễ đăng quang ngôi Thái Tổ. Đặt niên hiệu Thuận Thiên. Vì vậy ở quê Đình Bảng chọn ngày rằm tháng 3 âm lịch mở lễ hội Đền Đô để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Công Uẩn. Mùa thu năm Canh Tuất (1010) nhà vua dời đô từ Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh Phủ. Thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng bay lên vì thế đổi là thành Thăng Long. Kinh đô Thăng Long có tên từ đó, mở ra một thời kỳ văn hoá rực rỡ. Đền Đô được xây dựng ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ (1030) do Lý Thái Tông (con trưởng Lý Thái Tổ) về quê làm giỗ cha khởi công. Đền Đô được đặt trên đất vượng khí tốt, dáng 8 đầu của 8 con rồng ở phía đông hương Cố Pháp. Đền Đô có tên là Cổ Pháp Điện nơi thờ 8 vị vua nhà Lý nên cũng gọi là đền Lý Bát Đế. Trong quá trình dựng nước và giữ nước lòng người dân Đình Bảng luôn hướng về lực lượng tiên tiến, yêu nước, chống ngoại xâm. Trong vụ Hà Thành đầu độc ngày 27-6- 1908 của nghĩa quân Đề Thám đã dùng Đình Bảng làm đại bản doanh để chỉ đạo nghĩa quân tiến về Hà Nội và các tỉnh phía nam: Đình Bảng rền tiếng súng vang. Ông Đề xuống chiếm Bắc Giang tỉnh thành. Sơn, Tuyên, Thái, Lạng, Nghệ, Thanh Bốn phương hưởng ứng dẹp bình như chơi. (Bài vè Hà Thành đầu độc). Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, ánh sáng cách mạng của Đảng đã đến với người dân Đình Bảng từ rất sớm. Các đồng chí Nguyễn Duy Thân, Lê Quang Đạo đang học trường Bưởi, trường Thăng Long đã được tiếp nhận “Đường kách mệnh" của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Giữa năm 1938 khi về quê nghỉ hè, đồng chí Lê Quang Đạo và những thanh niên yêu nước đã dấy lên phong trào đọc sách báo và truyền bá quốc ngữ. Đồng chí Lê Quang Đạo đã sáng kiến tổ chức một đám rước đèn tại sân đình với khẩu hiệu "đi học là yêu nước". Sau đó các điếm canh trong làng đều trở thành phòng đọc sách cách mạng, nơi học chữ quốc ngữ. Tác phẩm: "Vấn đề dân cày" của Qua Ninh và Vân Đình; các sách Giản yếu về Chủ nghĩa Mác- Lê nin; các báo Tin tức, Đời nay, Thợ thuyền, Chiến đấu... được chuyền tay nhau đọc. Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1939) các đồng chí Nguyễn Đình Thảo, Lê Quang Đạo... dùng xe đạp rải truyền đơn nhiều nơi như thị trấn Từ Sơn, Trang Liệt, Yên Viên... Nhà cụ Đám Thi, nhà cụ Hương Canh... là nơi các đồng chí lãnh đạo xứ uỷ Bắc Kỳ: Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trân... chọn làm cõ sở đi lại hoạt động cách mạng an toàn của Đảng. Từ năm 1940 các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt và nhiều đồng chí khác đã lần lượt về Đình Bảng để làm việc. Như vậy, trên thực tế từ những năm 1940 Đình Bảng đã trở thành một trong những an toàn khu (ATK) của Trung ương Đảng và xứ uỷ Bắc Kỳ, là một trong những địa điểm đóng và làm việc của Trung ương Đảng và xứ uỷ Bắc Kỳ. Tháng 8 năm 1940 đại diện xứ uỷ Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Chi bộ đầu tiên của Đình Bảng, trực thuộc Trung ương và xứ uỷ Bắc Kỳ. Chi bộ gồm 3 đồng chí: Nguyên Duy Thân, Lê Quang Đạo, Nguyên Trọng Tỉnh. Đồng chí Lê Quang Đạo được cử làm Bí thư Chi bộ đầu tiên của Đình Bảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII đã họp tại nhà cụ ĐámThi từ ngày 9 đến ngày 11/11/1940. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phan Đăng Lưu, Trần Đăng Ninh... Hội nghị khẳng định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI là đúng đắn. Hội nghị chỉ rõ kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam lúc này là phát xít Nhật. Quyết định phát triển ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trước tình hình khẩn trương, sôi nổi của cách mạng Việt Nam Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã họp tại Đình Bảng từ ngày 9 đến ngày 12/3/1945. Hội nghị đã đánh giá tình hình, đề ra những chủ trương, chính sách mới nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng đến thắng lợi. Trên cơ sở những nghị quyết của Hội nghị này Trung ương Đảng đã ra bản chỉ thị nổi tiếng "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Đồng chí Trường Chinh khi làm Tổng Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trong lần về thăm Đình Bảng đã nói: "Đình Bảng và Vạn Phúc là hai lô cốt thép của Đảng, ở hai nơi này đã không có đồng chí Trung ương nào bị địch bắt". Đồng chí Nguyện Văn Linh - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về thăm Đình Bảng ngày 15/9/1990 đã kể rằng: "Năm mươi năm trước, tôi đã đi bảo vệ đồng chí Phan Đăng Lưu về Đình Bảng họp Hội nghị VII để nhận chủ trương công tác của Trung ương Đảng". Một niềm vinh dự, phấn khởi đối với nhân dân Đình Bảng là mười một ngày sau khi tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Đền Đô, thăm hỏi nhân dân Đình Bảng và tưởng niệm Lý Bát Đế. Ngày mồng 4 tết Bính Tuất (5-2-1946) nhân dân Đình Bảng vui mừng được đón Bác Hồ về chúc Tết, xem xét và chọn ngôi đình làng Đình Bảng làm địa điểm họp Quốc hội kỳ thứ nhất (khoá I). Trước đông đào cán bộ và nhân dân tập trung ở đình đón Bác. Bác đã chúcTết và nói: -Quốc hội họp đầu tiên ở đây là một vinh dự lớn cho Đình Bảng. Cả nước sẽ hướng vê Đình Bảng. Song đi đôi với vinh dự đó đồng bào sẽ vất vả, các cụ và đồng bào có sẵn lòng giúp Chính phủ không? Có phiền phức không? Mọi người cùng đồng thanh trả lời: "Thưa Bác không phiền gì ạ". Bác Hồ cảm ơn các cụ và dân làng rồi khen: "Thế là tốt". Ngày 30/10/1946 Đình Bảng đón Bác Hồ về thăm lần thứ ba. Tại đình làng, Bác Hồ thay mặt Chính phủ ''Cám ơn các cụ và nhân dân Đình Bảng đã giúp Chính phủ chuẩn bị địa điểm họp Quốc hội, song vì thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta nên Quốc hội không họp được ở Đình Bảng. Giờ đây các cụ và dân làng nên cùng nhau chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu giữ nước, giữ làng". Hưởng ứng lời dạy của Bác Hồ nhân dân Đình Bảng đã anh dũng, quyết liệt chống thực dân Pháp. Đảng bộ và nhân dân Đình Bảng vinh dự được Nhà nước tặng bằng "Có công với nhà nước" và danh hiệu cao quý ''Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Trong đó đội thiếu niên du kích Đình Bảng đã được tặng ''Huân chương chiến công hạng nhất", gương chiến đấu nổi tiếng gan dạ, dũng cảm và mưu trí của các bạn nhỏ tuổi đã được phản ánh sinh động trong tiểu thuyết ''Đội thiếu niên du kích Đình Bảng" của nhà văn Xuân Sách. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, trong bất kỳ tình huống nào người dân Đình Bảng luôn kiên trung, vững vàng bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ làng xã và những phong tục đẹp của quê hương. Truyền thống dòng họ, gia đình được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sau họ Lý 8 đời làm vua, họ Nguyễn (vốn gốc là họ Lý) đã 7 đời làm quan nhà Hậu Lê. Quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Long là vợ của chúa Trịnh Căn thuộc dòng Nguyễn Thạc. Nhà thờ họ Nguyễn Thạc có nhiều đôi câu đối ý nghĩa sâu sắc. Câu đối ở gian giữa ghi: Cổ Pháp tú linh chung Bát diệp sơn hà lưu vượng khí. Hoàng Lê phong vũ nhuận Thất truyền châm hốt nhận cao môn Dịch nghĩa là: Đất tốt của làng Cổ Pháp Sông núi tám đời vua còn lưu vượng khí tốt Triều Lê gió mưa thuận hoà Mặc xiêm áo vào chầu nhận trách nhiệm làm quan Ở Cổng đền mỗi mặt đều có tứ đại tự (bốn chữ lớn). Mặt ngoài ghi "Tử khí Đông Lai (Hào quang rực rỡ từ đông lại) mặt trong ghi"Lý nhân vi mỹ" (Người họ Lý làm điều tốt đẹp) Cống sông Ngò trên ghi ba chữ lớn "nam phong huân" (Gió nam tốt lành). Ngay cổng vào làng Đình Bảng hai bên có đôi câu đối nôm có ý nhắc nhở mọi người: Hương ước lệ làng tiền bối dày công nghiên cứu. Thuần phong mỹ tục, hậu sinh nghiêm chỉnh tuân theo. Các bức đại tự, hoành phi, câu đối của các dòng họ, các gia đình thường là phương châm xử thế. Ở nhà cụ Nguyễn Đức Cung (tức cụ Thơ La - Thân sinh đồng chí Lê Quang Đạo) có bức hoành phi ''Duy tắc" để răn việc phép tắc, kỷ cương trong gia đình và dòng họ. Khi về thăm Đình Bảng vua Tự Đức đã tặng bốn chữ "Mỹ tục khả phong"treo ở đình làng. Đinh Bảng có tiếng gọi song thân "thưa thầy, thưa đẻ" thân thương kính trọng. Bánh ''phu thê" tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng được dùng trong những ngày lễ, tết. Chính truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ đã làm nên truyền thống của làng xã - truyền thống tốt đẹp của làng xã đã tạo nên những làng quê trù phú, đẹp đẽ của dân tộc Vệt Nam. Những làng quê mang đậm tính dân tộc vừa có vóc dáng của làng xã văn minh, hiện đại. |
Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014
MỘT KIẾN GIẢI VỀ NGUỒN GỐC NGÔI ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
Một kiến giải về nguồn gốc ngôi đình làng Việt Nam
Trần Thị Kim Anh
Vấn đề nguồn gốc và thời điểm xuất hiện ngôi đình làng từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa để tâm tìm hiểu. Mở đầu là nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên, trong một công trình nghiên cứu công phu về thành hoàng Lý Phục Man vào năm 1938, ông đưa ra giả thuyết: Đình vốn là hành cung của vua rồi sau mới thành đình làng.
Vào năm 1998, trong tập sách ảnh Đình Việt Nam của Hà Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự, ở mục Nguồn gốc, các tác giả cho rằng “có chứng cứ về ngôi đình từ thời Lê Sơ”, và qua một số chứng lý cùng việc so sánh ngôi đình với ngôi nhà rông, họ đi đến kết luận: “Mặc dù còn thiếu chứng cứ, ta tin rằng Đình – ngôi nhà chung của làng xã đã xuất hiện từ lâu đời, nếu không phải là thời tiền sử thì cũng là thời sơ sử của dân tộc. Tất nhiên là ở thời đó chưa được gọi là Đình - một từ vay mượn của Trung Hoa”. Ngoài ra các tác giả còn khẳng định, đình làng có hai chức năng: thờ thành hoàng làng (tôn giáo) và hội họp, giải quyết các công việc của làng xã (hành chính), tuy nhiên không phải ngay khi mới xuất hiện ngôi đình đã hội đủ cả hai chức năng đó cùng một lúc.
Gần đây nhất là nghiên cứu của Đinh Khắc Thuân (ĐKT). Trong sách Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia(2001) , ở mục Nguồn gốc ngôi đình, qua phân tích một số chứng lý, ông đi đến kết luận: Đình làng xuất hiện sớm nhất là vào thời Lê sơ thế kỷ XV, khi làng xã đã phát triển và định hình là một đơn vị hành chính độc lập, để đáp ứng nhu cầu thờ cúng thần linh và hội hè đình đám của làng xã.
Cho đến nay, cách lý giải của ĐKT được coi là có tính thuyết phục hơn cả. Tuy nhiên, trong khi thời điểm ra đời của ngôi đình làng là vào thời Lê sơ nhận được sự đồng thuận ý kiến của hầu hết giới nghiên cứu thì vấn đề nguồn gốc ngôi đình làng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn. Để góp phần tiếp tục tìm hiểu nguồn gốc của ngôi đình làng, trong bài viết này chúng tôi xin được đưa thêm một kiến giải khác.
Ngôi đình làng như chúng ta đã biết, là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của làng xã trong thời trung cận đại. Đây là nơi thờ Thành hoàng làng để cầu mong được chở che, ngăn tai giáng phúc, là nơi diễn ra lễ hội Nhập tịch Tàng câu của làng, nơi kỳ lão chức sắc hội họp bàn bạc và giải quyết việc làng, nơi tất cả đinh nam trong làng cùng thực hiện lễ Hương ẩm tửu mỗi khi có việc tế tự cầu cúng. Nơi tiếp đón quan lại triều đình khi có việc công hoặc khách khứa của làng… Điều này cho thấy ngôi đình làng là một địa điểm công cộng quan trọng không thể thiếu của cộng đồng làng xã xưa kia. Tuy nhiên nó lại đặt ra một câu hỏi: nếu đình làng chỉ mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XV thì trước đó trong các ngôi làng Việt, đã có những hoạt động như vậy hay chưa, và nếu có thì người ta thực hiện tất các công việc đó ở đâu?
Địa điểm và một số hoạt động cộng đồng làng xã trước khi ngôi đình xuất hiện.
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu chứng minh trước khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, các tín ngưỡng dân gian ngự trị trong đời sống tinh thần người Việt. Cũng như nhiều dân tộc bộ lạc khác trên thế giới, để chấn an mình trước những hiện tượng tự nhiên không thể lý giải, để được che chở, để có cuộc sống bình yên, người Việt cổ từ lâu đời đã thờ cúng các vị Nhiên thần như các thần núi sông, cây đá, đặc biệt, do là vùng đất nhiều sông nước, người dân sống bám dọc theo các triền sông nên thủy thần là vị thần được thờ phụng khắp nơi . Việc thờ cúng ban đầu diễn ra ngoài trời, ngay tại gốc cây, bờ nước, về sau khuynh hướng nhân hóa thần linh phát triển, người chết có những biểu hiện thiêng bắt đầu được thờ cúng, nhiều vị đã trở thành phúc thần bảo hộ cho cộng đồng, người ta đã dựng lên những ngôi miếu ngôi đền nhỏ để thờ. Dần dần những nơi này trở thành địa điểm sinh hoạt cộng đồng, không chỉ cầu cúng xin được chở che, đừng gây tai giáng họa mà các hoạt động khác trong cộng đồng như xử lý các vi phạm luật lệ của cộng đồng, ăn thề, xử các vụ tranh chấp nhỏ … cũng diễn ra tại đây trước sự chứng kiến của thần linh và dân làng.
Sau khi Phật giáo du nhập và phát triển, các ngôi chùa cũng là nơi diễn ra một số hoạt động cộng đồng. Kể cả thời kỳ đầu, khi ngôi chùa làng chưa phổ biến như từ thời Trung hưng về sau, thì tại những địa phương có chùa, sân chùa cũng là một địa điểm dành cho hoạt động cộng đồng, nhưng chủ yếu là lễ hội vui chơi hát xướng vào các dịp lễ tiết. Cho đến nay ở những ngôi chùa cổ vùng Kinh Bắc vẫn còn dấu vết về các hoạt động này như chùa Dâu, chùa Nành...
Vào đầu công nguyên, khi bị nhà Hán xâm lược, văn hóa Hán dần xâm nhập vào nước ta, tín ngưỡng thờ Xã thần du nhập theo chân các cư dân Hán. Các đàn thờ xã thần (xã đàn) được lập lên tại các làng xóm. Xã ban đầu chỉ là một cái nền đất đắp cao, xung quanh trồng một số loài cây làm biểu tượng cho sự no đủ . Hàng năm vào các tháng trọng xuân và trọng thu, người ta tổ chức cúng tế tại đây để báo đáp công sinh dưỡng vạn vật của đất đai. Về sau tín ngưỡng xã thần diễn biến dần, chuyển hóa thành tín ngưỡng thờ thần đất (thần thổ địa) – vị thần có quyền lực chở che coi sóc cho một địa phương, mang nhiều chức năng xã hội hơn. Dần dần miếu thờ Thổ địa được dựng lên thay thế Xã đàn. Cùng với những miếu thờ thần linh bản địa khác, miếu Thổ địa trở thành một trong những địa điểm sinh hoạt cộng đồng của làng. Vào các dịp lễ tết, dân chúng tụ tập đến trước những đền miếu này làm lễ tế thần, ca hát vui chơi. Bài từ của Tôn Quang Hiến người thời Đường với những câu: “Mộc miên hoa ánh tùng từ tiểu / Việt cầm thanh lý xuân quang hiểu / Đồng cổ dữ Man ca / Nam nhân kỳ trại đa“ [Hoa gạo ánh lên bên ngôi đền nhỏ/ Chim Việt líu lo trong nắng xuân / Tiếng trống đồng hòa cùng bài hát Man / Người Nam cầu cúng nhiều] có thể là minh chứng cho các hoạt động cộng đồng và địa điểm diễn ra các hoạt động này của người Việt thời xa xưa.
Cùng với tín ngưỡng thờ thổ địa, vào thời Bắc thuộc, một số nghi lễ phương Bắc cũng được du nhập vào nước ta . Như đã nói trên, đình làng sau này là nơi diễn ra lễ Nhập tịch Tàng câu – một lễ hội thường niên quan trọng của hầu hết các làng xã Bắc bộ và Bắc trung bộ cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên trước thế kỷ XV hầu như chưa tìm được tài liệu nào ghi nhận về lễ này ngoài một chiếu chỉ ban lệnh bãi trò chơi Tàng câu và cỗ bàn khao mừng vào mùa xuân tháng Giêng năm Đinh Dậu niên hiệu Hội Tường Đại Khánh năm thứ 8 (1117 - thời Lý) . Nội dung chiếu chỉ này cho thấy lễ Nhập tịch Tàng câu đương thời được tổ chức như một trò chơi và cùng với nó là cỗ bàn khao mừng đầu xuân.
Lễ Nhập tịch Tàng câu theo chúng tôi, nguyên là nghi thức triều đình vua tôi cùng vui uống rượu đầu xuân có từ thời Hán, về sau du nhập vào nước ta và dần được chuyển hóa vào nghi thức hội làng cùng uống rượu. Tuy nhiên, Sách khảo giáo phường thức lại giải thích về lễ này đại để như sau: Đời đời truyền kể rằng, khi Pháp môn tề tập hội họp tụng kinh Phật, bị rất nhiều quỷ thần quấy rối, không thể lập đàn tụng kinh được, do đó mới xin đức Phật lập Địa tạng đàn, nhập tịch tàng câu, cùng quỷ thần vui chơi mới tụng kinh được. Từ đó về sau tự cổ chí kim, dùng lễ này để cầu phúc cầu thần cho được dài quốc mạch, xin thần bảo hộ làng xóm đất nước nhân dân … Như vậy phải chăng lễ hội này còn có thể có nguồn gốc từ Phật giáo? (Đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu sâu sắc đầy đủ về các diễn biến của lễ hội này). Theo đó có thể thấy lễ này đã tồn tại trước khi có sự xuất hiện của ngôi đình làng, và hẳn là khi chưa có ngôi đình, nó đã được thực hiện tại sân miếu hoặc sân chùa.
Đầu thế kỷ XV, tục thờ Thành hoàng làng cũng bắt đầu phát triển. Trên thực tế, tín ngưỡng Thành hoàng đã được truyền đến nước ta vào thời Đường - Tống, tuy nhiên cho đến thế kỷ XIV, vẫn chỉ có Đô thành hoàng, chưa có Thành hoàng làng. Để tín ngưỡng Thành hoàng trở thành tục thờ Thành hoàng làng đậm màu sắc Việt thì phải tính từ thế kỷ XV sau khi nhà Minh chiếm được nước ta. Với mưu đồ nhanh chóng đồng hóa Đại Việt, nhà Minh đưa vào nhiều chế độ chính sách về văn hóa nhằm cải đổi tập tục của người Việt. Một số chính sách về thờ cúng tế tự được ban hành, trong đó mệnh lệnh lập thêm Thành hoàng ở các phủ châu huyện được thực thi, kể từ đó tín ngưỡng Thành hoàng phát triển mạnh ở nước ta và đây chính là thời kỳ Thổ địa và Phúc thần địa phương được nâng cấp thành Thành hoàng làng. Như vậy vào đầu thế kỷ XV, tín ngưỡng Thành hoàng của Trung Quốc bắt đầu được diễn biến thành tục thờ Thành hoàng làng ở Việt Nam.
Vậy là cho đến trước khi có dấu vết tồn tại của ngôi đình (cuối thế kỷ XV), lễ Nhập tịch Tàng câu, tục thờ thành hoàng và các sinh hoạt cộng đồng khác của người Việt như xử lý việc làng, bao gồm xử các tranh chấp kiện cáo nhỏ trong làng, các hành vi vi phạm lệ làng, giải quyết các vấn đề về thuế má quan dịch, và đương nhiên cả việc tập họp dân làng để nghe các lệnh lệ của triều đình… đều đã tồn tại và được thực hiện từ lâu đời tại các địa điểm công cộng của làng như các đền miếu thờ thần linh thổ địa và sân chùa, trên thực tế, nhu cầu về một địa điểm dành cho tất cả các hoạt động này không đến mức buộc phải có. Vậy điều gì thúc đẩy sự xuất hiện của ngôi đình làng?
Mô hình Thân minh đình thời thuộc Minh và Lê sơ
Vào cuối thế kỷ XV, qua ghi nhận trong bài Đại nghĩ Bát giáp thưởng đào giải văn của Lê Đức Mao ta được biết, lễ Nhập tịch Tàng câu vào giai đoạn này đã là một lễ hội thường niên ở đình làng:
Xuân nhật tảo khai gia cát hội
Hạ đình thông xướng Thái bình âm
Tàng câu mở tiệc năm năm
Miếu chu đối việt chăm chăm tấc thành.
Và theo nội dung bài ca cho biết, ở lễ hội này, người ta tế thần, chúc tụng, vui chơi, hát xướng, yến hưởng… Tóm lại là hầu hết các hoạt động vốn có trong cộng đồng thường được thực hiện ở đền miếu trước khi có sự xuất hiện của ngôi đình thì nay, vào cuối thế kỷ XV đã được diễn ra tại đình làng. Điều đó có nghĩa là trước thời Lê chưa thấy sự xuất hiện của ngôi đình, nhưng chỉ sau dăm chục năm, ngôi đình đã hiện diện tại hầu khắp các làng xã và mang trong nó rất nhiều chức năng xã hội quan trọng. Điều này cho phép suy luận, có thể đình làng được diễn biến từ một hiện tượng văn hóa hoặc được ra đời theo một mệnh lệnh nào đó ở thời kỳ này?
Trong quá trình nghiên cứu và dịch thuật các văn bản điển chế và pháp luật thời trung đại, chúng tôi lưu ý đến một sự kiện lịch sử của Trung Quốc, đó là vào niên hiệu Hồng Vũ (1368 – 1398), nhà Minh đã ban lệnh xây dựng Thân minh đình tại khắp các châu huyện trên toàn quốc. Thân minh đình - như tên gọi của nó - là một ngôi đình nhỏ được dựng lên tại các thôn làng để mỗi khi có lệnh lệ của nhà nước ban xuống, chức dịch phải tập trung dân làng tại đó để bố cáo giải thích tường tận (thân minh) cho họ về các lệnh lệ đó. Cùng với Thân minh đình, lễ Hương ẩm tửu với quy tắc “Quý tiện minh, long sái biện” [Sang hèn phân biệt, lớn bé rõ ràng] cũng được đưa vào thực hiện. Tại Thân minh đình, khi đến nghe giảng luật lệnh và thực hiện lễ Hương ẩm tửu, theo quy định, dân làng phải phân biệt chỗ ngồi theo thứ hạng. Các điều đã thân minh mà dân không thực hiện cũng sẽ bị đưa ra Thân minh đình để xử lý, dân có điều gì cảm thấy chưa thỏa đáng cũng tới Thân minh đình kêu, Thân minh đình đồng thời cũng là nơi để treo dán các cáo thị của triều đình, bêu tên tuổi những người vi phạm luật lệ, làm các điều trái với đạo lý.
Sau khi bị nhà Minh xâm lược và đặt thành quận huyện lệ thuộc, từ năm 1407, nước ta lại bị áp đặt chế độ cai trị chung theo chế độ cai trị của nhà Minh. Vậy phải chăng, vào thời kỳ này, cùng với sách vở trường học, nhà Minh cũng đã cho thực hiện việc dựng các Thân minh đình tại các thôn làng ở nước ta như ở các quận huyện khác của Trung quốc để ban bố và giải thích các giáo điều đặng cải hóa dân tục nhằm mục đích đồng hóa. Trên thực tế, hình thức Thân minh đình có thực sự được thực thi ở nước ta hay không thì hiện chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại cụ thể. Tuy nhiên, dấu vết của đình Thân minh còn được chứng minh gián tiếp qua hàng loạt các lệnh lệ trong luật pháp điển chế thời Lê được gọi là Thân minh lệnh. Đồng thời hình thức tập trung dân để giảng giải về các điều giáo hóa cũng được lưu lại qua các điều luật ở thời kỳ này. Chẳng hạn niên hiệu Cảnh Trị thứ nhất (1663) ban hành 47 điều giáo hóa bắt phải giảng rõ cho dân, lệnh ban như sau: “Các điều răn dạy trên đây các quan hai ty Thừa - Hiến phải bắt các quan châu phủ huyện chuyển tống đến các phường xã thôn trưởng để vào ngày Kỳ phúc Xã nhật đầu năm, bắt trai gái lớn nhỏ đến tập trung giảng đi giảng lại, dẫn dụ rõ ràng để các hạng ngu phu ngu phụ, con trẻ đều thấu hiểu rõ ràng.”.
Đặc biệt sự hiện diện của Thân minh đình còn được chứng minh bởi một tư liệu khác, đó là điều luật về tội Phá hủy Thân minh đình được đưa vào Bộ luật Gia Long ban hành ở thời Nguyễn đầu thế kỷ XIX trong mục Tạp phạm chương Hình luật. Nội dung điều luật này như sau:
Phàm kẻ nào phá hủy nhà cửa của đình Thân minh và phá hỏng bảng gỗ trong đình thì bị phạt đánh 100 trượng lưu đầy 3000 dặm (vẫn bắt tu sửa lại).
Giải thích:
Các làng trong châu huyện đều dựng Thân minh đình, dân có kẻ nào bất hiếu trộm cắp gian dâm thì đều ghi rõ họ tên tội trạng của kẻ làm điều xấu đó lên bảng gỗ để tỏ rõ sự trừng phạt răn dậy khiến kẻ đó cảm thấy xấu hổ nhục nhã, nếu biết hối cải sửa lỗi thì sẽ xóa bỏ đi. Các việc nhỏ như hôn nhân, điền thổ, cho lão làng khuyên bảo, giải hòa tranh chấp tại đây, đấy là quy chế làm rõ việc răn dậy vậy. Nếu kẻ nào dám phá hủy tức là loạn dân không tuân theo giáo hóa vậy, cho nên giữ nghiêm phép nước phạt đánh 100 trượng, lưu đầy 3000 dặm, và bắt đưa đi thật xa.
Điều lệ:
Phàm sắc dụ giáo hóa dân của triều đình, các doanh trấn phải đốc thúc thuộc viên viết rõ hoặc khắc lên bảng gỗ kính cẩn treo ở đình Thân minh để dậy bảo dân chúng.
Điều luật này đã cho thấy đầu thời Nguyễn có tồn tại Thân minh đình. Tuy nhiên theo chúng tôi, điều luật này chỉ áp dụng với những nơi có Thân minh đình, tức là những vùng đất mới ở phía Nam, bởi ở phía Bắc, từ thế kỷ XVII ngôi đình đã tồn tại vững chắc tại các làng xã với đầy đủ chức năng xã hội được quy định với Thân minh đình. Có thể trong quá trình Nam tiến, ngay từ thế kỷ XVI, ở những làng xóm thuộc vùng đất mới khai mở, các chúa Nguyễn đã đưa hình thức Thân minh đình vốn có ở phía Bắc vào các làng xã mới lập ở phía Nam để giáo hóa dân, và cho đến đầu thế kỷ XIX, ở phía Nam, tại một số nơi, khi ngôi đình bền vững theo kiểu phía Bắc còn chưa đủ điều kiện để hình thành, chính quyền vẫn cho sử dụng hình thức này trong mục đích giáo hóa. Ngoài ra điều luật này cũng cho biết rất rõ chức năng của Thân minh đình bao gồm: bêu danh kẻ xấu nhằm mục đích răn đe, xử lý các tranh chấp nhỏ trong làng, ban bố các sắc dụ của triều đình.
Sự có mặt của ngôi Thân minh đình ở thời Nguyễn đã gián tiếp cho chúng ta biết đến sự hiện diện của ngôi Thân minh đình ở thời Lê. Như vậy giả thiết đưa hình thức Thân minh đình vào nước ta để giáo hóa dân của nhà Minh là hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Cùng với Thân minh đình, lễ Hương ẩm tửu cũng được nhà Minh đưa vào làm công cụ quản lý hành chính và giáo hóa nhân dân. Theo quy định, lễ này được cử hành vào lễ tế Xã (lễ Kỳ Phúc) vào mùa xuân và mùa thu, phải có nghi thức đọc luật lệnh. Đọc luật lệnh xong lại tuyên đọc các văn thư hữu quan khác và các lời giáo huấn của bộ Hình biên phát. Dân làng đến tiệc phải chia làm ba hạng. Phàm những người tuổi cao có đức không phạm lỗi công tư gì là bậc thượng. Những người mắc lỗi chậm trễ trong việc sưu sai thuế má hoặc phạm các tội roi trượng, từng bị gọi lên quan là một bậc. Những người từng phạm tội gian dâm trộm cắp, dối trá, lừa đảo, sâu dân mọt nước, bày kế hãm hại quan trưởng, từng có trọng tội bị phạt trượng đồ lưu, là một bậc. Con em của ba hạng đó cũng tự phân biệt thành ba bậc theo thứ tự mà ngồi, không được lẫn lộn, nếu không ngồi đúng thứ bậc sẽ xử tội Vi chế .
Thời Lê sơ, để xây dựng một nhà nước hướng Nho, các điển lễ của Nho gia được luật hóa để đưa vào đời sống xã hội. Trong quá trình các điển lễ thâm nhập vào đời sống, khi vấp phải các yếu tố bản địa đã nảy sinh không ít phiền phức, nhất là với những nghi lễ mang tính xã hội rộng rãi như hôn lễ, tang lễ. Vả lại những điều luật đó lại được chuyển tải thông qua các văn bản chữ Hán, do đó để dân chúng hiểu được những lý lẽ phức tạp trong các văn bản đó không thể không cho quan lại địa phương giảng giải cặn kẽ cho dân. Vì vậy sau khi nhà Lê nắm quyền, để tiện cho việc quản lý và giáo hóa của nhà nước, mô hình Thân minh đình với lễ Hương ẩm tửu vẫn được tiếp tục duy trì.
Vậy là ngoài một số địa điểm sinh hoạt cộng đồng như miếu đền thờ thần linh Thành hoàng thổ địa vốn đã tồn tại trong các cộng đồng dân cư, cho đến thời Lê sơ, với những chức năng xã hội quan trọng như đã nói trên, Thân minh đình đã trở thành một địa điểm sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong các làng xã.
Từ Thân minh đình đến ngôi đình làng.
Theo Đinh Khắc Thuân, kiến trúc ngôi đình thế kỷ XVI khá giản đơn, chỉ có một tòa nhà ba gian hai chái nằm ngang kiểu chữ “Nhất” với sân đình phía trước và trước sân có giếng, chưa có hậu cung, cũng chưa có tòa tiền tế để cúng thờ Thành hoàng. Rõ ràng là ngôi đình thế kỷ 16 được dựng lên chưa có chức năng thờ Thành hoàng, bởi thần đã có miếu để thờ, điều đó cũng có nghĩa là ở thời Mạc ngôi đình chưa mang chức năng tôn giáo. Cũng theo ĐKT, thực tế ngôi đình ở thời kỳ mới xuất hiện (thế kỷ XV - XVI) chỉ dùng làm nơi thực hiện lễ Kỳ phúc hàng năm và để tổ chức lễ hội, đồng thời, việc phân ngôi thứ để thụ lộc và hội họp đã xuất hiện ở đình làng từ thời kỳ này.
Theo chúng tôi khi chỉ mang những chức năng hành chính, ngôi Thân minh đình đương nhiên chỉ được làm đơn giản, điều này lý giải về kiến trúc đơn giản của ngôi đình thời Mạc. Nhiều văn bia cũng cho biết, trước khi dựng ngôi đình kiên cố, ngôi đình cũ chỉ bằng tranh tre nứa lá. Đồng thời những nhận xét của ĐKT về lễ Kỳ phúc cũng như việc phân ngôi thứ để thụ lộc và hội họp ở ngôi đình thời Mạc đều hoàn toàn khớp với những gì diễn ra tại Thân minh đình với lễ Hương ẩm tửu thời thuộc Minh và Lê sơ như đã trình bày ở trên.
Do mỗi lần có việc, cả làng tụ họp rất đông, vì vậy Thân minh đình thường được dựng lên ở những nơi rộng rãi và thuận tiện qua lại. Về sau để lấy bóng mát, người ta cho trồng các loại cây lớn như cây đa, cây muỗm, sau nhiều năm tháng, cây đa dần trở thành một bộ phận gắn bó với ngôi đình. Khi Thân minh đình đã trở thành một địa điểm quen thuộc của làng, dần dần để tiện gọi, Thân minh đình chỉ còn được gọi ngắn gọn là “đình”.
Về sau mỗi khi làng vào đám (Nhập tịch Tàng câu), người ta rước Thành hoàng làng đến đây làm lễ tế, rồi nhiều làng để thuận tiện cho việc cúng tế, để ngôi đình trở nên uy nghiêm hơn đã cho nhập hẳn miếu Thành hoàng vào đình, mở thêm phần hậu cung làm chỗ thờ thần. Như vậy qua nhiều diễn biến của phong tục, tập quán, ngôi đình làng mới dần mang thêm chức năng tôn giáo.
Vào thế kỷ XVII - XVIII, cùng với sự phát triển mạnh của kinh tế văn hóa, tại hầu khắp các làng xã, người ta đua nhau xây dựng đình làng với kiến trúc to lớn vững chãi. Kể từ giai đoạn này, ngôi đình làng mới thực sự hoàn thiện cả về kiến trúc cũng như các chức năng xã hội của nó, trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của làng xã Việt Nam.
Kiến trúc đình nhà sàn độc đáo xứ Kinh Bắc
Có thể khẳng định, đình Đình Bảng (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là ngôi đình có kiểu kiến trúc đình nhà sàn độc đáo hiếm gặp ở khắp dải đất hình chữ S. Nếu một lần ngang qua miền đất này, du khách bốn phương sẽ không chỉ nghiêng mình trước kiến trúc độc nhất vô nhị của ngôi đình mà còn say lòng bởi những câu chuyện cảm động đã tồn tại gần ba thế kỷ nay.
Biểu tượng của người dâu hiền vợ thảo
Đình Đình Bảng thờ ba vị thành hoàng: Cao Sơn đại vương (thần núi), Thủy bá đại vương (thần Nước) và Bách lệ đại vương (thần đất). Tuy nhiên, với đình Đình Bảng, bên cạnh những ý nghĩa truyền thống, người dân khắp vùng còn nhắc mãi và tôn thờ như một biểu tượng của người dâu hiền vợ thảo. Đó là hình ảnh bà Nguyễn Thị Nguyên, vợ quan trấn thủ Nguyễn Thạc Lượng.
Người dân nơi đây rất tự hào cho rằng Đình Bảng là vùng đất của những người con dâu đảm đang. Trong lịch sử đã từng xuất hiện Nguyên Phi Ỷ Lan từng hai lần nhiếp chính với những đóng góp to lớn cho triều đại nhà Lý hưng thịnh. Đến thời Lê Sơ xuất hiện bà Nguyễn Thị Nguyên, người có công mang gỗ lim từ Thanh Hóa ra làm đẹp cho quê chồng. Ngày nay, người dân Đình Bảng tự hào coi nhà văn Nguyệt Tú là một hình mẫu lý tưởng tiếp nối truyền thống dâu hiền vợ thảo, người có công chăm lo gia đình, là hậu phương vững chắc cho chồng có được một danh vị đáng nể là nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Lê Quang Đạo.
Tương truyền, Nguyễn Thạc Lượng thuở nhỏ học rộng tài cao thông minh hơn người. Lớn lên, với quyết tâm giúp nước giúp dân, dẹp trừ bạo loạn, ông đã từ bỏ nhiều lời mời gọi xa hoa với công việc nhàn hạ chốn kinh kỳ để xung phong làm chức quan trấn thủ (tương đương với bộ đội biên phòng ngày nay - PV), chuyên đi trấn giữ tại các vùng biên ải. Nhận nhiệm vụ tại xứ Thanh, ông không quản ngại rời quê hương đến Thanh Hóa, bảo vệ miền biên thùy và định cư luôn ở đó. Ông đã gặp và đem lòng thương mến cô gái Nguyễn Thị Nguyên. Hai người đã nên vợ nên chồng và có một đời sống hạnh phúc. Đến khi hết tuổi cống hiến, ông Lượng về quê hương Đình Bảng cùng người vợ đảm đang tháo vát hết lòng thương yêu chồng con. Để tỏ lòng yêu chồng, cảm ơn miền quê đã sinh ra đức phu quân tuyệt vời của mình, bà Nguyên đã không quản ngại bí mật giấu chồng, về tận quê hương Thanh Hóa tìm những cây gỗ lim to đẹp nhất với ý tưởng xây dựng đình làng.
Hành động này của bà trở thành một biểu tượng tuyệt vời của người dâu hiền vợ thảo xứ Kinh Bắc nói chung và quê hương Đình Bảng nói riêng. Cũng chính bởi điều này mà đình Đình Bảng trở thành biểu tượng về người phụ nữ đảm đang tháo vát, hết lòng thương yêu và tôn thờ chồng.
Trước khi khởi xướng việc xây dựng đình làng, bà Nguyên đã cùng chồng tạo nên một kiến trúc nhà độc đáo. Ngôi nhà ấy ngày nay do ông Nguyễn Thạc Sủng, là hậu duệ dòng họ Nguyễn Thạc ở Đình Bảng trông coi và gìn giữ. Người ta gọi đó là một đình Đình Bảng thu nhỏ bởi những nét tương đồng hiếm có của hai kiến trúc này. Ngôi nhà đã được tổ chức UNESCO châu Á- Thái Bình Dương chọn là di tích cần được bảo vệ.
Sau khi xây dựng xong nhà của mình, hai vợ chồng quan Thạc Lượng đã cùng nhau bàn bạc với dân làng và tuyển chọn các thợ giỏi để xây dựng đình làng. Gỗ hầu hết do bà Nguyên chuyển từ Thanh Hóa quê mình ra, là gỗ lim chuẩn, được chọn lọc khá kỹ về chất lượng. Bà Nguyên không quản ngại đường xá xa xôi vất vả để mang về một điều gì đó thật là có ý nghĩa, đóng góp vào sự phát triển của quê hương người chồng mà bà hết mực tôn thờ và yêu kính.
Một nét lạ trong kiến trúc đình Đình Bảng đó là thiết kế đình nhà sàn. Đình được xây dựng cao hơn mặt đất chừng một mét với những cột trụ chống bằng gỗ lim to, chắc và nhuộm màu trầm tích của thời gian gần 300 năm có lẻ. Những chiếc cột trụ to, đường kính bằng tay hai người ôm mới hết khiến ai đến đây cũng phải trầm trồ thán phục khi biết tất cả số gỗ ấy được bà Nguyên, vợ quan Thạc Lượng cho người vận chuyển từ Thanh Hóa ra. Người ta đặt nhiều giả thuyết về cách vận chuyển của bà, và lúc khó lý giải nhất thì ai cũng tặc lưỡi cho rằng đó là vì tình yêu bà dành cho người chồng của mình quá lớn. Bởi vậy, dù điều kiện đường xá xa xôi và phương tiện vận chuyển khó khăn đến mấy bà vẫn quyết tâm làm cho bằng được.
Được xây dựng trên thế đất tụ thủy tang phong, tức là nằm trên lưng của một con nhện khổng lồ, đình Đình Bảng được coi là kiến trúc tuyệt hảo trong số những kiến trúc cổ của Việt Nam. Nhiều dấu hỏi đươc đặt ra cho các thế hệ đời sau luận bàn và khâm phục. Người ta không hiểu lý do vì sao, hàng trăm người thợ được huy động chạm khắc và đục đẽo cột kèo nhưng không có một sai sót nào. Khi khớp các cột với nhau, mọi thứ đều chặt chẽ một cách hoàn hảo đến không ngờ. Mọi nét chạm trổ đều được làm thủ công bằng tay, với con mắt nghệ thuật tài tình của những người con bình thường trên quê hương Đình Bảng.
Đình cũng được xây dựng lâu nhất trong lịch sử xây dựng đình, kéo dài 36 năm, từ 1700 - 1736 mới hoàn thành. Cho đến bây giờ, gần 300 năm đã trôi qua, nhưng vào những dịp việc làng, hàng nghìn người ngồi lên sàn đình cùng một lúc mà ngôi đình vẫn rất chắc chắn.
Kiến trúc nhà sàn thân thiện, thấp thoáng dưới mái đình cong vút cổ kính khiến ngôi đình trở nên hấp dẫn hơn trong mắt của khách thập phương. Tòa Bái Đường (Đại Đình) là công trình quan trọng nhất của đình với thiết kế hình chữ nhật dài 20m, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Mái đình tỏa rộng, chiếm đến 2/3 chiều cao tổng thể của đình tạo sự kỳ bí và bề thế. Đây cũng là một nét hiếm gặp ở những ngôi đình khác. Khi bước chân qua cửa tam quan, mọi tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc của thế kỷ XVIII khiến người ta phải buông những câu trầm trồ thán phục. Sự cuốn hút đầu tiên với du khách là bức cửa Võng lớn ở cung giữa thuộc gian bên ngoài. Bức Võng mở ngang một gian, kéo dài từ Thượng lương xuống Hạ xà. Bức cửa Võng được chạm lộng kết hợp với chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô với các đề tài tứ linh, tứ quý.
Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm không lặp lại tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ. Người đến đình không chỉ có lòng tâm linh mà còn bị mê mẩn bởi những đường nét kiến trúc và chạm khắc tinh xảo như thế. Bức bát mã quần phi được thể hiện hết sức sống động giúp người xem thấy được sự phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất này qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa, không con nào giống con nào. Bức lưỡng nghệ (một con đực, một con cái) phục chầu mỗi con một vẻ, rất sinh động. Bên cạnh đó còn những bức chạm rồng tuyệt xảo như: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên.
Ông Đặng Đình Luân, trưởng ban quản lý di tích đình Đình Bảng cho biết: "Vào thời điểm những năm 2000 khi Nhà nước về khảo sát để trùng tu xây dựng đình mới phát lộ ra nhiều điều đặc biệt. Hàng nghìn chi tiết được chạm khắc trong đình không có một chi tiết nào trùng lặp. 28 bộ long và hàng chục bộ ly, quy, phượng, không một bộ nào giống nhau về hình thể cũng như kích cỡ. Đó đều là những đường chạm trổ vô cùng tinh xảo. Kể cả những vảy trên thân rồng cũng được người thợ tỉ mẩn luồn lách đục khoét sao cho không một cái nào giống nguyên cái nào. Sắc thái và hình hài mỗi con long, ly, quy, phượng cũng rất khác nhau, không có sự lặp lại hay trùng hợp.
Ông Luân chia sẻ: "Trong tổng số 84 cột đình, người ta đo được không một chiếc cột nào có chu vi bằng chiếc cột nào. Mỗi cột mang một con số khác nhau. Điều này nếu chỉ nhìn bằng mắt thì khó phát hiện. Nhưng điều mà người ta quan tâm và thầm cảm phục là mặc dù kích cỡ các cột không giống nhau nhưng kiến trúc đình tổng thể không hề bị khập khiễng".
Đình Đình Bảng thờ ba vị thành hoàng: Cao Sơn đại vương (thần núi), Thủy bá đại vương (thần Nước) và Bách lệ đại vương (thần đất). Tuy nhiên, với đình Đình Bảng, bên cạnh những ý nghĩa truyền thống, người dân khắp vùng còn nhắc mãi và tôn thờ như một biểu tượng của người dâu hiền vợ thảo. Đó là hình ảnh bà Nguyễn Thị Nguyên, vợ quan trấn thủ Nguyễn Thạc Lượng.
Người dân nơi đây rất tự hào cho rằng Đình Bảng là vùng đất của những người con dâu đảm đang. Trong lịch sử đã từng xuất hiện Nguyên Phi Ỷ Lan từng hai lần nhiếp chính với những đóng góp to lớn cho triều đại nhà Lý hưng thịnh. Đến thời Lê Sơ xuất hiện bà Nguyễn Thị Nguyên, người có công mang gỗ lim từ Thanh Hóa ra làm đẹp cho quê chồng. Ngày nay, người dân Đình Bảng tự hào coi nhà văn Nguyệt Tú là một hình mẫu lý tưởng tiếp nối truyền thống dâu hiền vợ thảo, người có công chăm lo gia đình, là hậu phương vững chắc cho chồng có được một danh vị đáng nể là nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Lê Quang Đạo.
Tương truyền, Nguyễn Thạc Lượng thuở nhỏ học rộng tài cao thông minh hơn người. Lớn lên, với quyết tâm giúp nước giúp dân, dẹp trừ bạo loạn, ông đã từ bỏ nhiều lời mời gọi xa hoa với công việc nhàn hạ chốn kinh kỳ để xung phong làm chức quan trấn thủ (tương đương với bộ đội biên phòng ngày nay - PV), chuyên đi trấn giữ tại các vùng biên ải. Nhận nhiệm vụ tại xứ Thanh, ông không quản ngại rời quê hương đến Thanh Hóa, bảo vệ miền biên thùy và định cư luôn ở đó. Ông đã gặp và đem lòng thương mến cô gái Nguyễn Thị Nguyên. Hai người đã nên vợ nên chồng và có một đời sống hạnh phúc. Đến khi hết tuổi cống hiến, ông Lượng về quê hương Đình Bảng cùng người vợ đảm đang tháo vát hết lòng thương yêu chồng con. Để tỏ lòng yêu chồng, cảm ơn miền quê đã sinh ra đức phu quân tuyệt vời của mình, bà Nguyên đã không quản ngại bí mật giấu chồng, về tận quê hương Thanh Hóa tìm những cây gỗ lim to đẹp nhất với ý tưởng xây dựng đình làng.
Hành động này của bà trở thành một biểu tượng tuyệt vời của người dâu hiền vợ thảo xứ Kinh Bắc nói chung và quê hương Đình Bảng nói riêng. Cũng chính bởi điều này mà đình Đình Bảng trở thành biểu tượng về người phụ nữ đảm đang tháo vát, hết lòng thương yêu và tôn thờ chồng.
Trước khi khởi xướng việc xây dựng đình làng, bà Nguyên đã cùng chồng tạo nên một kiến trúc nhà độc đáo. Ngôi nhà ấy ngày nay do ông Nguyễn Thạc Sủng, là hậu duệ dòng họ Nguyễn Thạc ở Đình Bảng trông coi và gìn giữ. Người ta gọi đó là một đình Đình Bảng thu nhỏ bởi những nét tương đồng hiếm có của hai kiến trúc này. Ngôi nhà đã được tổ chức UNESCO châu Á- Thái Bình Dương chọn là di tích cần được bảo vệ.
Sau khi xây dựng xong nhà của mình, hai vợ chồng quan Thạc Lượng đã cùng nhau bàn bạc với dân làng và tuyển chọn các thợ giỏi để xây dựng đình làng. Gỗ hầu hết do bà Nguyên chuyển từ Thanh Hóa quê mình ra, là gỗ lim chuẩn, được chọn lọc khá kỹ về chất lượng. Bà Nguyên không quản ngại đường xá xa xôi vất vả để mang về một điều gì đó thật là có ý nghĩa, đóng góp vào sự phát triển của quê hương người chồng mà bà hết mực tôn thờ và yêu kính.
Hàng nghìn họa tiết trong ngôi đình không cái nào giống nhau.
Ngôi đình của những điều đặc biệtMột nét lạ trong kiến trúc đình Đình Bảng đó là thiết kế đình nhà sàn. Đình được xây dựng cao hơn mặt đất chừng một mét với những cột trụ chống bằng gỗ lim to, chắc và nhuộm màu trầm tích của thời gian gần 300 năm có lẻ. Những chiếc cột trụ to, đường kính bằng tay hai người ôm mới hết khiến ai đến đây cũng phải trầm trồ thán phục khi biết tất cả số gỗ ấy được bà Nguyên, vợ quan Thạc Lượng cho người vận chuyển từ Thanh Hóa ra. Người ta đặt nhiều giả thuyết về cách vận chuyển của bà, và lúc khó lý giải nhất thì ai cũng tặc lưỡi cho rằng đó là vì tình yêu bà dành cho người chồng của mình quá lớn. Bởi vậy, dù điều kiện đường xá xa xôi và phương tiện vận chuyển khó khăn đến mấy bà vẫn quyết tâm làm cho bằng được.
Được xây dựng trên thế đất tụ thủy tang phong, tức là nằm trên lưng của một con nhện khổng lồ, đình Đình Bảng được coi là kiến trúc tuyệt hảo trong số những kiến trúc cổ của Việt Nam. Nhiều dấu hỏi đươc đặt ra cho các thế hệ đời sau luận bàn và khâm phục. Người ta không hiểu lý do vì sao, hàng trăm người thợ được huy động chạm khắc và đục đẽo cột kèo nhưng không có một sai sót nào. Khi khớp các cột với nhau, mọi thứ đều chặt chẽ một cách hoàn hảo đến không ngờ. Mọi nét chạm trổ đều được làm thủ công bằng tay, với con mắt nghệ thuật tài tình của những người con bình thường trên quê hương Đình Bảng.
Đình cũng được xây dựng lâu nhất trong lịch sử xây dựng đình, kéo dài 36 năm, từ 1700 - 1736 mới hoàn thành. Cho đến bây giờ, gần 300 năm đã trôi qua, nhưng vào những dịp việc làng, hàng nghìn người ngồi lên sàn đình cùng một lúc mà ngôi đình vẫn rất chắc chắn.
Kiến trúc nhà sàn thân thiện, thấp thoáng dưới mái đình cong vút cổ kính khiến ngôi đình trở nên hấp dẫn hơn trong mắt của khách thập phương. Tòa Bái Đường (Đại Đình) là công trình quan trọng nhất của đình với thiết kế hình chữ nhật dài 20m, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Mái đình tỏa rộng, chiếm đến 2/3 chiều cao tổng thể của đình tạo sự kỳ bí và bề thế. Đây cũng là một nét hiếm gặp ở những ngôi đình khác. Khi bước chân qua cửa tam quan, mọi tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc của thế kỷ XVIII khiến người ta phải buông những câu trầm trồ thán phục. Sự cuốn hút đầu tiên với du khách là bức cửa Võng lớn ở cung giữa thuộc gian bên ngoài. Bức Võng mở ngang một gian, kéo dài từ Thượng lương xuống Hạ xà. Bức cửa Võng được chạm lộng kết hợp với chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô với các đề tài tứ linh, tứ quý.
Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm không lặp lại tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ. Người đến đình không chỉ có lòng tâm linh mà còn bị mê mẩn bởi những đường nét kiến trúc và chạm khắc tinh xảo như thế. Bức bát mã quần phi được thể hiện hết sức sống động giúp người xem thấy được sự phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất này qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa, không con nào giống con nào. Bức lưỡng nghệ (một con đực, một con cái) phục chầu mỗi con một vẻ, rất sinh động. Bên cạnh đó còn những bức chạm rồng tuyệt xảo như: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên.
Ông Đặng Đình Luân, trưởng ban quản lý di tích đình Đình Bảng cho biết: "Vào thời điểm những năm 2000 khi Nhà nước về khảo sát để trùng tu xây dựng đình mới phát lộ ra nhiều điều đặc biệt. Hàng nghìn chi tiết được chạm khắc trong đình không có một chi tiết nào trùng lặp. 28 bộ long và hàng chục bộ ly, quy, phượng, không một bộ nào giống nhau về hình thể cũng như kích cỡ. Đó đều là những đường chạm trổ vô cùng tinh xảo. Kể cả những vảy trên thân rồng cũng được người thợ tỉ mẩn luồn lách đục khoét sao cho không một cái nào giống nguyên cái nào. Sắc thái và hình hài mỗi con long, ly, quy, phượng cũng rất khác nhau, không có sự lặp lại hay trùng hợp.
Ông Luân chia sẻ: "Trong tổng số 84 cột đình, người ta đo được không một chiếc cột nào có chu vi bằng chiếc cột nào. Mỗi cột mang một con số khác nhau. Điều này nếu chỉ nhìn bằng mắt thì khó phát hiện. Nhưng điều mà người ta quan tâm và thầm cảm phục là mặc dù kích cỡ các cột không giống nhau nhưng kiến trúc đình tổng thể không hề bị khập khiễng".
Biểu tượng của chiến thắng Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng đã chiếm đóng cả vùng Đình Bảng và âm mưu phá đình. Chúng dùng thủ đoạn, buộc xích sắt vào chân cột đình, dùng xe kéo đổ đình nhưng không thành. Sau đó chúng lại âm mưu dùng bộc phá để phá bỏ. Tuy nhiên, rất may là đội thiếu niên du kích Đình Bảng kết hợp với lực lượng quân và dân khi thăm dò phát hiện đã kịp thời ngắt được dây khiến bộc phá không nổ. Sau nhiều dã tâm của kẻ thù muốn phá hoại không thành, ngôi đình đã trở thành biểu tượng chiến thắng kẻ thù xâm lược của mảnh đất Đình Bảng anh hùng. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)