- Việc đưa một bản dịch mới vào SGK là chuyện bình thường của công việc biên soạn, trên khắp thế giới đều làm như vậy, nếu ban biên soạn sau thấy cần thiết phải thay đổi để phù hợp.
Ở Nhật Bản, người ta đã nhiều lần dịch trường thiên tiểu thuyết Genji(Genji monogatari) của Murasaki Shikibu (978?-1016?) từ tiếng Nhật cổ sang tiếng Nhật hiện đại để độc giả ngày nay dễ tiếp nhận.
Các dị bản Hán văn của "Nam quốc sơn hà"
Điều này cũng xảy đến với các vở kịch của William Shakespeare (1564-1616), các tác phẩm của Goethe (1749-1832). Nguyên tác mà còn phải thay đổi để phù hợp, huống chi các bản dịch.
Theo GS Trần Đình Sử (thành viên nhóm chủ biên SGK) thì: “Không hề có chuyện đổi bản dịch cũ thành bản dịch mới. Bản dịch vần trắc này đã được dịch từ năm 1977 trong cuốn Thơ văn Lý - Trần chứ không phải là bản dịch mới do nhóm biên soạn Ngữ văn 7 thực hiện”.
Còn trên Facebook của mình, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức viết: “Bản Hán văn lưu hành hiện nay là bản được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, được các sử gia thời Lê đưa vào sau khi tham khảo Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, là các sách ghi chép truyền thuyết dân gian được viết vào thời Trần”.
Điểm chung của các dị bản Hán văn đều được gieo theo vần “bằng”. Bản dịch năm 1977 gieo theo vần “trắc”, nên mới nghe có vẻ trúc trắc, khó xuôi tai.
Dưới đây, chúng tôi cung cấp vài dị bản Hán văn của Nam quốc sơn hà:
Nam quốc sơn hà nam đế cưTiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhĩ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Theo Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, ký hiệu R.6, Thư viện quốc gia Việt Nam)
Nam quốc sơn hà nam đế cưHoàng thiên dĩ định tại thiên thư
Như hà bắc lỗ lai xâm lược
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.
Bài này có hai câu cuối theo dị bản khác: “Như kim nghịch tặc lai công kích/ Nhữ đẳng hành khan phá bại hư”.
(Theo Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, ký hiệu A.33, thư viện Viện nghiên cứu Hán - Nôm).
Nam quốc sơn hà nam đế cưPhân minh dĩ định tại thiên thư
Vân hà nghịch lỗ lai xâm phạt
Nhữ đẳng khô hài bất táng thu.
(Theo Mã lân dật sử, ký hiệu A.1516, thư viện Viện nghiên cứu Hán - Nôm)
Nam bắc phong cương các biệt cưTinh phân Dực Chẩn tại thiên thư
Kình thôn lang dục chân vô yếm
Hội kiến trần thanh tảo thái hư.
(Theo Tân đính giảo bình - Việt điện u linh tập, ký hiệu A.335, thư viện Viện nghiên cứu Hán - Nôm)
Từ đó, Trần Quang Đức kết luận: “Tóm lại, những gì khác với điều tai nghe mắt thấy xưa nay chưa hẳn đã sai, và cũng không nên nâng cao quan điểm chính trị làm gì. Nguyên tác còn có nhiều dị bản, huống hồ là bản dịch”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét