Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

7 dấu hiệu này cho thấy bạn thông minh hơn người thường



Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới trí thông minh của con người. Phần nào đó là thiên bẩm, nhưng đôi khi vóc dáng hay thói quen thường ngày cũng quyết định chỉ số IQ của bạn.
Dưới đây là kết quả của 7 công trình nghiên cứu khoa học khác nhau, giúp bạn dễ dàng hình dung được những yếu tố nào ảnh hưởng tới chỉ số IQ của bản thân.
Bạn tự thấy bản thân mình có bao nhiêu dấu hiệu trùng với các nghiên cứu dưới đây?












Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Laptop bật không lên nguồn, không lên hình

Đang lúc muốn lên Facebook chat chit với mấy đứa bạn , thì chiếc máy tính laptop thân yêu của bạn bật lên và thấy một mầu đen u ám. Những lúc như thế bạn phải làm gì? Dưới đây An Lien Laptop sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức cơ bản nhằm giúp bạn biết được bệnh của chiếc Laptop thân yêu của mình và tìm ra cách sửa chữa phù hợp nhất.

Cách khắc phục Laptop bật không lên nguồn, không lên hình

Bước 1 : Đầu tiên bạn hãy lôi xạc của bạn ra cắm vào ổ điện và đầu kia cắm vào laptop của bạn, rất có thể nguyên nhân là chiếc laptop của bạn bị hết pin thì sao. Nếu cắm xạc vào mà máy tính của bạn lại chạy êm ru thì chiếc laptop chả có bệnh gì cả có chăng là bị thiếu điện thôi.
Bước 2 : Nếu cắm sạc mà máy vẫn không lên, hãy tháo pin ra rồi cắm xạc trở lại. Lý do có thể do pin Laptop của bạn đang bị lỏng nên điện không nạp cho laptop được.
Bước 3 : Nếu tháo pin ra mà cắm xạc vào bật máy lên thì đó là do lỗi quả pin của bạn. có thể pin bị hỏng làm cho xung điện kết nối pin và bo mạnh bị xung làm cho bạn bật máy không thể lên được => Cách khắc phục đó là thay pin hoặc sửa mạch sạc pin
Bước 4 : Nếu tiếp tục 2 phương pháp trên mà Laptop không lên hình thì bạn hãy thử kiếm một cái xạc của máy đang chạy bình thường cắm vào máy của mình xem như thế nào. Nếu lên thì do xạc của bạn bị hỏng còn không lên thì có thể các nguyên nhân chính sau đây:
  1. Lỗi chân cắm xạc trên main hoặc bị dứt, bị thụt chân cắm xạc
=> Bạn phải mang máy qua các trung tâm máy tính để sửa chân cắm xạc
  1. Nguyên nhân thứ 2 là máy tính laptop của bạn bị lỗi nguồn vào mainboard. Lỗi này có thể là nguồn 3V-5V, hoặc nguồn cpu hoặc nguồn ram hoặc nguồn chipset.
=> Chi phí sửa chữa sẽ tùy thuộc việc mainboard của bạn bị lỗi nặng hay nhẹ. Dưới đây là chi phí sửa chữa lỗi nguồn do An Liên Laptop đưa ra cho bạn tham khảo.
Báo giá lỗi nguồn
Báo giá lỗi nguồn

Chính Khổng Minh và Lưu Bị là người hại chết Trương Phi?

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Uông Hoành Hoa chỉ ra, trong "Tam Quốc diễn nghĩa", tác giả La Quán Trung đã thực hiện một số "thủ thuật che đậy sự thực", nhằm phù hợp với quan niệm chính thống "Lưu chống Tào".
Theo ông Uông, trên thực tế, cái chết của Trương Phi do bị ám sát, bên cạnh nguyên nhân từ bản thân Phi là "bạo mà vô ơn", thì Lưu Bị và Gia Cát Lượng được cho là những "hung thủ giấu mặt" sắp đặt âm mưu trong một thời gian dài.
Nhằm giúp cho Lưu Thiện được thuận lợi đăng cơ, bảo vệ thiên hạ của Lưu gia, Lưu Bị đã quyết định "qua cầu rút ván", thanh trừng các "anh em" khác họ là Quan Vũ, Trương Phi.
Lưu Bị đã âm mưu loại trừ Quan Vũ, liệu có khả năng sẽ bỏ qua Trương Phi?
Sau khi cục diện "Tam Quốc đỉnh lập" được định hình, giữa Lưu Bị và Quan Vũ đã phát sinh phân cực về chính kiến.
Lưu Bị muốn làm Hoàng đế Trung Hưng, trong khi Quan Công chủ trương khôi phục triều Đông Hán.
Lục đục nội bộ khiến thế lực Thục Hán mất đi ưu thế "nhân hòa", vốn được duy trì khá tốt trong giai đoạn trước đại chiến Xích Bích.
So với Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi không có lập trường chính trị rõ ràng. Ông không có xuất thân bần hàn như Lưu Bị, cũng không có tư tưởng diệt cường hào như Quan Vũ.
Trương Phi tòng quân thuần túy vì tinh thần "nhiệt huyết hào tình", cho rằng đại trượng phu thì nên ra giúp nước.
Thực tế, Trương Phi trung thành "với tất cả tông thân Hán triều", bao gồm Lưu Bị.
Khi Bị "từ chối" xưng Hán Trung Vương, Phi cũng khuyên - "Kẻ khác họ đều mong xưng đế, huống gì đại ca là chính tông của Hán triều.
Đừng nói làm Hán Trung Vương, cho dù làm Hoàng đế cũng có gì không phải!"
Xem thêm:
Có thực Lưu - Quan - Trương "cộng hưởng" thiên hạ?
Tuy nhiên, học giả Uông Hoành Hoa đánh giá con người Trương Phi "quá mức đơn giản". Ông lầm tưởng rằng con cháu của mình cũng cam tâm ở "chiếu dưới", vĩnh viễn trung thành với gia tộc họ Lưu.
Ông cũng lầm tưởng rằng "anh cả" Lưu bị sẽ mãi mãi giữ trọn lời thề nhân nghĩa, coi ông là "huynh đệ khác họ".
Trên thực tế, mô hình huynh đệ kết nghĩa "đồng sinh cộng tử" như La Quán Trung xây dựng chỉ phù hợp với thời đồng tâm hiệp lực đánh thiên hạ, không hợp với thời Hoàng đế chuyên quyền nắm thiên hạ.
"Đào viên kết nghĩa" chỉ có trong tiểu thuyết, liệu Lưu Bị có bằng lòng "chia 3" thiên hạ với Quan, Trương?.
Nếu Lưu - Quan - Trương đã "cùng nhau" dựng nên triều đình Thục Hán, thì hậu duệ của bọn họ về lý thuyết phải cùng hưởng quyền kế thừa Hoàng vị, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc "lập trưởng không lập ấu, lập hiền không lập ngu".
Nhưng về sau này, Quan Hưng và Trương Bào lại quay sang đấu đá nhau, cho thấy thế hệ sau hoàn toàn không "mù quáng" đi theo sự sắp đặt của mối quan hệ huynh đệ từ đời trước, mà dựa vào sức mạnh để giải quyết.
Lưu Bị trong vai trò là huynh trưởng, đồng thời cũng là người có lợi ích bị đe dọa trực tiếp, đương nhiên sẽ không để mô hình chính trị "lý tưởng" đó uy hiếp quyền kế vị và thống trị của Lưu Thiện, phá hủy huyết thống "Hoàng gia chính tông" của ông.
Chưa cần nói tới việc đăng cơ làm Hoàng đế Trung Nguyên, cho dù chỉ dừng ở ngôi Hán Trung Vương hay Hoàng đế Tây Thục, khả năng Lưu Bị chia sẻ thiên hạ với 2 họ Quan, Trương cũng không thể xảy ra, nhất là khi Lưu Thiện hoàn toàn không có năng lực cạnh tranh.
Vốn đã có sẵn ý đồ thoát khỏi mô hình "chính trị huynh đệ", Lưu Bị đã ngấm ngầm mượn tay Đông Ngô triệt hạ Quan Vũ, rồi dùng danh nghĩa "tầm thù" để hóa giải lời thề "đồng sinh cộng tử".
Như vậy, minh ước kết nghĩa tự nhiên được giải trừ, mà Bị lại đường hoàng thâu tóm triều đình Thục Hán.
Giống như tổ tiên của mình là Hán Cao Tổ Lưu Bang, Lưu Bị cũng phải "tận diệt" những mối đe dọa đối với bản thân, rồi mới tính chuyện công phạt Đông Ngô.
Lưu Bị là cao thủ dùng người. Ban đầu, Bị mượn tay Quan Vũ, Trương Phi để "cất cánh". Đến khi đại công sắp thành, lại muốn mượn tay người khác để loại trừ hậu hoạ.
Người được Lưu Bị "chọn mặt gửi vàng" không ai khác ngoài quân sư Gia Cát Lượng.
Đòn hiểm của Khổng Minh
Gia Cát Lượng cũng không phụ sự kỳ vọng của Lưu Bị. Với sở trường "tâm lý chiến" của mình, ông đã khuếch đại khiếm khuyết trong tính cách của Quan Vũ và Trương Phi bằng những "viên đạn bọc đường".
Khổng Minh hiểu rõ, muốn giúp một người thành công thì chỉ cần phát huy sở trường của họ. Ông cho Quan Vũ "cơ hội" chặn Tào Tháo ở đường Hoa Dung, mục đích để Quan Công thả Tào Tháo, được tiếng "nhân nghĩa thiên hạ".
Trương Phi tự xưng
Trương Phi tự xưng "tửu thần", nhưng không ngờ đó là điều nằm trong toan tính của Lưu Bị và Khổng Minh.
Với Trương Phi, Khổng Minh cho ông lĩnh quân mai phục, diễn màn "tiếng thét trên cầu Đương Dương đẩy lui trăm vạn Tào binh", chính là giúp Phi khoe được cái "dũng" của mình.
Đến khi Khổng Minh muốn "diệt" Quan Vũ, Trương Phi, ông chỉ cần "thổi phồng" cái Tôi của 2 vị danh tướng này lên.
Khi Quan Vân Trường nhận được địa vị "ngũ hổ thượng tướng đệ nhất dũng" mà Lượng phong tặng đã nói - "Kẻ hiểu ta chính là Khổng Minh".
Nhưng Quan Công không ngờ được đó chính là "độc dược" mà Gia Cát Lượng gieo vào đầu ông, mà tưởng rằng bản thân đích thực là uy chấn thiên hạ rồi.
Trương Phi nhận được 3 xe rượu ngon của Gia Cát Lượng gửi tặng, cũng tưởng rằng bản thân là "trí thần - tửu thần" vô địch thiên hạ, đánh đâu thắng đó.
Trương Phi bị ám sát bởi tính cách bạo ngược khiến binh sĩ của ông bất mãn, nhưng thực tế, đằng sau sự bạo ngược của vị tướng này là một âm mưu được sắp đặt nhiều năm.
Thực chất, cả Quan Vũ và Trương Phi đều đã vui vẻ bước vào "con đường diệt vong" mà Khổng Minh bày sẵn rồi.
Trương Phi chết vì chính thói "ham rượu"
Trong cả quá trình mưu hại Trương Phi, Lưu Bị không phải là kẻ đứng nhìn, mà còn tham gia "sâu" hơn vụ thanh trừng Quan Vân Trường.
Bề ngoài, Bị tỏ ra không tán thành Khổng Minh tặng rượu cho Trương Phi "để tránh Phi ham rượu mà để lỡ đại sự", nhưng không ngăn Gia Cát Lượng mà chỉ phái Ngụy Diên "trợ lực Trương Phi".
Lưu Bị xưng đế 3 năm không hề nhắc đến chuyện báo thù cho Quan Vũ, khiến Trương Phi "mất phương hướng", rồi đến một ngày đột nhiên hạ chỉ phát binh phạt Ngô.
Trong 3 năm đó, Trương Phi đã sớm trở thành "sâu rượu", ý chí tiêu tán, đâu còn là đại tướng lẫy lừng của Thục Hán.
Việc Lưu Bị "nuôi" Trương Phi thành một kẻ nát rượu rồi ra lệnh "cấm rượu" trước ngày phạt Ngô được các học giả hiện đại đánh giá là một "đòn độc" rất cao tay.
Trương Phi là người "ưa mềm không ưa cứng", lệnh cấm của Lưu Bị chỉ khiến Phi càng ham rượu, mà Trương Phi càng ham rượu thì càng lộ rõ tính bạo ngược.
Theo nhiều học giả Trung Quốc, việc Trương Phi bị ám sát trong quân chỉ là màn cuối trong vở kịch mà Lưu Bị và Khổng Minh đã dựng sẵn, khiến Trương Phi "vì ngu dốt mà tự hại mình".
Còn Lưu Bị khi nghe tin thì "òa khóc", có lẽ là khóc vì quá vui mừng.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Tây Vương Mẫu

Tây Vương Mẫu, còn gọi là Vương Mẫu nương nương, Diêu Trì Kim Mẫu, là vị nữ thần trong truyền thuyết Trung Quốc, có diện mạo là một bà già hiền lành. Tương truyền Vương Mẫu sống ở cung Dao Trì (Diêu Trì) núi Côn Lôn, trong vườn của bà có trồng bàn đào là giống đào tiên, ăn vào trẻ mãi không già.

Truyền thuyết

Có thuyết nói rằng thuở hỗn mang, tinh tuý trời đất sinh ra Nguyên Thuỷ Thiên vương, rồi sinh Thái Nguyên ngọc nữ. Thái Nguyên ngọc nữ sinh ra Thiên hoàng và Tây Vương Mẫu, Thiên hoàng sinh Địa hoàng, Địa hoàng sinh Nhân hoàng.[cần dẫn nguồn]
Truyền thuyết khác: Tây Vương Mẫu tức Dao Trì Kim Mẫu cai quản Tây Côn Lôn, cùng với chồng là Hạo Thiên Thiên Đế cai quản Thiên đình, Ngọc Hoàng Đại Đế là con thứ 10 (9 người anh trước bị Hậu Nghệ bắn chết) của bà và Thiên Đế, sau khi Thiên Đế bị Ma tộc hại, Ngọc Hoàng Đại Đế lên thay. Trong Tây Du Kí có nói Tây Vương Mẫu có 1 vườn bàn đào, sau bị Tôn Ngộ Không ăn trộm gần hết.
Có thuyết nói rằng Tây Vương Mẫu họ Dương tên Hồi và còn có tên là Uyển Cấm (Thiên Dao). Bà cùng chồng là Đông Vương Công (Hạo Thiên Thiên Đế) hòa hợp hai khí âm dương tạo ra trời đất thiên địa,họ là chủ nhân và cai quản mọi vật trên thế gian.
Theo giáo lý Cao Đài thì Tây Vương Mẫu do nhị khí âm dương mà thành, quyền phép vô biên vô giới, hữu hữu vô vô, nắm trọn thiên điều trong tay mà tác thành Càn khôn thế giới, còn gọi là Kim Bàn Phật Mẫu.
Bà cai quản các nữ thần còn chồng bà cai quản các nam thần.
Trong Tam Thế bất cứ ai muốn đăng thiên đắc đạo,khi lên trời đều phải bái Mộc Công (Đông Vương Công), sau bái Kim Mẫu (Tây Vương Mẫu) mới có thể lên chín tầng mây và nhập vào trong Tam Thánh.
Tây Vương mẫu sau khi dùng phép thuật giúp cho Hoàng Đế đánh bại Xuy Vưu, còn tặng vua Thuấn địa đồ và phái sứ giả dạy cho cách sử dụng Bạch Ngọc địch(sáo) mà thổi thì hàng năm sẽ mưa gió thuận hòa,mùa màng sung túc.
Tây Vương mẫu có tất cả 9 người con trai, 23 con gái, nên phụ nữ muốn sanh con gái thì thường cầu khấn bà. Dân gian cho rằng Tây Vương Mẫu có thuốc Trường Sinh Bất Lão,sau đó đã tặng nó cho Hằng Nga.
Đạo giáo lấy ngày 3 tháng 3 là ngày sinh Tây Vương Mẫu, và cho rằng đó là ngày bà mở Hội Bàn Đào, nên cúng tế bà.
Đạo Cao Đài lấy ngày rằm tháng 8 là ngày Hội Yến Diêu Trì tức là ngày hội của Tây Vương Mẫu với con cái của Người, chứ không có ngày đản sanh.

Tây Vương Mẫu 西王母





















TÂY THIÊN CÁI NÔI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Tây Thiên cái nôi của Phật giáo Việt Nam
previousnext
TÂY THIÊN CÁI NÔI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Tây Thiên nguyên nghĩa là “bầu trời Tây”, chỉ riêng nơi phát tích của Đức Phật và đạo Phật. Bởi vậy, nhà Phật gọi Tây Thiên là thế giới cực lạc, nơi sung sướng đến cực độ, nơi con người thoát khỏi mọi sự đau khổ và hoàn toàn sung sướng, một thế giới của sự tưởng tượng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, theo giáo lý đạo Thiền, tu hành thành Phật cách nay đã 2.549 năm theo Phật lịch, tính từ năm ngài xuất gia khi mới 19 tuổi.
“Thiền” là một phương pháp tu lấy thanh tịnh làm gốc, lấy việc ngồi yên lặng (tọa thiền) để ngẫm nghĩ đạo lý (thiền định) làm nền. Bởi vậy, cảnh quan nơi núi cao rừng sâu được chọn làm nơi tu hành là hợp lẽ.
Với Phật giáo, Tây Thiên (hay Tây Trúc) là miền núi cao, rừng thẳm trong dãy Hymalaya vùng đông bắc ấn Độ cổ đại. Ở Việt Nam, Tây Thiên lại là nơi núi cao, rừng sâu của ngọn Thạch Bàn thuộc sơn hệ Tam Đảo.
Cũng như Tây Thiên ấn Độ, Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, Việt Nam là một địa chỉ Phật giáo.
Bằng cứ, không biết tự bao giờ, nay còn ba ngôi mộ cổ, có danh hiệu các vị thiền sư: Giác Linh Ngã, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền Sư.
Ba chữ “Giác Linh Ngã” nghĩa là sự khẳng định: Ta là người hiểu rõ (hay giác ngộ) được sự thiêng liêng. Phải chăng, ngài là vị thành đạo đầu tiên ở Tây Thiên.
Còn hai vị thiền sư sau, một vị là lấy hiệu “Núi”, một vị lấy hiệu là “Khe”, đều do tự nhiên đặt ra, tưởng tượng cho sự thiêng liêng giác ngộ: có Núi, có Khe (Nước), có Dương và có âm.
Vậy các vị là người ở đâu đến thiền định ở Tây Thiên? Có hai cách lý giải.
Một, các vị là người bản địa. Trong sách Thiền Sư Việt Nam của Hoà thượng Thích Thanh Từ không có tên ba vị kể trên. Có thể là các ngài đã viên tịch quá xa thời các sách về Phật giáo và lịch sử Việt Nam chưa một lần ghi chép tới. Điều này phù hợp với tích 18 thời đại Hùng Vương đã có “Tây Thiên Cổ Tự” trước khi vua Hùng thứ VII lên núi cầu “Tiên tử”. Theo phả hệ Hùng Vương, đó là năm 1595 trước Công nguyên, ngang với giai đoạn Văn hoá Phùng Nguyên, theo phân kỳ của khảo cổ học Việt Nam. Khi ấy, trên địa bàn Vĩnh Phúc đã phát lộ 18 di chỉ thuộc giai đoạn này, thuộc các huyện Lập Thạch, huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và huyện Tam Đảo (có di chỉ suối Trại, xã Đại Đồng, công cụ có rìu tứ giác và gốm thô).
Theo thống kê của giáo sư Hoàng Xuân Chinh, Phùng Nguyên là giai đoạn mở đầu của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, định cư nông nghiệp. Sự xuất hiện của các cộng đồng dân cư ổn định mà sau đó là các công xã, các xóm, làng, chạ đã có tín ngưỡng (thờ cúng các hiện tượng tự nhiên liên quan tới mùa màng), tuy hiện chưa chứng minh được là thời kì có văn bản.
Có thể đây là một thông tin về “cổ tự” Tây Thiên. Song các văn bản về Hùng Vương đều chép như thế, mặc dầu hiện nay, hầu hết sự đánh giá nghiêng về nhận định đó là một thiết chế ảo.
Hai, các vị là người nước ngoài. Thường thì các nhà truyền giáo cổ xưa, đều theo hành trình của các thương gia, đi cùng đoàn các thương gia. Kinh đô các nước là nơi đô hội, do vậy là chốn các thương gia tìm đến trước hết.

Thời quốc gia Văn Lang của các Vua Hùng, kinh đô đóng ở vùng ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì. Chưa có bằng chứng để biết được con đường bộ từ kinh đô này với Trung Hoa vì đến đời Thành Vương nhà Chu (1063-1026 trước Công nguyên), hai quốc gia chưa từng thông hiếu.
Vậy, chỉ còn hai con đường thuận lợi đến vùng Việt Trì là:
- Con đường sông từ biển vào đất liền, mà từ thời Lạc Long Quân, vị con cả trong số 50 người con theo cha xuống biển là Hùng Lang trở về đất liền qua cửa bể Thần Phù, men theo sông Lô (sông Hồng ngày nay) ngược lên tới bến Phúc Lộc (Sơn Tây cũ) để lên núi Tản Viên lập điện ở động An Uyên để nghỉ ngơi. Con đường ấy thẳng lên ngã ba sông Bạch Hạc - Việt Trì không xa.
 - Con đường sông Thao, con sông bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn, cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc), vào Việt Nam đến hội tụ ở sông Lô, sông Đáy tại ngã ba Việt Trì.
Miền đất Vân Nam - Tây Tạng thông với Myanmar, từ đó qua ấn Độ. Nên có thể, Phật giáo từ ấn Độ, theo chân các thương gia truyền bá đến kinh đô Văn Lang qua vùng đất Tam giác vàng. Từ kinh đô Văn Lang, Phật giáo được truyền bá lên Tam Đảo qua sông Đáy (nay đang gọi lầm là Phó Đáy) là mạch lộ dẫn vào núi Thạch Bàn qua phụ lưu là sông Đình Cả, tới chân đền Thõng ngày nay.
Hệ thống Cáp treo Tây Thiên mới được đưa vào sử dụng là nét mới trong Lễ hội Tây Thiên 2012
Tóm lại, đây chỉ là một ý tưởng để lý giải về sự xuất hiện của thuật ngữ “Tây Thiên” và sự xuất hiện của Phật giáo ở Tây Thiên. Nhưng dù sao, trải qua các triều đại phong kiến cường thịnh như Lý, Trần, Lê, Tây Thiên là một trung tâm của Phật giáo Việt Nam với quần thể các chùa: Tây Thiên, Phù Nghì, Thiên ân cùng trong một quả núi. Kết quả các lần khai quật khảo cổ những năm qua cũng chứng minh điều này. Bởi vậy, bia chùa Tây Thiên lập năm Chính Hoà thứ 24 đời vua Lê Hy Tông (năm 1704) mới có câu: “Tam Đảo sơn, Tây Thiên thiền tự, An Nam đệ nhất cổ tích danh lam, quốc đảo dân kỳ nẫm trứ linh ứng”. (Thác bản Viện Nghiên cứu Hán Nôm, số hiệu 14742).

QUỐC MẪU TÂY THIÊN TRONG VĂN HÓA BẢN ĐỊA

Quốc Mẫu Tây Thiên trong văn hóa bản địa
previousnext
QUỐC MẪU TÂY THIÊN TRONG VĂN HÓA BẢN ĐỊA
Theo ngọc phả thời Hùng Vương, Mẫu Tây Thiên họ Lăng, tên chữ là Ngọc Tiêu, người thôn Đông Lộ, xã Đại Đình ngày nay. Bà đã có nhân duyên cùng vua Hùng thứ VII là Chiêu Vương khi nhà vua cầu “Tiên tử” ở núi Tam Đảo và được tuyển làm Hoàng phi.
Cùng với Phật giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng xuất hiện rất sớm ở Tây Thiên. Theo ngọc phả thời Hùng Vương, Mẫu Tây Thiên họ Lăng, tên chữ là Ngọc Tiêu, người thôn Đông Lộ, xã Đại Đình ngày nay. Bà đã có nhân duyên cùng vua Hùng thứ VII là Chiêu Vương khi nhà vua cầu “Tiên tử” ở núi Tam Đảo và được tuyển làm Hoàng phi. Từ bà, mở ra một triều đại mới với 7 đời vương kế tiếp nhau, ở ngôi tới 200 năm, là thời kỳ thiên hạ thái bình, xã hội ổn định. Trong Từ điển Bộ Lễ nhà Lê, bà được xếp thứ hai sau Tản Viên Sơn Thánh, được vinh phong là: “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương”. Trên núi Thạch Bàn, đền thờ bà tọa lạc cùng với chùa Tây Thiên, nên cũng gọi là đền Thượng Tây Thiên.
 Các sách địa chí Việt Nam đều chép: Đền thờ Mẫu Tây Thiên thuộc xã Sơn Đình, huyện Tam Dương, không biết dựng từ bao giờ; trong đền có tượng đồng đến năm Minh Mệnh triều Nguyễn (1820 - 1840) vẫn còn.
 Dưới chân núi Tam Đảo, có tới 54 điểm thờ cúng bà, quy tụ vào 3 thần cung:
Trung cung: Tức đền Tổng, với tên gọi “Tây Thiên Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Trung Cung” ở thôn Khang Điền, xã Quan Ngoại, tổng Quan Ngoại, huyện Tam Dương (nay thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo). Dân 3 xã là Quan Ngoại, Quan Nội và Vạn Phẩm cùng thờ cúng.
Tả thần cung: Là đền Bùa ở xã Quan Đình, tổng Quan Ngoại, huyện Tam Dương (nay thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo). Cả 3 thôn là Xuân Mẫu (làng Mấu), Xuân Chù (làng Mạ) và Xuân Quang (làng Quẵng) cùng thờ cúng.
Hữu thần cung: Là đền Thõng ở thôn Khổn Thông (tức Khuân Thông), xã Sơn Đình, tổng Quan Ngoại (nay thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, nơi đặt trụ sở Ban Quản lý Di tích Danh thắng Tây Thiên).
Xét riêng trong xã Đại Đình, đến nay có 5 điểm thờ Quốc Mẫu Tây Thiên.
Đền thượng Tây Thiên: tọa lạc cùng chùa Tây Thiên, nơi thế kỷ XIX danh sĩ Cao Bá Quát đã từng đến và mô tả:
Cửu khúc hồi khê sơn bách chuyển
Độc cao phong bán thị Tây Thiên
Nghĩa là:
Chín khúc suối về, trăm núi lượn
Chừng cao nửa ngọn, ấy Tây Thiên
(Cao Chu Thần Thi Tập)
Sở dĩ chùa và đền cùng ở một độ cao trên núi Thạch Bàn, vì sự tích Hùng Vương ghi nhận: Hùng Chiêu Vương nghe tin ở núi Tam đảo thường có quần tiên về hội họp, nên mới tìm tới nơi để ngự lãm. Thấy nơi đây cảnh trí gấm hoa, hàng nghìn sắc màu nối nhau tựa các lâu đài, suối xanh chằng chịt, muôn loài hoa cỏ tranh thơm, đầu núi có một am nhỏ với bốn chữ đề “Tây Thiên Cổ Tự”, nhân đó vua mới lập tân tràng cử hành chay lễ. Vua và các quan đều vào lễ bái. Rồi mở một trường công đức ở trong chùa, cầu đảo 7 ngày 7 đêm. Sau đó, nhà vua xuống núi và gặp bà Lăng Thị Tiêu, làm nên một mối tình đẹp nhất trong 18 đời Vua Hùng. Người đời sau lập đền thờ bà bên cạnh chùa. Đền chùa liền nhau là để trân trọng ghi nhận sự tích ấy.
Sự hiển linh của ngôi đền còn mãi đến sau này. Thế kỷ XV, Lưu Nhân Chú, một danh tướng của Bình Định Vương Lê Lợi khi chưa gặp thời, nhà nghèo đi bán dầu một đêm ngủ lại trong đền, được lời báo mộng của thần. ông đã nghe theo, cùng Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, mà thành đạt. Đến thế kỷ XVIII, khi quân Lê - Trịnh đánh dẹp khởi nghĩa của Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, thần cũng hiển hinh giúp sức, nên được triều đình ban phong Thượng Đẳng Thần.
Đền Mẫu Sinh: tọa lạc ở thôn Đông Lộ. Xưa kia nơi thờ Bà gọi là đình Đông Lộ, sau nhân dân phục dựng đổi gọi là đền Mẫu Sinh.
Đền Mẫu Hoá: tọa lạc ở gò Xóm Xím, thôn Đông Nội. Nơi đây còn dấu tích cái giếng bà Ngọc Tiêu đã tắm trước khi “bay về trời”, được gọi là “Mộc Dục Tỉnh”.
Đình thôn Lan Thông: nay gọi là thôn Sơn Đình, nơi Bà hiển linh, tập luyện quân sĩ để âm phù Hùng Duệ Vương đánh Thục. Cổng đình hiện còn đôi câu đối:
“Tam Đảo di tích cổ tuyên luyện quân chiến Thục tặc.
 Tây Thiên đại nghĩa Sơn Đình thanh trụ chính khí hùng”.
Tóm lại, đến nay, Tây Thiên là một quần thể gồm các ngôi chùa thờ Phật, và các di tích thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, thu hút hàng trăm ngàn người mỗi năm đến cầu mong sự chở che của Quốc Mẫu












Đền Thỏng, hay còn gọi là Đền Trình - "cửa ngõ" lên nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên






Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam

Trong tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác ở trên lãnh thổ Việt Nam, việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ tứ phủ là hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất.[1]
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến.[2] Dự kiến đến năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt sẽ đệ trìnhUNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.[3]

Các ghi chép

Những tài liệu văn bản ghi chép về các Thánh Mẫu thường xuất phát từ thần thoại, huyền thoại, truyện kể dân gian và đồng thời cũng có hiện tượng ngược lại là huyền thoại hóa, dân gian hóa các văn bản thần thần tích, thần phả. Các truyện kể dân gian về 3 vị thánh mẫu: Liễu HạnhMẫu Thượng NgànMẫu Thoải lưu truyền trong dân gian khá phong phú, sau này một số được ghi chép lại trong các sách cổ như Việt điện u linh, ngoài ra còn có các truyện kể dân gian khác về các vị nữ thần được các sách sau này tập hợp và ghi chép lại.
Cùng với việc sưu tầm, một số tác giả là các trí thức nho học thời phong kiến đã tiến hành ghi chép lại và sáng tác thêm những huyền thoại, truyền thuyết đã được sưu tầm ghi chép từ trước và thậm chí là sáng tác thêm cho phù hợp tư tưởng lễ giáo thời kỳ đó. Từ thời Hậu Lê, đã có những việc như vậy nhằm phục vụ cho việc phong thần của các vị vua với hai trường hợp điển hình với các ghi chép-sáng tác về Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở miền bắc Việt Nam của Nguyễn Công TrứĐoàn Thị Điểm và trường hợp thứ hai là về Thiên Y A Na ởnam Trung Bộ Việt Nam của Phan Thanh Giản. Cũng có một nguồn tư liệu khác được dân gian sáng tác từ các huyền thoại, truyền thuyết và thậm chí là các truyện, thơ về các Thánh Mẫu. Đó là các bài hát văn ở Mẫu Tam phủ Tứ phủ với phần cốt lõi của các bài hát văn là lai lịch, sự tích các vị thần, nhất là các Thánh Mẫu.
Các công trình nghiên cứu đầu tiên về Nữ thầnMẫu thần ở Việt Nam đều là các công trình của các nhà khoa học người Pháp như Parmenties, Maspero, Durand, Simond và kế tiếp là các nhà khoa học người Việt như Nguyễn Văn HuyênĐào Thái Bình,...
Từ thập niên 1990, nhất là sau hội thảo quốc gia về Thánh Mẫu do Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu (Hà Nội), không khí học thuật liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tín ngưỡng dân gian nói chung diễn ra sôi động, hàng loạt tác phẩm, công trình nghiên cứu đã được công bố.
Từ các nghiên cứu tổng hợp, các nhà nghiên cứu đã hệ thống hóa được việc tôn thờ Mẫu ở Việt Nam trên cả phương diện đồng đại và lịch đại. Về phương diện lịch đại, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ. Tới thế kỷ 17-18, khi mẫu Tam phủ Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần.
Về phương diện đồng đại, đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương nam trong quá trình nam tiến. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chămngười Khmerngười Lào từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở ba miền Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.[4]

Các dạng thức thờ Mẫu

Thờ Mẫu ở Bắc bộ

Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong kiến một số Nữ thần đã được cung đình hoá và lịch sử hoá để thành các Mẫu thần tương ứng thời kỷ từ thế kỷ 15 trở về trước với việc phong thần của nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc MẫuVương mẫuThánh Mẫu như hiện tượng thờÂu CơỶ LanMẹ Thánh GióngTứ vị Thánh nương,...
Từ khoảng thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủTứ phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh Mẫu Liễu HạnhMẫu Thượng NgànMẫu ThoảiCô Đôi Thượng Ngàn,... với các nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo

Thờ Mẫu ở Trung Bộ

Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực nam Trung bộ, đặc trưng cơ bản của dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của mẫu Tam phủTứ phủmà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nươngBà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A NaPo Nagar

Thờ Mẫu ở Nam bộ

So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn, hiện tượng này được giải thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh không chỉ đa dạng trong văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng
Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ HànhTứ vị Thánh nươngBà Thuỷ LongBà Chúa ĐộngBà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ phụng như Bà Chúa XứBà ĐenBà Chúa NgọcBà Thiên Hậu,...

Các trung tâm thờ Mẫu



























Lên đồng

Lên đồng hay còn gọi là hầu đồnghầu bóngđồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhangđệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủtín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ)như đi trên than hồng,xiên lình(dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên vào hai má và miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (1 hình thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn, có khi lên 3 đai)...
Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.
Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát.Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là pháchcảnhsênhtrống chầu,chuôngtrống…Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là nơi hay tổ chức lên đồng nhiều nhất.
Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước...Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này.
Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với thần linh như tín ngưỡng Mỡi của người Mườngtín ngưỡng Then củangười TàyNùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người Việt, sự giao tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi, bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng.
Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khichết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.
Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản.

Trong văn học

Tú Xương đã viết 1 bài thơ "Lên đồng":
Khen ai khéo vẽ sự lên đồng
Một lúc lên ngay sáu bảy ông
Sát quỷ, ông dùng thanh kiếm...gỗ,
Ra oai, bà giắt cái...khăn hồng.
Cô giương tay ấn, tan tành núi,
Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước ?
Hay là đồng sợ súng thần công ?
Phản hồi bài thơ của Tú Xương:
Chẳng ai vẽ được sự lên đồng
Năm tòa Quan Lớn gọi Tôn Ông
Sát quỷ, Tôn Ông dùng thanh kiếm Thánh
Ra oai, Chầu Bà Chiếu Hào Quang.
Cô giương tay ấn, ban Gia lộc,
Cậu chỉ ngọn cờ trăm nhà vui.
Đồng giỏi nhưng không thể giúp nước ?
Vì Đồng còn dở việc cứu dân!!
gửi cụ Tú Xương
Thiên sinh tạo hoá phép ảnh đồng
Hội đồng quan lớn hiệu tôn ông
Sát quỷ hô thần thanh kiếm Thánh
Ra uy tạo gió phép hô phong
Cô ra tay cứu bao người sống
Cậu ứng phép thần đục hoá trong
Ai bảo là đồng không giúp nước
Âm phù dương trợ chẳng kể công
Bao đời nay, quyền trời phép thánh, quyền sơn lâm phép sơn trang cứu nhân độ thế, âm phù dương trợ bao triều đại được gia phong gia tặng uy nghiêm tôn kính. Trong cách mạng, các đền phủ không chỉ là nơi hương khói phụng sự mà nhiều nơi là căn cứ cách mạng nơi cứu dân độ thế.
"Ai bảo là đồng không giúp nước
Âm phù dương trợ chẳng kể công"