QUỐC MẪU TÂY THIÊN TRONG VĂN HÓA BẢN ĐỊA
Theo ngọc phả thời Hùng Vương, Mẫu Tây Thiên họ Lăng, tên chữ là Ngọc Tiêu, người thôn Đông Lộ, xã Đại Đình ngày nay. Bà đã có nhân duyên cùng vua Hùng thứ VII là Chiêu Vương khi nhà vua cầu “Tiên tử” ở núi Tam Đảo và được tuyển làm Hoàng phi.
Cùng với Phật giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng xuất hiện rất sớm ở Tây Thiên. Theo ngọc phả thời Hùng Vương, Mẫu Tây Thiên họ Lăng, tên chữ là Ngọc Tiêu, người thôn Đông Lộ, xã Đại Đình ngày nay. Bà đã có nhân duyên cùng vua Hùng thứ VII là Chiêu Vương khi nhà vua cầu “Tiên tử” ở núi Tam Đảo và được tuyển làm Hoàng phi. Từ bà, mở ra một triều đại mới với 7 đời vương kế tiếp nhau, ở ngôi tới 200 năm, là thời kỳ thiên hạ thái bình, xã hội ổn định. Trong Từ điển Bộ Lễ nhà Lê, bà được xếp thứ hai sau Tản Viên Sơn Thánh, được vinh phong là: “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương”. Trên núi Thạch Bàn, đền thờ bà tọa lạc cùng với chùa Tây Thiên, nên cũng gọi là đền Thượng Tây Thiên.
Các sách địa chí Việt Nam đều chép: Đền thờ Mẫu Tây Thiên thuộc xã Sơn Đình, huyện Tam Dương, không biết dựng từ bao giờ; trong đền có tượng đồng đến năm Minh Mệnh triều Nguyễn (1820 - 1840) vẫn còn.
Dưới chân núi Tam Đảo, có tới 54 điểm thờ cúng bà, quy tụ vào 3 thần cung:
Trung cung: Tức đền Tổng, với tên gọi “Tây Thiên Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Trung Cung” ở thôn Khang Điền, xã Quan Ngoại, tổng Quan Ngoại, huyện Tam Dương (nay thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo). Dân 3 xã là Quan Ngoại, Quan Nội và Vạn Phẩm cùng thờ cúng.
Tả thần cung: Là đền Bùa ở xã Quan Đình, tổng Quan Ngoại, huyện Tam Dương (nay thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo). Cả 3 thôn là Xuân Mẫu (làng Mấu), Xuân Chù (làng Mạ) và Xuân Quang (làng Quẵng) cùng thờ cúng.
Trung cung: Tức đền Tổng, với tên gọi “Tây Thiên Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Trung Cung” ở thôn Khang Điền, xã Quan Ngoại, tổng Quan Ngoại, huyện Tam Dương (nay thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo). Dân 3 xã là Quan Ngoại, Quan Nội và Vạn Phẩm cùng thờ cúng.
Tả thần cung: Là đền Bùa ở xã Quan Đình, tổng Quan Ngoại, huyện Tam Dương (nay thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo). Cả 3 thôn là Xuân Mẫu (làng Mấu), Xuân Chù (làng Mạ) và Xuân Quang (làng Quẵng) cùng thờ cúng.
Hữu thần cung: Là đền Thõng ở thôn Khổn Thông (tức Khuân Thông), xã Sơn Đình, tổng Quan Ngoại (nay thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, nơi đặt trụ sở Ban Quản lý Di tích Danh thắng Tây Thiên).
Xét riêng trong xã Đại Đình, đến nay có 5 điểm thờ Quốc Mẫu Tây Thiên.
Đền thượng Tây Thiên: tọa lạc cùng chùa Tây Thiên, nơi thế kỷ XIX danh sĩ Cao Bá Quát đã từng đến và mô tả:
Cửu khúc hồi khê sơn bách chuyển
Độc cao phong bán thị Tây Thiên
Nghĩa là:
Chín khúc suối về, trăm núi lượn
Chừng cao nửa ngọn, ấy Tây Thiên
(Cao Chu Thần Thi Tập)
Sở dĩ chùa và đền cùng ở một độ cao trên núi Thạch Bàn, vì sự tích Hùng Vương ghi nhận: Hùng Chiêu Vương nghe tin ở núi Tam đảo thường có quần tiên về hội họp, nên mới tìm tới nơi để ngự lãm. Thấy nơi đây cảnh trí gấm hoa, hàng nghìn sắc màu nối nhau tựa các lâu đài, suối xanh chằng chịt, muôn loài hoa cỏ tranh thơm, đầu núi có một am nhỏ với bốn chữ đề “Tây Thiên Cổ Tự”, nhân đó vua mới lập tân tràng cử hành chay lễ. Vua và các quan đều vào lễ bái. Rồi mở một trường công đức ở trong chùa, cầu đảo 7 ngày 7 đêm. Sau đó, nhà vua xuống núi và gặp bà Lăng Thị Tiêu, làm nên một mối tình đẹp nhất trong 18 đời Vua Hùng. Người đời sau lập đền thờ bà bên cạnh chùa. Đền chùa liền nhau là để trân trọng ghi nhận sự tích ấy.
Sự hiển linh của ngôi đền còn mãi đến sau này. Thế kỷ XV, Lưu Nhân Chú, một danh tướng của Bình Định Vương Lê Lợi khi chưa gặp thời, nhà nghèo đi bán dầu một đêm ngủ lại trong đền, được lời báo mộng của thần. ông đã nghe theo, cùng Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, mà thành đạt. Đến thế kỷ XVIII, khi quân Lê - Trịnh đánh dẹp khởi nghĩa của Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, thần cũng hiển hinh giúp sức, nên được triều đình ban phong Thượng Đẳng Thần.
Đền Mẫu Sinh: tọa lạc ở thôn Đông Lộ. Xưa kia nơi thờ Bà gọi là đình Đông Lộ, sau nhân dân phục dựng đổi gọi là đền Mẫu Sinh.
Sự hiển linh của ngôi đền còn mãi đến sau này. Thế kỷ XV, Lưu Nhân Chú, một danh tướng của Bình Định Vương Lê Lợi khi chưa gặp thời, nhà nghèo đi bán dầu một đêm ngủ lại trong đền, được lời báo mộng của thần. ông đã nghe theo, cùng Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, mà thành đạt. Đến thế kỷ XVIII, khi quân Lê - Trịnh đánh dẹp khởi nghĩa của Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, thần cũng hiển hinh giúp sức, nên được triều đình ban phong Thượng Đẳng Thần.
Đền Mẫu Sinh: tọa lạc ở thôn Đông Lộ. Xưa kia nơi thờ Bà gọi là đình Đông Lộ, sau nhân dân phục dựng đổi gọi là đền Mẫu Sinh.
Đền Mẫu Hoá: tọa lạc ở gò Xóm Xím, thôn Đông Nội. Nơi đây còn dấu tích cái giếng bà Ngọc Tiêu đã tắm trước khi “bay về trời”, được gọi là “Mộc Dục Tỉnh”.
Đình thôn Lan Thông: nay gọi là thôn Sơn Đình, nơi Bà hiển linh, tập luyện quân sĩ để âm phù Hùng Duệ Vương đánh Thục. Cổng đình hiện còn đôi câu đối:
“Tam Đảo di tích cổ tuyên luyện quân chiến Thục tặc.
Tây Thiên đại nghĩa Sơn Đình thanh trụ chính khí hùng”.
Tóm lại, đến nay, Tây Thiên là một quần thể gồm các ngôi chùa thờ Phật, và các di tích thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, thu hút hàng trăm ngàn người mỗi năm đến cầu mong sự chở che của Quốc Mẫu
Đền Thỏng, hay còn gọi là Đền Trình - "cửa ngõ" lên nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên
Đền Thỏng, hay còn gọi là Đền Trình - "cửa ngõ" lên nơi thờ Quốc Mẫu Tây Thiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét