Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

30 câu nói quan trọng về chính trị, kinh tế của Tiến sĩ Milton Friedman, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế


30 câu nói quan trọng về chính trị, kinh tế của Tiến sĩ Milton Friedman
1. Một xã hội ưu tiên sự công bằng trước tự do sẽ không có công bằng và tự do. Nhưng một xã hội mà ưu tiên tự do trước sự công bằng sẽ có được một mức độ cao của cả hai.
2. Một trong những sai lầm lớn nhất là đánh giá một chính sách theo ý định của nó thay vì kết quả.
3. Trước tiên, bạn hãy nói tôi biết: có một xã hội nào mà không phát triển trên lòng tham không? Bạn nghĩ Nga không có lòng tham? Bạn nghĩ Trung Quốc không có lòng tham? Lòng tham là gì? Dĩ nhiên, không một ai trong chúng ta tham lam cả, chỉ có người khác mới tham lam. Thế giới này hoạt động dựa trên những cá nhân theo đuổi sự đam mê riêng biệt. Những thành tích vĩ đại của nền văn minh không đến từ các cán bộ quan chức. Ông Einstein đã không phát triển những lý thuyết của ông ta dựa theo lời của một quan chức. Henry Ford đã không cải cách ngành công nghiệp xe hơi như vậy. Trường hợp duy nhất mà nhân loại đã thoát ra khỏi sự nghèo đói trong lịch sử là khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do. Nếu bạn muốn biết con người ở đâu mà nghèo khổ hơn, đó là trong những xã hội mà không có hai cái đó (tư bản và thị trường tự do). Lịch sử đã chứng minh quá rõ, không có phương pháp mà khác mà nâng cao chất lượng đời sống của người dân bằng sự năng động của thị trường tự do.
4. Ưu điểm lớn nhất của thị trường tự do là nó không quan tâm đến màu da của bạn là gì; nó không quan tâm tôn giáo của bạn là gì; nó chỉ quan tâm tới những gì bạn có thể sản xuất mà người khác muốn. Nó là một hệ thống hiệu quả nhất mà chúng ta đã khám phá ra; nó cho phép những con người dù ghét nhau vẫn có thể giao tiếp và giúp đỡ lần nhau.
5. Không có gì tồn tại lâu bền như một chương trình của chính phủ.
6. Đa số những lý do phản đối thị trường tự do là sự thiếu niềm tin vào thị trường tự do.
7. Tôi ủng hộ việc giảm thuế trong bất kỳ trường hợp nào với bất cứ lý do gì, bất cứ lúc nào.
8. Chính phủ có 3 vai trò chính. Nó phải cung cấp quân lực để bảo vệ đất nước. Nó phải thi hành những hợp đồng giữa các cá nhân. Nó phải bảo vệ công dân và tài sản của họ. Khi chính phủ — với mục đích tốt thử dàn xếp kinh tế, hành chính pháp lý, hoặc giúp một nhóm lợi ích nào đó, cái giá phải trả là hiệu lực kém, thúc đẩy kém, và tự do bị hạn chế. Chính phủ nên làm trọng tài, chứ không làm cầu thủ.
9. Chính phủ sẽ không bao giờ rút kinh nghiệm, chỉ con người mới rút kinh nghiệm. (ý nói chính phủ chỉ là tập hợp từ nhiều con người.)
10. Trên đời này chẳng có gì là “miễn phí” cả.
11. Nhiều người muốn chính phủ phải bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng một mối e ngại lớn nữa là phải bảo vệ người tiêu dùng từ chính phủ.
12. Trong một câu diễn văn trong lễ tuyên thệ nhận chức, Tổng Thống Kennedy đã nói “Đừng hỏi những gì đất nước có thể làm cho bạn — bạn nên hỏi những gì bạn có thể làm cho đất nước.” Một trong những sự lo ngại hiện tại là người ta chỉ nhìn vào bài diễn văn nhưng không chú trọng đến ý nghĩa. Sự kết nối của vai trò của công dân và chính phủ trong câu nói đó không hợp với lý tưởng của những con người tự do trong một xã hội tự do.
Đoạn “đất nước có thể làm gì cho bạn” gợi ý rằng chính phủ là người đỡ đầu, người dân là người được bảo vệ, một cái nhìn không hợp với lý tưởng của một người tự do là chính anh ta là chủ nhân của định mệnh. Đoạn “bạn có thể làm gì cho chính phủ” gợi ý rằng chính phủ là người chủ, người dân là người hầu. Đối với một người tự do, một quốc gia là một tập thể của những cá nhân, chứ không phải là một thứ gì cao hay thấp hơn họ. Người tự do tự hào về nguồn gốc chung và trung thành với những truyền thống chung. Nhưng đối với anh ta, chính phủ là một phương pháp, một dụng cụ, chứ không phải là một người tặng quà hay ân huệ, cũng không phải là một người chủ hay thần thánh để anh ta tôn thờ hay phục vụ. Anh ta không công nhận bất cứ một mục đích quốc gia nào trừ những mục đích mà tất cả công dân khác phải làm. Một người tự do sẽ không bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho anh ta, và cũng không hỏi anh ta sẽ làm gì cho đất nước.
13. Đa số những hoạt động của chính phủ là dành thời gian để sửa sai những hành động mà họ đã gây ra.
14. Các doanh nghiệp chỉ có một và duy nhất một mục tiêu trong xã hội – đó là áp dụng tất cả những gì họ có và dùng nó để tăng lợi nhuận trong phạm vi của luật pháp, nghĩa là trong một môi trường cạnh tranh không có sự lừa dối hay giả dối.
15. Giai đoạn Đại Suy Thoái (1929-1933) cũng như tất cả giai đoạn suy thoái khác, là một kết quả của sự điều hành kém của chính phủ chứ không phải của thị trường tự do.
16. Một trong những nguyên nhân để con người phản đối thị trường tự do là nó tạo ra những thứ mà mọi người muốn chứ không phải những thứ mà một tổ chức riêng nào muốn.
17. Xã hội không có giá trị. Chỉ con người mới có giá trị.
18. Tâm trí của chúng ta cho thấy, và lịch sử cũng đã chứng minh, điều đe dọa lớn nhất đối với tự do là sự tập trung của quyền lực. Chính phủ là một thứ cần thiết để duy trì sự tự do, nó là một dụng cụ để chúng ta thi hành quyền tự do; nhưng khi nó tập trung quyền lực vào vài thể lực chính trị, nó cũng là một sự đe dọa.
19. Tôi không tin rằng giải pháp cho những vấn đề của chúng ta là bầu chọn những người phù hợp. Điều quan trọng hơn là phải thay đổi quan niệm dư luận để thay đổi chính trị.
20. Internet sẽ là một trong những thế lực để giảm vai trò của chính phủ.
21. Có phải chăng lợi ích riêng trong chính trị cao thượng hơn lợi ích riêng trong kinh tế?
22. Bởi vì chúng ta đang sống trong một xã hội tự do, chúng ta thường quên rằng phần lớn thời gian trong lịch sử nhân loại, con người đã sống trong độc tài, đau khổ và toàn trị.
23. Tôi rất hoan nghênh sự kém hiệu quả của chính phủ. Nếu chính phủ hoạt động kém hiệu quả, nghĩa là đó là điều duy nhất ngăn chận họ làm thêm tổn hại.
24. Trừ vài trường hợp cá biệt, các doanh nhân thường ưu chuộng thị trường tự do nhưng lại phản đối khi họ phải đối mặt với nó.
25. Những người này sống ở những nơi khác nhau, nói ngôn ngữ khác, có tôn giáo khác, và thậm chí có thể thù ghét nhau – tuy vậy họ vẫn hợp tác với nhau để tạo ra cây bút chì. Nguyên nhân là gì? Adam Smith đã cho chúng ta câu trả lời 200 năm trước.
26. Lạm phát là một loại thuế không chính thức và công khai của chính phủ.
27. Khi một tổ chức nào nói rằng họ cần phải được bảo vệ từ những tổ chức cạnh tranh khác, hãy cẩn thận, vì đó là sự ngụy biện để họ khỏi phấn đấu và cạnh tranh.
28. Tự do kinh tế và tự do chính trị là một, cả hai không để tách rời.
29. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa Đông Berlin (và các lãnh thổ CNXH) và Tây Berlin (và các lãnh thổ Chủ nghĩa tư bản): Đông Berlin không thể chấp nhận sự tự do và Tây Berlin không thể nào duy trì nếu không có sự tự do.
30. Lạm phát là hiện tượng của tiền tệ, luôn luôn. Chỉ có một cách để giảm và ngăn lạm phát, ngưng và giảm số lượng tiền tệ trong nền kinh tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét