Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Kinh Bắc

Kinh Bắc(chữ Hán京北) là tên một địa danh cũ ở phía bắc Việt Nam. Năm Canh Tuất, 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên (sau gọi là xứ, từ triều Tây Sơn tới đầu triều Nguyễn đổi sang gọi là trấn). Đến đây mới xuất hiện tên gọi các trấn (xứ), từ Nghệ An trở ra Bắc gồm: (trấn) xứ Kinh Bắc (còn gọi là xứ Bắc),xứ Sơn Nam (trấn Sơn Nam Thượng, trấn Sơn Nam Hạ), Xứ Đông (trấn Hải Dương), Xứ Đoài (trấn Sơn Tây), trấn Hưng Hóa, trấn Cao Bằng, trấn An Quảng (Yên Quảng), xứ Thái Nguyên, xứ Lạng Sơn, xứ Tuyên Quang, phủ Hoài Đức (Thăng Long), đạo Thanh Bình, nội trấn Thanh Hoa, trấn Nghệ An. Tuy nhiên, tới thời vua Gia Long nhà Nguyễn, Kinh Bắc vẫn được gọi là xứ (xứ Kinh Bắc) thuộc Bắc thành tổng trấn[1]. Theo đó:
Trấn Kinh Bắc xưa gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc GiangBắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia LâmLong BiênĐông AnhMê LinhSóc Sơn); Hưng Yên (Văn GiangVăn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).
Cụ thể, đó là các phủ và huyện sau:
Vì trấn lỵ ở Đáp Cầu, huyện Võ Giàng (phía bắc kinh thành), nên Kinh Bắc cũng được gọi là trấn Bắc hay trấn Khảm.
Trên phương tiện truyền thông - thông tin đại chúng, cái tên Kinh Bắc thường được nói kèm với Bắc Ninh như Bắc Ninh - Kinh Bắc nên thường có sự hiểu lầm về địa danh này mặc định chỉ riêng về Bắc Ninh trong khi vùng văn hoá Kinh Bắc khá rộng và bao gồm cả tỉnh Bắc Giang (không phải một phần như một số tài liệu) và một phần Hà Nội, Hưng Yên, Lạng Sơn.

Cương vực

Phủ Bắc Hà

  • Huyện Kim Hoa (năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) bị đổi thành Kim Anh),gồm các tổng: tổng Phù Lỗ (gồm các xã Phù Lỗ, Phù Xá, Khê Nữ, Nhạn Tái, Bắc Giã, Xuân Nộn, Tảo Mai, Thái Phù, Càn Khê, Kim Tiên, Xuân Kỳ, Liên Lý; nay thuộc phần đất các xã Nguyên KhêXuân Nội của huyện Đông Anh và thị trấn Phù Lỗ huyện Sóc Sơn), tổng Kim Hoa (gồm các xã Kim Hoa, Xuân Hoa, Thanh Tồi, Khả Do; nay thuộc phần đất các xã Kim HoaThanh Lâm của huyện Mê Linh, xã Nam Viêm và phường Phúc Thắng của Phúc Yên), tổng Gia Thượng (gồm các xã Gia Thượng, Phù An, Chi Đông, Lâm Hộ, Giai Tạ; nay là phần đất thuộc các xã thị trấn: Thanh Lâm, Chi ĐôngQuang Minh,... huyện Mê Linh), tổng Đông Đồ (gồm các xã Đông Đồ, Chu Lão, Sơn Du, Thụy Hà, Tằng My; nay là phần đất thuộc các xã Nam Hồng (Tằng My), Bắc Hồng (Thụy Hà,...), Nguyên Khê (Sơn Du) huyệnĐông Anh Hà Nội), tổng Ninh Bắc (gồm các xã Ninh Bắc, Gia Hạ (Hương Gia), Nội Phật (Nội Bài), Đông Bài, Đống Mai (Mai Đình); nay là phần đất thuộc các xã Phú Cường(Hương Gia), Quang Tiến (Ninh Bắc, Nội Bài), Song Mai của huyện Sóc Sơn), tổng Cổ Bái (gồm các xã Cổ Bái, Thạch Lỗi, Thanh Nhàn, Hiền Lương, Phù Lai, Thắng Trí; nay là phần đất thuộc các xã Thanh Xuân (Thanh Nhàn, Thạch Lỗi), Hiền Ninh (Hiền Lương), Minh Trí (Thắng Trí),... huyện Sóc Sơn), tổng Quan Đình, tổng Tiên Dược, tổng Xuân Bảng. Nay là phần đất thuộc các huyện Mê LinhSóc Sơn của Hà Nội.
  • Huyện Thiên Phúc
  • Huyện Yên Việt
  • Huyện Hiệp Hòa

Phủ Lạng Giang

  • Huyện Yên Dũng
  • Huyện Lục Ngạn, nay thuộc Bắc Giang.
  • Huyện Yên Thế
  • Huyện Phượng Nhãn
  • Huyện Hữu Lũng, nay thuộc Lạng Sơn.
  • Huyện Bảo Lộc

Phủ Thuận An

  • Huyện Gia Lâm, gồm các tổng: Kim Sơn, Đặng Xá, Gia Thị, Đông Dư, Đa Tốn, Như Kinh, Cự Linh, Lạc Đạo, Cổ Biện, Nghĩa Trai. Nay là phần đất thuộc các huyện Gia Lâm Hà Nội và Thuận Thành Bắc Ninh.
  • Huyện Siêu Loại
  • Huyện Văn Giang, nay là huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
  • Huyện Lang Tài, nay là huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
  • Huyện Gia Định, năm 1823 đổi thành huyện Gia Bình.

Phủ Từ Sơn

  • Huyện Đông Ngàn, gồm các tổng: tổng Hội Phụ (gồm các xã Đông Ngàn, Hội Phụ, Ông Xá, Du Lâm, Tiên Hội, Hoa Lâm, Mai Hiên, Lộc Hà; nay là các xã Đông Hội (Đông Ngàn, Hội Phụ, Tiên Hội), Mai Lâm (Du Lâm, Hoa Lâm, Mai Hiên, Lộc Hà) của huyện Đông Anh Hà Nội), tổng Hà Lỗ, tổng Yên Thường (gồm các xã Yên Thường, Trịnh Xá, Quy Mông, Xung Quán, Châu Tháp (các thôn Đa Hội, Đa Vạn), Đình Vĩ, Song Tháp; nay là phần đất thuộc xã Yên Thường huyện Gia Lâm, các xã Châu Khê (Châu Tháp), Phù Khê huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Hạ Dương (gồm các xã Hạ Dương, Ninh Giang, Hiệp Phù, Công Đình, Ninh Xuyên, Phù Ninh; nay là phần đất xã Ninh Hiệp (Ninh Giang, Hiệp Phù),Dương HàĐình Xuyên (Công Đình, Ninh Xuyên),... huyện Gia Lâm), tổng Dục Tú, tổng Mẫn Xá, tổng Phù Lưu (gồm các xã Phù Lưu, Đại Đình, Đình Bảng, Dương Lôi, Trang Liệt, Bính Hạ, Thụ Chương; nay là phần đất thuộc các xã Đình Bảng,... huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Phù Chẩn (gồm các xã Phù Chẩn, Phù Cảo, Phù Lộc, Phù Luân; nay là phần đất thuộc các xã Phù Chẩn,... huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Nghĩa Lập, tổng Cổ Loa (gồm các xã Cổ Loa, Lương Quán, Đường An (Đường Yên), Lỗ Giao, Lương Quy, Dục Nội, Gia Lộc; nay là phần đất các xã Cổ Loa (Cổ Loa), Việt Hùng (Lỗ Giao, Dục Nội, Gia Lộc), Xuân Nộn (Đường Yên),... huyện Đông Anh), tổng Tam Sơn, tổng Xuân Canh (gồm các xã Xuân Canh, Lực Canh, Xuân Trạch, Vạn Lộc, Mạch Tràng, Uy Nỗ Thượng, Phúc Lộc, Kinh Nỗ; nay thuộc phần đất các xã Xuân Canh (Xuân Canh, Vạn Lộc, Lực Canh, Xuân Trạch), Uy Nỗ (Uy Nỗ Thượng, Phúc Lộc, Kinh Nỗ), Cổ Loa (Mạch Tràng) của huyện Đông Anh), tổng Tuân Lệ (gồm các xã Tuân Lệ, Uy Nỗ, Uy Nỗ Trung, Vân Trì, Viên Nội, Tiên Kha, Cổ Dương, Chiêm Trạch, Phương Trạch, Ngọc Giang; nay là các xã Uy NỗVân Nội (Vân Trì, Viên Nội), Tiên Dương (Tiên Kha, Cổ Dương, Tuân Lệ), Vĩnh Ngọc (Chiêm Trạch, Phương Trạch, Ngọc Giang),... của huyện Đông Anh),. Huyện Đông Ngàn xưa, ngày nay là phần đất thuộc các quận huyện Đông AnhGia LâmLong Biêncủa Hà Nội.
  • Huyện Quế Dương
  • Huyện Tiên Du
  • Huyện Võ Giàng
  • Huyện Yên Phong

Thành ngữ, thơ ca[sửa | sửa mã nguồn]

Ca ngợi khí phách anh hùng và vẻ đẹp của trai gái Kinh Bắc:
"Trai Cầu Vồng Yên Thế - gái Nội Duệ, Cầu Lim"
Ca ngợi 3 làng cổ nhất ở Kinh Bắc:
"Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp"
Xứ Kinh Bắc xưa nổi tiếng với những ngôi chùa cổ. Dân gian miền Bắc có câu: "Cầu Nam - chùa Bắc - đình Đoài" có ý nghĩa ca ngợi xứ Sơn Nam nổi tiếng với những cầu cổ có giá trị như: cầu Đông, cầu Dền ở cố đô Hoa Lư, cầu ngói Phát Diệm (Ninh Bình), cầu ngói chợ Lương (Nam Định); xứ Kinh Bắc nổi tiếng với những ngôi chùa như: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Vĩnh Nghiêmchùa Bổ Đà (Bắc Giang); xứ Đoài nổi tiếng với những ngôi đình đẹp như: đình So, đình Mông Phụ, đình Tây Đằngđình Chu Quyến (Hà Tây cũ), đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc).

Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh Bắc là nơi có 3 kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. 3 kinh đô cổ này đều ở phía bắc sông Hồng so với trung tâm Hà Nội ngày nay.
Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, những vùng văn hóa lâu đời tại Việt Nam. Tại đây có nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loađền Sócchùa Phật Tíchchùa DâuTây Yên Tử, đền thờ Hai Bà Trưng, di tích khởi nghĩa Yên Thế...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) là di sản tư liệu thế giới.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét