KHƯƠNG TỬ NHA (1156 – 1017 TCN)
Lịch sử Trung Hoa đã chỉ ra rằng, Khương Tử Nha là nhà chính trị quân sự kiệt xuất. Ông sống ở triều đại nhà Chu, làm đến chức Thái sư. Ông phò tá Chu Vũ Vương diệt nhà Thương và gầy dựng nên nước Chu.
Dân gian Trung Quốc lưu truyền câu nói rằng “Khương Thượng trước, Tôn Tẫn sau, năm trăm năm trước Gia Cát Lượng, năm trăm năm sau Lưu Bá Ôn”.
Đã có nhiều truyền thuyết được lưu truyền xung quanh cuộc đời ông trước khi ông theo phò tá nhà Chu, hầu hết đều đề cập tới việc ”Lã Vọng là con cháu của một dòng họ quý tộc đã sa sút cuối đời Thương, thời niên thiếu được hấp thụ nền giáo dục dành riêng cho giới quý tộc nên có học vấn uyên bác. Sau vì lận đận nhiều trong cuộc sống, không được vua Trụ trọng dụng, ông phiêu bạt khắp nước và rồi về ngồi câu cá bên Sông Vị để chờ thời”. Điển tích này là đề tài cho bức tranh ông già buông cần câu bên Sông Vị. Sau Chu Văn Vương đi tới, gặp gỡ và đàm đạo, phát hiện ra ông là nhân tài xuất chúng liền đón về, phong làm Thái sư – chức quan cao nhất cả về quân sự và chính trị đầu đời Chu.
TÔN TẪN (Thế kỷ IV TCN)
Tôn Tẫn người nước Tề, là một quân sư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc. Tương truyền, Tôn Tẫn là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử . Sau khi Bàng Quyên làm tướng nhà Ngụy, liền đố kỵ với tài của Tôn Tẫn mà lừa gạt ông đến nước Ngụy rồi vu tội cho, khiến Tôn Tẫn bị chặt xương đầu gối (tẫn hình).
Chữ Tẫn trong tên của ông xuất phát từ hình phạt này mà ra. Sau này ông được sứ giả nước Tề đưa về Tề Quốc. Tướng Tề là Điền Kỵ phục tài của Tôn Tẫn nên đã tâu với Tề Uy Vương phong ông làm thầy. Thời ấy, Tề Uy Vương đang tranh chấp cùng Ngụy nên muốn thu nhận hiền tài, coi trọng tài năng quân sự của Tôn Tẫn mà thu nhận ông làm quân sự. “Tôn Tẫn binh pháp” của ông là kế thừa tư tưởng quân sự của Tôn Vũ và là một trong các quyển binh pháp nổi tiếng ở Trung Quốc.
TRƯƠNG LƯƠNG (250 – 186 TCN)
Trương Lương tự là Tử Phòng, là mưu thần của Hán Cao Tổ Lưu Bang, là nhà quân sự, chính trị kiệt xuất thời Tần mạt, Hán sơ kỳ. Ông là người có công lớn trong khai quốc Hán Vương triều. Trương Lương được xưng là một trong ba người tài giỏi xuất chúng thời đầu nhà Hán (Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà).
Do có công lao trong chiến tranh Hán – Sở, Trương Lương được Lưu Bang (tức Hán Cao Tổ) hết sức kính trọng và đánh giá: ”Bàn định mưu lược trong màn trướng, quyết định thắng lợi ngoài ngàn dặm, ta không bằng Trương Lương” và cho ông được chọn lấy một vùng có ba vạn hộ ở đất Tề để phong, nhưng Trương Lương từ tạ, chỉ xin nhận phong ở đất Lưu – một vùng nhỏ hẹp hơn nhiều là nơi mà Trương Lương gặp Lưu Bang ngày trước. Hán Cao Tổ liền phong ông là Lưu hầu.
Tài năng của Trương Lương trong việc phò tá Lưu Bang dựng nên nghiệp nhà Hán đã tỏ rõ ông có tầm nhìn chính trị xa rộng, năng lực phân tích tâm lý tinh tế, nhãn quan chiến lược sắc sảo và tài phân tích, thu phục lòng người khôn khéo.
Những năm cuối đời, Trương Lương sống như một ẩn sĩ. Khi viết Sử ký, nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên đã xếp những câu chuyện về ông vào phần Thế gia là phần dành cho những nước chư hầu, những người có địa vị lớn trong giới quý tộc, những nhân vật nổi tiếng như Trần Thiệp (tức Trần Thắng) hay Khổng Tử, trong khi chỉ xếp truyện về Hàn Tín vào phần Liệt truyện (những người hoặc sự kiện kém quan trọng hơn).
GIA CÁT LƯỢNG (181 – 234)
Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Ông là nhà quân sự, chính trị, tản văn và nhà phát minh trứ danh trong lịch sử Trung Hoa với các chiến thuật quân sự nổi tiếng như Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).
Gia Cát Lượng được Lưu Bị mời ra làm quan, theo Lưu Bị trên khắp các chiến trường, thành lập Thục Hán và được phong làm thừa tướng. Năm 223 sau khi Lưu Bị chết, Lưu Thiền kế vị hoàng đế Thục Hán, Gia Cát Lượng được phong tước vị làm Võ Vương Hầu, trở thành người lãnh đạo quân sự chính trị quan trọng tối cao của Thục Hán. Sau khi qua đời, ông được phong làm Trung Võ Hầu nên người đời sau thường gọi ông là Gia Cát Võ Hầu hay Võ Hầu.
VƯƠNG MÃNH (325 – 375)
Vương Mãnh tên chữ là Cảnh Lược, người Bắc Hải thời Đông Tấn. Ông là nhà chính trị, nhà quân sự nổi danh của thời kỳ Thập lục quốc, thừa tướng của nước Tiền Tần, đại tướng quân, phụ tá Phù Kiên bình định thiên hạ, thống nhất phương bắc.
Thuở nhỏ, Vương Mãnh sống trong cảnh nghèo khó nhưng yêu thích học tập, đọc sách binh pháp. Ông là người cẩn trọng, khí độ bất phàm, không câu nệ tiểu tiết, cũng hiếm khi hòa hợp với người khác, ít kết giao nên bị các học giả thời ấy khinh thường. Tuy nhiên, Vương Mãnh không vì thế mà cảm thấy buồn bã.
Lịch sử Trung Hoa đã chỉ ra rằng, Khương Tử Nha là nhà chính trị quân sự kiệt xuất. Ông sống ở triều đại nhà Chu, làm đến chức Thái sư. Ông phò tá Chu Vũ Vương diệt nhà Thương và gầy dựng nên nước Chu.
Dân gian Trung Quốc lưu truyền câu nói rằng “Khương Thượng trước, Tôn Tẫn sau, năm trăm năm trước Gia Cát Lượng, năm trăm năm sau Lưu Bá Ôn”.
Đã có nhiều truyền thuyết được lưu truyền xung quanh cuộc đời ông trước khi ông theo phò tá nhà Chu, hầu hết đều đề cập tới việc ”Lã Vọng là con cháu của một dòng họ quý tộc đã sa sút cuối đời Thương, thời niên thiếu được hấp thụ nền giáo dục dành riêng cho giới quý tộc nên có học vấn uyên bác. Sau vì lận đận nhiều trong cuộc sống, không được vua Trụ trọng dụng, ông phiêu bạt khắp nước và rồi về ngồi câu cá bên Sông Vị để chờ thời”. Điển tích này là đề tài cho bức tranh ông già buông cần câu bên Sông Vị. Sau Chu Văn Vương đi tới, gặp gỡ và đàm đạo, phát hiện ra ông là nhân tài xuất chúng liền đón về, phong làm Thái sư – chức quan cao nhất cả về quân sự và chính trị đầu đời Chu.
TÔN TẪN (Thế kỷ IV TCN)
Tôn Tẫn người nước Tề, là một quân sư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc. Tương truyền, Tôn Tẫn là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử . Sau khi Bàng Quyên làm tướng nhà Ngụy, liền đố kỵ với tài của Tôn Tẫn mà lừa gạt ông đến nước Ngụy rồi vu tội cho, khiến Tôn Tẫn bị chặt xương đầu gối (tẫn hình).
Chữ Tẫn trong tên của ông xuất phát từ hình phạt này mà ra. Sau này ông được sứ giả nước Tề đưa về Tề Quốc. Tướng Tề là Điền Kỵ phục tài của Tôn Tẫn nên đã tâu với Tề Uy Vương phong ông làm thầy. Thời ấy, Tề Uy Vương đang tranh chấp cùng Ngụy nên muốn thu nhận hiền tài, coi trọng tài năng quân sự của Tôn Tẫn mà thu nhận ông làm quân sự. “Tôn Tẫn binh pháp” của ông là kế thừa tư tưởng quân sự của Tôn Vũ và là một trong các quyển binh pháp nổi tiếng ở Trung Quốc.
TRƯƠNG LƯƠNG (250 – 186 TCN)
Trương Lương tự là Tử Phòng, là mưu thần của Hán Cao Tổ Lưu Bang, là nhà quân sự, chính trị kiệt xuất thời Tần mạt, Hán sơ kỳ. Ông là người có công lớn trong khai quốc Hán Vương triều. Trương Lương được xưng là một trong ba người tài giỏi xuất chúng thời đầu nhà Hán (Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà).
Do có công lao trong chiến tranh Hán – Sở, Trương Lương được Lưu Bang (tức Hán Cao Tổ) hết sức kính trọng và đánh giá: ”Bàn định mưu lược trong màn trướng, quyết định thắng lợi ngoài ngàn dặm, ta không bằng Trương Lương” và cho ông được chọn lấy một vùng có ba vạn hộ ở đất Tề để phong, nhưng Trương Lương từ tạ, chỉ xin nhận phong ở đất Lưu – một vùng nhỏ hẹp hơn nhiều là nơi mà Trương Lương gặp Lưu Bang ngày trước. Hán Cao Tổ liền phong ông là Lưu hầu.
Tài năng của Trương Lương trong việc phò tá Lưu Bang dựng nên nghiệp nhà Hán đã tỏ rõ ông có tầm nhìn chính trị xa rộng, năng lực phân tích tâm lý tinh tế, nhãn quan chiến lược sắc sảo và tài phân tích, thu phục lòng người khôn khéo.
Những năm cuối đời, Trương Lương sống như một ẩn sĩ. Khi viết Sử ký, nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên đã xếp những câu chuyện về ông vào phần Thế gia là phần dành cho những nước chư hầu, những người có địa vị lớn trong giới quý tộc, những nhân vật nổi tiếng như Trần Thiệp (tức Trần Thắng) hay Khổng Tử, trong khi chỉ xếp truyện về Hàn Tín vào phần Liệt truyện (những người hoặc sự kiện kém quan trọng hơn).
GIA CÁT LƯỢNG (181 – 234)
Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Ông là nhà quân sự, chính trị, tản văn và nhà phát minh trứ danh trong lịch sử Trung Hoa với các chiến thuật quân sự nổi tiếng như Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).
Gia Cát Lượng được Lưu Bị mời ra làm quan, theo Lưu Bị trên khắp các chiến trường, thành lập Thục Hán và được phong làm thừa tướng. Năm 223 sau khi Lưu Bị chết, Lưu Thiền kế vị hoàng đế Thục Hán, Gia Cát Lượng được phong tước vị làm Võ Vương Hầu, trở thành người lãnh đạo quân sự chính trị quan trọng tối cao của Thục Hán. Sau khi qua đời, ông được phong làm Trung Võ Hầu nên người đời sau thường gọi ông là Gia Cát Võ Hầu hay Võ Hầu.
VƯƠNG MÃNH (325 – 375)
Vương Mãnh tên chữ là Cảnh Lược, người Bắc Hải thời Đông Tấn. Ông là nhà chính trị, nhà quân sự nổi danh của thời kỳ Thập lục quốc, thừa tướng của nước Tiền Tần, đại tướng quân, phụ tá Phù Kiên bình định thiên hạ, thống nhất phương bắc.
Thuở nhỏ, Vương Mãnh sống trong cảnh nghèo khó nhưng yêu thích học tập, đọc sách binh pháp. Ông là người cẩn trọng, khí độ bất phàm, không câu nệ tiểu tiết, cũng hiếm khi hòa hợp với người khác, ít kết giao nên bị các học giả thời ấy khinh thường. Tuy nhiên, Vương Mãnh không vì thế mà cảm thấy buồn bã.
Theo Võ Đạt (VoThuat.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét