Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội30 km về phía đông bắcphía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nộiphía bắc giáp tỉnh Bắc Giangphía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dươngphía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh nổi tiếng với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa[2]. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu,Hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho[3]. Con người Bắc Ninh với truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... nổi bật là những làn điệu dân ca quan họ[4][5][6].
Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông HồngLuy Lâutừng là trung tâm kinh tế - chính trị, tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam.
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm.[7] Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du.
Thời kỳ Hồng Bàng, nước Văn Lang được chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Trong thời Bắc thuộcGiao Chỉ gồm có 10 huyện trong đó có huyện Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào Việt Nam. Trung tânm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt. Đến thời Ngô QuyềnGiao Châu gồm các vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên.
Thời loạn 12 sứ quân, địa bàn Bắc Ninh là nơi chiếm đóng của 2 sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê với các căn cứ ở Tiên Du và Thuận Thành.
Các vua thời Lý lập Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp). Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công UẩnLý Nhân TôngNguyên Phi Ỷ LanLê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ Nam quốc sơn hà- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Cuối thời Trần, cả nước có 24 đơn vị hành chính. Lộ Bắc Giang bao trùm Bắc Ninh và một phần Hà Nội, Bắc Giang ngày nay, gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. Châu Gia Lâm gồm 3 huyện: An Định (Gia Bình hiện nay), Tế Giang (Văn Giang hiện nay), Thiện Tài (Lương Tài hiện nay). Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du (Tiên Du hiện nay), Vũ Ninh (Võ Giàng hiện nay), Đông Ngàn (Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay), Từ Sơn (Quế Võ hiện nay), Yên Phong (Yên Phong hiện nay). Châu Bắc Giang gồm 3 huyện Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Phật Thệ (Hiệp Hòa thuộc Bắc Giang hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay).
Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên. Trong đó, trấn (xứ) Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn);Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).
Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: phủ Thừa Thiên là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh. Việc lập các tỉnh được thực hiện trong 2 đợt. Đợt đầu tiên vào năm 1831, Minh Mạng thực hiện chia các trấn phía bắc làm 18 tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh được thành lập (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc này nay).
Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Chính vì thế, mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ Việt Nam. Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1903, tách các huyện Đông AnhKim AnhĐa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1960, huyện Văn Giang của Bắc Ninh được tách sang tỉnh Hưng Yên. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.
Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sát nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc; cùng lúc đó, 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn hợp nhất thành huyện Tiên Sơn, 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng hợp nhất thành huyện Quế Võ. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sát nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.[8].
Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 06 tháng 11 năm 1996).[9] Khi tách ra, tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính gồm: thị xã Bắc Ninh (tỉnh lị) và 5 huyện: Gia LươngQuế VõThuận ThànhTiên SơnYên Phong.
Ngày 9 tháng 8 năm 1999, chia huyện Tiên Sơn thành 2 huyện: Tiên Du và Từ Sơn; chia huyện Gia Lương thành 2 huyện: Gia Bình và Lương Tài.[10]
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, chuyển thị xã Bắc Ninh thành thành phố Bắc Ninh.[11]
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, chuyển huyện Từ Sơn thành thị xã Từ Sơn.[12]
Toàn tỉnh có tổng cộng 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 126 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 23 phường, 6 thị trấn và 97 xã.
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều Trạng nguyên nhất Việt Nam: 16 trong tổng số 55 người: Riêng thôn Tam Son 2 người
  1. Lê Văn Thịnh (1075) - Người đứng đầu khoa thi đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam
  2. Nguyễn Quan Quang - Trạng nguyên đầu tiên (bắt đầu gọi là Trạng nguyên) (1234) - Tam Son
  3. Lý Đạo Tái (1272) - Tổ thứ ba (Huyền Quang) của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
  4. Lưu Thúc Kiệm (1400)
  5. Nguyễn Nghiêu Tư (1448) - Trạng Lợn, Lưỡng quốc Trạng nguyên
  6. Vũ Kiệt (1472)
  7. Nguyễn Quang Bật (1484)
  8. Nghiêm Hoản (1496)
  9. Nguyễn Giản Thanh (1508) - Trạng Me
  10. Ngô Miễn Thiệu (1518) - Trạng nguyên - Tam Son
  11. Hoàng Văn Tán (1523)
  12. Nguyễn Lượng Thái (1553)
  13. Phạm Quang Tiến (1565)
  14. Vũ Giới (1577)
  15. Nguyễn Xuân Chính (1637)
  16. Nguyễn Đăng Đạo (1683) - Trạng Bịu, Lưỡng quốc Trạng nguyên
Riêng Bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ có rất nhiều. Đặc biệt Làng Kim Đôi có 25 vị trong đó, họ Nguyễn có 18 vị, họ Phạm có 7 vị (Theo Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa Việt Nam). Nhắc đến Bắc Ninh là mọi người nghĩ ngay đến địa danh nổi tiếng đã sản sinh: "Một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sĩ, một bị Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn". Làng Tam Son là làng duy nhất của cả nước có đủ (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa)[47].
Bắc Ninh có một nền văn hoá nhân văn đặc sắc, một vùng quê văn hiến có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống. Những dấu ấn lịch sử sống động truyền thống văn hoá Việt Nam, đậm đà bản sắc Kinh Bắc, được kết tinh trong những di sản văn hoá, các lễ hội dân gian. Bắc Ninh là địa phương thứ 3 xây dựng văn miếu có tầm cỡ, quy mô, trang trọng. Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng với 677 vị đại khoa, chiếm 1/3 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh[50]. Văn miếu Bắc Ninh với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh ở vùng Kinh Bắc, nơi có Luy Lâu cổ, nơi Sĩ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ. Chùa Dâu,Chùa Phật Tích, Chuà Bút Tháp là những nơi phát tích của Phật giáo Việt NamChùa Dận. Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồlàng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô - thờ tám vị vua triều Lý, đền Phụ Quốcđình làng Đình Bảngchùa Cổ Lũng v.v. Bắc Ninh có nhiều đặc sản Bắc Ninh như bánh phu thê Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, bánh đúc Đình Tổ, nem Bùi (bùi xá)[cần dẫn nguồn], rượu nếp làng Cẩm,[51], cháo cá Bắc Ninh[52], tương Đình Tổ, bánh tro, bánh gai tươi, bánh gio Phủ Từ. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian. Tính đến ngày 05/12/2015 Bắc Ninh đã vinh dự nhận 3 danh hiệu UNESCO Việt Nam đó là dân ca Quan họ, Ca trù và trò chơi kéo co truyền thống (kéo co được công nhận ngày 03/12/2015 - là hồ sơ đa quốc gia cùng với Hàn Quốc, Campuchia, Philippine).
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội tiêu biểu được liệt kê dưới đây (Theo âm lịch):
  • Lễ hội Làng Đại Lâm (xã Tam Đa, huyện Yên Phong) được tổ chức vào 24-25-26 thắng giêng, hội có môn bơi bơi chải kỉ niệm chiến thắng Sông Như Nguyệt -
  • Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 - 15 tháng giêng.
  • Lễ hội làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du; được tổ chức vào mồng 10 tháng 02 hàng năm.
  • Lễ hội làng Kim Chân (làng Tiến sĩ). Được tổ chức vào ngày 26 đến 28 tháng 2.
  • Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.
  • Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.
  • Lễ hội Thập Đình (của mười làng thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công).
  • Lễ hội Cao Lỗ Vương ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia
Bình[53].
  • Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng.
  • Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4.
  • Lễ hội truyền thống làng Vĩnh Kiều
Có câu[54]:
Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu
Mùng chín đâu đâu cũng về hội Gióng
  • Lễ hội làng Diềm - Từ ngày mồng 5 đến ngày mồng 7 tháng 2 âm lich hằng năm - Tại làng Viêm Xá (còn gọi là làng Diềm), thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh có 1.259 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 495 di tích được nhà nước công nhận xếp hạng (trong đó có 190 di tích xếp hạng cấp Quốc gia,4 di tích Quốc gia đặc biệt, 301 di tích xếp hạng cấp tỉnh)[55].[56] Quan họ Bắc Ninh[57] đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc xếp vào Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại[58].

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét