Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

THAY ĐỔI TƯ DUY CHI TIÊU ĐỂ TÍCH LŨY LÀM GIÀU

THÓI QUEN CŨ
Mọi người đang nô nức chuẩn bị mua sắm tết. Không khí tết và phong tục tập quán đã kéo mọi người ào ào vào chợ, vào siêu thị sắm tết. Hãy kìm giữ cảm xúc mua sắm ở trạng thái tỉnh táo nhất. Mọi người không nhận ra rằng mình đang rơi vào vòng xoáy chi tiêu không kiểm soát.
Niềm vui – hạnh phúc là nằm ở cảm xúc bên trong mỗi con người. Bên trong tâm hồn mỗi người vui, thì vật chất chỉ là những thứ nhỏ bé. Nếu trong lòng mọi người trống rỗng, thiếu niềm vui thì họ cần tới vật chất để giúp họ vui – đó gọi là mua vui, mua sắm cho mua vui. Trước kia người ta bỏ tiền mua pháo đốt cho vui, ngày nay không có pháo vẫn vui…
BÍ MẬT CỦA TIỀN
Tiền như nước nên người ta gọi là dòng tiền. Tiền chảy từ chỗ này đến chỗ khác, từ người này sang người khác. Tiền chảy về chỗ trũng – đó là chỗ người giàu. Hãy yêu thương công sức lao động của mình bằng cách hãy giữ tiền ở lại với mình. Một số người luôn nói rằng tiền không quan trọng, tiền chỉ là phương tiện phục vụ cho mình, nên tìm mọi cách cho tiền ra khỏi túi càng nhanh càng tốt. Những lúc như vậy họ mua sắm không thương tiếc – chẳng khác nào ép đẩy tiền ra đường, đẩy tiền cho người khác giữ hộ.
Ai không biết giữ tiền, thì tiền sẽ chảy ra khỏi túi mình và đến với người khác.Dù đồng tiền rơi vãi ở đâu cũng có người nhặt ngay. Đồng tiền lúc nào cũng có Chủ nhân là vậy.
SỰ KHÁC BIỆT CHI TIÊU GIỮA NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO.
Người nghèo thì hầu như chỉ có 1 việc duy nhất là lao động vất vả KIẾM TIỀN cho mục đích trang trải cuộc sống. Đó là chi tiêu không tính toán, chỉ mua cái mình thích mà không phải cái thật sự cần. Người nghèo tập chung mua tiêu sản. Người nghèo luôn nghĩ rằng phải làm việc vất vả mới có tiền và thực sự họ chỉ biết đi lao động vì đồng tiền.
Những người thường xuyên không có tiền thì được gọi là” Khô máu” hay gọi là  nghèo ổn định !
Người giàu thì giữ tiền lại, bắt tiền làm việc cho mình, dùng tiền trả công cho người khác làm việc thay mình. Và họ biết mua sắm đầu tư vào tài sản… nhà đất rồi cho thuê lấy tiền. Đó là nguồn thu nhập thụ động không cần phải trực tiếp lao động mà vẫn có đều đặn.
Người giàu làm ra nhiều thứ hàng hóa, DV để bán ra thu lợi nhuận. Người nghèo đi làm công cho người giàu để lĩnh lương. Có lương rồi thi đi mua sắm hàng hóa đồ dùng và trả lại tiền cho người giàu.  Tất cả tạo thành 1 vòng quay khép kín đời này qua đời khác, những người nghèo phải lao động cả đời để có tiền tiêu. Người giàu có, biết cách khơi nguồn tiền chảy về mình. Vì vậy người giàu ngày càng giàu hơn.
HÃY TỈNH TÁO ĐỂ GÌN GIỮ THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG CẢ NĂM
Trước khi mua sắm bất cứ cái gì BẠN hãy đặt câu hỏi ” Tại sao mình cần nó ? Mua nó để làm gì “. Hãy đơn giản hóa việc đón tết 2011 khi mình đang lên kế hoạch  để đạt TỰ DO TÀI CHÍNH.
Không mua những thứ không phục vụ giấc mơ của mình – không mua tiêu sản. Tiêu sản là những tài sản mang tiền ra khỏi túi mình, là mất tiền.
Tại sao cứ phải nghĩ 1 năm chỉ có 1 lần tết… sống được bao lâu mà không tiêu…Không nhất thiết bạn phải giống ngưiời khác. Hầu hết mọi người nghĩ giống nhau nên họ lao động chăm chỉ cả năm mà vẫn không có tiền là vậy, họ người nghèo và người trung lưu chiếm tới 95% dân số trên trái đất. Còn lại khoảng 5% dân số nghĩ khác, làm khác với số đông – đó chính là những người giàu có. Họ là những người biết quản lý tiền bạc, biết tiết kiệm và chi tiêu đúng mực. Nhờ vậy họ trở nên giàu có chứ không phải họ Keo Kiệt để thành người giàu có.
Hãy lập ra các quĩ chi tiêu và quản lý tiền bạc, hãy lao động vì sự phát triển tài sản mà đừng vì tiền.
Bắt tiền và tài sản làm việc cho mình để có nhiều nguồn thu nhập thụ động. Và khi đó bạn sẽ nhàn nhã và tính đến chuyện về hưu sớm để dành thời gian chăm sóc bản thân và gia đình mình.
HÃY HỌC CÁCH QUẢN LÝ TIỀN BẠC ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÀU CÓ !
Chiều 20 tết 2011 ngồi nhà mạn phép viết đôi dòng tâm sự cùng các bạn gần xa.
Chúc các bạn đón tết thật vui vẻ, tiết kiệm đúng nghĩa, để tiết kiệm sức lực lao động.
Sức khỏe là vốn quí đừng vắt kiệt thân xác để tiêu xài mua vui mấy ngày tết.
Hãy làm quen quản lý cảm xúc chi tiêu để quản lý cuộc đời mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét