Kinh Bắc (chữ Hán: 京北) là tên một địa danh cũ ở phía bắc Việt Nam, bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang,Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng).
Năm Canh Tuất, 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên (sau gọi là xứ, từ triều Tây Sơn tới đầu triều Nguyễn đổi sang gọi là trấn). Đến đây mới xuất hiện tên gọi các trấn (xứ), từ Nghệ An trở ra Bắc gồm: (trấn) xứ Kinh Bắc (còn gọi là xứ Bắc), xứ Sơn Nam (trấn Sơn Nam Thượng, trấn Sơn Nam Hạ), Xứ Đông (trấn Hải Dương), Xứ Đoài (trấn Sơn Tây), trấn Hưng Hóa, trấn Cao Bằng, trấn An Quảng (Yên Quảng), xứThái Nguyên, xứ Lạng Sơn, xứ Tuyên Quang, phủ Hoài Đức (Thăng Long), đạo Thanh Bình, nội trấn Thanh Hoa, trấn Nghệ An. Tuy nhiên, tới thời vua Gia Long nhà Nguyễn, Kinh Bắc vẫn được gọi là xứ (xứ Kinh Bắc) thuộc Bắc thành tổng trấn[1]. Theo đó:
Trấn Kinh Bắc xưa gồm 4 phủ (20 huyện). Cụ thể, đó là các phủ và huyện sau:
- Phủ Bắc Hà gồm 4 huyện: Tân Phúc (Sóc Sơn), Kim Hoa (nay gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn của Hà Nội, thị xã Phúc Yên của Vĩnh Phúc), Hiệp Hoà, Việt Yên (Bắc Giang.
- Phủ Lạng Giang gồm 6 huyện: Phượng Nhãn (Lạng Giang), Yên Dũng, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn (đều thuộcBắc Giang) và Hữu Lũng (thuộc tỉnh Lạng Sơn).
- Phủ Thuận An gồm 5 huyện:Gia Lâm (Hà Nội), Siêu Loại (Thuận Thành - Bắc Ninh), Văn Giang, Văn Lâm (Hưng Yên), Gia Bình, Lương Tài (Bắc Ninh).
- Phủ Từ Sơn gồm 5 huyện của Bắc Ninh: Đông Ngàn (thị xã Từ Sơn hiện nay), Yên Phong, Tiên Du, Quế Dương, Võ Giàng. (Quế Dương và Võ Giàng nay gộp thành Quế Võ).
Vì trấn lỵ ở Đáp Cầu, huyện Võ Giàng (phía bắc kinh thành), nên Kinh Bắc cũng được gọi là trấn Bắc hay trấn Khảm.
Trên phương tiện truyền thông - thông tin đại chúng, cái tên Kinh Bắc thường được nói kèm với Bắc Ninh như Bắc Ninh - Kinh Bắc nên thường có sự hiểu lầm về địa danh này mặc định chỉ riêng về Bắc Ninh trong khi vùng văn hoá Kinh Bắc khá rộng và bao gồm cả tỉnh Bắc Giang (không phải một phần như một số tài liệu) và một phần Hà Nội, Hưng Yên, Lạng Sơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét