“Thiên tử nhẫn chi quốc vô hại”
Thiên tử mà nhẫn nước không hại, nói khác, người cầm đầu vận mạng đất nước mà nhẫn thì nước không bị hại; cần có đủ tư cách đức tính cần kiệm liêm chính, mở rộng cho nhân dân mọi mặt sinh hoạt, không ưa lời dua nịnh, hay kham nhẫn hạ mình nghe lời nói phải, không tự ái, nghe lời nói thẳng, biết cầu hiền thì kẻ dua nịnh phải hết, người trung trực hiền lương đến nhiều, an nhẫn như vậy là nước vô hại, quyết định là vô hại:
*****
TAM CỐ MAO LƯ
TAM CỐ MAO LƯ
Sau khi nghe được danh hiệu của Gia Cát Khổng Minh, Lưu Bị cùng hai em là Quan Công và Trương Phi, đem ít quân tùy tùng thẳng đến Ngọa Long Cang cầu Khổng Minh. Nhưng hai phen như vậy đến nơi đều không gặp Khổng Minh, Lưu Bị buồn bã ra về, mặc dầu mùa đông lạnh buốt.
Trở về Tân Dã, hết đông sang xuân, Lưu Bị liền cho người bói quẻ chọn ngày giờ tốt, chay tịnh luôn ba hôm, tắm gội nước hương, thay khăn sửa áo, đi Ngọa Long Cang lần thứ ba . Quan Công và Trương Phi không bằng lòng và khuyên can anh không nên đi cho nhọc công, vì chắc Khổng Minh hư danh không có thực học cho nên cố ý lánh mặt. Lại hỏi:
- Vì sao trưởng huynh lại cảm mộ Khổng Minh thái quá?
Lưu Bị đáp: – Em nói thế không phải. Ngày xưa, Tề Hoàn Công muốn gặp một gã nhà quê ở Đông Quách mà phải đi đến năm lần mới gặp, hà tất ngày nay ta muốn yết kiến bực Đại Hiền như Khổng Minh lại sợ nhọc nhằn sao?
Trương Phi nóng quá, thấy hai lần lặn lội sương tuyết nên bực mình, nay lại nghe Lưu Bị đề cao Khổng Minh thái quá uất ức không nhịn được liền nói:
- Quả anh lầm rồi, một tên dân cày có gì mà anh gọi là bực Đại Hiền. Lần này, anh khỏi phải đi đâu cho nhọc thân, chỉ cần một sợi dây thừng đến trói cổ hắn lôi về đây được ngay.
Lưu Bị nói: – Em ăn nói thế à? Em há chẳng nhớ vua Văn Vương nhà Châu đi cầu Khương Thượng Tử Nha sao? Đến bực Hoàng Đế mà còn kính hiền như thế, sao em lại hồ đồ vô lễ vậy? Lần này nếu sợ cực nhọc ta không khiến em đi nữa, ta với Vân Trường đi cũng xong.
Trương Phi lặng thinh không trả lời, nhưng vẫn theo Lưu Bị đến Ngọa Long Cang.
May mắn lần thứ ba, Lưu Bị gặp được Khổng Minh nơi Thảo Lư, nhưng nghe tin Ngọa Long Cang tiên sinh chưa thức, Lưu Bị lại nhẫn bảo tiểu đồng đừng làm mất giấc ngủ của tiên sinh. Lại sợ hai em nổi nóng, Lưu Bị bảo ra ngoài cổng đợi. Đợi hồi lâu mà chưa thức, thấy thế Trương Phi toan dùng lửa đốt Thảo Lư, Quan Công khuyên can mới thôi . Lưu Bị thấy Khổng Minh cựa mình thì mừng thầm chắc Tiên sinh sắp thức giấc, nhưng Khổng Minh lại quay mình vào trong ngủ nữa. Chờ mãi thật lâu, Khổng Minh mới tỉnh giấc ngâm thơ vang lên:
“Đại mộng thùy miên giấc?
Bình sinh ngã tự tri
Thảo đường xuân thị túc
Song ngoại nhựt trì trì.”
Bình sinh ngã tự tri
Thảo đường xuân thị túc
Song ngoại nhựt trì trì.”
Dịch:
“Mộng lớn ai tỉnh giấc
Bình sinh mình ta biết
No giấc bừng mở mắt
Ngoài song xế tà tà.”
Bình sinh mình ta biết
No giấc bừng mở mắt
Ngoài song xế tà tà.”
Ngâm dứt Khổng Minh hỏi tiểu đồng:
- Có tục khách nào đến viếng không?
Tiểu đồng thưa: – Có Lưu Hoàng Thúc đến đợi ở đây đã lâu lắm rồi.
Khổng Minh liền quở tiểu đồng rằng: – Sao không báo ngay mà đợi đến giờ! Để ta vào thay áo đã .
Khổng Minh liền quở tiểu đồng rằng: – Sao không báo ngay mà đợi đến giờ! Để ta vào thay áo đã .
Nói xong Khổng Minh vào trong độ nửa giờ mới khăn áo chỉnh tề ra tiếp Lưu Bị nhìn thấy Khổng Minh vóc người cao lớn, mặt đẹp, mắt sáng như sao, đầu đội khăn vuông, mình mặc áo lông hạc, cốt cách thần tiên, dáng vệ đường bệ, lấy làm kính trọng, liền vái dài nói:
- Đứa cháu hèn của nhà Hán, một ngu phu ở Trác Quận, nghe đại danh của Tiên sinh từ lâu như sấm vang, nhưng hai lần trước đến không may đều chẳng gặp được tiên sinh, lại có ghi tên hèn gởi lại văn kỷ, không biết đặng Tiên sinh chiếu cố đến chưa?
Khổng Minh nghiêng mình đáp lễ nói:
- Một kẻ quê mùa ở Nam Vương, nay được tướng quân hạ cố thật cùng hổ thẹn.
Khổng Minh từ chối ba phen viện cớ là mình tài hèn đức kém, lại ít tuổi, không thể đảm đương trọng trách của quốc gia, kém xa Tư Mã Đức Tháo và Từ Nguyên Trực.
Lưu Bị thiết tha yêu cầu Khổng Minh đem tài an bang tế thế ra giúp một phen há đi mai một tài trí nơi suối hoang rừng vắng hay sao? Khổng Minh thấy Lưu Bị quá ân cần, cực chẳng đã mới ra phò Lưu Huyền Đức, sau dựng nên nghiệp đế chia ba thiên hạ thời tam quốc.
*****
VUA HẠ VÕ
Thời vua Hạ Võ có Đỗ Khương người có tài chế rượu thật ngon, đem dâng lên vua để mong cầu sự yêu chuộng của vua, không dè khi dâng rượu, vua Hạ Võ uống thấy ngon quá liền đem lòng sợ có hại sau này, nên cố nhẫn không đam mê rượu ngon lại cấm tuyệt không cho ai chế ra thứ rượu đó nữa và đuổi Đỗ Khương đi ra khỏi nước.
Đời sau có người làm thơ răn uống rượu rằng:
“Đỗ Khương đặt rượu ngọt và ngon
Hạ Võ chê rằng hại cháu con
Có lúc lỡ lời tai hại mạng
Nhiều khi xẩy cẳng họa đau đòn
Tướng binh nghiền ngập thêm tù tội
Vua chúa say mê mất nước non
Khuyên mấy trẻ em đừng bắt chước
Khỏi lầm thuốc độc mới vuông tròn.
Hạ Võ chê rằng hại cháu con
Có lúc lỡ lời tai hại mạng
Nhiều khi xẩy cẳng họa đau đòn
Tướng binh nghiền ngập thêm tù tội
Vua chúa say mê mất nước non
Khuyên mấy trẻ em đừng bắt chước
Khỏi lầm thuốc độc mới vuông tròn.
Muốn cho nước vẫn trị yên, Người trị nước phải nhẫn mọi mặt, cần phải nhẫn, nhẫn để ích nước lợi dân, há xem thường được.
Chí lớn lòng bền dạ nhẫn kiên
Anh hùng cao vọi khí non thiêng
Bao la hòa nhã nên tài đức
Rộng rãi kiên trì trọng sĩ hiền
Vì nước quên mình an thọ nhẫn
Vì dân quyết chí hiệp nhân thiên
Xưa nay nào khác nguyên nhân ấy
Chữ “NHẪN” thật hành mọi sự yên.
Anh hùng cao vọi khí non thiêng
Bao la hòa nhã nên tài đức
Rộng rãi kiên trì trọng sĩ hiền
Vì nước quên mình an thọ nhẫn
Vì dân quyết chí hiệp nhân thiên
Xưa nay nào khác nguyên nhân ấy
Chữ “NHẪN” thật hành mọi sự yên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét