Từ bao đời nay, con người luôn hỏi nhau giữa “Nhân chi sơ tính bổn thiện” (Mạnh Tử) và “Nhân chi sơ tính bổn ác” (Tuân Tử) thì quan niệm nào đúng.
Còn nhớ năm ngoái, Douch - một quan chức Khmer Đỏ, giám đốc trại cải tạo S21 đã bị xử 30 năm tù vì tội tra tấn và sát hại hơn 15.000 người.
Sự kiện Douch, một con người có thể gọi là bình thường, trở thành một kẻ sát nhân hành hạ tra tấn người khác một cách ghê rợn, là một vấn nạn từng được đặt ra dưới nhiều khía cạnh. Người ta còn nhớ quan điểm bất ngờ của triết gia Do Thái Hannah Arendt khi tường trình vụ Eichmann – một lãnh đạo của Đức Quốc xã, kẻ chịu trách nhiệm chính trong kế hoạch thủ tiêu người Do Thái ở Châu Âu: Bà không nhìn nhận Eichmann như một tên quỷ dữ, xấu xa từ bản chất, mà coi hắn như một người bình thường, được đặt trong một hoàn cảnh đặc biệt.
Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm triết học chủ quan, cần được kiểm chứng bằng những nghiên cứu khách quan hơn. Và điều này đã được Stanley Milgram thuộc Đại học Yale kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Tháng 7/1961, nhà tâm lý học Stanley Milgram thực hiện một loạt thí nghiệm gây nhiều tranh cãi nhằm đo lường mức độ “ác” của các cá nhân khi họ được yêu cầu thực thi những mệnh lệnh trái với lương tâm mình.
Trong thí nghiệm của ông, có một người hỏi và một người trả lời. Những người đặt câu hỏi là những người tình nguyện được ông lựa chọn. Họ là những người hoàn toàn bình thường, sống vui vẻ, hòa nhã với những người xung quanh. Người hỏi và người đáp được cách ly, không để nhìn thấy nhau.
Milgram nói với người hỏi rằng ông đang kiểm tra tác dụng của việc sử dụng hình phạt với việc tiếp thu kiến thức. Người hỏi được trao một dụng cụ tạo ra sốc điện và một bảng câu hỏi. Nếu người trả lời đáp sai, người hỏi sẽ dần dần tăng điện áp như một hình phạt.
Trong suốt cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học khiến cho những người hỏi tin rằng những người đáp thực sự đang bị trừng phạt bằng điện giật, nhưng thực ra những tiếng rên đau chỉ là âm thanh phát từ máy ghi âm và được lập trình để phát ra khi điện áp đạt đến một mức định sẵn.
Trong băng ghi âm, tới một mức điện áp, người đáp sẽ kêu lên rằng mình có bệnh tim và xin được dừng thí nghiệm. Hầu như tất cả người tình nguyện đều hỏi ý các nhà khoa học rằng mình có nên dừng lại không. Nhưng khi được trấn an rằng họ sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu bất trắc xảy ra thì hầu hết họ đều tiếp tục sử dụng hình phạt này.
Các nhà khoa học chỉ đồng ý dừng thí nghiệm nếu người hỏi thật sự và quyết tâm dừng, biểu hiện là họ yêu cầu dừng 5 lần liên tục (người hỏi không được biết trước quy định này). Nếu họ không dừng hoặc không thật sự quyết tâm dừng, điện áp sẽ được đẩy đến mức tối đa: 450 Volt.
Kết quả là, 65% người tình nguyện đều tiếp tục sử dụng hình phạt, tăng điện áp đến mức tối đa, dù vẫn nghe tiếng rên la và nài nỉ của người hỏi (thật ra là băng ghi âm).
Milgram kết luận, dưới áp lực của mệnh lệnh và khi không phải chịu trách nhiệm cá nhân, những người bình thường cũng có thể thực hiện việc làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người khác.
Gần đây, Đài Truyền hình France 2 đã đưa lên màn ảnh một chương trình lập lại thí nghiệm này. Và kết quả là, 70% tham dự viên đã cười ít nhất một lần khi nạn nhân rên xiết. Phản ứng cười được coi như một phương cách để giảm bớt sự căng thẳng tâm lý. 70% cất tiếng nói trong lúc nạn nhân kêu đau, như để biện minh cho một hành vi độc ác, nhân danh một mệnh lệnh “chính đáng”. 17% dùng những thay đổi giọng nói để giúp nạn nhân chọn câu trả lời chính xác. Đó là một hình thức bất tuân lệnh kín đáo, như để trấn an lương tâm.
Một thí nghiệm khác của Philip Zimbardo ở Đại học Stanford: hai nhóm người được chia ra thành cai ngục và tù nhân, họ được sống trong một không gian như 1 nhà tù thật sự. Cai ngục được quyền áp dụng các hình phạt để giữ trật tự trong nhà tù, nhưng không được làm tổn hại thân thể tù nhân. Tù nhân thì phải bị xích chân và bị giam. Thí nghiệm dự định thực hiện trong 2 tuần.
Nhưng chỉ sau 6 ngày, những cai ngục (vốn là người bình thường, có nghề nghiệp bình thường) đã sử dụng các quyền như giam biệt lập các tù nhân, thậm chí vi phạm giao ước không được làm tổn hại thân thể tù nhân khi có cai ngục tấn công tù nhân bằng bình chữa cháy.
Philip Zimbardo lập tức cho dừng thí nghiệm vì ông thấy tâm lý của hai nhóm người thay đổi quá nhanh. Ông cũng kết luận rằng những con người bình thường cũng có thể trở nên nhẫn tâm, làm điều ác khi họ không phải chịu trách nhiệm cá nhân và thực hiện theo mệnh lệnh.
Trên thực tế, vào tháng 3 năm 2004, ở nhà tù Abu Ghraib, có cai ngục đã thòng dây vào cổ tù nhân và kéo đi như súc vật. Nhiều người trong số những cai ngục mà dư luận đánh giá là “mất nhân tính”, trước khi vào nhà tù, đều là những người đàn ông có trách nhiệm với gia đình, một người hàng xóm thân thiện!
Ba nhà triết học hiện sinh vô thần nổi danh: Friedrich Nietzsche (1844-1900), người Đức; Jean Paul Sartre (1905-1980), người Pháp và Adolf Hitler (1889-1945), người Đức. Hitler còn là một tên độc tài khát máu. Nietzsche viết: “Tôi tuyên bố chỉ hư vô là vua có giá trị”. Còn Sartre thì nói: “Bởi vì tự chọn vô tôn giáo, vô tổ quốc, vô gia đình, nên tôi không đi về đâu hết”. Trong khi Hitler trơ trẽn tuyên bố: “Tại sao chúng ta lại ưu tư lo lắng về đạo lý tình yêu và về trách nhiệm luân lý? Tôi chống lại điều này và thay vào đó bằng học thuyết tối cao của hư không, và cái vô nghĩa hoàn toàn của cá thể, của thằng tôi”. Những câu tuyên bố như thế, phải chăng chỉ có thể xuất phát từ các đồ đệ của Satan?
Con rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi dã thú mà Thiên Chúa đã dựng nên. Nó hỏi người đàn bà: “Có phải thật Thiên Chúa đã dạy: các ngươi không được ăn quả cây nào trong vườn không?” Người đàn bà trả lời con rắn: “Chúng tôi được ăn các quả trong vườn, nhưng còn quả cây ở giữa vườn, thì Thiên Chúa đã phán: “Các con không được ăn, không được chạm tới, để khỏi phải chết”. Con rắn nói: “Không, ông bà sẽ không chết đâu, nhưng Thiên Chúa biết rằng, ngày nào ông bà ăn quả cây ấy, ông bà sẽ mở mắt ra, sẽ được nên như những vị thần, biết điều lành, điều dữ” (Sách Sáng Thế 3,1-5).
Con rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi dã thú mà Thiên Chúa đã dựng nên. Nó hỏi người đàn bà: “Có phải thật Thiên Chúa đã dạy: các ngươi không được ăn quả cây nào trong vườn không?” Người đàn bà trả lời con rắn: “Chúng tôi được ăn các quả trong vườn, nhưng còn quả cây ở giữa vườn, thì Thiên Chúa đã phán: “Các con không được ăn, không được chạm tới, để khỏi phải chết”. Con rắn nói: “Không, ông bà sẽ không chết đâu, nhưng Thiên Chúa biết rằng, ngày nào ông bà ăn quả cây ấy, ông bà sẽ mở mắt ra, sẽ được nên như những vị thần, biết điều lành, điều dữ” (Sách Sáng Thế 3,1-5).
Tính bản ác xuất phát từ tham vọng con người muốn vượt qua cả Thiên Chúa. Đó là một ý thức hệ hiện đại xấc xược mà nó coi con người, chứ không phải Thiên Chúa, là người sáng tạo các giá trị. Khi chối bỏ Thiên Chúa, con người ngày càng khinh bỉ học thuyết về tội lỗi con người và tin vào sự tuyệt hảo của bản tính con người.
Khổng tử nói nhân chi sơ tính bổn thiện, con người sinh ra vôn lương thiện, nếu khi trưởng thành mà độc ác thì là do môi trường, cha mẹ thầy cô...vv làm thay đổi. Và ông đưa nhiều dẫn chứng để chứng minh và rất nhiều người tán thành ý kiến này.
Tuân Tử nói ngược lại: Nhân chi sơ tính bổn ác. VD: Trong trại trẻ mồ côi, những đứa trẻ cùng lớn lên ở một môi trường giống nhau, chúng có chung thầy cô, có chung môi trường sống và sinh hoạt nhưng khi lớn lên cũng có đứa theo thiện, có đứa theo ác. Cũng có nhiều người tán thành ý kiến này.
Khoa học ngày nay đồng ý với cả 2 ý kiến trên tuy rằng ko chứng minh được tại sao lại như vậy. PG với luật Nhân Quả do Đức Thích Ca phát hiện ra đều lý giải được tường tận đầy đủ nhất những điều đó. Sở dĩ có hiện tượng đứa ác, đứa thiện mặc dù cùng môi trường là do Nghiệp của những đứa trẻ đó ở những kiếp trước, nghiệp của chúng khác nhau nên cách sử xự, hành vi và cả cuộc đời của chúng cũng khác nhau.
Tuân Tử nói ngược lại: Nhân chi sơ tính bổn ác. VD: Trong trại trẻ mồ côi, những đứa trẻ cùng lớn lên ở một môi trường giống nhau, chúng có chung thầy cô, có chung môi trường sống và sinh hoạt nhưng khi lớn lên cũng có đứa theo thiện, có đứa theo ác. Cũng có nhiều người tán thành ý kiến này.
Khoa học ngày nay đồng ý với cả 2 ý kiến trên tuy rằng ko chứng minh được tại sao lại như vậy. PG với luật Nhân Quả do Đức Thích Ca phát hiện ra đều lý giải được tường tận đầy đủ nhất những điều đó. Sở dĩ có hiện tượng đứa ác, đứa thiện mặc dù cùng môi trường là do Nghiệp của những đứa trẻ đó ở những kiếp trước, nghiệp của chúng khác nhau nên cách sử xự, hành vi và cả cuộc đời của chúng cũng khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét