Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016


Những nét độc đáo trong nghệ thuật thư pháp Nhật Bản

Khái quát

thuphap2
Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản (trong tiếng Nhật gọi là Shodo) là một trong những loại hình nghệ thuật thị giác nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Các tác phẩm thư pháp được đánh giá cao không hề thấp hơn các tác phẩm hội họa. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật này bao hàm trong nó cảm quan mang tính tâm linh và tâm thần. Hiểu một cách đơn giản thì thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp.
shodo3_358
Những tác gia lớn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ những cây cọ trúc và mực trên nền giấy Tuyên, truyền tại cái đẹp và sự hài hòa. Sự kết hợp giữa tính đơn giản và sự duyên dáng trong các tác phẩm thư pháp là một trong các nguyên tắc chính của tiêu chuẩn thẩm mĩ Nhật Bản.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản ra đời vào thế kỷ 6, khoảng 1500 năm, chịu ảnh hưởng lớn từ nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, người Nhật đã có những cách tân riêng để tạo ra một trường pháp nghệ thuật thư pháp riêng của xứ sở mặt trời mọc, trong đó tiêu biểu nhất là hệ thống chữ Cana.
shodo_04
Trong thư pháp Nhật Bản, không có gì là bình thường hay vô nghĩa. Sự khởi đầu, hướng đi bút, hình thức, sự kết thúc của các đường, sự cân bằng giữa các nhân tố là vô cùng quan trọng  với từng đường kẻ, từng điểm, thậm chí những khoảng trống củng bao hàm nhiều ý nghĩa. Chữ tượng hình, về bản chất, là sự hài hòa, cân đối và thăng bằng.

Phong cách viết chính

Kaisho

kaishoseasonsedit
Kaisho có nghĩa là “viết thư pháp kiểu vuông”, là kiểu viết mà nhập môn của thư pháp, người mới bắt đầu đều phải ngày ngày luyện viết kiểu chữ này. Kiểu chữ này rất tốt trong việc tạo nền tảng cho học viên sử dụng bút lông để viết chữ thư pháp. Trong phong cách Kaisho, mỗi nét chữ được viết ra trong sự cẩn thận và rõ ràng, tạo được kiểu thư pháp theo lối chữ in mà chúng ta có thể nhìn thấy trên các tờ báo.

Gyousho

Gyousho
Gyousho nghĩa đen là “viết thư pháp kiểu nhanh” muốn nói đến phong cách viết nửa chữ thảo trongthư pháp Nhật. Cũng như cách viết chữ thảo bằng tay trong tiếng Hoa, cách viết mà hầu hết mọi người hay sử dụng nhiều trong ghi chú. Hơn thế nữa, tương ứng với cách viết chữ thảo trong tiếng Hoa, thì trong phong cách Gyousho những nét chữ được viết rời rạc theo phong cách Kaisho được kết hợp với nhau tạo thành phong cách viết trôi chảy và lưu loát hơn. Chữ viết theo kiểu này thường phổ thông và dễ đọc hơn cho đại đa số tầng lớp tri thức ở Nhật.

Sousho

Sousho
Sousho là “kiểu thư pháp nhiều nét”, nói đến phong cách viết chữ thảo trôi chảy trong thư pháp Nhật. Với kiểu thư pháp này, người đọc rất khó đọc vì các nhà thư pháp hiếm khi cho phép bút lông của mình rời khỏi giấy, để có được nét chữ thanh nhã và nhanh hơn. Chỉ duy nhất những người nào học viết kiểu thư pháp này mới có thể dễ dàng đọc được nguyên bản thể thư của nó.

Các loại thư pháp

  • Thư pháp chữ Hán

calligraphy-japanese-kanji-symbol-8
Được tạo nên nhờ dựa vào thơ, văn xuôi cổ điển viết bằng chữ Hán, dựa vào cảm nhận nghệ thuật và phương pháp học thư pháp của từng người. Bộ môn thư pháp chữ Hán thể hiện tính hiện đại hoà quyện trong tính truyền thống.
  • Thư pháp chữ Kana

takahiko-watanabe07
Được tạo ra để viết những từ ngữ đẹp của Nhật Bản thông qua việc cải biên, phát triển những bài hát Waka và thơ Haiku. Vẻ đẹp của chữ Kana hiện đại được hoà trộn với cảm giác mới của Kana chữ lớn (nguồn gốc của chữ Kana là chữ nhỏ).
  • Thư pháp thơ văn cận đại

nivoslider-ez-two-nieuw1-500x330
Là những tác phẩm lấy văn và thơ hiện đại làm đề tài, điều hoà giữa chữ Hán và chữ Kana tạo ra một thư pháp mới. Do tính chất dễ đọc và gần gũi nên nó nhận được sự ủng hộ của nhiều người.
  • Thư pháp viết chữ lớn

Large Calligraphy
Là những tác phẩm thư pháp viết chữ lớn mà số lượng chỉ từ 1 đến 2 chữ. Một thế giới thư pháp mới được tạo ra từ việc định hướng tạo hình, tôi luyện đường nét và sáng tạo về màu đen.
  • Thư pháp chữ in bằng khuôn khắc đá – Tenkoku

Tenkoku 00Tenkoku 00
tenkoku5
Bộ môn này được cho là tinh hoa của phương Đông và giới thư pháp. Chữ in bằng khuôn hình vuông 3 phân. Người ta khắc trên đá những bản thư pháp và chữ viết thời cổ đại của Trung Quốc sau đó in trên giấy trắng, tạo nên sự tương phản rất đẹp giữa mực (đỏ) và giấy.
  • Thư pháp chữ khắc gỗ

Wood engraving
Chữ viết được khắc lên bản gỗ. Chữ viết ở đây khác với chữ viết bằng bút, nó mang tính lập thể và còn có thể được tô bằng nhiều màu sắc. Khắc tự là một bộ môn thư pháp đang gây được sự chú ý.
  • Thư pháp ZenEi

前衛書道 Zenei Shodou 00前衛書道 Zenei Shodou 01
Bộ môn này biến đổi nhận thức trước kia về thư pháp (coi thư pháp là biểu hiện của nhân cách con người). Chịu ảnh hưởng của hai trường phái: hội họa trừu trượng phương Tây và triết học phương Đông. Không bị giới hạn bởi việc lấy chữ làm nguyên liệu chính, người viết có thể tự do thể hiện tâm hồn và tình cảm.

Dụng cụ

Giay Tuyen 02
Giay Tuyen
Ngoài giấy Tuyên, các dụng cụ truyền thống để viết thư pháp gồm:
 Sumi Barbara Kawakami Collection
  bunchin
shitajiki
– Thỏi mực (sumi): thỏi mực càng lâu năm thì càng tốt. Những thỏi mức tốt nhất là những thỏi khoàng 50-100 tuổi
– Nghiên mực (suzuri): để mài mực (mài thỏi mực với nước).
– Chăn giấy (bunchin): cố định giấy trên mặt phẳng
– Lót giấy (shitajiki): đắt dưới giấy để tránh mực bị thấm ra ngoài.
Fude
– Cọ (fudé): dùng để viết. Cọ có thể có nhiều hình dạng và kích cỡ, thường được làm từ lông động vật. Phổ biến nhất là lông dê, cừu, bờm ngựa,… Cán bút được làm từ gỗ, tre, ngày nay có thể làm từ nhựa hay các vật liệu khác.
DSC_1832DSC_2014
– Ấn (chiện): nghệ thuật khắc ấn được gọi là tenkoku. Các học viên được khuyến khích tự khắc ấn riêng. Vị trí của dấu chiện này tùy thuộc vào quan niệm thẩm mĩ.
 Nguồn : akira.edu.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét