Chữ hoành phi câu đối sử dụng tại Việt Nam là chữ Nôm, sử dụng bộ chữ Hán tiêu chuẩn và các chữ khác, hoàn toàn không phải là chữ Trung Quốcnhư một số người lầm tưởng. Văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng với ý chí độc lập dân tộc, tự lực tự cường, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt, dựa trên các bộ nét của chữ Hán . Dân tộc ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa trung hoa, nhưng luôn là sự tiếp thu có chọn lọc và luôn đề cao tính độc lập dân tộc, lòng tự tôn dân tộc của mình.
Hoành phi hoặc cuốn thư câu đối là một phần nội thất trang trí trong không gian thờ cúng gia tiên, nhà thờ họ, từ đường dòng họ, đình chùa . Chất liệu sử dụng rất đa dạng: từ gỗ, đồng đến đắp bằng xi-măng, vôi vữa,v.v...
Hoành phi, cuốn thư là một bức thư họa, tức là là bức tranh được vẽ bằng chữ. Hoành phi,Cuốn thư, Câu đối rất phổ biến ở nước ta, có thể được in, khắc trên giấy hay các vật liệu khác. Chúng thể hiện tinh thần hiếu học, trọng chữ nghĩa và yêu thích nét đẹp tinh tế của dân tộc. Thông thường, cuốn thư hoành phi câu đối thường được sử dụng bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, chữ trên câu hoành phi và câu đối màu đen, đỏ, vàng tùy vào cách phối màu của nghệ nhân.
Chữ trên Hoành phi, cuốn thư.
Chữ trên hoành phi cuốn thư thường gồm 3, 4 chữ, cá biệt có bức chỉ 1, 2 chữ, nhưng cũng có bức có tới 5,6,7 chữ. Ý nghĩa của các chữ này có nội hàm rất rộng, thể hiện sự hiểu biết và vốn văn hóa của người đưa ra, do đó không dễ gì để bạn tự “sáng tạo” ra một mẫu chữ hoành phi, cuốn thư để được nhiều người sử dụng.
Đức Lưu quang – Đức độ toả sáng
Phúc lai thành – Phúc sẽ tạo nên
Phúc mãn đường – Phúc đầy nhà
Hải Đức Sơn Công – Công Đức như biển như núi
Ẩm hà tư nguyên – Uống nước nhớ nguồn
Đức Hậu Truyền Gia
Tiên Tổ Thị Hoàng
Công Đức Hiển Kỳ Thế
Quang ư tiền
Thùy ư hậu
Vạn cổ anh linh – Muôn thủa linh thiêng
Truy niệm tiền ân – Tưởng nhớ ơn xưa
Lưu phúc lưu ân – Giữ mãi ơn phúc
Hải Đức Sơn Công – Công Đức như biển như núi
Ẩm hà tư nguyên – Uống nước nhớ nguồn
Khắc xương quyết hậu – May mắn cho đời sau
Bách nhẫn thái hoà – Trăm điều nhịn, giữ hoà khí
Ngũ Phúc lâm môn – Năm Phúc vào cửa
Trung hậu gia thanh – Nếp nhà trung hậu
Vĩnh miên thế trạch – Ân trạch kéo dài
Nguyên viễn trường lưu – Nguồn xa dòng dài
Vạn cổ trường xuân – Muôn thủa còn tươi
Phúc Lộc Thọ thành
Lan quế đằng phương – Cháu con đông đúc
Hậu hậu vô chung – Nối dài không dứt
Gia môn khang thái – Cửa nhà yên vui
Tăng tài tiến lộc – Hưởng nhiều tài lộc
Hữu khai tất tiên – Hiển danh nhờ tổ
Quang tiền dụ hậu – Rạng đời trước, sáng cho sau
Hảo quang minh – Tốt đẹp sáng tươi
Bách thế bất thiên – Không bao giờ thiên lệch
Hiếu Đức Trung Nhân
Cao Mật triệu cơ – Nơi phát tích là Cao Mật
Gia hòa vạn sự hưng
Giao long đắc Thủy – Như Rồng gặp nước
Chữ câu đối
Câu đối được sáng tạo trên cơ sở thể văn biền ngẫu : câu trước nối nghĩa hoặc đối nghĩa với câu sau. Câu đối bao gồm 2 về : vế ra đối ở phía bên phải (trước) và vế đối ở phía bên trái (sau). Câu đối có 3, 5,7,9,11 chữ, thường là số lẻ. Thủa xưa, văn hay đối đáp giỏi là một trong các yếu tố quyết định trong thi cử, tuyển chọn người tài của triều đình. Vế ra đối và vế đối phải tương xứng nhau cả về ngữ nghĩa, văn phong, tích cảnh, chứng tỏ tài ứng xử và vốn kiến thức rộng. Tất nhiên, việc sáng tạo ra các câu đối cũng không phải dễ dàng. Xin giới thiệu một số mẫu câu đối hay thường dùng trong không gian thờ cúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét