【四維】
管子 國有四維:一維絕則傾,二維絕則危,三維絕則覆,四維絕則滅。傾可正也,危可安也,覆可起也,滅不可復錯也!何謂四維?一曰禮,二曰義,三曰廉,四曰恥。禮,不踰節;義,不自進;廉,不蔽惡,恥,不從枉。故不踰節,則上位安;不自進,則民無巧詐;不蔽惡,則行自全;不從枉,則邪事不生。
Tứ duy
Quản Tử
Quốc hữu tứ duy : nhất duy tuyệt tắc khuynh , nhị duy tuyệt tắc nguy , tam duy tuyệt tắc phúc , tứ duy tuyệt tắc diệt 。 Khuynh khả chính dã , nguy khả an dã , phúc khả khởi dã, diệt bất khả phục thố dã ! Hà vị tứ duy ? Nhất viết lễ , nhị viết nghĩa , tam viết liêm, tứ viết sỉ 。 Lễ , bất du tiết ; nghĩa , bất tự tiến ; liêm , bất tế ác , sỉ , bất tòng uổng 。 cố bất du tiết , tắc thượng vị an ; bất tự tiến , tắc dân vô xảo trá ; bất tế ác , tắc hành tự toàn ; bất tòng uổng , tắc tà sự bất sinh 。
【Quản Tử: Mục dân】
Tác giả – Tác phẩm
Sách Quản Tử tương truyền là tác phẩm của Quản Trọng (mất năm 645 trước CN). Tác giả tên thật là Di Ngô, tự là Trọng, người đất Dĩnh Thượng, một chính trị gia lỗi lạc đầu thời Xuân thu, từng giúp cho Tề Hoàn Công làm nên bá nghiệp. Sách Quản Tử ban đầu có đến 380 thiên, đến đời Hán được Lưu Hướng chỉnh lý còn 86 thiên (bản hiện lưu hành chỉ còn 76 thiên, mất 10 thiên). Bài nầy trích trong thiên “Mục dân”, thiên đầu tiên của sách Quản Tử, nêu bốn giềng mối làm nền tảng cho một quốc gia.
-
TỪ NGỮ:
Duy: dây buộc mui xe, dây ở bốn góc lưới, giềng mối.
Tuyệt: đứt
Khuynh: nghiêng
Nguy: nguy hiểm
Phúc: lật đổ
Diệt: tắt, mất, diệt
Thố: thu xếp, xếp đặt, đặt để
Lễ: thái độ hợp với lý lẽ và phép tắc, điều lễ.
Nghĩa: hành vi chánh đáng, điều nghĩa
Liêm: trong sạch, liêm khiết
Sỉ: lòng thẹn
Du tiết: vượt khuôn phép
Tự tiến: luồn cúi để tiến thân
Uổng: cong quẹo, không ngay thẳng
Xảo trá: giả dối
Hạnh: phẩm hạnh
Tự toàn: tự nhiên toàn vẹn
Tà: gian tà, bậy bạ
Tuyệt: đứt
Khuynh: nghiêng
Nguy: nguy hiểm
Phúc: lật đổ
Diệt: tắt, mất, diệt
Thố: thu xếp, xếp đặt, đặt để
Lễ: thái độ hợp với lý lẽ và phép tắc, điều lễ.
Nghĩa: hành vi chánh đáng, điều nghĩa
Liêm: trong sạch, liêm khiết
Sỉ: lòng thẹn
Du tiết: vượt khuôn phép
Tự tiến: luồn cúi để tiến thân
Uổng: cong quẹo, không ngay thẳng
Xảo trá: giả dối
Hạnh: phẩm hạnh
Tự toàn: tự nhiên toàn vẹn
Tà: gian tà, bậy bạ
NGỮ PHÁP:
Chính 正: làm cho ngay chính (hình dung từ dùng như động từ)
Hà vị: thế nào gọi là (cụm từ quen dùng, để hỏi)
Viết: gọi là, là (động từ nội động không hoàn toàn, dùng trong một đoạn liệt kê)
Hà vị: thế nào gọi là (cụm từ quen dùng, để hỏi)
Viết: gọi là, là (động từ nội động không hoàn toàn, dùng trong một đoạn liệt kê)
DỊCH NGHĨA:
Bốn giềng mối
Nước có bốn giềng mối: một giềng mối đứt thì nghiêng, hai giềng mối đứt thì nguy, ba giềng mối đứt thì đổ, bốn giềng mối đứt thì mất. Nghiêng thì có thể làm cho thẳng được, nguy thì có thể làm cho yên được, đổ thì có thể dựng lên được, mất thì không thể đặt lại được.
Thế nào gọi là bốn giềng mối? Một là lễ, hai là nghĩa, ba là liêm, bốn là sỉ.
Lễ là không vượt khuôn phép, nghĩa là không tự luồn lụy để tiến thân, liêm là không che việc xấu, sỉ là không theo điều tà vạy (cong quẹo bất chính). Cho nên không vượt khuôn phép thì ngôi trên yên; không luồn lụy để tiến thân thì dân không xảo trá; không che việc xấu thì phẩm hạnh tự nhiên toàn vẹn; không theo điều tà vạy thì việc bậy bạ không nảy sinh.
Thế nào gọi là bốn giềng mối? Một là lễ, hai là nghĩa, ba là liêm, bốn là sỉ.
Lễ là không vượt khuôn phép, nghĩa là không tự luồn lụy để tiến thân, liêm là không che việc xấu, sỉ là không theo điều tà vạy (cong quẹo bất chính). Cho nên không vượt khuôn phép thì ngôi trên yên; không luồn lụy để tiến thân thì dân không xảo trá; không che việc xấu thì phẩm hạnh tự nhiên toàn vẹn; không theo điều tà vạy thì việc bậy bạ không nảy sinh.
Trần Văn Chánh dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét