Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Ngu công di sơn

愚公移山
太行、王屋二山,方七百里,高萬仞。本在冀州之南,河陽之北。北山愚公者,年且九十,面山而居。懲山北之塞,出入之迂也,聚室而謀曰:吾與汝畢力平險,指通豫南,達于漢陰,可乎?雜然相許。
其妻獻疑曰:以君之力,曾不能損魁父之丘,如太行王屋何?且焉置土石?雜曰:投諸渤海之尾,隱土之北。遂率子孫荷擔者三夫,扣石墾壤,箕畚運于渤海之尾。鄰人京城氏之孀妻,有遺男,始齔,跳往助之。寒暑易節,始一反焉。河曲智叟笑而止之,曰:甚矣,汝之不惠。以殘年馀力,曾不能毀山之一毛,其如土石何?北山愚公長息曰:汝心之固,固不可徹,曾不若孀妻弱子。我雖死,有子存焉;子又生孫,孫又生子;子又有子,子又有孫。子子孫孫,無窮匱也。而山不加增,何患而不平?河曲智叟亡(無)以應。
《列子·汤问篇》

PHIÊN ÂM 

Ngu công di sơn
Thái Hàng ,Vương Ốc nhị sơn ,phương thất bách lí ,cao vạn nhận .bản tại Ký châu chi nam ,Hà Dương chi bắc . Bắc sơn Ngu công giả ,niên thả cửu thập ,diện sơn nhi cư . Trừng sơn bắc chi tắc ,xuất nhập chi vu dã ,tụ thất nhi mưu viết :”Ngô dữ nhữ tất lực bình hiểm ,chỉ thông Dự nam ,đạt ư Hán âm ,khả hồ ?” Tạp nhiên tương hứa .
Kì thê hiến nghi viết :”Dĩ quân chi lực ,tằng bất năng tổn Khôi Phủ chi khâu , Như Thái Hàng Vương Ốc hà ? thả yên trí thổ thạch ?”. Tạp viết :”Đầu chư Bột Hải chi vĩ , Ẩn Thổ chi bắc .” Toại suất tử tôn hà đảm giả tam phu ,khấu thạch khẩn nhưỡng , ki bản vận ư Bột Hải chi vĩ . Lân nhân Kinh Thành thị chi sương thê ,hữu di nam ,thủy sấn ,khiêu vãng trợ chi . Hàn thử dịch tiết ,thủy nhất phản yên .
Hà khúc trí tẩu tiếu nhi chỉ chi ,viết :”Thậm hĩ , Nhữ chi bất huệ . Dĩ tàn niên dư lực ,tằng bất năng huỷ sơn chi nhất mao , kì như thổ thạch hà ?”. Bắc sơn ngu công trường tức viết :”Nhữ tâm chi cố ,cố bất khả triệt ,tằng bất nhược sương thê nhược tử . Ngã tuy tử ,hữu tử tồn yên ;tử hựu sinh tôn ,tôn hựu sinh tử ;tử hựu hữu tử ,tử hựu hữu tôn .tử tử tôn tôn ,vô cùng quỹ dã .nhi sơn bất gia tăng ,hà hoạn nhi bất bình ?”. Hà khúc trí tẩu vong (vô) dĩ ưng .
《Liệt tử · Thang Vấn thiên 》

Tác giả – Tác phẩm

Sách Liệt Tử còn được tôn xưng là Xung hư chân kinh, tương truyền do một người thuộc phái đạo gia là Liệt Ngự Khấu (430-439 trước CN) soạn ra, nhưng truyền thuyết này còn bị đặt nhiều nghi vấn. Có lẽ nó là một công trình của tập thể nhiều thế hệ, đến đời Tấn (thế kỷ IV) được Trương Trầm sưu tập và chú giải, bản lưu truyền đến nay gồm 8 thiên, trình bày tư tưởng Đạo gia qua nhiều truyền thuyết, huyền thoại, ngụ ngôn… có ý nghĩa hàm súc, tế nhị. Bài trên đây là một ngụ ngôn đặc sắc có tính thần thoại chép ở thiên “Thang vấn“, kể chuyện Ngu công dời núi, phản ảnh nghị lực kiên cường của người dân lao động thời cổ trong việc cải tạo thiên nhiên, đồng thời nói lên chân lý: nếu có đủ quyết tâm và sự kiên trì thì khó khăn nào cũng vượt qua.

TỪ NGỮ

Thái Hàng, Vương Ốc: hai núi ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc)
Nhận: nhận (đơn vị đo chiều dài bằng 8 thước đời Chu, tương đương 6,48m bây giờ)
Ký Châu: thuộc Sơn Tây và Hà Bắc ngày nay
Hà Dương: thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay
Ngu công: ông già ngu ngốc
Trừng: khổ, khổ vì
Tắc: ngăn trở
Vu: đi vòng quanh
Dự: châu Dự, thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay
Hán: sông Hán (phát nguyên ở tỉnh Thiểm Tây)
Âm: phía nam
Tạp nhiên tương hứa: mọi người nhao nhao lên cùng biểu đồng tình
Hiến nghi: nêu lên mối ngờ vực
Khôi phủ: một ngọn núi nhỏ ở huyện Trần Lưu, tỉnh Hà Nam
Bột Hải: vùng biển ở phía đông tỉnh Hà Bắc
Ẩn thổ: tức U Châu, thời xưa thuộc vùng đông bắc Trung Quốc
Phu: người (đàn ông)
Khẩn: khai khẩn
Nhưỡng: đất
: cái sọt
Bổn: cái ky
Lân nhân: người láng giềng
Kinh Thành thị: họ Kinh Thành (họ kép)
Sương thê: người vợ góa
Di nam: đứa con trai sinh ra sau khi cha đã chết
Sấn: thay răng sữa (mọc răng vĩnh viễn)
Hà khúc: khúc quanh sông
Trí tẩu: ông già không ngoan
Chỉ: ngăn cản
Huệ: thông minh, sáng suốt
Mao: cỏ cây
Tức: thở
Cố: ngoan cố, cố chấp
Triệt: tẩy bỏ
Nhược: yếu đuối
Quỹ: tận, hết

NGỮ PHÁP

Thả: gần (phò từ), đặt trước số từ để biểu thị số lượng xấp xỉ.
Tằng bất: không từng, chưa từng (cụm từ quen dùng)
Như … hà: làm sao được…, làm thế nào được, làm gì … được?
Tuy: dù, dù cho, cho dù (liên từ)
Vô dĩ 亡以: dùng như 無以 , “không có gì để, không còn cách nào để, không thể”

DỊCH NGHĨA

Ngu công dời núi
Hai núi Thái Hàng, và Vương Ốc, chu vi rộng bảy trăm dặm, cao vạn nhận, vốn ở tại phía nam Ký Châu và phía bắc Hà Dương. Có ông Ngu công ở núi phía bắc, tuổi đã gần chín mươi, nhà ở đối diện với núi. Khổ vì phía bắc núi bị cản trở, khi ra vào đều phải đi vòng, ông bèn tập hợp người nhà bàn tính: “Ta cùng các con cố sức san bằng chướng ngại để thông với phía nam Dự Châu và phía nam sông Hán Thủy, có được không?”. Mọi người lao nhao lên cùng đồng ý.
Vợ ông nêu lên mối ngờ vực, nói: “Với sức (già) của ông, chưa từng san bằng nổi cái gò nhỏ Khôi Phủ, thì làm gì được núi Thái Hàng, Vương Ốc! Vả lại đất, đá biết đổ vào đâu?”. Mọi người xôn xao trả lời: “Quẳng nó bên bờ Bột Hải và chở đến phía bắc Ẩn Thổ là xong”. Thế là Ngu công dẫn ba người quảy gánh trong đám con cháu, cùng đục đá, đào đất, dùng ky, sọt vận chuyển đến bên bờ Bột Hải. Đứa con mồ côi của bà góa phụ gia đình họ Kinh Thành, mới thay răng sữa cũng chạy tung tăng theo giúp đỡ họ. Trải qua các mùa nóng lạnh, một năm họ mới về nhà một lần.
Có một cụ già thông minh ở chỗ khúc quanh sông, cười và ngăn cản ông rằng: “Ông thật chẳng thông minh! Với tuổi già sức yếu như vậy, chưa từng nhổ được một cây cỏ ở núi, thì sao làm gì được đống đất, đá thế kia!”. Ngu công thở dài, nói: “Đầu óc của ông thật cố chấp, cố chấp đến khó mà tẩy bỏ được, chẳng bằng được như đứa bé yếu đuối của bà góa phụ kia! Dù tôi có chết đi, con tôi vẫn còn đó; con lại sinh ra cháu, cháu lại sinh con; con lại có con, con của nó lại có cháu; con con cháu cháu, không cùng tận; mà núi thì không cao thêm, lo gì mà không san phẳng được?”. Cụ già thông minh ở khúc quanh sông không trả lời được.

Trần Văn Chánh dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét