Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Khuyến học

【勸學】


荀子

君子曰:學不可以已。青,取之于藍,而青于藍;冰,水為之,而寒于水。木 直中繩,揉以為輪,其曲中規,雖有槁暴,不復挺者,輮使之然也。故木受 繩則直,金就礪則利。君子博學而日參省乎己,則知明而行無過矣。故不登高山,不知天之高也;不臨深谿,不知地之厚也;不聞先王之遺 言,不知學問之大也。干,越,夷,貉之子,生而同聲,長而異俗,教使之然也。

Quân tử viết  “học bất khả dĩ dĩ”  Thanh  thủ chi ư lam  nhi thanh ư lam  băng  thủy vi chi  nhi hàn ư thủy  Mộc trực trúng thằng  nhụ dĩ vi luân  kì khúc trúng quy  tuy hữu cảo bạo  bất phục đĩnh giả nhụ sử chi nhiên dã  cố mộc thụ thằng tắc trực  kim tựu lệ tắc lợi  quân tử bác học nhi nhật tham tỉnh hồ kỉ  tắc tri minh nhi hành vô quá hĩ   cố bất đăng cao sơn  bất tri thiên chi cao dã  bất lâm thâm khê bất tri địa chi hậu dã bất văn tiên vương chi di ngôn  bất tri học vấn chi đại dã  Can Việt Di Mạch chi tử  sanh nhi đồng thanh  trưởng nhi dị tục  giáo sử chi nhiên dã

吾嘗終日而思矣,不如須臾之所學也。吾嘗跂而望矣,不如登高之博見 也。登高而招,臂非加長也,而見者遠。順風而呼,聲非加疾也,而聞者彰。假輿馬者,非利足也,而致千里。假舟楫 者,非能水也,而絕江河。君子生非異也,善 假于物也。

Ngô thường chung nhật nhi tư hĩ  bất như tu du chi sở học dã  ngô thường xí nhi vọng hĩ  bất như đăng cao chi bác kiến dã  đăng cao nhi chiêu  tí phi gia trưởng dã  nhi kiến giả viễn  Thuận phong nhi hô  thanh phi gia tật dã  nhi văn giả chương  Giả dư mã giả  phi lợi túc dã  nhi trí thiên lí  Giả chu tiếp giả  phi năng thủy dã  nhi tuyệt giang hà  Quân tử sanh phi dị dã  thiện giả ư vật dã 

积土成山,风雨兴焉。积水成渊,蛟龙生焉。积善成德,而神明自得,圣心备 焉。故不积跬步,无以至千里;不积小流,无以成江海。骐骥一跃,不能十步;驽马十驾,功在不舍。锲而舍之,朽木不折;锲而不舍,金石可镂。蚓无爪牙之利, 筋骨之强,上食埃土,下饮黄泉,用心一也。蟹六跪而二螯,非蛇鱔 之穴无可寄托者,用心躁也。
 Tích thổ thành sơn  phong vũ hưng yên  Tích thủy thành uyên  giao long sinh yên  tích thiện thành đức  nhi thần minh tự đắc  thánh tâm bị yên Cố bất tích khuể bộ  vô dĩ chí thiên lí  bất tích tiểu lưu  vô dĩ thành giang hải  Kì kí nhất dược  bất năng thập bộ  nô mã thập giá  công tại bất xả Khiết nhi xả chi  hủ mộc bất chiết  khiết nhi bất xả  kim thạch khả lũ Dẫn vô trảo nha chi lợi  cân cốt chi cường  thượng thực ai thổ  hạ ẩm hoàng tuyền  dụng tâm nhất dã  Giải lục quỵ nhi nhị ngao  phi xà thiện chi huyệt vô khả kí thác giả  dụng tâm táo dã 。。。

Tác giả – Tác phẩm

quantuTuân Tử (315 – 236 trước CN) tên thật là Huống, tự là Khanh nên còn gọi là Tuân Khanh, thầy của Lý Tư và Hàn Phi.  Tư tưởng của Tuân Tử căn bản giống Khổng Tử (về quân quyền, lễ nghĩa…) nhưng lại cực lực đả phá những học thuyết khác của Mặc Tử, Trang Tử, kể cả Mạnh Tử.  Ông chủ trương thuyết “tính ác”, ngược hẳn với thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử.
Sách Tuân Tử truyền lại cho đến nay còn 32 thiên, trong số đó chỉ có 4 thiên Thiên luận, Giải tế, Chính danh và Tính ác là được các học giả thừa nhận do chính ông viết, nhưng những thiên còn lại đều do người đời sau thêm vào.  Bài trên đây được trích từ thiên “khuyến học”, thiên đầu trong sách Tuân Tử, bàn về đường lối và mục đích học tập của người quân tử, chủ yếu dùng lối thí dụ để thuyết minh các lý lẽ.

DỊCH NGHĨA


Khuyến học 
Người quân tử nói: “Việc học không thể dừng được”.  Màu xanh lấy ra từ cây chàm nhưng lại xanh hơn cây chàm; băng do nước tạo ra, nhưng lạnh hơn nước.  Khúc gỗ thẳng trúng với dây mực, hơ nóng cho cong để làm bánh xe; độ cong của nó hợp với khuôn tròn.  Dù có mang ra phơi cho khô cũng không làm thẳng lại được, đó là vì sự hơ cong khiến nó ra như thế vậy.  Vì thế nên gỗ nhờ dây mực mà thẳng, đao kiếm đặt vào đá mài thì bén.  Người quân tử học rộng mà mỗi ngày phải ba lần kiểm điểm lại mình thì trí tuệ mới sáng suốt và hành vi sẽ không có lỗi lầm.  Cho nên, không lên núi cao thì không biết được trời cao; không đi đến khe sâu thì không biết được đất dày.  Không nghe lời truyền lại của các bậc tiên vương thì không biết được sự rộng  lớn của việc học.  Những đứa con của nước Can, nước Việt, dân Di, dân Mạch khi sinh ra có cùng tiếng khóc như nhau, nhưng lớn lên tập tục lại khác nhau, là do sự giáo hóa khiến chúng như thế.
Ta thường suốt ngày suy nghĩ (không đâu), chẳng bằng được sự học trong khoảnh khắc.  Ta thường nhón gót để nhìn ra xa, chẳng bằng sự thấy rộng khi lên chỗ cao.  Lên cao mà vẫy tay gọi, tay không phải dài hơn, nhưng người ở xa cũng trông thấy được.  Xuôi theo chiều gió mà la lớn, âm thanh không đi nhanh hơn, nhưng người ở xa cũng nghe được rõ.  Người nhờ vào ngựa xe, không phải họ đi đường giỏi, nhưng có thể đi xa đến ngàn dặm.  Người nhờ vào thuyền, chèo, không phải là giỏi bơi lội, nhưng có thể vượt qua sông ngòi.  Tính của người quân tử không phải lạ hơn người khác, chỉ vì họ khéo nhờ vào vật ở bên ngoài mà thôi…
Gom đất thành núi, mưa gió mới nổi lên từ đó; chứa nước thành vực, giao long mới sinh ra ở đó; tích lũy điều thiện thành đức tốt, thì tinh thần mới đạt cảnh giới cao, trí tuệ mới phát triển, tư tưởng của thánh nhân mới có đủ trong đó.  Cho nên không góp những nửa bước (bước ngắn) lại thì không thể đi đến thành sông, biển.  Ngựa kỳ ngựa ký một lần nhảy không thể xa đến mười bước; ngựa hèn kéo xe đi trong mười ngày cũng lập công được nhờ chỗ đi mãi không dừng.  Khắc nửa chừng rồi bỏ thì gỗ mục cũng không khắc đứt; nếu khắc mãi không dừng, thì đá cứng cũng khắc được.  Con giun đất không có móng vuốt bén nhọn và gân cốt cứng chắc, nhưng trên thì ăn được bùn đất, dưới thì uống được nước suối vàng, là do dụng tâm của nó chuyên nhất.  Con cua có sáu ngoe và hai càng, nhưng nếu không có hang rắn hang lươn thì cũng không có chỗ gởi thân, là vì dụng tâm của nó nông nổi vậy…
 
Trần Văn Chánh dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét