【天下】
天下皆知美之為美,斯惡已;皆知善之為善,斯不善已。故有無相生,難易相成,長短相形,高下相傾,音聲相和,前後相隨。是以聖人處無為之事,行不言之教,萬物作焉而不辭,生而不有,為而不恃,功成而弗居。夫唯弗居,是以不去。
Thiên hạ
Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ ,tư ác dĩ ;giai tri thiện chi vi thiện ,tư bất thiện dĩ . Cố hữu vô tương sinh ,nan dị tương thành ,trường đoản tương hình,cao hạ tương khuynh ,âm thanh tương hoà ,tiền hậu tương tuỳ . Thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự ,hành bất ngôn chi giáo ,vạn vật tác yên nhi bất từ ,sinh nhi bất hữu ,vi nhi bất thị ,công thành nhi phất cư . Phù duy phất cư ,thị dĩ bất khứ .
Tác giả – Tác phẩm
Lão Tử hay Đạo Đức Kinh của Lão Tử (sinh năm 570 trước CN) là sách triết lý kinh điển của phái Đạo gia Trung Quốc, có địa vị và ảnh hưởng tương tự như Luận ngữ bên Nho giáo. Sách được hình thành trong thời đại Chiến quốc, bàn về quy luật vận động của thế giới tự nhiên, nêu lên mặt mâu thuẫn và đối lập-thống nhất lẫn nhau trong hiện thực, phản đối sự áp bức về chính trị, chủ trương trở về với lối sống “thanh tĩnh, vô vi” như xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Đến đời Đường, Lục Đức Minh mới đem sách Lão Tử ra chú giải về âm nghĩa; bản còn lưu truyền đến nay gồm 81 chương (xem thêm category Đạo Đức Kinh), tổng cộng khoảng 5000 chữ, cơ bản viết bằng văn vần. Đoạn trên đây trích ở chương 2 sách Lão Tử, luận về lẽ tương đối của tốt xấu, thiện ác, hữu vô, khó dễ, dài ngắn, trước sau…, xem như căn bản triết lý của Đạo gia.
NGỮ PHÁP
Tư: thì (liên từ), dùng như (tắc)
Dĩ: rồi, vậy (trợ từ cuối câu, biểu thị khẳng định
Yên: trợ từ làm ngữ vĩ cho động từ: (tác yên …)
Phù duy…thị dĩ…: chính vì…cho nên… (phù duy phất cư, thị dĩ bất khứ)
Dĩ: rồi, vậy (trợ từ cuối câu, biểu thị khẳng định
Yên: trợ từ làm ngữ vĩ cho động từ: (tác yên …)
Phù duy…thị dĩ…: chính vì…cho nên… (phù duy phất cư, thị dĩ bất khứ)
DỊCH NGHĨA
Thiên hạ
Khi thiên hạ đều biết cái tốt là tốt thì đó đã là cái xấu rồi. Khi thiên hạ đều biết cái thiện là thiện thì đó đã là cái bất thiện rồi. Cho nên cái Hữu và cái Vô sinh ra nhau, cái khó và cái dễ nghiêng vào nhau, cái dài và cái ngắn giao tiếp nhau, âm và thanh chuyển hóa cho nhau, cái đi trước và cái đi sau đi theo nhau. Chính vì vậy bậc thánh nhân thi hành cái việc Vô vi, thực hiện việc dạy không dùng lời. Muôn vật xuất hiện mà mình không nói, chúng sinh ra mà mình không chiếm lấy, mình làm mà không cậy công, công lao hoàn thành mà mình không kể công. Chính vì mình không kể công, cho nên (công) mới không mất đi.
Phan Ngọc dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét