Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Chữ “CHÍ” trong Nho Giáo


Nghĩa chữ -CHÍ là thế nào? Một đời người của chúng ta, tiền đồ hy vọng vẫn không biết chừng nào; nhưng khi bắt đầu ra đời, nước bước thứ nhất là cốt ở chữ -chí-.


Chữ Trí
Chữ Trí
Thí dụ như người đi đường, tất trước hết có cái bụng muốn đi, định một vài phương hướng đi đường nào. Đã định phương hướng xong thời quyết định đi cho đến. Cái lòng muốn đi và cái lòng quyết định muốn đi đó tức là chí. Hễ trăm việc gì mà trước hết không có chí thời tất nhiên khi làm chỉ là miễn cưỡng không vui làm, và lại hay nửa đường bỏ dở không làm được nên; trái lại, hễ có chí nhất định thời tất nhiên vui làm mà quyết làm cho tới kỳ cùng. Chí đã được như thế, việc gì chắc cũng phải nên. Người xưa có câu -Hữ chí giả, cảnh thành- nghĩa là người đã có chí thời việc chắc phải nên. Chính giữa Đức Khổng Tử cũng có câu: -Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học.
Đức Khổng Tử sợ người ta lập chí, nếu có sai lầm thời làm hỏng mất một đời người của mình. Vậy nên ngài dạy cho học trò, thường hay nói đi nói lại về chữ -chí-.
Tử viết: -Tam quân khả đoạt súy giả, thất phu bất khả đoạt chí giả-.
Đem ba đội quân giử một ông tướng, có khi giặc nó cướp mất ông tướng; chứ đến như đứa thất phu, tuy chỉ một mình nó, mà cái chí nó đã vững vàng thời dầu ức muôn người cũng không thể nào cướp được chí nó.
Xem như câu ấy thời cái uy quyền thân thế của chữ -chí- lớn vô cùng. Bởi vì đã có chí, tất nảy ra siêng học; đã siêng học, tất trí thức thêm nhiều, mà tài năng ngày càng tân tiến. Trí đủ, tài đủ, việc gì làm chẳng xong? Vậy bàn đến việc học, tất nhiên phải cần có chí. Duy có một điều rất đáng lo sợ là sợ cái chí hướng mình sai lầm mà thôi: Hoặc chí ư ăn ngon mặc đẹp, hoặc chí ư phú quý tuồng đời, hoặc chí cầu danh trục lợi, thời những cái chí đó chỉ là khiến cho nhân cách mình hèn hạ, giá trị mình đê liệt, kết quả chỉ là một người hư. Truy nguyên cho đến tạo nhân thời chỉ vì lúc đầu lập chí đã sai lạc.
Chữ Chí được ghép bởi 2 chữ: chữ Sĩ ở trên, chữ Tâm ở dưới,
tức Chí là tâm của kẻ sĩ, hễ người học hành, theo đuổi thi cử, ắt phải có Chí hướng,
ngày nay ta càng hiểu, con người hơn nhau ko vì xuất thân, hoàn cảnh, mà chính là do chí hướng,
chính chí hướng là cái sinh Tâm, Đức, Tài,
chữ Chí cũng xuất hiện nhiều trong thơ văn như:
“Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyện dời”
hay “Ko có việc gì khó
Chỉ sợ lòng ko bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
“Có chí thì nên”, do vậy  chúng ta cần nuôi dưỡng ý chí cho bản thân,
có như vậy mới ko bị lạc bước trên con đường đời,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét