Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Triết học Trung Quốc


Hoàn cảnh ra đời triết học Trung hoa cổ, trung đại

Thời Tam đại có các triều đại nhà Hạ, Thương và Tây Chu

Căn cứ vào các văn bản cổ và các di vật khảo cổ được tìm thấy thì triều đại nhà Hạ ra đời vào khoảng thế kỷ XXI tr.CN. Đây là nhà nước đầu tiên của thời kỳ xã hội cổ đại ở Trung Hoa.
Về tình hình kinh tế - xã hội, thời đại này người Hạ đã biết chế tạo, sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng và có dấu hiệu xuất hiện văn tự.
Khoảng nữa đầu thế kỷ XVII tr.CN, Thành Thang - người đứng đầu bộ tộc Thương đã lật đổ vua Kiệt nhà Hạ, lập nên nhà Thương đặt đô ở đất Bạc (thuộc tỉnh Hà Nam bây giờ). Đến thế kỷ XIV tr.CN, Bàn Canh dời đô về đất Ân (thuộc huyện An Dương, Hà Nam ngày nay). Vì vậy nhà Thương còn gọi là nhà Ân.
Vào thời nhà Thương, trình độ sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất còn lạc hậu (đồ sắt chưa phổ biến). Về văn hoá đã phát minh ra chữ viết, đã quan sát được sự vận hành của Mặt Trăng, các vì sao, tính chu kỳ lên xuống của nước sông, làm ra âm lịch, lịch mùa dựa trên "can" và "chi". Về tư tưởng, con người ở thời nhà Thương đã bước vào giai đoạn thờ tổ tiên thay cho tín ngưỡng Tô tem giáo.
Khoảng thế kỷ XI tr.CN, Chu Vũ Vương – con trai Chu Văn Vương đã diệt vua Trụ nhà Thương, lập nên nhà Chu, đóng đô ở Thiểm Tây ngày nay, phía tây nước Chu, gọi là Tây Chu, đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Hình thái kinh tế - xã hội thời Tây Chu có những đặc điểm cơ bản sau:
  • Nhà Chu thực hiện chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất (ruộng đất) và sức lao động. Về nguyên tắc, ruộng đất và mọi thành viên đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu.
  • Trong xã hội có sự phân chia thành hai hạng người, đó là quân tử (quý tộc) và tiểu nhân (kẻ hèn).
  • Sự phân công lao động, chia tách xã hội lần thứ nhất chưa triệt để.
  • Về tư tưởng có sự gắn chặt giữa thần quyền và thế quyền.

Thời Xuân Thu - Chiến Quốc

Đây là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, còn gọi là thời Đông Chu, do Chu Bình Vương dời đô về phía Đông (Lạc Dương, Hà Nam ngày nay).
  • Thời Xuân Thu (khoảng 770 – 475 tr.CN).
  • Thời Chiến Quốc (475 – 221 tr.CN):
  • Về lực lượng sản xuất: Đồ sắt phát triển khá phổ biến, kỹ thuật canh tác phát triển. Nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế đã có tác động mạnh đến hình thức sở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội.
  • Về chính trị: Thời Xuân Thu, mệnh lệnh của Thiên tử nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cátcứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các "kẻ sĩ" luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ "Bách gia chư tử" (trăm nhà trăm thầy), "Bách gia minh tranh" (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh.

Đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ, trung đại

Thứ nhất là nền triết học nhấn mạnh tinh thần nhân văn. Trong tư tưởng triết học Trung Hoa cổ, trung đại, tư tưởng liên quan đến con người như triết học nhân sinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học lịch sử phát triển, còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt.
Thứ hai là chính trị đạo đức, các triết gia Trung Hoa đều tập trung vào lĩnh vực luân lý đạo đức, xem việc thực hành đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội.
Thứ ba là nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa tự nhiên và xã hội. Các nhà triết học nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa các mặt đối lập, coi trọng tính đồng nhất của các mối liên hệ tương hỗ của các khái niệm, coi việc điều hoà các mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết các vấn đề.
Thứ tư là tư duy trực giác. Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy triết học cổ, trung đại Trung Hoa là nhận thức trực giác, tức là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Cảm nhận tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vật ăn khớp, khơi vậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó mà nắm bản thể trừu tượng. Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức, "lấy tâm để bao quát vật".

















































Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

BÍ ẨN CỦA BÁT QUÁI



Như đã biết, 64 quẻ Dịch dựa trên sự thành lập của Bát Quái. Cố giáo sư Nguyễn Hoàng Phương đã viết: "Dịch là bài toán hiểm trở nhất" tức cách thành lập nội dung của quẻ Dịch. Tuy nhiên, có 2 loại Dịch là Tiên Thiên Dịch - Phục Hy Dịch và Hậu Thiên Dịch - Chu Dịch, trong đó cái Quái của Tiên Thiên Bát Quái cũng là của Hậu Thiên Bát Quái, nhưng khác phương vị... Do vậy, khi tìm hiểu Tiên Thiên Bát Quái thì không thể không quay lại Hậu Thiên Bát Quái. Kinh Dịch tạo ra bởi các bậc Thánh nhân, nội dung là Thánh triết.

Bát Quái Tiên Thiên theo một vị trong Cao Đài (tham khảo: "Trước cửa Không rồi mối Đạo thông")
dlcd-056.png

dlcd-062.gifdlcd-063.gif   dlcd-079.gifdlcd-076.png

Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng biến hóa vô cùng
dlcdq2008.png

VUTRU.jpgHOANHDO.jpg

Hậu Thiên Bát Quái

Hậu Thiên Bát Quái là quy luật tương tác từ Mặt trời (trong mối tương quan với các hành tinh) tới Địa cầu và vạn vật sinh sống trên đó trong quá trình vận động trong cùng một Hệ quy chiếu (một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành). Cách dễ hiểu nhất đấy chính là quy luật xuân, hạ, thu, đông trên Địa cầu. Địa cầu lúc này như một "Điểm" chịu tương tác có quy luật từ "Mặt trời to lớn" phát ra. Trong khi đó, Địa cầu với từ tường của mình, định hình nên quy luật vận động Hà đồ - Lạc thư, để từ đó chúng ta có công thức Hậu Thiên Bát Quái phối "Hà đồ của Địa Cầu".

Tương tác từ Mặt trời (mặt) tới Địa cầu (điểm)
vutru242435474.jpg?width=500

Bốn mùa trên Địa cầu
11_28_2014_10_36_41_AM_Trai%20dat%20quan

Riêng đối với Dương lịch, cách trình bày trên so với Âm lịch là không tương đương, do hiện tượng tuế sai 25.920 năm, cho nên ngày xưa cần xác định ngày Đông Chí theo Âm lịch để xây dựng lịch hàng năm, với điều chỉnh "canh khắc" theo hiện tượng tuế sai. Lịch sử tôn giáo phương Tây và một số nước phương Đông thì ngày 25 tháng 12 hàng năm là ngày giáng sinh của thần Mặt Trời Vạn Thắng.

Ai về nhắn họ Hy Hòa
Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài) trống canh.

"Hậu Thiên Bát Quái" phối "Hà đồ của Địa cầu"
164h.jpg

Cũng do nhận thức quy luật của thực vật (Cây Đời Sống) trên Địa cầu tuân thủ rõ ràng quy luật tương tác của Hậu Thiên Bát Quái: xuân, hạ, thu, đông, do vậy người xưa đã xây dựng được công thức Địa chi tương ứng, ở đây cũng tuân thủ nguyên lý sinh - vượng - mộ và mộ -> là hành Thổ đặc trưng (Sửu - Mùi, Thìn - Tuất), hành Thổ này có mục đích chuyển tiếp từ hành này sang hành khác.

Địa Chi (phát triển từ Hậu Thiên Bát Quái và quy luật sinh sống của thực vật: xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng)
dh2.jpg

LIEMTANG.jpg

Ở đây, điểm chuyển tiếp là điểm đầu của các cung Sửu, Mùi, Thìn, Tuất. Vấn đề này dựa trên vùng tương tác trên mặt Địa cầu từ ánh sáng mặt trời. Địa cầu tự thân vận động quay quanh trục hướng về điểm Cực bắc tạo một góc 23.5 độ so với trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo, đồng thời cũng di chuyển trên quỹ đạo xung quanh Mặt trời trên mặt phẳng Hoàng đạo. Tuy nhiên, từ trường bắc - nam của Địa cầu lại lệch so với trục quay Địa cầu 12.3 độ, do vậy trục từ trường chỉ còn lệch so với trục vuông góc Hoàng đạo 11.2 độ. Qua hình ảnh Nhật Nguyệt đồng tranh chúng ta sẽ nhận ra bốn điểm chuyển tiếp đầu của hành Thổ chính là trục ngang Hoàng đạo (điểm đầu cung Thìn - Tuất) và trục đứng vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo (điểm đầu cung Sửu - Mùi).


Truchoangdao.jpg
Đối với La kinh, do định phương vị từ trường để xác định tương tác theo Hậu Thiên Bát Quái tới vị trí trên mặt Địa cầu, cho nên chỉ dùng Bát Quái chứ không phải phân chi tiết theo Địa chi. Địa chi là khi áp dụng cho cây xanh, động vật, con người thôi, cần có vùng đệm hành Thổ, chống "Shock", sau này thiên bàn Tử vi dùng từ Địa chi, ngay cả trong Đông y cũng vậy.

La kinh phong thủy
lakinhlacthu.jpg?t=1215056983


Từ trường nam châm bên cạnh la bàn có kim chỉ Nam
khaosatB_nc_thang_1.jpg

Độ lệch trục từ trường Địa cầu so trục quay Địa cầu (trục địa lý)
3_8522_6632913183225312500.JPG


Nhật nguyệt đồng tranh qua trục vuông góc với mặt phẳng Hoàng đạo
167h.jpg

Đối với đường Bạch đạo - quỹ đạo của Mặt trăng, thì có độ lệch so với mặt phẳng Hoàng đạo khoảng 5.0 độ.

Hoàng Đạo (năm) - Quỹ đạo Mặt trời: Đạo là Rồng tức Rồng Vàng.
Bạch Đạo (tháng) - Quỹ đạo Mặt trăng: Rồng Trắng. Kinh đô Bạch Long tại bộ Phong Châu của nước Văn Lang.
Xích Đạo (ngày) - Quỹ đạo Địa cầu: Rồng Đỏ.
Thần Đạo, Nhân Đạo (giờ) - Quỹ đạo của Con Người: Rồng Đen.

Từ đó, khi chúng ta phối hợp Hậu Thiên Bát Quái với Hà đồ - Lạc thư của Địa cầu và công trình trên mặt Địa cầu thì phải đặt phương Bắc lên trên, còn đối với Hậu Thiên Bát Quái với Hà đồ của cây xanh, động vật, con người thì phải đảo ngược lại tức phương Nam ở trên (đây là công thức áp dụng từ trước tới nay) dựa trên La kinh phong thủy như đã viết ở các bài trên.

La kinh phong thủy 24 sơn hướng và Bát Trạch
BCungViet07.jpg

Các trục quy ước tên gọi
Trục Khảm - Ly gọi là trục Định Vị (từ trường), trục Chấn - Đoài gọi là trục Sinh - Tử.
BQQuymonViet02.jpg

Mặt khác, chúng ta cũng đã biết Địa cầu di chuyển trên quỹ đạo xung quanh Mặt trời không phải là một đường liên tục, mà là một đường dích dắc như hình Sin, thực trạng này là hiện tượng Chương Động trong thiên văn, ngoài thực trạng trục Trái đất quay một góc nhỏ sau 25.920 năm (tuế sai) lại trở về vị trí cũ, đây là hiện tượng Tiến Động. Do hiện tượng Tiến Động mà thời xưa, có lúc quốc gia này lễ hội mùa xuân lại rơi vào mùa hè, lễ hội mùa thu lại rơi vào mùa đông mà không biết tại sao. Từ hiện tượng này, mà người xưa xác định được quy luật tương tác Huyền không phi tinh trên Hà đồ của Địa cầu.

Hiện tượng Chương Động
volgyesi13057.jpg

Theo Huyền không phi tinh: quy tắc nam phi nghịch, nữ phi thuận để xác định Cung phi của cá nhân. Tuy nhiên, khi dùng Huyền không phi tinh cho Công trình trên Địa cầu hay chính là cho Địa cầu thì phi tinh thuận hay nghịch? Trường khí Huyền không phi tinh này bao trùm Hệ mặt trời, thì Mặt trời là Dương còn Địa cầu là Âm, do vậy khi quán xét tương tác này cho một "ngôi gia" hay đánh giá một châu lục trong một năm thì dùng quy tắc Phi Thuận. Chúng ta cần nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này, tất nhiên Phi tinh trên công thức Hà đồ chứ không phải Lạc thư.

Cũng từ quy luật của Huyền không phi tinh theo năm mà người xưa xác định được Cung Phi mỗi cá nhân, từ đó xác định được sự tương ứng của bộ môn từ trường Địa cầu - Bát Trạch. Cung Phi theo Huyền không phi tinh là quy luật lớn ngoài Hệ mặt trời, vượt ra khỏi thuộc tính theo bảng Lục thập hoa giáp quy ước tương tác trong Hệ mặt trời trên Địa cầu theo các nguyên tắc: "ngũ vận lục khí", "sinh - vượng - mộ", "khởi mốc Giáp Tý hành Kim - Vận khí khắc Thiên can trong quy tắc chủ thể nhận tương tác từ khách thể: "khắc - sinh - hòa - bị sinh - bị khắc".

Chu kỳ Vận khí (mệnh người) theo Lục thập hoa giáp (đổi Tốn Khôn)
LacthuHG05.jpg



Gia đình cũng là một đơn vị quy ước nhận tương tác theo công thức Hậu Thiên Bát Quái. Chú ý, Hậu Thiên Bát Quái là công thức tính tương tác từ Mặt trời, và ngay cả những tác tác có quy luật lớn khác, nhưng vì quá lớn nên không tính vì Hệ mặt trời hay Địa cầu đã nằm ngay trong một "Hành" trong thời gian dài rồi (gọi là bị "nhúng", chẳng hạn Hệ mặt trời trước 2013 bị "nhúng" trong trường khí của cung Song Ngư).

Quy ước 8 thành viên của một gia đình này "giống" hoạch quái của Tiên Thiên Bát Quái nhưng quy ước theo Hậu Thiên Bát Quái, hoặc theo Huyền không phi tinh như định hình cung phi của một con người để quan xét theo Bát Trạch căn nhà, do vậy cần phản quán xét kỹ ý nghĩa hơn nữa.

265.jpg

ĐẾN ĐÂY THÌ Ý NGHĨA CỦA CÔNG THỨC HẬU THIÊN BÁT QUÁI ĐÃ RÕ, TUY NHIÊN CHÚNG TA CHƯA BÀN ĐẾN "HOẠCH QUÁI" (tùy theo hệ quy chiếu thiên văn lớn dần trong quy ước Chủ thể và Khách thể để cùng có quy luật Hậu Thiên Bát Quái nữa, "Đồng thanh tương ứng, đồng Khí lương cầu").

BÍ ẨN CỦA 4 HÀNH MỘ SỬU, MÙI, THÌN, TUẤT TRÊN 12 CUNG ĐỊA CHI CHỨNG TỎ 12 CUNG HOÀNG ĐẠO THIÊN VĂN TÂY PHƯƠNG BỊ "KHÓA" HAY "BÍ" Ở ĐIỂM NÀY.

KHI ĐÃ RÕ, THÌ CÁCH VẬN DỤNG NGÔN TỪ RẤT CHÍNH XÁC ĐỐI VỚI SỰ PHỐI HỢP QUÁN XÉT CÁC TỔ HỢP TƯƠNG TÁC TRONG HOẶC NGOÀI HỆ QUY CHIẾU, CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ...

- Từ đó, chúng ta nhận định Vũ Trụ Vô Cùng có từ trường không??? Đây là câu hỏi tối quan trọng! Nếu có, nó sẽ bắt buộc mọi thứ trong nó tuân thủ từ trường nay!
- Vũ Trụ đã quay hết một vòng của chính nó? Hay đạt cực đỉnh 1/2 vòng rồi tan rã.
- Sự phân biệt, đối đãi Âm Dương (Dương)/ Ngũ Hành (Âm) luôn phải có quy ước về chủ thể và khách thể, thuộc hệ quy chiếu tương tác nào chẳng hạn Hệ mặt trời đối với chủ thể con người, hệ quy chiếu sinh lý nội tại của con người đối với chính "con người đó"...
- Thể phách (khi sống và sau khi chết) mô phỏng Con người vẫn tuân theo Hà đồ của Con người đó.
- Hệ quy chiếu có thể là Vũ trụ toàn thể.
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33587-nhung-mat-xich-va-gioi-han-trong-viec-nghien-cuu-co-su-viet/page-3


Bảng tóm tắt các thông số thiên văn của Hệ mặt trời



Về mặt thiên văn, cần phân biệt được mặt phẳng Hoàng đạo và "trục quay nghiêng một góc so với trục vuông góc của mặt phẳng Hoàng đạo" của các hành tinh trong Hệ mặt trời là rất quan trọng. Dưới đây là Bảng tóm tắt các thông số thiên văn của Hệ mặt trời:

Bảng tóm tắt các thông số thiên văn của các hành tinh trong Hệ mặt trời:
12.jpg

Mặt phẳng Hoàng đạo là mặt phẳng trùng vào quỹ tích của Trái đất di chuyển xung quanh Mặt trời, hình Elip.

Ở đây, độ nghiêng của trục quay Mặt trời so với trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo < 7.0 độ nếu so với trục quay của sao Kim cổ (tức sao Thủy hiện đại), điều đó chứng tỏ rằng: Mặt trời hay Hệ mặt trời đang quay quay một trục gần trùng với trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo, tức gần trục với trục Vũ trụ thu nhỏ quy ước - gọi là Thiên Cầu. Điều này có thể hình dung trục bắc - nam địa lý của Mặt trời gần trùng vào trục từ trường bắc - nam của chính nó.

Để từ đó, định hình được công thức Hà đồ - Lạc thư cho Mặt trời hay cả Hệ mặt trời, ở đồ hình dưới đây chúng ta chỉ cần xoay ký hiệu N - S về trùng trục Sửu - Mùi là trở thành cấu trúc Hà đồ của Mặt trời hay chính Hệ mặt trời (thay tên Địa cầu bằng tên Mặt trời)

164h.jpg

Và đấy chính là lý do người xưa bài trí Nhị thập bát tú hay 12 cung Hoàng đạo xung quanh chòm sao Bắc Đẩu (kiểm tra chòm Thiên Long) chứ không phải Bắc Cực trong chòm Tiểu Hùng, nó lệch với chòm Tiểu Hùng một khoảng cách nhìn bằng mặt thường. Điều này có nghĩa chòm sao Bắc Đẩu được xem là trung tâm của bầu trời phương Bắc, nằm trên trục Vũ trụ bắc - nam của Thiên cầu.

Thiên văn Đông phương
TuViVien2.jpg



Trên bản đồ thiên văn cổ Ai Cập, chòm sao Bắc Đẩu là hình chiếc đùi con bò (mành xanh da trời nhạt) và xung quanh nó là 12 chòm sao tượng trưng 12 cung Hoàng đạo. Thực ra, 12 chòm sao này bài trí xung quanh chòm sao Thiên cực bắc Thiên Long mới là chính trong thời cổ đại, do vậy chòm sao này gần trung tâm Hoàng đạo hơn chòm Bắc Đẩu.

Chòm sao Thiên Long tượng trưng cho con tê giác cái, đang mang thai. Thiên Long là chòm sao Thiên cực bắc tượng trưng cho một "Người Phụ Nữ".

Thiên văn Ai Cập
Denderah36Decans.gif

egyptcroc.jpg

02.jpg

Thiên văn hiện đại
Thang+6+A+copy.png

Vị trí tương đối của các chòm sao trên vòng Hoàng đạo và Bắc Đẩu, Tiểu Hùng, các chòm Thiên cực bắc.

lubyprec.jpg

Đây là toàn cảnh cái nhìn thiên văn trước khi phân tích Bát Quái.










Hệ thống ký hiệu của kinh Dịch



Hệ thống ký hiệu của kinh Dịch được truyền cho tới nay gồm hai hệ thống chính là:
1) Hệ thống Hy Dịch tức kinh Dịch của Phục Hy có nguồn gốc từ đồ hình Tiên thiên Bát quái.
2) Hệ thống Chu Dịch, có nguồn gốc từ đồ hình Hậu thiên Bát quái.
Đồ hình ký hiệu của hai hệ thống ký hiệu này như sau:

Tiên thiên Bát quái và ký hiệu 64 quẻ Hy Dịch
Đồ hình Tiên thiên Bát quái và hệ thống Hy Dịch được coi của do vua Phục Hy (nhưng chỉ phát hiện và lưu truyền từ đời Tống), bắt đầu bằng hai ký hiệu căn bản sau đây:

vl-vd.jpg

Từ hai ký hiệu này, cũng theo cổ thư chữ Hán thì vua Phục Hy đã vạch ra 8 quái gọi là Tiên thiên Bát quái, mỗi quái gồm 3 vạch (liền hoặc đứt ) có một trình tự phát triển từ dưới lên, được trình bày theo đồ hình sau đây trong Chu Dịch và dự đoán học (sách đã dẫn, trang 15).

batquaiphuchy.jpg


Đồ hình kết cấu trình tự Bát quái trên đây được phổ biến trong các sách kinh Dịch nói chung.

Đồ hình Tiên Thiên bát quái của vua Phục Hy

bq.jpg

Tám quái này lần lượt có tên gọi là: 1-Càn, 2-Đoài, 3-Ly, 4- Chấn, 5-Tốn, 6-Khảm, 7-Cấn, 8-Khôn, được sắp xếp theo đồ hình có thứ tự như trên.
Cổ thư chữ Hán cho rằng: vua Phục Hy đã dựa theo Hà đồ phát hiện trên sông Hoàng Hà để sắp xếp Tiên thiên Bát quái, như đã trình bày ở trên.


Chúng ta tham khảo một số nhận định khác nữa về Tiên Thiên Bát Quái và truyền thuyết Bà Nữ Oa:

Thuyết Quái viết:

102.jpg     bqtthien.jpg?t=1211943501


Thái cực đồ thuyết của Thiệu Khang Tiết:
thaicucdo_9371.gif

Chu Đôn Di:
hinhthaicuc.jpg?t=1211942954

Công thức theo Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ:
tienthien8quai.jpg  tokhieu.gif

Vòng dịch Âm Dương:
image002.jpg   KG_53A.jpg

Tiên Thiên Bát Quái phối Hậu Thiên Bát Quái:
69.jpg

Hoạch quái có liên quan đến Thái cực và Tịnh Động:

PhucHi8quaittd.jpg

image027.jpg

Chiết Khải điền Ly trong mối tương quan Hậu Thiên Bát Quái -> Tiên Thiên Bát Quái:

Bat%20quai.jpg

Cao Đài:

Hinh1.jpg


Tôi ghi chú các vấn đề:
- Quan sát cáu trúc "Dương trong Âm ngoài", "Dương trước Âm sau", quan sát Mặt trời và hành tinh không có sự sống hoặc trái đất khi chưa có sự sống.
- "Vạch" tạo "Quái" là biểu tượng quy ước cho đối tượng "thực" hay trình bày một hiện thực khách quan và chủ quan nào đó.
- Nhận thức sau Thái cực với vụ nổ Bigbang hay nhát rìu của ông Bàn Cổ do hiện tượng "vi động". Vị trí không gian của "vi động" này là bất kỳ và không thể xác định được trong một Vũ Trụ vô cùng, vô tận. Vụ nổ Biabang này tạo ra bởi phân cực Âm Dương của chính bản thân Vũ Trụ khi đạt "trạng thái tới hạn như thế nào đó" sau "vi động" kích hoạt và ?, rồi sau đó vận động xoay (nghiên cứu lại hoa văn mặt trống đồng).
- Khi phân biệt Âm Dương thì trạng thái Vũ Trụ Vận Động không còn như trạng thái của Thái cực - tức Vũ Trụ Nguyên Thủy được nữa.
- Nhận thức mối tương quan giữa "Quái" của Hậu Thiên Bát Quái và "Quái" của Tiên Thiên Bát Quái. Nhận thức về trạng thái Trái đất quay quanh trục và quanh trên Xích đạo xung quanh Mặt trời, Hệ Mặt Trời vận động... nằm trong mối tương quan của cái "Vũ Trụ Vận Động". Diễn tiến của trạng thái tụ khí của một thiên thể: "khi nhẹ thành trời, khí nặng đục tụ xuống thành đất".
- Ứng dụng Phục Hy Dịch - Tiên Thiên Bát Quái hay Chu Dịch - Hậu Thiên Bát Quái?
- Vũ Trụ vô cùng, vô tận và vận động theo quy luật của Âm Dương (một Âm một Dương gọi là Đạo), Đạo ở đây còn có nghĩa bao hàm trạng thái vô cùng, vô tận vậy!.

Hoàng Đạo


Mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng hình học chứa quỹ đạo Kepler chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Đa số các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều có quỹ đạo nằm gần mặt phẳng này. Lý do là chúng đều được hình thành cùng Mặt Trời từ một đĩa bụi Mặt Trời dẹt quay tròn trong một mặt phẳng gần trùng với mặt phẳng hoàng đạo.
Nhìn từ Trái Đất, Mặt Trời dường như chạy theo đường màu đỏ
Nhìn từ Trái Đất, mặt phẳng này cắt thiên cầu tạo nên vòng tròn lớn, chứa các vị trí của Mặt Trời, so với nền sao, trong một năm. Chính vì vậy nên mặt phẳng này có tên hoàng đạo (đường đi của Mặt Trời). Vì một năm có khoảng 365,25 ngày (cụ thể là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, 16 giây), nên mỗi ngày Mặt Trời di chuyển trên hoàng đạo khoảng 1°, theo chiều từ tây sang đông, ngược với chiều quay đông-tây của bầu trời trong 1 ngày. Mỗi hoàng hôn Mặt Trời sẽ đứng cạnh chòm sao tương xứng. Cứ căn cứ vào chòm sao thì sẽ biết được tháng dương lịch.[1]

Hầu hết mọi vật thể của hệ Mặt Trời nằm gần mặt phẳng hoàng đạo

Liên hệ với Mặt Trăng[sửa | sửa mã nguồn]

Mặt phẳng hoàng đạo được thể hiện rõ trong hình này chụp bởi vệ tinh Clementine, năm 1994. Camera của Clementine cho thấy (từ phải sang trái) là Mặt Trăng chiếu sáng bởi ánh sáng từ Trái Đất, hào quang của Mặt Trời đang mọc ra từ rìa Mặt Trăng, Sao ThổSao Hỏa và Sao Thủy (3 điểm sáng ở phía trái bên dưới). Các thiên thể đều nằm gần cùng một mặt phẳng hoàng đạo.
Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5° so với mặt phẳng hoàng đạo. Giao điểm của hai mặt phẳng này trên thiên cầu là 2 tiết điểm Mặt Trăng.
Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực chỉ xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng.
  • Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc đó Mặt Trăng trên mặt phẳng hoàng đạo, tại một trong hai tiết điểm Mặt Trăng, đồng thời ở vào pha trăng mới (mồng một âm lịch, hay sóc lịch).
  • Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Lúc đó Mặt Trăng trên mặt phẳng hoàng đạo, tại một trong hai tiết điểm Mặt Trăng, đồng thời ở vào pha trăng tròn (rằm âm lịch).

Liên hệ với mặt phẳng xích đạo

Mặt phẳng hoàng đạo nghiêng khoảng 23,5° so với mặt phẳng xích đạo, do trục của Trái Đất nghiêng. Đường vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo đi qua tâm thiên cầu, cắt thiên cầu tại 2 cực hoàng đạo, bắc và nam, khoảng 23,5° lệch đi so với cực Trái Đất.
Vòng tròn lớn hoàng đạo và vòng tròn lớn xích đạo trên thiên cầu cắt nhau tại 2 điểm đối nhau, gọi là các điểm phân (xuân phân và thu phân). Khi Mặt Trời ở các điểm này ngày và đêm đều dài 12 tiếng đồng hồ cho mọi nơi trên Trái Đất.
Điểm nằm trên vòng tròn hoàng đạo cao nhất về phía bắc so với mặt phẳng xích đạo gọi là điểm hạ chí của bán cầu bắc, hay đông chí của bán cầu nam. Khi Mặt Trời nằm ở điểm thấp nhất về phía nam thì đó là điểm đông chí của bán cầu bắc, hay hạ chí của bán cầu nam.