Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Ba mươi sáu kế

Ba mươi sáu kế (三十六計, Tam thập lục kế; hay 三十六策, Tam thập lục sách) là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại, ba mươi sáu kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách.

STTMưu kếGiải nghĩaĐiển cố
Thắng chiến kế
1Man thiên quá hải
(瞞天過海)
Giấu trời qua biển, lợi dụng sương mù để lẩn trốnGia Cát Lượng dùng một biến thể là kế Thuyền cỏ mượn tên để lừa lấy tên của Tào Tháo trong trận Xích Bích.t
2Vây Ngụy cứu Triệu
(圍魏救趙)
Tránh nơi địch mạnh nhất, đánh vào hiểm yếu khiến địch phải rút vềTôn Tân là nhà quân sự nổi tiếng trong thời kỳ chiến quốc Trung Quốc vây Ngụy cứu Triệu.
3Tá đao sát nhân
(借刀殺人)
Mượn dao giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thùThời Tam Quốc Tào Tháo ghét Nễ Hành tính tình ương bướng không chịu khuất phục bèn cử ông ta đến chầuLưu Biểu. Quả nhiên Nễ Hành làm Lưu Biểu tức giận rồi bị giết.
4Dĩ dật đãi lao
(以逸待勞)
Lấy nhàn để đối phó với mỏi mệtTrong Trận Phì ThủyPhù Kiên đem một triệu quân tấn công nhà Tấn. Tuy nhiên Tạ AnTạ Huyền nắm vững tinh thần Dĩ dật đãi lao nên dùng quân Tấn ít hơn nhưng tinh nhuệ, có trật tự, được nghỉ ngơi, đánh cho Phù Kiên đại bại.
5Sấn hỏa đả kiếp
(趁火打劫)
Tranh thủ nhà cháy mà đánh cướp, lợi dụng lửa để hành độngTrước trận Xích BíchLưu Bị chỉ là một lãnh chúa nhỏ nắm trong tay một thành Tương Dương người thưa quân ít. Lợi dụng thất bại của Tào Tháo ở Xích Bích, Lưu Bị tung quân chiếm Kinh Châu rồi từ đó phát triển thế lực ngang bằng với Tào TháoTôn Quyền.
6Thanh Đông kích Tây
(聲東擊西)
Giương Đông kích Tây, vờ đánh một hướng nhưng thực chất là đánh hướng ngược lạiSau trận Xích BíchGia Cát Lượng cho quân đốt lửa trong đường hẻm Hoa Dung để Tào Tháo nghi ngờ rằng quân Lưu Bị dùng kế giương Đông kích Tây rồi chọn chính đường Hoa Dung để rơi vào bẫy của quân Quan Vũ.
Địch chiến kế
7Vô trung sinh hữu
(無中生有)
Không có mà làm thành cóTrong Trận Phì Thủy, để khỏa lấp sự chênh lệch lớn về quân số, Tạ An, Tạ Huyền tung quân Tấn tấn công sớm lực lượng quân Tần của Phù Kiên để tạo ra cảm giác rằng quân Tấn đông đảo không kém gì quân Tần, lại gửi thư cho Phù Kiên để nghị lui quân Tần để Tấn sang sông, quyết chiến một trận. Quân Tần trong khi lui quân vì hỗn loạn nên đội hình tan rã, giẫm đạp lên nhau mà chết rất nhiều (Phong thanh hạc lệ, Thảo mộc giai binh: tưởng tiếng gió, tiếng hạc, cỏ cây là quân Tấn đang tiến công).
8Ám độ Trần Thương
(暗渡陳倉)
Chọn con đường, cách thức tấn công mà không ai nghĩ tớiThời Hán-Sở tranh hùngLưu Bang bị Hạng Vũ ép vào đóng quân trong vùng Ba Thục hẻo lánh khó ra được Trung Nguyên. Hàn Tín bèn bày kế vờ sửa đường sạn đạo nhưng lại ngầm dẫn quân đi đường núi hiểm trở để đánh úp ải Trần Thương, mở đường ra Trung Nguyên cho quân Hán.
9Cách ngạn quan hỏa
(隔岸觀火)
Đứng cách bờ để xem lửa cháy, để yên cho kẻ địch tự rối loạnSau Trận Quan ĐộViên Thiệu đại bại trước Tào Tháo rồi chẳng bao lâu qua đời. Các con của Viên Thiệu làViên ThượngViên Hy chạy tới nương nhờ Công Tôn Khang. Có người khuyên Tào Tháo thừa thắng tấn công để bắt nốt Viên Thượng, Viên Khang, Tào Tháo cho rằng không cần vội vì sớm muộn gì trong nội bộ địch cũng có loạn và rút quân. Quả nhiên Công Tôn Khang thấy Tào Tháo rút quân bèn chém đầu Viên Thượng, Viên Hy và xin hàng Tào Tháo. Ngày nay thường thấy là kế 'Tự diễn biến'.
10Tiếu lý tàng đao
(笑裡藏刀)
Cười nụ giấu dao, lập mưu kín kẽ không để kẻ địch biếtTể tướng của Đường Huyền Tông là Lý Lâm Phủ có bề ngoài và xử sự hết sức hòa nhã, thân thiện nhưng thực chất lại là người cực kì nham hiểm, dùng mọi thủ đoạn để triệt hạ các đối thủ chính trị khác. Hành động của Lý Lâm Phủ về sau được mô tả bằng câu thành ngữ "Miệng nam mô, bụng bồ dao găm" ("Khẩu mật phúc kiếm", 口蜜腹剑).
11Lý đại đào cương
(李代桃僵)
Mận chết thay đào, đưa người khác ra thế thân gánh vác tai họa cho mìnhThời Tam QuốcTào Tháo nghiêm cấm quân mình phá hại mùa màng dân chúng nếu không sẽ bị xử tội chém. Một lần dẫn quân qua ruộng lúa, con ngựa của Tào Tháo vì hoảng sợ mà dẫm nát một khoảnh lúa lớn. Tào Tháo hỏi quan giám sát về cách xử tội, quan giám sát nghị tội của Tào Tháo đáng chết nhưng tính mạng của thừa tướng đáng trọng hơn vì vậy chém tóc để thay thế. Từ đó quân lính của Tào Tháo sợ hãi luật lệ nghiêm minh mà tuân thủ kỉ luật.
12Thuận thủ khiên dương
(順手牽羊)
Thuận tay bắt dê, phải tranh thủ nắm lấy cơ hội nằm trong tầm tayThời Tam Quốc Lưu Chương là thứ sử Ích Châu nhưng lại có tính tình nhu nhược. Gia Cát Lượng bèn khuyênLưu Bị tận dụng mối quan hệ họ hàng xa để làm quen với Lưu Chương để rồi từ đó "thuận tay bắt dê" chiếm lấy Ích Châu làm chỗ dựa.
Công chiến kế
13Đả thảo kinh xà
(打草驚蛇)
Đánh cỏ động rắn, tấn công vào xung quanh kẻ địch khiến chúng hoảng sợ mà lộ diệnNhà Tống hẹn với Chiêm Thành chia hai mặt giáp công Đại Việt. Chiêm Thành đồng ý. Tướng Lý Thường Kiệt liền đem quân tấn công, phá huỷ kho tàng ba châu của nhà Tống làm Chiêm Thành khiếp sợ, không dám can dự vào chiến tranh Tống - Việt lần 2.
14Tá thi hoàn hồn
(借屍還魂)
Mượn xác trả hồn, mượn thân xác khác để đưa hồn vềThời Tam Quốc quân Tào Ngụy nhờ tài năng chỉ huy của Chung Hội và Đặng Ngải mà chiếm gần như toàn bộ nước Thục Hán. Đại tướng nhà Thục là Khương Duy bèn giả đầu hàng với hy vọng mượn xác trả hồn, lợi dụng quân Ngụy để khôi phục đất nước. Tuy nhiên mưu kế của Khương Duy không thành, ông bị giết còn nước Thục hoàn toàn mất về tay Tào Ngụy.
15Điệu hổ ly sơn
(調虎離山)
Lừa cho hổ ra khỏi núi, khiến kẻ địch ra khỏi nơi ẩn nấp để dễ bề tấn côngThời Tam Quốc Trương Phi được lệnh dẫn quân vào Ích Châu để hỗ trợ Lưu Bị. Trên đường tiến quân Trương Phi bị Nghiêm Nhan lợi dụng địa thế hiểm yếu để ngồi trong thành phòng thủ. Trương Phi bèn lập kế giả say dụ Nghiêm Nhan dẫn quân ra ngoài thành và đánh bại.
16Dục cầm cố túng
(欲擒故縱)
Muốn bắt thì phải thảThời Tam QuốcMạnh Hoạch làm phản khiến Thục Hán bất ổn. Để thu phục Mạnh Hoạch, Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt, bảy lần thả (thất cầm thất túng, 七擒七纵) Mạnh Hoạch khiến Mạnh Hoạch đội ơn mà không dám làm phản nữa. Tào Tháo muốn dùng Quan Vũ để làm dũng tướng cho mình đã cấp cho Quan Vũ ngựa Xích Thố để Quan Vũ lên đường tìm huynh đệ Lưu Bị và Trương Phi; nhưng Quan Vũ chỉ cưỡi ngựa đi một đoạn bèn quay lại trở về với Tào Tháo để nguyện ra trận chiến đấu trả ơn cho Tào Tháo.
17Phao chuyên dẫn ngọc
(拋磚引玉)
Ném gạch đưa ngọc đến, đưa miếng nhỏ ra để dụ địch nhằm đạt cái lợi lớn hơnTrong chiến dịch Chi Lăng năm 1428, quân Lam Sơn đã giả thua liền 3 trận để tướng Minh là Liễu Thăng chủ quan rồi dùng phục binh giết chết ông này.
18Cầm tặc cầm vương
(擒賊擒王)
Bắt giặc bắt vuaVua Lê Hoàn chống quân Tống lần thứ nhất năm 981. Vua dùng kế giả hàng rồi cho phục binh bắt sống chủ tướng Hầu Nhân Bảo. Quân Tống mất chỉ huy tan rã nhanh chóng.
Hỗn chiến kế
19Phủ để trừu tân
(釜底抽薪)
Rút củi đáy nồi, đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần phải thuaTrong trận Chi Lăng-Xương Giang, nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành lạ hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan.
20Hỗn thủy mạc ngư
(混水摸魚)
Đục nước bắt cá, lợi dụng tình thế để ra tay đạt mục đíchTrong Trận Phì Thủy, sau khi nhận thấy quân Tần rối loạn sau đợt tấn công phủ đầu của quân Tấn, Tạ Huyềnquyết định tận dụng thời cơ tung toàn lực tấn công, kết quả là quân Tần đại bại dù đông quân gấp 10 lần quân Tấn.
21Kim thiền thoát xác
(金蟬脫殼)
Ve sầu lột xác, sử dụng bộ dạng mới để làm quân địch bất ngờ trở tay không kịpTrong chiến tranh chống Nguyên năm 1286, quân Trần trong khi triệt thoái đã cho thuyền rồng giả chèo ra biển để dụ quân giặc đuổi theo, trong khi đó vua Trần xuôi vào Nam tập hợp binh lực phản công.
22Quan môn tróc tặc
(關門捉賊)
Đóng cửa bắt giặc, dồn giặc vào thế bí không thể chạy thoátThời Chiến QuốcTôn Tẫn và Bàng Quyên ban đầu là hai học trò cùng thầy Quỷ Cốc tử, nhưng sau đó trở thành cừu thù và là địch thủ chính của nhau trên chiến trường. Trong trận chiến quyết định, Tôn Tẫn sai quân Tề dùng kế rút bếp để lừa Bàng Quyên và quân Ngụy tiến sâu vào đường hẻm Mã Lăng. Khi toàn bộ quân Ngụy đã rơi vào bẫy phục kích, Tôn Tẫn sai bịt đường hẻm và bắn tên, quân Ngụy đại bại, Bàng Quyên cũng bỏ mạng trong đám loạn tên.
23Viễn giao cận công
(遠交近攻)
Xa thì giao thiệp, gần thì dùng vũ lựcThời Chiến Quốc, tể tướng nước Tần là Phạm Thư đề ra kế viễn giao cận công, theo đó với các nước gần, Tần sẽ dùng vũ lực uy hiếp, chiếm thành chiếm đất, với các nước xa không đem quân đi được thì lại dùng ngoại giao dụ dỗ làm đồng minh. Cứ như vậy Tần nhanh chóng trở thành bá chủ của cả 6 nước chư hầu, tạo điều kiện cho Doanh Chính thống nhất Trung Quốc sau đó.
Tịnh chiến kế
24Giả đồ phạt Quắc
(假途伐虢)
Mượn đường diệt Quắc, lợi dụng hòa hoãn địch để rồi quay lại tấn công bằng lợi thế do chính địch tạo ra cho mìnhTấn Hiến công theo lời Tuân Tức mang đồ vàng ngọc hối lộ nước Ngu với lý do mượn đường nước Ngu để đánh nước Quắc, thực chất là Tấn Hiến công sợ Ngu sẽ sai quân cứu nước Quắc. Sau khi Tấn đánh tan nước Quắc, Ngu chỉ còn trơ trọi một mình, Tấn Hiến Công bèn đem quân quay về diệt nốt nước Ngu.
25Thâu lương hoán trụ
(偷梁換柱)
Trộm rường thay cột, phá hủy cơ sở của địchNhà Tây Sơn bình định xong phía Nam nhưng quân Trịnh ở Bắc sông Gianh vẫn còn mạnh. Nguyễn Huệ bèn vượt biển, đánh thẳng vào đất căn bản của họ Trịnh ở Thăng Long. Hạ xong thành Thăng Long, quân Trịnh cũng tự tan rã.
26Chỉ tang mạ hòe
(指桑罵槐)
Chỉ cây dâu để mắng cây hòe, còn có biến thể khác là chỉ chó mắng mèo, tấn công gián tiếp kẻ địch thông qua một trung gian khácThời Tam Quốc trong lúc Tào Tháo đang đem quân đi đánh Viên Thuật thì lương thảo thiếu thốn, binh lính kêu than. Thấy vậy Tào Tháo mới lập kế đổ tội cho quan coi lương Vương Hậu là lừa dối trong cấp phát lương rồi chém lấy đầu Vương Hậu. Quân Tào từ đấy sợ không dám kêu ca nữa mà hết lòng đánh Viên Thuật.
27Giả si bất điên
(假癡不癲)
Giả ngu chứ không điên, làm cho quân địch coi thường mình mà không đề phòngThời nhà TốngNùng Trí Cao tự xưng đế ở phương Nam, hoàng đế nhà Tống phái quân đánh nhiều lần không được. Đại tướng Địch Thanh bèn bày kế giả đò sợ hãi làm quân của Nùng Trí Cao lơi là phòng bị, tức thì quân Tống tấn công đánh bại quân Nùng Trí Cao.
28Thượng ốc trừu thê
(上屋抽梯)
Lên nhà rút thang, còn có biến thể khác là qua cầu rút ván (tức Quá giang trừu bản)Nguyễn Hoàng xin Trịnh Tùng cho mình vào miền Thuận Hoá chống quân Mạc để tránh bị ông này mưu hại. Sau Nguyễn Hoàng khai khẩn đất trong Nam, các con cháu ông lập thành nước riêng, không thần phục họ Trịnh nữa.
29Thụ thượng khai hoa
(樹上開花)
Trên cây hoa nởKhi Tôn Tẫn tới nước Yên làm Quân Sư, để đối phó với sự tấn công của Bàng Quyên, Tôn Tẫn đã bày mưu cho thái tử nước Yên Kế này. Với số quân ít ỏi khi ra đối phó với Bàng Quyên Thái tử đã cho binh sĩ chặt những cành cây kéo lê trên đường hành quân làm bụi tung mù mịt khiến mật thám của Bàng Quyên nghĩ rằng quân đội nước Yên đông gấp 10 lần do thám ban đầu. Bởi vậy Bàng Quyên đã rút quân.
30Phản khách vi chủ
(反客為主)
Từ chỗ là khách biến thành vai chủ, lấn dần dần đất của địch để đến chỗ địch không còn chỗ đứngTrong chiến dịch chiếm Hán Trung của Lưu BịPháp Chính đã quân sư cho Hoàng Trung dùng kế phản khách vi chủ để cuối cùng chém chết được đại tướng của Tào Ngụy là Hạ Hầu Uyên.
Bại chiến kế
31Mỹ nhân kế
(美人計)
Dùng gái đẹp để làm rối loạn quân địchThời Xuân ThuCâu Tiễn nước Việt bị Ngô vương Phù Sai đánh cho suýt mất nước. Phạm Lãi và Văn Chùngbèn hiến kế cho Câu Tiễn dâng mỹ nhân nổi tiếng của nước Việt là Tây Thi cho Phù Sai khiến Ngô vương vì đam mê tửu sắc mà bỏ bê việc chính sự, tạo thời cơ cho Câu Tiễn trả thù.
32Không thành kế
(空城計)
Trong hoàn cảnh thành không có quân lại bị quân địch uy hiếp thì phải dùng những hành động kì lạ, trầm tĩnh khiến quân địch khiếp sợ tưởng có mai phục mà bỏ điKế này gắn liền với điển cố về Gia Cát Lượng trong Tam quốc diễn nghĩa. Theo đó trong lúc Gia Cát Lượng đang giữ ngôi thành trống không có phòng thủ thì Tư Mã Ý bất chợt kéo quân đến. Đánh vào tính đa nghi của Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng đã sai mở toang cổng thành, trên tường thành chỉ cắm tinh kỳ, lại sai người quyét dọn trước cổng làm như không có sự đe dọa của quân Ngụy. Cuối cùng Tư Mã Ý vì nghi ngờ mưu kế của Gia Cát Lượng nên đã rút quân, bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một để bắt sống địch thủ chính trên chiến trường.
33Phản gián kế
(反間計)
Lợi dụng kế của địch để biến thành kế của mìnhThời Tam QuốcTào Tháo phái Tưởng Cán, bạn học cũ của Chu Du sang Đông Ngô để dò xét lực lượng đối phương. Chu Du đoán được mưu của Tào Tháo nên đã sử dụng chính Tưởng Cán để làm Tào Tháo nghi ngờ hai hàng tướng cực kì thông thạo thủy binh của Kinh Châu để rồi giết hai người đó.
34Khổ nhục kế
(苦肉計)
Tự làm mình khổ nhục để đánh lừa quân địchCâu Tiễn sau khi thất bại trước Phù Sai thì hết lòng tận tụy phục vụ Phù Sai như người hầu, thậm chí nếm cả chất thải của Phù Sai để giúp thầy thuốc khám bệnh cho Phù Sai, tất cả chỉ để che giấu sự chuẩn bị trả thù của nước Việt.
35Liên hoàn kế
(連環計)
Sử dụng nhiều kế liên tiếp, muốn chiến thắng phải biết móc nối nhiều kế với nhauLiên hoàn kế gắn liền với giai thoại về Vương Doãn do La Quán Trung kể lại trong Tam quốc diễn nghĩa. Vì thấy Đổng Trác quá bạo ngược hung tàn nên Vương Doãn sử dụng liên hoàn kế trong đó có mỹ nhân kế gửiĐiêu Thuyền vào chia rẽ hai bố con nuôi Đổng Trác và Lã Bố, sau đó dùng kế đục nước bắt cá khơi gợi ở Lã Bố sự thù địch với cha nuôi để rồi cuối cùng chính Lã Bố cầm kích đâm chết Đổng Trác.
36Tẩu vi thượng sách
(走為上計)
Gặp kẻ địch mạnh thì kế chuồn là thích hợp hơn cả trong 36 kếNgô Thì Nhậm thấy quân Thanh mạnh liền không đánh mà bỏ Đông Kinh về lập phòng tuyến Tam Điệp. Sau vua Quang Trung cũng bảo kế ấy là đúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét