Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

BÍ ẨN CỦA BÁT QUÁI



Như đã biết, 64 quẻ Dịch dựa trên sự thành lập của Bát Quái. Cố giáo sư Nguyễn Hoàng Phương đã viết: "Dịch là bài toán hiểm trở nhất" tức cách thành lập nội dung của quẻ Dịch. Tuy nhiên, có 2 loại Dịch là Tiên Thiên Dịch - Phục Hy Dịch và Hậu Thiên Dịch - Chu Dịch, trong đó cái Quái của Tiên Thiên Bát Quái cũng là của Hậu Thiên Bát Quái, nhưng khác phương vị... Do vậy, khi tìm hiểu Tiên Thiên Bát Quái thì không thể không quay lại Hậu Thiên Bát Quái. Kinh Dịch tạo ra bởi các bậc Thánh nhân, nội dung là Thánh triết.

Bát Quái Tiên Thiên theo một vị trong Cao Đài (tham khảo: "Trước cửa Không rồi mối Đạo thông")
dlcd-056.png

dlcd-062.gifdlcd-063.gif   dlcd-079.gifdlcd-076.png

Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng biến hóa vô cùng
dlcdq2008.png

VUTRU.jpgHOANHDO.jpg

Hậu Thiên Bát Quái

Hậu Thiên Bát Quái là quy luật tương tác từ Mặt trời (trong mối tương quan với các hành tinh) tới Địa cầu và vạn vật sinh sống trên đó trong quá trình vận động trong cùng một Hệ quy chiếu (một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành). Cách dễ hiểu nhất đấy chính là quy luật xuân, hạ, thu, đông trên Địa cầu. Địa cầu lúc này như một "Điểm" chịu tương tác có quy luật từ "Mặt trời to lớn" phát ra. Trong khi đó, Địa cầu với từ tường của mình, định hình nên quy luật vận động Hà đồ - Lạc thư, để từ đó chúng ta có công thức Hậu Thiên Bát Quái phối "Hà đồ của Địa Cầu".

Tương tác từ Mặt trời (mặt) tới Địa cầu (điểm)
vutru242435474.jpg?width=500

Bốn mùa trên Địa cầu
11_28_2014_10_36_41_AM_Trai%20dat%20quan

Riêng đối với Dương lịch, cách trình bày trên so với Âm lịch là không tương đương, do hiện tượng tuế sai 25.920 năm, cho nên ngày xưa cần xác định ngày Đông Chí theo Âm lịch để xây dựng lịch hàng năm, với điều chỉnh "canh khắc" theo hiện tượng tuế sai. Lịch sử tôn giáo phương Tây và một số nước phương Đông thì ngày 25 tháng 12 hàng năm là ngày giáng sinh của thần Mặt Trời Vạn Thắng.

Ai về nhắn họ Hy Hòa
Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài) trống canh.

"Hậu Thiên Bát Quái" phối "Hà đồ của Địa cầu"
164h.jpg

Cũng do nhận thức quy luật của thực vật (Cây Đời Sống) trên Địa cầu tuân thủ rõ ràng quy luật tương tác của Hậu Thiên Bát Quái: xuân, hạ, thu, đông, do vậy người xưa đã xây dựng được công thức Địa chi tương ứng, ở đây cũng tuân thủ nguyên lý sinh - vượng - mộ và mộ -> là hành Thổ đặc trưng (Sửu - Mùi, Thìn - Tuất), hành Thổ này có mục đích chuyển tiếp từ hành này sang hành khác.

Địa Chi (phát triển từ Hậu Thiên Bát Quái và quy luật sinh sống của thực vật: xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng)
dh2.jpg

LIEMTANG.jpg

Ở đây, điểm chuyển tiếp là điểm đầu của các cung Sửu, Mùi, Thìn, Tuất. Vấn đề này dựa trên vùng tương tác trên mặt Địa cầu từ ánh sáng mặt trời. Địa cầu tự thân vận động quay quanh trục hướng về điểm Cực bắc tạo một góc 23.5 độ so với trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo, đồng thời cũng di chuyển trên quỹ đạo xung quanh Mặt trời trên mặt phẳng Hoàng đạo. Tuy nhiên, từ trường bắc - nam của Địa cầu lại lệch so với trục quay Địa cầu 12.3 độ, do vậy trục từ trường chỉ còn lệch so với trục vuông góc Hoàng đạo 11.2 độ. Qua hình ảnh Nhật Nguyệt đồng tranh chúng ta sẽ nhận ra bốn điểm chuyển tiếp đầu của hành Thổ chính là trục ngang Hoàng đạo (điểm đầu cung Thìn - Tuất) và trục đứng vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo (điểm đầu cung Sửu - Mùi).


Truchoangdao.jpg
Đối với La kinh, do định phương vị từ trường để xác định tương tác theo Hậu Thiên Bát Quái tới vị trí trên mặt Địa cầu, cho nên chỉ dùng Bát Quái chứ không phải phân chi tiết theo Địa chi. Địa chi là khi áp dụng cho cây xanh, động vật, con người thôi, cần có vùng đệm hành Thổ, chống "Shock", sau này thiên bàn Tử vi dùng từ Địa chi, ngay cả trong Đông y cũng vậy.

La kinh phong thủy
lakinhlacthu.jpg?t=1215056983


Từ trường nam châm bên cạnh la bàn có kim chỉ Nam
khaosatB_nc_thang_1.jpg

Độ lệch trục từ trường Địa cầu so trục quay Địa cầu (trục địa lý)
3_8522_6632913183225312500.JPG


Nhật nguyệt đồng tranh qua trục vuông góc với mặt phẳng Hoàng đạo
167h.jpg

Đối với đường Bạch đạo - quỹ đạo của Mặt trăng, thì có độ lệch so với mặt phẳng Hoàng đạo khoảng 5.0 độ.

Hoàng Đạo (năm) - Quỹ đạo Mặt trời: Đạo là Rồng tức Rồng Vàng.
Bạch Đạo (tháng) - Quỹ đạo Mặt trăng: Rồng Trắng. Kinh đô Bạch Long tại bộ Phong Châu của nước Văn Lang.
Xích Đạo (ngày) - Quỹ đạo Địa cầu: Rồng Đỏ.
Thần Đạo, Nhân Đạo (giờ) - Quỹ đạo của Con Người: Rồng Đen.

Từ đó, khi chúng ta phối hợp Hậu Thiên Bát Quái với Hà đồ - Lạc thư của Địa cầu và công trình trên mặt Địa cầu thì phải đặt phương Bắc lên trên, còn đối với Hậu Thiên Bát Quái với Hà đồ của cây xanh, động vật, con người thì phải đảo ngược lại tức phương Nam ở trên (đây là công thức áp dụng từ trước tới nay) dựa trên La kinh phong thủy như đã viết ở các bài trên.

La kinh phong thủy 24 sơn hướng và Bát Trạch
BCungViet07.jpg

Các trục quy ước tên gọi
Trục Khảm - Ly gọi là trục Định Vị (từ trường), trục Chấn - Đoài gọi là trục Sinh - Tử.
BQQuymonViet02.jpg

Mặt khác, chúng ta cũng đã biết Địa cầu di chuyển trên quỹ đạo xung quanh Mặt trời không phải là một đường liên tục, mà là một đường dích dắc như hình Sin, thực trạng này là hiện tượng Chương Động trong thiên văn, ngoài thực trạng trục Trái đất quay một góc nhỏ sau 25.920 năm (tuế sai) lại trở về vị trí cũ, đây là hiện tượng Tiến Động. Do hiện tượng Tiến Động mà thời xưa, có lúc quốc gia này lễ hội mùa xuân lại rơi vào mùa hè, lễ hội mùa thu lại rơi vào mùa đông mà không biết tại sao. Từ hiện tượng này, mà người xưa xác định được quy luật tương tác Huyền không phi tinh trên Hà đồ của Địa cầu.

Hiện tượng Chương Động
volgyesi13057.jpg

Theo Huyền không phi tinh: quy tắc nam phi nghịch, nữ phi thuận để xác định Cung phi của cá nhân. Tuy nhiên, khi dùng Huyền không phi tinh cho Công trình trên Địa cầu hay chính là cho Địa cầu thì phi tinh thuận hay nghịch? Trường khí Huyền không phi tinh này bao trùm Hệ mặt trời, thì Mặt trời là Dương còn Địa cầu là Âm, do vậy khi quán xét tương tác này cho một "ngôi gia" hay đánh giá một châu lục trong một năm thì dùng quy tắc Phi Thuận. Chúng ta cần nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này, tất nhiên Phi tinh trên công thức Hà đồ chứ không phải Lạc thư.

Cũng từ quy luật của Huyền không phi tinh theo năm mà người xưa xác định được Cung Phi mỗi cá nhân, từ đó xác định được sự tương ứng của bộ môn từ trường Địa cầu - Bát Trạch. Cung Phi theo Huyền không phi tinh là quy luật lớn ngoài Hệ mặt trời, vượt ra khỏi thuộc tính theo bảng Lục thập hoa giáp quy ước tương tác trong Hệ mặt trời trên Địa cầu theo các nguyên tắc: "ngũ vận lục khí", "sinh - vượng - mộ", "khởi mốc Giáp Tý hành Kim - Vận khí khắc Thiên can trong quy tắc chủ thể nhận tương tác từ khách thể: "khắc - sinh - hòa - bị sinh - bị khắc".

Chu kỳ Vận khí (mệnh người) theo Lục thập hoa giáp (đổi Tốn Khôn)
LacthuHG05.jpg



Gia đình cũng là một đơn vị quy ước nhận tương tác theo công thức Hậu Thiên Bát Quái. Chú ý, Hậu Thiên Bát Quái là công thức tính tương tác từ Mặt trời, và ngay cả những tác tác có quy luật lớn khác, nhưng vì quá lớn nên không tính vì Hệ mặt trời hay Địa cầu đã nằm ngay trong một "Hành" trong thời gian dài rồi (gọi là bị "nhúng", chẳng hạn Hệ mặt trời trước 2013 bị "nhúng" trong trường khí của cung Song Ngư).

Quy ước 8 thành viên của một gia đình này "giống" hoạch quái của Tiên Thiên Bát Quái nhưng quy ước theo Hậu Thiên Bát Quái, hoặc theo Huyền không phi tinh như định hình cung phi của một con người để quan xét theo Bát Trạch căn nhà, do vậy cần phản quán xét kỹ ý nghĩa hơn nữa.

265.jpg

ĐẾN ĐÂY THÌ Ý NGHĨA CỦA CÔNG THỨC HẬU THIÊN BÁT QUÁI ĐÃ RÕ, TUY NHIÊN CHÚNG TA CHƯA BÀN ĐẾN "HOẠCH QUÁI" (tùy theo hệ quy chiếu thiên văn lớn dần trong quy ước Chủ thể và Khách thể để cùng có quy luật Hậu Thiên Bát Quái nữa, "Đồng thanh tương ứng, đồng Khí lương cầu").

BÍ ẨN CỦA 4 HÀNH MỘ SỬU, MÙI, THÌN, TUẤT TRÊN 12 CUNG ĐỊA CHI CHỨNG TỎ 12 CUNG HOÀNG ĐẠO THIÊN VĂN TÂY PHƯƠNG BỊ "KHÓA" HAY "BÍ" Ở ĐIỂM NÀY.

KHI ĐÃ RÕ, THÌ CÁCH VẬN DỤNG NGÔN TỪ RẤT CHÍNH XÁC ĐỐI VỚI SỰ PHỐI HỢP QUÁN XÉT CÁC TỔ HỢP TƯƠNG TÁC TRONG HOẶC NGOÀI HỆ QUY CHIẾU, CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ...

- Từ đó, chúng ta nhận định Vũ Trụ Vô Cùng có từ trường không??? Đây là câu hỏi tối quan trọng! Nếu có, nó sẽ bắt buộc mọi thứ trong nó tuân thủ từ trường nay!
- Vũ Trụ đã quay hết một vòng của chính nó? Hay đạt cực đỉnh 1/2 vòng rồi tan rã.
- Sự phân biệt, đối đãi Âm Dương (Dương)/ Ngũ Hành (Âm) luôn phải có quy ước về chủ thể và khách thể, thuộc hệ quy chiếu tương tác nào chẳng hạn Hệ mặt trời đối với chủ thể con người, hệ quy chiếu sinh lý nội tại của con người đối với chính "con người đó"...
- Thể phách (khi sống và sau khi chết) mô phỏng Con người vẫn tuân theo Hà đồ của Con người đó.
- Hệ quy chiếu có thể là Vũ trụ toàn thể.
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33587-nhung-mat-xich-va-gioi-han-trong-viec-nghien-cuu-co-su-viet/page-3


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét