Năm, tháng, ngày con người lập ra từ lâu đời nay trên cơ sở hiểu biết về Thiên văn, Địa lý. Nó có tác dụng to lớn trong quy hoạch tổng thể việc sản xuất đời sống phù hợp với Thiên thời Địa lợi, và làm cột móc cho việc nghiên cứu lịch sử tiến hóa của xã hội loài người.
Với vị trí quan trọng ấy, trong cuộc hội nhập nhứt thể hóa toàn cầu, việc nghiên cứu định ra lịch thống nhứt chung là cần thiết.
Hiện hành tinh đang tồn tại hai loại lịch:
Âm lịch : Tính ngày tháng theo mặt trăng xoay quanh trái đất.
Dương lịch: Tính theo trái đất xoay quanh mặt trời.
Các nước Tây Âu chỉ xài Dương lịch. Đa số các nước Đông Á xài cả hai loại lịch, nhưng lấy Âm lịch làm mốc thời gian trong năm (ăn Tết theo âm lịch). Ngoài ra một số quốc gia tự đặt ra những ngày ăn tết riêng nữa.
Chúng ta sống trong Thái dương hệ, mọi biến chuyển về thời tiết khí hậu trên trái đất đều chịu ảnh hưởng bởi sự vận hành của cả Mặt Trời, Trái đất, Mặt trăng theo quy luật thống nhứt là: Mặt Trời vận hành trên hoàng đạo – Trái đất xoay quanh Mặt Trời – Mặt trăng xoay quanh Trái đất (xem hình kèm theo). Nghiên cứu nắm vững tính chung nhất ấy vào sự biến chuyển mọi mặt trên Trái đất để tạo ra lịch thống nhứt cho cả nhân loại là việc làm quan trọng và cần thiết.
Để đi đến sự thống nhứt ấy ta phân tích như sau:
I.- NGHIÊN CỨU LỊCH HIỆN NAY:
1-. Âm lịch:
Âm lịch tính theo Trăng xoay quanh Trái đất: Mỗi tháng có 29,530580 ngày, tức 29 ngày 12 giờ 44 phút 28 giây là thời gian Mặt trăng đi được một vòng quanh Trái đất. Và việc chọn ngày 15 Trăng tròn để xác định ảnh hưởng của Trăng đối với Trái đất trong tháng là hợp lý.
Trăng có tác động chủ yếu về vật chất vào Trái đất là tạo thủy triều (con người đã biết). Và tạo sự vận động trong lòng đất như lưu dẫn nham thạch, dầu khí, nước ngầm… mà con người trước nay chưa ai có ý thức. Đồng thời Trăng có tác động về mặt tinh thần: Phản chiếu nhiệt ánh sáng tác động một phần vào thời tiết khí hậu và kết tinh thần lực của Mặt Trời khắp Thái Dương hệ góp phần tạo xu thế phát triển của vạn vật, trong đó các nhà chọn ngày giờ có áp dụng phần nào tuy chưa hoàn hảo.
Về mặt áp dụng:
+ Phương Tây không xài âm lịch là không quan tâm đến thủy triều và còn biểu hiện không hiểu về sự vận hành nhiệt – khí trong lòng đất là một khiếm khuyết lớn.
+ Phương Đông biết dùng âm lịch để xem thủy triều và chừng mực xem sự tác động về tinh thần vào trái đất là đúng. Nhưng mặt khác hầu hết các quốc gia lấy âm lịch để định chuẩn về thời gian trong năm (ăn tết theo âm lịch) là một sai lầm.
So với Trái đất Mặt Trời là dương, Trăng là âm. Dương xướng âm tùy. Mọi sự phát sinh phát triển của vạn vật đều do dương khởi xướng. Sự sống trong Thái dương hệ khởi đầu từ nhiệt và ánh sáng của Mặt Trời, mọi biến chuyển về thời tiết khí hậu tác động trực tiếp đến sự sống của muôn loài trên hoàn cầu chủ yếu là do vận hành của Mặt Trời trên hoàng đạo tạo ra. Ngay cả tác động của Trăng vào Trái đất cũng do năng lượng Mặt Trời mà ra. Do vậy xác định cột mốc thời gian cho một năm phải dựa vào sự vận hành của Mặt Trời (dương) chớ không thể dựa vào Trăng (âm). Không thể ăn Tết vào ngày âm lịch như các nước Á Đông.
2.- Dương lịch:
Theo từ điển xưa nay định nghĩa dương lịch: Lịch tính theo Trái đất xoay quanh Mặt Trời (thực tế dương lịch xài trước nay hoàn toàn theo nghĩa ấy). Cách tính như vậy có hai mặt đúng sai sau:
Về việc tính một năm Trái đất quay quanh Mặt Trời được một vòng: 365,24422 ngày là đúng. Nhưng chỉ dừng lại ở đó để làm lịch là một khiếm khuyết. Bởi Trái đất là electron (âm quay quanh Mặt Trời proton (dương). Dương lịch hiện nay chỉ tính Trái đất quay quanh Mặt Trời là chỉ mới tính đến một mặt, không tính đến sự vận hành của Mặt Trời trên hoàng đạo là chưa đến được cái gốc nguyên lý vận hành của Trời Đất. Với cách tính đơn điệu ấy dương lịch đang xài xưa nay chỉ là lịch bán dương, lịch ấy chọn ngày đầu năm một cách tùy tiện không dựa theo một quy luật chuẩn xác nào cả. Người Phương Tây lấy ngày 1 tháng 1 theo lịch xưa nay làm ngày khởi đầu cho một năm là một sai lầm, bởi ngày ấy còn trong mùa đông, chưa Lập Xuân, chưa phải là năm mới với nguyên nghĩa của nó. Ngoài ra đầu các tháng 4, 7, 10 không phải là đầu các mùa Hạ, Thu, Đông, vì chưa Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông. Mà trong đó mỗi tiết khí ấy ấn định sự biến chuyển thời tiết, khí hậu trên hành tinh. Do vậy dương lịch con người đang xài không có ý nghĩa thực tế trong việc tổ chức sản xuất, đời sống. Mặt khác cách sấp xếp cứ 1 tháng đủ 31 ngày xen 1 tháng thiếu 30 ngày có vẽ hợp lý, nhưng còn lại tháng 2 28 ngày không theo một khuôn cách nào cả.
II.- THỐNG NHỨT LỊCH HOÀN CẦU:
“Hoàng đạo tức đường đi biểu kiến hằng năm của Mặt Trời so với các chòm sao nằm nghiêng trên Thiên xích đạo một góc 23o27’ (xem hình kèm theo). Khoảng thời gian Mặt Trời chuyển động trên hoàng đạo từ điểm Xuân phân qua các điểm Hạ chí, Thu phân, Đông chí rồi trở về Xuân phân là tròn một năm, là qua một chu kỳ biến chuyển thời tiết khí hậu trên Trái đất. Trái đất quay quanh Mặt Trời nên đi theo đường đi của Mặt Trời.
Trên đường đi Trái đất chịu lực tác động mạnh của hai chòm sao Bắc đẩu (lúc Mặt Trời đến điểm Hạ chí), sao Nam tào (lúc Mặt Trời đến điểm Đông chí). Tác động của hai chòm sao ở những thời điểm khác nhau làm thay đổi vị thế vận động của Trái đất trên quỹ đạo tạo nên thời tiết khí hậu bốn mùa định hình sự sống ở địa cầu.
Vận động của Mặt Trời trên hoàDng đạo quyết định trạng thái sống trên địa cầu như trên nên lịch tính thời gian trước tiên phải dựa vào sự vận động của Mặt Trời, kế đến là phối hợp sự quay của Trái đất quanh Mặt Trời. Đồng thời lịch cũng phải có cả ngày tháng Âm lịch tính theo Mặt trăng quay quanh Trái đất.
Cách tính như sau :
Một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa Xuân là khởi đầu của một năm. Theo đó thì ngày 1 tháng 1 đầu năm là ngày Lập xuân (lùi lại 1 tháng và 3 đến 7 ngày nữa so với lịch trước nay), các tiết Lập Hạ là ngày 1 tháng 4, Lập Thu là ngày 1 tháng 7, Lập Đông là ngày 1 tháng 10 .
Một năm có 24 tiết khí, gồm 12 tiết khí chính và 12 tiết trung khí gắn liền với 12 tháng phân định thời tiết khí hậu trong năm như sau :
Tháng
Tiết |
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
Tiết khí chính (đầu tháng)
|
Lập xuân
|
Kinh trập
|
Thanh minh
|
Lập hạ
|
Mang chủng
|
Tiểu thử
|
Lập thu
|
Bạch lộ
|
Hàn lộ
|
Lập đông
|
Đại tuyết
|
Tiểu hàn
|
Tiết trung khí (giữa tháng)
|
Vũ thủy
|
Xuân phân
|
Cốc vũ
|
Tiểu mãn
|
Hạ chí
|
Đại thử
|
Xử thử
|
Thu phân
|
Sương giáng
|
Tiểu tuyết
|
Đông chí
|
Đại hàn
|
Ta cũng tính được giờ chuyển các tiết ấy. Vậy ngày giờ đầu mỗi tháng là ngày giờ chuyển sang các tiết khí chính trên.
Với cách tính ấy dương lịch mới có ngày khởi đầu mỗi tháng là đầu các Tiết khí chính như bảng lập thành trên.
Tóm lại: Lịch mới cho toàn cầu là lịch âm dương bao gồm hai loại ngày tháng dương và âm lịch. Trong đó:
Ngày tháng dương chỉnh lại như vừa phân tích trên (lùi lại 1 tháng và 3 đến 7 ngày nữa so với lịch trước nay). Toàn hành tinh ăn tết thống nhứt ngày 1 tháng 1 dương lịch theo lịch mới. Giờ giao thừa là giờ chuyển từ tiết Đại Hàn sang tiết Lập Xuân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét