Nuôi dạy con là hành trình đầy thách thức và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Ngay từ thời kỳ sơ sinh, cha mẹ đã có thể đặt ra khuôn khổ phù hợp để luyện cho con khả năng thích nghi với hoàn cảnh.
Một số giai đoạn phát triển đòi hỏi hình thức kỷ luật cao hơn, như khi tập cho bé ăn, đi vệ sinh hay lên giường đi ngủ… Kỷ luật phải được xây dựng trên nền tảng yêu thương, tin cậy, tôn trọng và phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.
Bí quyết nuôi dạy và xử phạt con thông minh, không nước mắt. |
Sơ sinh đến 1 tuổi:
Trẻ nhỏ thường thích ứng tốt với hoạt động quen thuộc, diễn ra theo lịch trình. Lúc này có thể tập cho con thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc.
Khi bé lớn hơn, bạn có thể giúp con học kiểm soát cơn cáu giận bằng cách không bế con ngay khi bé khóc.
Lớn hơn nữa, hãy để con tự ru mình vào giấc ngủ. Điều này giúp bé tự xoa dịu cảm xúc.
1-2 tuổi:
Đây là lúc trẻ bắt đầu thể hiện ý muốn của mình. Bạn cần kiên nhẫn, kỷ luật ở giai đoạn này có thể giúp con tránh được tai nạn và hạn chế những lời nói hay hành động thô bạo.
Vì trẻ chưa đủ lớn để hiểu những lời chỉ dẫn đơn giản, hãy vừa nói vừa minh họa bằng hành động. Ví dụ, nếu bé chạm vào đồ vật dễ vỡ trên giá, hãy nói “Không” với thái độ cương quyết. Sau đó, đưa con sang phòng khác hay cho bé chơi thứ gì khác. Hãy ở bên con để bé không thấy sợ vì bị bỏ rơi.
2 - 3 tuổi:
Giai đoạn này được gọi vui là thời kỳ "hãi hùng bé lên 2". Trẻ vật lộn để dành tự do và nổi cáu khi nhận ra mình bị hạn chế. Điều này có thể dẫn tới những cơn nóng giận khủng khiếp. Một lần nữa, cha mẹ cần bình tĩnh quan sát và đặt ra những khuôn khổ cần thiết.
Các chỉ dẫn đơn giản bằng lời sẽ không đủ mạnh. Sau mỗi lời chỉ dẫn bạn cần đưa con tới chỗ khác hoặc làm mẫu về cách hành xử mong đợi.
3-5 tuổi:
Trẻ đáp ứng tốt với mệnh lệnh cương quyết và việc làm gương. Bé có thể dễ dàng làm theo chỉ dẫn và học theo cách cư xử của cha mẹ, thầy cô. Khen ngợi khi bé làm việc tốt để khuyến khích và củng cố hành vi này.
Cách xử phạt trẻ thông minh nhất. |
Cách xử phạt trẻ thông minh
Trẻ bị cách ly tạm thời với môi trường nơi diễn ra hành vi không phù hợp. Cha mẹ có thể chọn cho con một chỗ ngồi yên tĩnh, chẳng hạn một chiếc ghế ở góc phòng, một chiếc thảm nhỏ, một bậc thang…
Cần được cha mẹ thực hiện một cách kiên trì, không biểu cảm. Khu vực này phải hoàn toàn yên tĩnh, không có bất kỳ vật dụng gì bên cạnh và tránh xa những phiền nhiễu như TV, máy tính, hay các trò giải trí khác.
Thời gian áp dụng bao lâu thì phụ thuộc vào độ tuổi cũng như lỗi mà trẻ mắc phải.
Đặt đồng hồ đếm ngược bên cạnh. Nói rõ thời gian con bị phạt và chỉ rõ vì sao con bị phạt, chẳng hạn: “Con sẽ phải ngồi một mình ở đây 3 phút vì đã đánh chị”. Hãy phớt lờ trẻ, tuyệt đối không lên lớp hay giải thích gì với con khi đang bị phạt. Sau khi kết thúc thời gian phạt, hãy thay đổi không khí và cư xử với bé như bình thường. Đừng đả động gì đến lỗi của con, cứ coi như chưa có chuyện gì.
Bí quyết nuôi dạy con thông minh
Tương tác với bé
Các nhà khoa học quan sát thấy rằng những bé không được âu yếm, chơi cùng và yêu thương thì não của bé cũng bị kìm hãm sự phát triển. Họ cũng nhận ra những bé không được quan tâm, không được chú ý đến sự phát triển sẽ trở nên chán nản và có thể dẫn đến tử vong. Mặt khác, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những kết nối yêu thương cũng như sự tương tác giữa mẹ và bé sẽ cung cấp cho bé nền tảng cơ bản để phát triển kỹ năng tư duy cao hơn của mình.
Dạy con thông minh. |
Trò chuyện cùng bé
Hãy lắng nghe và trò chuyện với bé, như vậy sẽ củng cố cũng như tăng cường khả năng giao tiếp và ngôn ngữ ở bé. Cha mẹ thậm chí cũng có thể đọc sách cho con nghe ngay cả khi bé chưa hề hiểu được những gì trong đó.
Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ. Trẻ được nghe đọc sách từ nhỏ có thể phát triển mối quan tâm lâu dài trong việc đọc, học tập tốt và thành công trong cuộc sống khi trưởng thành. Đọc sách là một trong những hoạt động quan trọng nhất để giúp trẻ thông minh hơn.
Khuyến khích bé rèn luyện hằng ngày
Hoạt động thể chất không chỉ giúp bé khoẻ mạnh hơn mà còn giúp bé trở nên thông minh hơn! Các bài tập giúp tăng cường lưu lượng máu lên não và sản sinh các tế bào thần kinh mới. Nó không chỉ có lợi cho trí thông minh trong giai đoạn trưởng thành mà quan trọng hơn, còn có tầm ảnh hưởng lâu dài đến bộ não của trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Hãy để âm nhạc trở thành một phần cuộc sống của bé
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nghe nhạc có thể tăng cường trí nhớ, sự tập trung, động lực và học tập. Nó cũng làm giảm căng thẳng, nhân tố mà có thể phá hoại đến sự phát triển bộ não của trẻ. Việc học chơi một nhạc cụ nào đó cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy về tỷ lệ; lập luận mang tính chất không gian, thời gian, tạo nền tảng cho toán học trừu tượng.
Nếu có thể, cha mẹ nên cho bé làm quen với piano trước. Sau khi đã có thể đọc các nốt nhạc và chơi cùng lúc trên 10 nốt, thì việc bé học bất cứ loại nhạc cụ nào khác sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, cho dù là nhạc cụ nào thì việc bắt đầu cho bé học khi còn nhỏ là điều hết sức quan trọng.
Cách đưa ra nguyên tắc và áp dụng hệ quả
- Khen ngợi các hành vi tích cực khi có thể.
- Tránh dọa dẫm suông mà không áp dụng hệ quả.
- Kiên trì với các biện pháp kỷ luật.
- Bỏ qua những sai phạm không quá quan trọng.
- Đặt ra giới hạn hợp lý.
- Chấp nhận hành vi phù hợp với lứa tuổi.
- Áp dụng hệ quả tức thì với trẻ nhỏ.
- Cố gắng tỏ ra "vô cảm" khi áp dụng hệ quả.
- Không la mắng, hò hét con.
- Bày tỏ tình yêu và sự tin tưởng với trẻ sau khi áp dụng hệ quả. Như vậy con sẽ hiểu việc cha mẹ làm là nhắm tới hành vi không mong muốn chứ không phải bản thân trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét