Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

NGÀY GIỖ ÔNG BÀ.

Người Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên. Vào ngày Tết và ngày qua đời của người thân trong gia đình (ngày âm lịch), con cháu đều cố gắng sắm sửa những món ngon vật lạ để dâng cúng những người đã khuất. Đó là phong tục cúng Tết và cúng giỗ.
Riêng giỗ, ông cha ta xưa rất coi trọng. Cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, được coi là “báo hiếu”, là ngày con cháu tưởng nhớ đến công lao sinh thành, xây nếp đắp móng của các vị tiền hiền, và cầu xin vong linh các vị phù hộ độ trì cho.
Các cụ chia giỗ làm hai loại: giỗ trọng và giỗ thường.
Giỗ trọng là giỗ những người thân mới mất, thường là ông bà, cha me. Còn giỗ thường là giỗ những người ở thế hệ xa hơn: cụ kỵ, chú bác, cô, anh chị... Các cụ vẫn truyền cho con cháu câu: “Ngũ đại mai tiền chi” (năm đời không còn chủ), tức là từ đời thứ 5 trở lên (đời kỵ) các cháu chắt không phải cúng giỗ nữa, nhưng những ngày tết và những ngày giỗ khác, các vị từ đời thứ năm trở lên vẫn được tiến chủ (người đứng lễ) khấn, mời về "đồng hưởng" cùng vong linh những người đã khuất của gia đình.




 BÀ NỘI : NGUYỄN THỊ NỐI (Ngày mất 23/09 AL)

 ÔNG NỘI : NGUYỄN TIẾN PHỤNG (ngày mất 26/10 AL)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét