Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Hoàng Đạo


Mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng hình học chứa quỹ đạo Kepler chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Đa số các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều có quỹ đạo nằm gần mặt phẳng này. Lý do là chúng đều được hình thành cùng Mặt Trời từ một đĩa bụi Mặt Trời dẹt quay tròn trong một mặt phẳng gần trùng với mặt phẳng hoàng đạo.
Nhìn từ Trái Đất, Mặt Trời dường như chạy theo đường màu đỏ
Nhìn từ Trái Đất, mặt phẳng này cắt thiên cầu tạo nên vòng tròn lớn, chứa các vị trí của Mặt Trời, so với nền sao, trong một năm. Chính vì vậy nên mặt phẳng này có tên hoàng đạo (đường đi của Mặt Trời). Vì một năm có khoảng 365,25 ngày (cụ thể là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, 16 giây), nên mỗi ngày Mặt Trời di chuyển trên hoàng đạo khoảng 1°, theo chiều từ tây sang đông, ngược với chiều quay đông-tây của bầu trời trong 1 ngày. Mỗi hoàng hôn Mặt Trời sẽ đứng cạnh chòm sao tương xứng. Cứ căn cứ vào chòm sao thì sẽ biết được tháng dương lịch.[1]

Hầu hết mọi vật thể của hệ Mặt Trời nằm gần mặt phẳng hoàng đạo

Liên hệ với Mặt Trăng[sửa | sửa mã nguồn]

Mặt phẳng hoàng đạo được thể hiện rõ trong hình này chụp bởi vệ tinh Clementine, năm 1994. Camera của Clementine cho thấy (từ phải sang trái) là Mặt Trăng chiếu sáng bởi ánh sáng từ Trái Đất, hào quang của Mặt Trời đang mọc ra từ rìa Mặt Trăng, Sao ThổSao Hỏa và Sao Thủy (3 điểm sáng ở phía trái bên dưới). Các thiên thể đều nằm gần cùng một mặt phẳng hoàng đạo.
Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5° so với mặt phẳng hoàng đạo. Giao điểm của hai mặt phẳng này trên thiên cầu là 2 tiết điểm Mặt Trăng.
Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực chỉ xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng.
  • Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc đó Mặt Trăng trên mặt phẳng hoàng đạo, tại một trong hai tiết điểm Mặt Trăng, đồng thời ở vào pha trăng mới (mồng một âm lịch, hay sóc lịch).
  • Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Lúc đó Mặt Trăng trên mặt phẳng hoàng đạo, tại một trong hai tiết điểm Mặt Trăng, đồng thời ở vào pha trăng tròn (rằm âm lịch).

Liên hệ với mặt phẳng xích đạo

Mặt phẳng hoàng đạo nghiêng khoảng 23,5° so với mặt phẳng xích đạo, do trục của Trái Đất nghiêng. Đường vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo đi qua tâm thiên cầu, cắt thiên cầu tại 2 cực hoàng đạo, bắc và nam, khoảng 23,5° lệch đi so với cực Trái Đất.
Vòng tròn lớn hoàng đạo và vòng tròn lớn xích đạo trên thiên cầu cắt nhau tại 2 điểm đối nhau, gọi là các điểm phân (xuân phân và thu phân). Khi Mặt Trời ở các điểm này ngày và đêm đều dài 12 tiếng đồng hồ cho mọi nơi trên Trái Đất.
Điểm nằm trên vòng tròn hoàng đạo cao nhất về phía bắc so với mặt phẳng xích đạo gọi là điểm hạ chí của bán cầu bắc, hay đông chí của bán cầu nam. Khi Mặt Trời nằm ở điểm thấp nhất về phía nam thì đó là điểm đông chí của bán cầu bắc, hay hạ chí của bán cầu nam.





























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét