Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

NHỮNG CA KHÚC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT(18)- SCARBOROUGH FAIR (Giàn thiên lý đã xa) – Ca khúc truyền thống Anh quốc


clip_image001
Tiếp tục giới thiệu những ca khúc dân gian điển hình, kỳ này chúng tôi viết về bản Scarborough Fair, một ca khúc truyền thống lãng mạn (traditional ballad) của Anh quốc, hay viết một cách chính xác hơn, là của vùng Yorkshire ở miền Bắc hòn đảo Anh-cát-lợi.
Trước năm 1975, ca khúc này đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Giàn thiên lý đã xa, dịch từ lời Pháp có tựa Chèvrefeuille que tu es loin.
Scarborough Fair nguyên là tên gọi hội chợ thường niên ở thành phố cảng Scarborough, vùng Yorkshire, có từ thời Trung Cổ. Đây không chỉ là hội chợ lớn nhất của Anh quốc, mà còn của cả Âu Châu thời bấy giờ, thu hút giới doanh nhân và nghệ nhân từ các quốc gia ở tận Bắc Âu, vùng biển Baltic và Trung Cận Đông.
Scarborough Fair được chính thức khai sinh bởi sắc lệnh của vua Henri đệ Tam, ban hành ngày 22 tháng 1 năm 1253, theo đó hội chợ sẽ kéo dài 45 ngày, từ Lễ Đức Trinh Nữ Maria lên trời (Feast of the Assumption of the Blessed Virgin Mary) cho tới Lễ kính Thánh Mi-ca-e (Feast of St Michael); tính theo lịch Công giáo La-mã hiện nay là từ ngày 15 tháng 8 tới ngày 29 tháng 9.
Sau 5 thế kỷ, do sự cạnh tranh của các hội chợ quốc tế khác, Scarborough Fair chính thức chấm dứt hoạt động vào năm 1788 (ngày nay chỉ còn những sinh hoạt “diễn lại” để thu hút du khách), nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi trong dân gian Anh-cát-lợi, Tô-cách-lan, Ái-nhĩ-lan. Trong dư âm ấy, có khúc hát dân gian Scarborough Fair. (Video: Scarborough Fair – Celtic Woman live performance HD – YouTube)
clip_image003
Phụ lục (1): Scarborough Fair, Celtic Woman
Nội dung ca khúc là lời một chàng trai đã từng sống ở Scarborough và yêu một cô gái ở nơi ấy. Nay anh nhờ mọi người (những người đang nghe chàng hát) khi tới hội chợ hãy nhắn với cô gái rằng: nếu cô thực hiện được những công việc “không thể thực hiện” do chàng đưa ra, chẳng hạn, may cho chàng cái áo sơ-mi không có một đường kim mũi chỉ, rồi giặt cái áo ấy dưới một cái giếng khô…, chàng sẽ mở rộng vòng tay đón cô trở lại.
Theo thời gian, lời hát của ca khúc này được dân gian biến cải tùy theo địa phương, và tính cho tới cuối thế kỷ thứ 18, đã có hàng chục lời hát khác nhau, trong đó có lời hát dưới dạng đối đáp của một đôi nam nữ: nàng ra điều kiện ngược lại là chàng phải thực hiện được những công việc “không thể thực hiện” do nàng đưa ra, thì nàng mới may cho chàng cái áo không có đường kim mũi chỉ kia.
SCARBOROUGH FAIR (ấn bản 1889)
(1) NAM:
Are you going to Scarborough Fair?
Parsley, sage, rosemary, and thyme;
Remember me to one who lives there,
She was once a true love of mine.
*
Tell her to make me a cambric shirt,
Parsley, sage, rosemary, and thyme;
Without a seam or needlework,
She will be a true love of mine.
*
Tell her to wash it in yonder dry well,
Parsley, sage, rosemary, and thyme;
Where never spring water or rain ever fell,
She will be a true love of mine.
*
Tell her to dry it on yonder grey thorn,
Parsley, sage, rosemary, and thyme;
Which never bore blossom since Adam was born,
She will be a true love of mine.

(2) NỮ:
Now he has asked me questions three,
Parsley, sage, rosemary, and thyme;
I hope he’ll answer as many for me
Before he shall be a true love of mine.
*
Tell him to buy me an acre of land,
Parsley, sage, rosemary, and thyme;
Betwixt the salt water and the sea sand,
Then he shall be a true love of mine.
*
Tell him to plough it with a ram’s horn,
Parsley, sage, rosemary, and thyme;
And sow it all over with one pepper corn,
And he shall be a true love of mine.
*
Tell him to shear it with a sickle of leather,
Parsley, sage, rosemary, and thyme;
And bind it up with a peacock feather.
And he shall be a true love of mine.
Tell him to thrash it on yonder wall,
Parsley, sage, rosemary, and thyme;
And never let one corn of it fall,
Then he shall be a true love of mine.
*
When he has done and finished his work.
Parsley, sage, rosemary, and thyme;
Oh, tell him to come and he’ll have his shirt,
And he shall be a true love of mine.
Trong trường hợp chỉ hát lời (1), tùy theo người hát là nam hay nữ, những chữ “she”, “her” sẽ được đổi thành “he”, “him”.
Riêng câu “Parsley, sage, rosemary, and thyme” (ngò tây, ngải thơm, hương thảo, húng tây) được lập lại trong mỗi phiên khúc, với đa số thính giả trên thế giới thì thật khó hiểu, phải là người Anh, Tô-cách-lan, Ái-nhĩ-lan mới biết rằng vào thời xa xưa, bốn giống rau thơm này tượng trưng cho những đức tính của người con gái, và trong trường hợp của ca khúc Scarborough Fair, trang mạng Askville của Amazon giải thích: “they symbolize virtues the singer wishes his true love to have, in order to make it possible for her to come back again.”
Nói cách khác, ngày xưa người Anh sánh phụ nữ với rau thơm (herbs) cũng tương tự như ngày nay họ ví đàn bà con gái như những bông hồng vậy.
Lần đầu tiên Scarborough Fair được phổ biến không dưới hình thức một ca khúc dân gian là vào năm 1941, khi giai điệu của Scarborough Fair được sử dụng làm nhạc nền cho cuốn phim Man Hunt của đạo diễn Mỹ Fritz Lang. Tới năm 1955, hai ca sĩ kiêm diễn viên Mỹ nhưng sinh sống tại Pháp là Gordon Heath và Lee Payant, lúc đó đang làm chủ phòng trà ca nhạc Rive Gauche ở Paris, là hai nghệ sĩ đầu tiên thu đĩa bản Scarborough Fair.
clip_image005
Tuy nhiên phải đợi 11 năm sau (1966), sau khi được đôi song ca Simon & Garfunkel của Mỹ soạn hòa âm, thu đĩa và phổ biến trong album lấy tên là Parsley, sage, rosemary, and thyme, Scarborough Fair mới nổi tiếng quốc tế.
Nói về Simon & Garfunkel, tính cho tới nay, vẫn được ghi nhận là đôi song ca tài ba nhất, được ái mộ nhất, bán ra nhiều đĩa nhất, đoạt nhiều giải thưởng nhất, được trao tặng nhiều vinh dự nhất trong lịch sử âm nhạc.
Simon & Garfunkel gồm hai thành viên Paul Simon và Arthur “Art” Garfunkel, cả hai đều sinh năm 1941 và cùng là ca nhạc sĩ (piano, guitar), nhà soạn nhạc, nhà viết ca khúc; riêng Art Garfunkel còn là một thi sĩ, và sau khi chuyển sang đóng phim, đã được xướng danh giải Trái Cầu Vàng (Golden Globe) về diễn xuất.
Chính thức thành lập năm 1964 và chia tay nhau năm 1970 (sau đó thỉnh thoảng lại tái hợp để trình diễn), Simon & Garfunkel có vô số ca khúc được lên “top”, trong đó được ưa chuộng nhất phải là ba bản The Sound of Silence (1964), Scarborough Fair/Canticle (1966), và Bridge over Troubled Water (1969).
Phụ lục (2): The Sound of Silence, Simon & Garfunkel
Riêng bản Scarborough Fair/Canticle không chỉ được ưa chuộng mà còn gây tranh luận.
Thứ nhất, nhân dịp sang Luân-đôn vào năm 1965, Paul Simon được gặp gỡ đồng nghiệp Martin Carthy. Martin Carthy, cùng tuổi với Paul Simon, là ca nhạc sĩ có công lớn nhất trong việc khôi phục, quảng bá các ca khúc dân gian truyền thống của Anh nơi thế hệ trẻ, trong số đó có bảnScarborough Fair. Paul Simon trở về Hoa Kỳ mang theo ca khúc dân gian này, cùng với Art Garfunkel soạn hòa âm, rồi phối hợp với ca khúc Canticle của anh viết từ năm 1963, để cho ra đời bản Scarborough Fair/Canticle. Việc trên các ấn bản của ca khúc này chỉ ghi: ca khúc truyền thống của Anh, hòa âm của Paul Simon và Art Garfunkel, mà không hề nhắc tới tên tuổi của Martin Carthy đã bị nhiều người cho là một sự vô tình đáng trách.
Thứ hai, việc Paul Simon cho xen lẫn lời hát của ca khúc phản chiến Canticle vào một ca khúc dân gian lãng mạn đã gây bất mãn nơi một số thành phần thính giả không nhỏ.
Lời hát của Canticle:
On the side of a hill in the deep forest green
Tracing a sparrow on snow-crested ground
Blankets and bedclothes a child of the mountains
Sleeps unaware of the clarion call
On the side of a hill, a sprinkling of leaves
Washed is the ground with so many tears
A soldier cleans and polishes a gun
War bellows, blazing in scarlet battalions
Generals order their soldiers to kill
And to fight for a cause they’ve long ago forgotten.
Nhưng không một ai có thể phủ nhận chính nhờ hòa âm và nghệ thuật song ca của Simon & Garfunkel mà Scarborough Fair mới được hàng trăm triệu người trên thế giới biết tới, và ưa chuộng.
Phụ lục (3): Scarborough Fair/Canticle, Simon & Garfunkel
Từ ngày ấy (1966) tới nay, Scarborough Fair đã được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng thu đĩa; lẽ dĩ nhiên là chỉ hát lời của ca khúc dân gian nguyên thủy chứ không hát thêm lời của bản Canticle.
clip_image006
Gregorian Band
Trong số ấy, chúng tôi chọn gửi tới quý độc giả hai đĩa – một vì tính cách phổ biến, một vì tính cách độc đáo. Đĩa phổ biến là của Sarah Brightman, nữ danh ca giọng soprano nổi tiếng của Anh mà chúng tôi đã đôi lần nhắc tới trong loạt bài này; còn đĩa độc đáo là của ban hợp ca Gregorian Band của Đức, hát theo hình thức vãn ca của Thiên chúa giáo.
[“Vãn ca”, còn được gọi là “bình ca”, tức “gregorian chant”, hoặc chỉ ngắn gọn là “gregorian” – được gọi theo tên nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo đã đề xướng thể loại thánh ca này là Đức Giáo hoàng Gregory I (540-604). Tới hậu bán thế kỷ thứ 20, “vãn ca” đã vượt khỏi khuôn viên giáo đường, và ban hợp ca nổi tiếng nhất trong việc ứng ụng hình thức hát thánh ca này vào nền nhạc pop chính là ban Gregorian Band, gồm 9 thành viên, thường được xưng tụng là Masters of Chants]
Phụ lục (4): Scarborough Fair, Sarah Brightman
Phụ lục (5): Scarborough Fair, Gregorian Band
Tương tự trường hợp bản Donna Donna chúng tôi đã giới thiệu trong bài kỳ trước, bản Scarborough Fair cũng được đặt lời hát bằng tiếng Pháp với nội dung hoàn toàn khác, và cũng được ưa chuộng không thua gì nguyên tác.
Tác giả lời hát tiếng Pháp của Scarborough Fair là nhà soạn ca khúc và viết lời hát nổi tiếng Pierre Delanoe (1918-2006). Ông từng viết, hoặc viết chung hàng chục ca khúc cho các ca sĩ hàng đầu của Pháp, từ thế hệ trước như Édith Piaf, André Claveau, Gilbert Bécaud, Charles Aznavour cho tới đám trẻ như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Mireille Mathieu, Michel Sardou…
clip_image007
Pierre Delanoe (1918-2006).
Năm 1958, ca khúc Dors, mon amour (Hãy yên giấc, người tình ta ơi) ông viết cho André Claveau tham dự cuộc thi ca khúc Âu Châu Eurovision đã đoạt giải nhất.
Trong số những bản nổi tiếng quốc tế của ông có Et maintenant và Je t’appartiens. Et maintenantsau này được đặt lời Anh với tựa What Now My Love, được rất nhiều ca sĩ và ban nhạc nổi tiếng trình bày, như Frank Sinatra, Barbra Streisand, Elvis Presley, The Supremes, Sonny & Cher, Herb Alpert & the Tijuana Brass, The Temptations…; còn Je t’appartiens được đặt lời Anh với tựa Let’s It Be Me, được The Everly Brothers, Bob Dylan, Willie Nelson, Tom Jones, Nina Simone… thu đĩa.
Năm 1967, ngay sau khi bản Scarborough Fair/Canticle do Simon & Garfunkel thu đĩa trở nên nổi tiếng quốc tế, Pierre Delanoe đã đặt lời Pháp cho ca khúc này với tựa Chèvrefeuille que tu es loin.
Sự tài tình của Pierre Delanoe là trong khi đặt lời hát mới với một nội dung khác hẳn, ông không chỉ duy trì được tính cách “dân gian” của ca khúc mà còn đem lại cho người nghe một cảm giác bâng khuâng trước câu chuyện nửa thực nửa hư, tương tự những gì mà ca khúc Scarborough Fairđã đem lại cho thính giả ở các xứ nói tiếng Anh.
clip_image009
Chèvrefeuille (“honeysuckle” trong tiếng Anh, “hoa kim ngân” trong tiếng Việt)
CHÈVREFEUILLE QUE TU ES LOIN    
Pauvre garçon qui pense au pays
Chèvrefeuille que tu es loin
Pauvre garçon que l’amour oublie
Un peu plus à chaque matin
*
Veux-tu ma belle tailler pour moi
Chèvrefeuille que tu es loin
Une chemise dans les draps
Où naguère nous dormions si bien
*
Veux-tu me trouver un arpent de terre
Chèvrefeuille que tu es loin
Tout près de l’église au bord de la mer
Pour chanter mon dernier refrain
*
Maintenant je sais que c’est la fin du soleil
Chèvrefeuille que tu es loin
Et je voudrais que ce soit toi ma belle
Qui m’enterre de tes propres mains
*
Pauvre garçon qui pense au pays
Chèvrefeuille que tu es loin
Pauvre garçon que l’amour oublie
Un peu plus à chaque matin
Điểm nổi bật nhất trong lời hát của Pierre Delanoe là câu thứ nhì – Chèvrefeuille que tu es loin – không chỉ được lập lại trong mỗi phiên khúc mà còn được sử dụng làm tựa đề ca khúc.
Đó là về hình thức, còn về ý nghĩa, “chèvrefeuille” (“honeysuckle” trong tiếng Anh, “hoa kim ngân” trong tiếng Việt) là một trong những loài hoa leo phổ biến và thông dụng nhất ở các miền quê Âu châu, đặc biệt ở Pháp, nơi nó được trồng để đem lại cảnh sắc và hương thơm dịu dàng, để ướp trà, bánh kẹo, và cất nước hoa, v.v…
Phụ lục (6): Chèvrefeuille que tu es loin, Nana Mouskouri
Tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, khi bản Scarborough Fair/Canticle của Simon & Garfunkel lên Top vào năm 1967/68, đã được giới trẻ nồng nhiệt đón nhận, thường là nghe qua làn sóng điện của đài phát thanh FM hoặc xem đài truyền hình quân đội Hoa Kỳ; một phần vì tỷ lệ người Việt đủ trình độ Anh ngữ để thưởng thức các ca khúc của Anh – Mỹ đã khá cao, một phần vì hòa âm độc đáo và nghệ thuật song ca siêu đẳng của Simon & Garfunkel.
Qua đầu thập niên 1970, sau khi Chèvrefeuille que tu es loin (Scarborough Fair lời Pháp) được phổ biến tại Hòn Ngọc Viễn Đông, Phạm Duy mới đặt lời Việt với tựa Giàn thiên lý đã xa.
Có thể nói đây là một bản dịch rất sát nghĩa, trừ mấy chữ “giàn thiên lý” và “thằng bé”, “đứa bé”.
clip_image010
Hoa Thiên Lý
Chèvrefeuille dịch sang tiếng Việt là hoa kim ngân (Hán Việt: kim ngân hoa), có tên khoa học làLonicera, thuộc họ Caprifoliaceae, còn hoa thiên lý có tên khoa học là Telosma cordata, thuộc họ Apocynaceae, là hai chủng loại hoàn toàn khác biệt. Thế nhưng nếu xét về mức độ phổ biến cũng như hình ảnh của nó trong dân gian ở Pháp và ở Việt Nam thì hai loài hoa này lại có nhiều điểm tương đồng.
Hiện nay ở Việt Nam, trồng hoa thiên lý đã trở thành một kỹ nghệ, và người ta đã chế biến thành hàng chục món ăn món nhậu bằng hoa thiên lý, từ trong gia đình cho tới nhà hàng “cao cấp”. Nhưng trước năm 1975, việc trồng thiên lý còn hoàn toàn mang tính cách gia đình. Theo đa số sách vở, việc trồng hoa thiên lý bắt đầu phổ biến từ miền Bắc. Chúng tôi vẫn còn nhớ ở quê xưa Nam Định, hầu như nhà nào cũng có một giàn thiên lý trước nhà, trước ngõ, vừa cho cảnh quan thêm đẹp mắt, vừa cho bóng mát vừa tỏa hương thơm.
Thiên lý thơm ngát, mùi hương thật dễ chịu và đáng yêu, cho nên các cô gái chưa chồng thường sử dụng để ủ quần áo, còn chàng trai nào “điệu” một chút thì mỗi khi ra đường không quên bỏ một chùm hoa vào túi áo sơ-mi!
Dĩ nhiên, ngày ấy chúng tôi cũng biết rằng hoa thiên lý có thể ăn được, chẳng thế mà ca dao đã có câu:
Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen
Tuy nhiên, với đa số thính giả yêu nhạc ngày ấy, chúng tôi tin rằng khi nghe ca khúc Giàn thiên lý đã xa, sẽ liên tưởng tới hình ảnh thân thương và mùi hương muôn thuở của giàn thiên lý trước nhà trước ngõ, hơn là nghĩ tới bát canh hoa lý của người vợ nấu riêng cho chồng.
Thành thử việc Phạm Duy thay hoa kim ngân bằng hoa thiên lý là đã “Việt hóa” ca khúcChèvrefeuille que tu es loin một cách hết sức tài tình và đầy ý nghĩa.
Thế nhưng tới khi ông dịch mấy chữ “pauvre garçon” thành “tội nghiệp thằng bé” thì chúng tôi cho rằng chỉ đáng phục một nửa; đó là chữ “pauvre” (tội nghiệp), còn “garçon” mà dịch thành “thằng bé, đứa bé” thì không ổn.
Theo văn mạch (context) trong ca khúc lời Pháp nguyên thủy, chữ “garçon” ở đây có nghĩa là một người con trai đã khôn lớn, đã tới tuổi biết yêu. Đó cũng là chữ “garçon” trong bản “Tous les garçons et les filles” nổi tiếng của nữ ca sĩ Françoise Hardy:
Tous les garçons et les filles de mon age
Se promenent dans la rue deux par deux
Tous les garçons et les filles de mon age
Savent bien ce que c’est d’etre heureux
Et les yeux dans les yeux
Et la main dans la main
Ils s’en vont amoureux
Sans peur du lendemain…
Chữ “thằng bé, đứa bé” ở đây để dịch chữ “petit garçon” trong bản Donna Donna (Il était une fois unpetit garçon qui vivait dans une grande maison) thì đúng hơn.
Việc Phạm Duy dịch “garçon” thành “thằng bé, đứa bé” có thể khiến những người không biết nguyên bản tiếng Pháp, hoặc không hiểu tiếng Pháp, hiểu lầm rằng đây là một đứa bé yêu một cô gái lớn tuổi hơn mình, như trường hợp bản “Diana” của Paul Anka (I’m so young and you’re so old – This, darling, I’ve been told…)
Thế nhưng, theo cung bậc của bản Scarborough Fair/Chèvrefeuille que tu es loin và vần bằng trắc trong tiếng Việt, không dịch “garçon” thành “thằng bé, đứa bé” thì sử dụng chữ gì cho xứng hợp? Câu hỏi ấy, trong hơn 40 năm qua, cứ mỗi lần nghe lại bản Chèvrefeuille que tu es loin – Giàn thiên lý đã xa, chúng tôi lại cố nặn óc tìm một lời giải đáp, để rồi cuối cùng chịu thua.
Thành thử, theo sự hiểu biết của chúng tôi, ít nhất cũng là cho tới nay, muốn hát, muốn nghe lời Việt của bản Chèvrefeuille que tu es loin, người ta không có lựa chọn nào khác hơn là Giàn thiên lý đã xa của Phạm Duy.
Giàn thiên lý đã xa
Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà.
Giàn thiên lý đã xa, đã rời xa.
Đứa bé lỡ yêu, đã lỡ yêu cô em rồi.
Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi.
Này, này nàng hỡi, nhớ may áo cho người.
Giàn thiên lý đã xa tít mù khơi.
Tấm áo cắt ngay đã cắt trên khăn mượt mà.
Là chiếc chăn đắp chung những ngày qua.
Tìm một miếng đất cho gã si tình.
Giàn thiên lý đã xa mãi ngàn xăm
Miếng đất cắt hoang, miếng đất ngay bên giáo đường.
Biển sẽ ru tiếng hát bên trùng dương.
Giờ đã đến lúc tan ánh mặt trời.
Giàn thiên lý đã xa mãi người ơi.
Lấp đất hố tôi, lấp nối đôi tay cô nàng.
Thì hãy chôn trái tim non buồn tênh.
Trước năm 1975, Thanh Lan – Nữ hoàng nhạc Pháp của Sài Gòn – là người đầu tiên hát hai bảnChèvrefeuille que tu es loin và Giàn thiên lý đã xa. Tuy nhiên, vì chất lượng âm thanh của băng nhạc cũ quá kém, chúng tôi xin kết thúc bài này với bản lời Việt qua tiếng hát của Ngọc Hương.
clip_image012
Phụ lục (7): Giàn thiên lý đã xa, Ngọc Hương
Phụ lục (8): Scarborough Fair (guitar)
Hoài Nam




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét