Nguyễn Tất Thịnh
Ở đâu có chính quyền, có quyền lực, ở đó có nguy cơ tham nhũng, lạm quyền vì tư lợi. Đó là thách đố muôn thuở với các xã hội văn minh. Nhưng điều quan trọng là cách mà người ta xử sự với những vấn đề, vụ việc đã và đang xảy ra để xây dựng lòng tin về một xã hội tươi đẹp hơn mà mọi người đều yên tâm, yên ổn, yên vui trong một cuộc sống có nhiều khó khăn.
Tôi xin thử liệt kê những thủ đoạn mà tham nhũng nảy nở, tồn tại, phát triển trong đó:
1. Dân trí thấp – thể hiện rõ nhất ở khả năng hiểu, sống, làm ăn, hoạt động chính thống trong khuôn khổ của Pháp luật. Nhiều bô phận dân chúng đã sai, mưu cầu lệch lạc, vị kỉ…điều đó đã tự làm họ mất tư cách đúng để tự bảo vệ và yêu cầu. Thêm vào đó có ‘tổ chức đại diện’ cho họ thực ra không đại diện gì cả ngoài chính ‘cái ghế tư lợi’ của một số người đang ngồi
2. Quyền lực cá nhân không ra mặt, thậm chí thường phát ‘tuyên ngôn trách nhiệm’, nhưng dựa vào chức năng quản lí Nhà nước ‘nặng tính quyền lực + quan liêu’ để hành dân, khiến dân buộc phải dựa vào ‘bảo kê’. Và ‘bảo kê’ chắc hơn cả là Chính quyền. Trong cách thức đó những kẻ ‘tay chân’ không có mấy chức quyền, nhưng trong bộ máy, vẫn thường xuyên kiếm được tiền của dân để chia chác
3. Lợi dụng sự ‘ách tắc thủ tục’ của nền hành chính quan liêu, đặt dân vào tình thế phải nhờ vả, ghê hơn là kịch bản bị buộc phải ‘tự nguyện’ đưa tiền ‘bồi dưỡng’ kèm theo lời ‘cảm ơn sâu sắc’, thấy ‘may mắn’ vì được nộp tiền, được nhận tiền để được lưu ý tới việc của mình. Và ứng xử tinh vi là dân không nhận được lời cam kết cụ thể gì từ việc họ đã đưa tiền. Bởi vậy khó kết tội, đòi lại được tiền khi không được việc
4. Liên quan chặt đến điều trên, là kẻ có chức quyền nhận tiền hối lộ, tạo tình huống nhận tiền của dân gián tiếp qua một lí do khác, mối quan hệ khác, một kẻ khác ( Cò ) không trực tiếp can dự vào quá trình xét duyệt, quyết định những việc của đương sự, mà vì kì vọng tư lợi, đương sự mới bỏ tiền cầu cạnh.
5. Lập công ty ‘ma’ với pháp nhân dường như không liên quan đến kẻ nhận hối lộ, để người cần cầu cạnh bỏ tiền vào đó qua những hơp đồng giả. Hình thức này là sự rửa tiền cho những đồng tiền tham nhũng ở mức lớn, trong những dự án lớn, làm cho chúng trở nên hợp thức về Pháp lí
6. Những hình thức tham nhũng đã phát phát triển muôn hình vạn trạng, là lao tâm làm việc hàng ngày, là ‘trí tuệ’ tuyệt đỉnh của bọn có chức quyền sâu mọt. Ví dụ như tham quan du lịch/ tuyển dụng ngồi mát ăn bát vàng người nhà của chúng/ thể thao vui chơi có thưởng / những lí do đưa phong bì từ tập quán văn hóa…
7. Duy trì ‘cơ chế trách nhiệm tập thể’ và phát triển nó dưới dạng hàng loạt chữ kí nháy trong các văn bản trước khi có quyết định chính thức của người có chức vụ cao nhất. Và nếu phải giải trình thì phần hại luôn về những người làm tham mưu, được qui về thành ‘vấn đề kĩ thuật’ thay cho ‘vấn đề đạo đức’ để làm mờ đi khía cạnh pháp luật
8. Sử dụng quyền lực kiểm soát sự tham gia của truyền thông, để không đối mặt với dư luận xã hội, điều mà bất cứ ai, chế độ nào cũng phải e ngại. Đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn ba thái độ kiểu ‘chân vạc’ cho quá trình làm teo nhỏ lại vấn đề đi theo thời gian :Xoa dịu + Làm nản lòng + Tạo sợ hãi
9. Triệt để khai thác lợi thế thời gian trong ( cơ chế giải trình ‘mờ nhạt’ + sự phức tạp của các thủ tục miễn nhiệm + dàn xếp các quan hệ tương hỗ lợi ích ) tìm cách duy trì vấn đề cho đến hết Nhiệm kì – cứu cánh đắc hiệu của kẻ tham nhũng.
Tôi xin thử liệt kê những thủ đoạn mà tham nhũng nảy nở, tồn tại, phát triển trong đó:
1. Dân trí thấp – thể hiện rõ nhất ở khả năng hiểu, sống, làm ăn, hoạt động chính thống trong khuôn khổ của Pháp luật. Nhiều bô phận dân chúng đã sai, mưu cầu lệch lạc, vị kỉ…điều đó đã tự làm họ mất tư cách đúng để tự bảo vệ và yêu cầu. Thêm vào đó có ‘tổ chức đại diện’ cho họ thực ra không đại diện gì cả ngoài chính ‘cái ghế tư lợi’ của một số người đang ngồi
2. Quyền lực cá nhân không ra mặt, thậm chí thường phát ‘tuyên ngôn trách nhiệm’, nhưng dựa vào chức năng quản lí Nhà nước ‘nặng tính quyền lực + quan liêu’ để hành dân, khiến dân buộc phải dựa vào ‘bảo kê’. Và ‘bảo kê’ chắc hơn cả là Chính quyền. Trong cách thức đó những kẻ ‘tay chân’ không có mấy chức quyền, nhưng trong bộ máy, vẫn thường xuyên kiếm được tiền của dân để chia chác
3. Lợi dụng sự ‘ách tắc thủ tục’ của nền hành chính quan liêu, đặt dân vào tình thế phải nhờ vả, ghê hơn là kịch bản bị buộc phải ‘tự nguyện’ đưa tiền ‘bồi dưỡng’ kèm theo lời ‘cảm ơn sâu sắc’, thấy ‘may mắn’ vì được nộp tiền, được nhận tiền để được lưu ý tới việc của mình. Và ứng xử tinh vi là dân không nhận được lời cam kết cụ thể gì từ việc họ đã đưa tiền. Bởi vậy khó kết tội, đòi lại được tiền khi không được việc
4. Liên quan chặt đến điều trên, là kẻ có chức quyền nhận tiền hối lộ, tạo tình huống nhận tiền của dân gián tiếp qua một lí do khác, mối quan hệ khác, một kẻ khác ( Cò ) không trực tiếp can dự vào quá trình xét duyệt, quyết định những việc của đương sự, mà vì kì vọng tư lợi, đương sự mới bỏ tiền cầu cạnh.
5. Lập công ty ‘ma’ với pháp nhân dường như không liên quan đến kẻ nhận hối lộ, để người cần cầu cạnh bỏ tiền vào đó qua những hơp đồng giả. Hình thức này là sự rửa tiền cho những đồng tiền tham nhũng ở mức lớn, trong những dự án lớn, làm cho chúng trở nên hợp thức về Pháp lí
6. Những hình thức tham nhũng đã phát phát triển muôn hình vạn trạng, là lao tâm làm việc hàng ngày, là ‘trí tuệ’ tuyệt đỉnh của bọn có chức quyền sâu mọt. Ví dụ như tham quan du lịch/ tuyển dụng ngồi mát ăn bát vàng người nhà của chúng/ thể thao vui chơi có thưởng / những lí do đưa phong bì từ tập quán văn hóa…
7. Duy trì ‘cơ chế trách nhiệm tập thể’ và phát triển nó dưới dạng hàng loạt chữ kí nháy trong các văn bản trước khi có quyết định chính thức của người có chức vụ cao nhất. Và nếu phải giải trình thì phần hại luôn về những người làm tham mưu, được qui về thành ‘vấn đề kĩ thuật’ thay cho ‘vấn đề đạo đức’ để làm mờ đi khía cạnh pháp luật
8. Sử dụng quyền lực kiểm soát sự tham gia của truyền thông, để không đối mặt với dư luận xã hội, điều mà bất cứ ai, chế độ nào cũng phải e ngại. Đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn ba thái độ kiểu ‘chân vạc’ cho quá trình làm teo nhỏ lại vấn đề đi theo thời gian :Xoa dịu + Làm nản lòng + Tạo sợ hãi
9. Triệt để khai thác lợi thế thời gian trong ( cơ chế giải trình ‘mờ nhạt’ + sự phức tạp của các thủ tục miễn nhiệm + dàn xếp các quan hệ tương hỗ lợi ích ) tìm cách duy trì vấn đề cho đến hết Nhiệm kì – cứu cánh đắc hiệu của kẻ tham nhũng.
Cuối cùng tôi có lời thêm:
- Thứ Nhất : nhiều học giả cho rằng thu nhập thấp của công chức là nguyên nhân quan trọng nhất của bệnh tham nhũng. Đó có thể là sai lầm lớn. Nhận thức như vậy khó hạn chế được tham nhũng, vì ít nhất cũng tạo ra ‘lí do tâm lí thuận’ nguy hiểm cho tham nhũng bao biện.
- Thứ Hai : cũng có người cho nguyên nhân là hệ thống Luật pháp chưa đầy đủ và chưa nghiêm. Luật Pháp chỉ là xử ‘cái ngọn’ đã xảy ra, chứ không thể xử triệt để ‘cái gốc’, cái căn nguyên.
Không hy vọng sự hô hào khiến người ta tự giác mà phải Cái Tốt phải được xã hội nuôi dưỡng, Cái Sai phải trả giá vô cùng đắt : Những gì sai phạm được ghi trong Luật thì phải xử đúng Luật, nhưng nhiều điều, dưới dạng ‘không thành văn’ thì thái độ xã hội cần quyết liệt đặt những sai phạm đó ‘ra ngoài vòng pháp luật’ thay vì để kẻ vô Đạo Đức ỷ lại, kí sinh vào ‘sự mềm yếu’ của Đạo Đức Xã hội .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét