Các nước Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác như Đài Loan, Singapore, Malaysia vẫn dùng chữ Hán, và đương nhiên họ có chương trình giảng dạy chữ Hán phù hợp. Còn Triều Tiên tuy đã dùng chữ viết khác (Hàn Ngữ) nhưng họ vẫn có chương trình giảng dậy và học chữ Hán trong trường học vì ngôn ngữ Triều Tiên cũng đã từng được viết dựa trên chữ Hán. Còn Việt Nam chúng ta, tiếng Việt đã từng được viết bằng chữ Hán Nôm, nhưng khi chúng ta chuyển sang dùng hệ chữ La Tinh, chúng ta đã không coi trọng việc giảng dạy chữ Hán Nôm, và càng ngày tiếng Việt chúng ta càng tách rời khỏi cội nguồn của nó. Cho đến những thế hệ ngày nay khi sử dụng tiếng Việt, có nhiều từ và thành ngữ chúng ta sử dụng sai nhưng không biết rõ nguồn gốc nên vẫn tiếp tục sử dụng, và đương nhiên khi nhiều người sử dụng từ và thành ngữ sai và sử dụng lâu dài trở thành đúng. Đó là lý do mà chúng ta cần hiểu biết chữ Hán Nôm để hiểu rõ hơn tiếng Việt hiện đại nhằm hạn chế tối thiểu việc sử dụng sai. Ngoài ra còn một lý do rất quan trọng khác là chúng ta sống bên cạnh Trung Quốc, một nước có nền văn hóa và ngôn ngữ Hán và là một nước mà trong lịch sử chúng ta chưa bao giờ có được một quan hệ hòa bình song phương hoàn hảo, việc không biết Hán Nôm thực sự khó khăn cho chúng ta trong việc tạo quan hệ giữa hai nước. Chúng ta không biết chữ Hán Nôm, chúng ta khó có thể đọc và tham khảo được nhiều tài liệu và sách Hán Nôm về lịch sử và địa lý của Việt Nam trước đây, và do vậy sẽ có khó khăn trong việc tìm hiểu lịch sử , địa lý nước ta trước đây , và bảo vệ , xây dựng đất nước vào sau này ...
Đầu tiên là những cái cơ bản nhất : 80 từ tiếng Hán phải biết nè :
Âm Hán Việt ( Từ trái qua phải , từ trên xuống dưới ) :
Nhất Nhị Tam Tứ Ngũ Lục Thất Bát Cửu Thập Bách Thiên
Nhật Nguyệt Hỏa Thủy Mộc Kim Thổ Tả Hữu Thượng Hạ Đại
Trung Tiểu Mục Nhĩ Khẩu Thủ Chi Nhân Tử Nữ Nam Tiên
Sinh Học Hiệu Xích Thanh Bạch Chính Tảo Sơn Xuyên Lâm Sâm
Điền Trúc Thảo Hoa Khuyển Bối Trùng Thiên Không Khí Tịch Vũ
Thôn Đinh Thạch Xa Ôn Bản Tự Văn Lực Danh Niên Nhập
Xuất Lập Kiến Hựu Viên Vương Ngọc Mịch
Minh họa phương pháp hình thành chữ Hán :
Chữ Hán được cấu tạo từ các bộ thủ, và cách viết từng chữ. Ví dụ: Chữ Thể được cấu tạo từ hai bộ thủ Nhân và Bản, và được viết trong ô vuông như sau:
Giải nghĩa từ NAM (chữ Hán 男): gồm hai chữ ghép thành. Đó là chữ ĐIỀN 田(là ruộng) và chữ LỰC 力 (sức mạnh). Nghĩa là: người đàn ông phải bỏ sức ra cày ruộng
Giải nghĩa từ HƯU (休) [là: nghỉ]. Gồm có hai bộ: bộ nhân đứng 亻 và bộ mộc 木. Có nghĩa người ta làm mệt thì tìm đến cây mà nghỉ.
Giải nghĩa từ VẤN (问) [là: hỏi]. Gồm hai chữ ghép lại: chữ MÔN 门 [là cái cửa] và chữ KHẨU 口 [cái miệng]. Nghĩa là muốn hỏi thì phải đến cửa nhà người ta mà hỏi.
Giải nghĩa từ TÍN (信) [là: tin tưởng]. Gồm hai bộ: bộ nhân đứng 亻 và bộ ngôn 言. Có nghĩa là lời người nói đáng tin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét